Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đánh giá những quy định trong lĩnh vực thừa kế của bộ luật hammurabi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.42 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà thời cổ đại là bộ luật thành văn tương đối
hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bộ luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ
xã hội về hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, về nô lệ, về lĩnh canh ruộng đất…
Trong từng điều luật cụ thể, giá trị nhân văn của bộ luật được thể hiện qua những
quan điểm về cách đối xử với con người, đặc biệt là về phụ nữ và trẻ em, bảo vệ
quyền lợi của người tự do và của giai cấp chủ nô... Những điểm tiến bộ, đặc sắc
nhất của bộ luật này chính là các qui định về dân sự. Bộ luật đã đặc biệt chú ý‎ điều
chỉnh lĩnh vực thừa kế trong quan hệ dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, em chọn
đề tài: “đánh giá những quy định trong lĩnh vực thừa kế của bộ luật
hammurabi”.

I.

NỘI DUNG
Khái quát về bộ luật Hămburabi
Bộ luật Hammurabi (Codex Hammurabi) là văn bản luật cổ nhất còn được

bảo tồn tốt, được tạo ra vào khoảng thập niên 1760 TCN ở Babylon cổ đại. Nó
được vị vua thứ sáu của Babylon là Hammurabi ban hành. Chỉ còn một một phần
của bộ luật này tồn tại cho tới nay, được khắc trên một bia đá bazan cao khoảng
2,44 m (8 ft). Nguyên thủy, một lượng bia đá kiểu như vậy có thể đã được đặt trong
các đền miếu tại một số nơi của đế quốc này.
Bia đá chứa văn bản của bộ luật Hammurabi được nhà Ai Cập học
là Gustave Jéquier, thành viên của đoàn thám hiểm do Jacques de Morgan chỉ huy,
phát hiện tháng 12 năm 1901. Bia đá này được phát hiện tại khu vực ngày nay là
tỉnh Khuzestan (tên gọi cổ đại là Elam) của Iran, nơi nó được vua Elam là ShutrukNahhunte chiếm giữ trong thế kỷ 12 TCN như là của cướp được. Hiện nay nó được
1


đặt trong viện bảo tàng Louvre ở Paris. Phần trên của bia đá là hình chạm nổi


thấp thượng đế của người Babylon (hoặc là Marduk hoặc là Shamash), với vua
Babylon đang bệ kiến thượng đế và tay phải của ông đưa lên miệng như là dấu
hiệu của lòng tôn kính. Văn bản của bộ luật chiếm phần dưới, được viết bằng văn
tự hình nêm trong tiếng Babylon cổ. Văn bản được các nhà phiên dịch tách ra
thành 282 luật, nhưng sự phân chia này là tùy hứng, do văn bản gốc không có các
dấu hiệu phân chia.
II.

Vấn đề thừa kế tài sản của bộ luật hămmurabi.
Luật Hammurabi phân làm hai hình thức thừa kế: thừa kế theo pháp luật và

thừa kế theo di chúc. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó
thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn.
1. Thừa kế theo di chúc

Điều 165 bộ luật quy định:
“Nếu người cha, lúc còn sống đem tặng cho nhà cửa, ruộng vườn, vườn cây ăn
quả cho một trong những đứa con trai của mình
Và việc tặng cho này đã được lập thành văn bản
Thì khi người cha chết, tài sản đã đem tặng cho đứa con vẫn thuộc đứa con đó.
Phần tài sản còn lại được chia đều cho các con”.
Mặc dù điều luật nói trên không nhắc đến từ “di chúc” song bản chất của văn
bản tặng cho của người cha lập lúc còn sống cho một trong các con trai của ông ta
chính là di chúc thể hiện ý‎ nguyện chuyển giao tài sản của người cha.
2


Bộ luật Hammurabi còn đề cập đến một dạng thừa kế theo di chúc đặc biệt
khác: đó là trường hợp người cha lập văn bản để lại của hồi môn cho con gái hành
nghề tôn giáo không lấy chồng (Điều 179 bộ luật). Nếu như người cha không trao

cho người con gái hành nghề tôn giáo này quyền định đoạt tài sản thì con gái ông
ta chỉ có quyền hưởng lợi từ tài sản ấy mà thôi (Điều 178 bộ luật Hammurabi).
2. Thừa kế theo luật.
II.1 . Thừa kế theo luật đối với những tài sản của người gia chủ trong gia

