Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Những điểm mới về Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.24 KB, 6 trang )

A. Phần mở đầu:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam hiện đang trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và mở rộng quan hệ đối ngoại phục vụ
mục tiêu hội nhập quốc tế. Cùng với xu thế hội nhập, giao lưu kinh tế văn hoá xã hội
giữa các quốc gia, số lượng các bản án, quyết định được tuyên ở một nước nhưng cần
được thi hành ở một nước khác ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu hợp tác giữa các
nước để thoả thuận công nhận và cho thi hành của nhau các bản án, quyết định dân sự,
thương mại của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. Do vậy em
xin chọn đề tài “Những điểm mới về Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài” làm
bài tập lớn học kì

B. Phần nội dung:
1. Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án
nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài
1.1 Khái niệm
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài đã là một khái
niệm hình thành từ lâu trong tư pháp quốc tế. Theo định nghĩa trong từ điển Luật học
thì “Công nhận và cho thi hành bản án,quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là
việc thừa nhận và cho phép thi hành bản án,quyết định về dân sự,quyết định về tài sản
trong bản án,quyết định dân sự về hình sự,hành chính của Tòa án nước ngoài theo
những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định”.
Dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm công nhận và cho thi hành
bản án,quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nhưng tựu chung lại đều thừa nhận :
kết quả công nhận và cho thi hành bản án,quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là
sự thừa nhận và cho phép thi hành bản án dân sự,quyết định của Tòa án nước ngoài có
giá trị bình đẳng như các bản án,quyết định trong nước.
1.2 Đặc điểm pháp luật công nhận và cho thi hành bản án,quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài



Chỉ được đặt ra sau khi bản án,quyết định dân sự đó đã có hiệu lực pháp luật.
Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt,bản án,quyết định dân sự cần phải thi hành ngay
mới được xem xét cho thi hành khi bản án,quyết định dân sự về thực chất vụ việc
chưa có hiệu lực.
Không chỉ đặt ra khi bên thi hành bản án,quyết định dân sự không tự nguyện
thi hành mà trong cả những trường hợp đương sự có yêu cầu không công nhận và cho
thi hành bản án,quyết định dân sự đó thì Tòa án vẫn can thiệp để quyết định công
nhận và cho thi hành hay không công nhận và không cho thi hành. Công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định của tòa án thủ tục xem xét phải tuân theo pháp luật quốc
gia nơi bản án, quyết định dân sự đó được yêu cầu. Bản án, quyết định dân sự chỉ
được xem xét công nhận và cho thi hành nếu tuân thủ đầy đủ các điều kiện trong Điều
ước quốc tế cũng như pháp luật quốc gia.
Yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án,quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài có nội dung khá rộng. Nội dung tranh chấp trong bản án,quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài bao gồm các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng,trong
lĩnh vực thương mại và tranh chấp về quyền nhân thân…Và với tư cách là một văn
bản viết, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài khi được công nhận hiệu
lực thi hành được coi là nguồn chứng cớ, chứng minh.
1.3 Các trường hợp không công nhận và thi hành:
Những bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mặc dù đáp ứng được các yêu cầu
trên nhưng vẫn bị tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
trong các trường hợp sau:
Bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án,
quyết định đó.
Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng
mặt tại phiên tòa nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.


Vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử riêng biết của Tòa án Việt Nam.
Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đang có hiệu lực pháp luật

của Tòa án Việt Nam, hoặc của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công
nhận; hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ án, tòa án Việt Nam đã thụ lý
và đang xem xét vụ án đó.
Đã hết thời hiệu thi hành án theo quy định của luật nước có tòa án đã ra bản án,
quyết định đó hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
1.4 Ý nghĩa
Đảm bảo khả năng thi hành các bản án,quyết định dân sự đã được cơ quan tài
phán nước ngoài tuyên cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người thi hành bản
án cũng như tránh tình trạng cùng một vụ việc mà được xét xử hai lần
Về phương diện chính trị, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia,
thể hiện quyền tài phán độc lập của mỗi quốc gia cũng như thể hiện sự tôn trọng,thiện
chí của quốc gia với quốc gia khác,thể hiện chính sách bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp không chỉ của cá nhân,tổ chức nước mình mà còn cả lợi ích của cá nhân,tổ chức
nước ngoài.
2. Những điểm mới:
So với thủ tục quy định trong bộ luật tố tụng dân sự cũ, luật tố tụng có thêm
những điểm mới như sau:
Quy định thời hiệu yêu cầu công nhân và cho thi hành
Điều 432. Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành
1. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp
liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp
Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam
có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định dân sự đó.

Rút ngắn thời hạn chuyển giao hồ sơ từ 7 ngày còn 5 ngày
Điều 435. Chuyển hồ sơ cho Tòa án
Trường hợp Bộ Tư pháp nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu quy định tại
khoản 1 Điều 434 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền theo quy định
tại Điều 37 và Điều 39 của Bộ luật này.
Tăng thời hạn xem xét thụ lí hồ sơ từ 3 ngày lên 5 ngày
Điều 436. Thụ lý hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển
đến hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu kèm theo do người có
yêu cầu gửi đến, Tòa án căn cứ vào các điều 363, 364 và 365 của Bộ luật này để xem
xét, thụ lý hồ sơ và thông báo cho người có đơn yêu cầu, người phải thi hành hoặc
người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp.
Quy định thêm về việc chuyển hồ sơ cho Tòa án khác.
Điều 456. Chuyển hồ sơ cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
Trường hợp sau khi thụ lý mà Tòa án xét thấy việc giải quyết yêu cầu công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của
Tòa án khác của Việt Nam thì Tòa án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ sơ cho Tòa
án có thẩm quyền và xóa tên yêu cầu đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được
gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự.
Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với quyết định
này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trình tự, thủ
tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền được thực
hiện theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này.
Bổ sung các căn cứ để Tòa án ra quyết định đình chỉ.
Điều 457. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

2. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có một trong các căn cứ
sau đây:



a) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài đang được cơ quan có thẩm quyền của nước
nơi Trọng tài ra phán quyết xem xét lại;
b) Người phải thi hành là cá nhân chết hoặc người phải thi hành là cơ quan, tổ chức
đã sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế
thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
c) Người phải thi hành là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định
được người đại diện theo pháp luật.
Trong thời gian tạm đình chỉ, Thẩm phán được phân công giải quyết vẫn phải có
trách nhiệm về việc giải quyết đơn yêu cầu.
Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu theo quy định tại khoản
này, Thẩm phán có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm
khắc phục những lý do dẫn tới việc tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời
tiếp tục giải quyết đơn yêu cầu. Khi lý do tạm đình chỉ không còn thì Thẩm phán phải
ra quyết định tiếp tục giải quyết đơn yêu cầu.
3. Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có một trong các căn cứ sau
đây:
a) Người được thi hành rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi
hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
b) Người phải thi hành là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được
thừa kế;
c) Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
đ) Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải
thi hành theo yêu cầu của người được thi hành phán quyết trọng tài.
Giới hạn thời gian gửi quyết định của Tòa án
Điều 460. Gửi quyết định của Tòa án



1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định
đình chỉ việc giải quyết đơn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 457 của Bộ luật
này, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp
của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc
không công nhận tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại
khoản 5 Điều 458 của Bộ luật này, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự
hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu
đương sự ở nước ngoài không có người đại diện hợp pháp tại Việt Nam và Tòa án đã
ra quyết định vắng mặt họ theo quy định tại khoản 3 Điều 458 của Bộ luật này thì
Tòa án gửi quyết định cho họ theo đường dịch vụ bưu chính hoặc thông qua Bộ Tư
pháp theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
3. Việc gửi quyết định của Tòa án được thực hiện theo các phương thức quy định tại
Điều 474 của Bộ luật này.

C. Phần kết
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về dân sự của Toà án nước ngoài
và quyết định của Trọng tài nước ngoài có một ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khả năng
thi hành các bản án, quyết định đã được cơ quan tài phán nước ngoài tuyên. Từ đó,
đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án cũng như tránh tình trạng về
cùng một vụ việc nhưng lại bị xét xử 2 lần. Những điểm mới của Luật tố tụng hiện
hành đã mang lại những lợi ích to lớn, tiết kiệm thời gian công sức nhưng vẫn có hiệu
quả cao.



×