đình.
Về nguyên tắc, tài sản của người gia chủ trong gia đình chỉ được chia cho các
con trai của ông ta. Các con trai của người chết đều là những người thừa kế theo
luật ở hàng thứ nhất và được nhận những phần tài sản bằng nhau (đoạn cuối Điều
165 và Điều 167 bộ luật Hammurabi).
Những người con trai nói trên là con trai của gia chủ do vợ ông ta sinh ra.
Đối với những người con trai của gia chủ do nô lệ sinh ra, việc thừa kế của họ phụ
thuộc vào ý‎ chí của người cha(Điều 170). Nếu như người cha không công khai
thừa nhận người con trai do nô lệ sinh ra ngang quyền với người con trai do vợ ông
ta sinh ra, thì “sau khi người đàn ông chết, những người con của ông ta do nữ nô
lệ sinh ra không được hưởng quyền thừa kế” (Điều 171 bộ luật).
Các con gái của người gia chủ không được chia thừa kế bởi cô ta đã được
nhận của hồi môn (cheriqtou) lúc về nhà chồng.( Điều 183)
Ngoài ra trong bộ luật các điều 180 điều 182 điều 184 điều 166 điều 172
cũng quy định vấn đề Thừa kế theo luật đối với những tài sản của người gia chủ
trong gia đình.
3


Thừa kế theo luật đối với tài sản của vợ người gia chủ

2.1.

Bộ luật Hammurabi khẳng định rõ: người chồng không bao giờ được thừa kế
tài sản của vợ (Điều 162 ).

Như thế, theo quy định của điều luật nói trên, hàng thừa kế thứ nhất đối với
tài sản riêng của vợ người gia chủ là các con của bà ta. Nếu ba ta có nhiều chồng
(như trường hợp nói tại Điều 135 và Điều 177 bộ luật) thì “tất cả các con của bà,
cả của chồng trước và chồng sau, đều được hưởng số tài sản là của hồi môn của
bà” (Điều 173 bộ luật Hammurabi).
Nếu như vợ người gia chủ không có con, thì sau khi bà ta chết, chồng bà vẫn
không được thừa kế số tài sản riêng của bà. Số tài sản này phải được trả về cho gia
đình nhà bố đẻ của bà ta; Nói một cách khác, hàng thừa kế thứ hai đối với tài sản
riêng của vợ người gia chủ là những người anh em ruột của bà. Vấn đề này được
khẳng định trong Điều 163 và Điều 164 bộ luật.
III. Đánh giá về những quy định trong lĩnh vực thừa kế của bộ luật
Hămburabi.
1. Mặt tiến bộ.
* Về chế định thừa kế tài sản, Luật Hammurabi phân làm hai loại thừa kế
giống với các chế định thừa kế của đa số nước hiện nay trên thế giới cũng được
chia làm 2: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Với việc quy định 2
hình thức thừa kế này là một điểm rất tiến bộ, bộ luật Hammurabi tiến bộ hơn so
với luật La Mã vì trong luật La Mã còn quy định hình thức thừa kế theo lệnh của
các quan, việc có hình thức thừa kế này sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề như sự

4


không trung thực, khách quan, thanh liêm của quan lại nếu có hiện tương hối lộ
cho quan của một bên nào đó.
* Thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc
vô hiệu thì di sản của người chết để lại được chia theo luật, tài sản được chuyển
đến cho những người có quyền đối với tài sản đó theo luật định. Thời gian đầu, tài
sản tập trung ở dòng họ và dần dần được chuyển về gia đình có quyền thừa kế và
thành tài sản chung của gia đình.

* Thừa kế theo di chúc : Di chúc là ý‎ chí chủ quan của người có tài sản định
đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Bộ luật đã hạn chế quyền tự do
của người viết di chúc như qui định người cha không được tước quyền thừa kế của
con trai nếu người con mới phạm lỗi lần đầu và lỗi không nghiêm trọng ( Điều
169). Con trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang nhau.
* Nếu trong pháp luật của một số quốc gia cổ đại phương Đông khác, quyền
thừa kế chỉ thuộc về con trai thì trong luật pháp Lưỡng Hà, con trai, con gái đều
được hưởng quyền thừa kế ngang nhau. Đây có thể coi là một sự bình đẳng ít ỏi về
giới ở Lưỡng Hà. Luật pháp- công cụ thể hiện tinh thần cai trị của nhà nước đã
quan tâm tới quyền lợi và đời sống của người con gái khi cha mẹ mất. Điều 170
quy định: “Nếu người vợ chính thức của dân tự do sinh con cái cho y, nữ nô lệ của
y cũng sinh con cái cho y và khi người cha đang sống nói những đứa con do nữ nô
lệ sinh ra là “con của tôi” coi những đứa con đó ngang hàng với những đứa con
của người vợ chính thức thì sau khi người cha chết, những đứa con của người vợ
chính thức và những đứa con của người nữ nô lệ phải cùng nhau chia đều gia tài
của cha. Khi chia tài sản, con của người vợ chính thức được ưu tiên chọn phần
của mình”. Tất cả đều đã quy định rất chi tiết với mục đích bảo đảm quyền thừa kế
của người con theo đúng vị trí của họ trong quan hệ với người cha.
5


* Đã có quy định dành cho người nữ nô lệ, đó là điều 170 bảo vệ quyền lợi cho
người nữ nô lệ.
* Các quy định trong lĩnh vực thừa kế tường thuật khá cụ thể, chi tiết.
2. Mặt hạn chế
* Điều 170 còn chưa tiến bộ khi pháp luật quy định người con của ông ta do
nô lệ sinh ra được hay không được thừa kế đều dựa trên ý‎ chí của ông ta. Quy định
này chưa tiến bộ bởi vì nếu trong trường hợp người cha chết mà chưa kịp để lại di
chúc hay ý‎ chí chia phần tài sản cho người con do nô lệ sinh ra thì đương nhiên
người con của ông ta với nữ nô lệ sẽ không được hưởng thừa kế.

* Điểm hạn chế nữa là điều 163 và 164 của bộ luật quy định người chồng
không được hưởng quyền thừa kế tài sản của vợ cũng như hàng thừa kế của chồng
không nằm trọng diện hành thừa kế thứ nhất, thứ hai, quy định này chưa tiến bộ vì
trong cuộc sống vợ chồng rất khó xác định được tài sản nào là tài sản riêng của vợ
chồng, nếu trong trường hợp người phụ nữ chết sẽ dẫn đến việc tranh dành không
đáng có của hai bên là người chồng và gia đình vợ
* Các quy định trong lĩnh vực thừa kế còn ít nên cũng chưa thể dự liệu hết
những tình huống thực tế xảy ra.
KẾT LUẬN
Bộ luật Hammurabi là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch
sử văn minh cổ đại. Giá trị của bộ luật này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều
nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai thác và kế thừa. Nghiên cứu luật pháp thế
giới nói chung và luật pháp Việt Nam nói riêng, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và

6


trân trọng những giá trị lịch sử pháp lý‎ của bộ luật. Mặc dù những quy định của bộ
luật đã ra đời cách đây gần 4000 năm nhưng vẫn chứa đựng những điểm tiến bộ và
văn minh mà luật pháp đương đại có thể kế thừa và phát huy. Chính điều đó đã góp
phần làm nên giá trị rực rỡ của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế

giới, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012.
2. Nguyễn Minh Tuấn, “Bộ luật Hamurabi - Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại”,
Tạp chí luật học, số 5/2005
4. , luật Hammurabi.

5.

, chế định kế thừa của bộ luật hawmmurabi.

6.

, luật hammurabi.

7.

, bộ luật Hammurabi bộ luật cổ xưa nhất của nhân

loại.
7


8. , chế định thừa kế trong bộ luật hămmmurabi.

Mục lục

8



×