Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tại sao âm nhạc lại trở thành tiếng nói chung và ngày càng có vị trí quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.67 KB, 6 trang )

Đề 9. Tại sao âm nhạc lại trở thành tiếng nói chung và ngày càng có vị trí
quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa
1.Âm nhạc là tiếng nói chung.
Âm nhạc là biểu hiện sự vui vẻ của con người, khi người ta vui, người ta ca
hát. Vì âm nhạc là phương tiện biểu lộ cảm xúc của con người mà con người thì
không phải lúc nào cũng vui, vì thế người ta lại chế ra loại nhạc để hát trong lúc
buồn. Vậy là âm không những xuất hiện khi người ta vui mà còn có mặt khi
người ta buồn. Âm nhạc lại trở thành một phương tiện nữa để con người bộc lộ
sự đau khổ, tuyệt vọng, cô đơn, hờn giận, than phận, trách thân…
Âm nhạc đã gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc
chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu; những
bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát vui, dí dỏm trong các trò chơi trẻ thơ;
những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca sinh hoạt;
những bài nhạc hiệu xuất trận; những bài hát trong lao động học tập và những
khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi.
Từ xa xưa, khi biết lao động con người thường hợp sức nhau lại để cùng nhau
xây dựng nhà cửa, bảo vệ bộ tộc và phát triển đời sống. Để giúp nhau đạt hiệu
quả trong đời sống lao động vui chơi giải trí, những câu hò điệu hát phát sinh
với ý nghĩa giáo dục tinh thần tập thể tương trợ, gắn bó với nhau, khích lệ nhau
vượt qua những khó khăn. Để gây tình đoàn kết, tiếng đàn tiếng hát còn vang
dội trong những ngày hội gia đình, những ngày lễ tết chung của dân tộc
Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm
nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong
cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ
yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê
cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý… Ngay từ thời
thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản
xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng
được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh



hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi
người.
Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực
của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực
cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng
trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư
tưởng. Còn một phần rất quan trọng trong nội dung của âm nhạc là sự đánh giá
thực tại trên quan điểm của Mỹ học, có nghĩa là đánh giá các sự vật, hiện tượng
nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực tiễn, thực dụng về đối tượng
ấy.
Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc,
âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Dù rằng sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi
người là khác nhau và có thể rất đa dạng. Nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh
giới nhất định và vẫn có những điểm chung nhất định. Điểm chung ấy dựa vào
sức tác động của âm nhạc đối với con người.
Trước hết, âm nhạc tác động lên phương diện sinh lý của con người. Sự tác
động này hầu như ai cũng nhận thấy được. Bằng công trình nghiên cứu của
mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đô ghen và I.R.Tackhanốp đã chứng
minh rằng,
Âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đến những khía cạnh
khác trong cơ thể người. Âm nhạc có thể khiến cho người nghe cảm thấy dễ
chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho người nghe
cảm thấy mệt mõi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà âm nhạc có
ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ những câu hò ý
vị, vui tươi trong khi gặt hái, trong khi giả gạo, trong khi cấy cày, tát nước,…
người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả và hăng say hơn trong công việc.
Ngày nay, trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm nhạc một cách
khoa học thì năng suất lao động sẽ được nâng cao.



Không chỉ có thế, âm nhạc còn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con
người.
Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì sẽ tác động đến
thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp, mạnh mẽ
nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của
con người. Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài âm nhạc lại có thể
tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người.
Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn,là tiếng nói chung bởi vì âm nhạc là
một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện. Ngôn ngữ của nó giống với ngữ điệu
của tiếng nói và giống với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của
cảm xúc. Chính sự khái quát hoá và tăng lên gấp nhiều lần những khả năng biểu
hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm nhạc đã có được một sức mạnh tác động vào
cảm xúc thật lớn lao. Hơn nữa, trong tác phẩm âm nhạc còn miêu tả những điều
mà chúng ta thích thú và quan tâm trong thực tiễn.
Âm nhạc có sự tái hiện những âm thanh đầy sức hấp dẫn của thiên nhiên, thể
hiện những cảm xúc dễ chịu và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của chúng ta.
Có một vai trò của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận được, đó là sự tham
gia và hỗ trợ trong các dịp lễ hội và giải trí cộng đồng, trong sự chuyển động của
tập thể (diễu hành), dùng làm phương tiện để nghỉ ngơi, giải trí.
Những tác phẩm âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình cảm đạo đức cao đẹp
như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình bạn, tình yêu, tình
huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử,… luôn đóng một vai trò giáo dục đặc biệt có
ý nghĩa. Âm nhạc đã đánh thức lương tâm, thức tỉnh một sự bồn chồn cao quí,
một nỗi niềm lo lắng thiêng liêng: Mình đã làm được điều tốt đó chưa? Mình đã
sống tốt chưa? Mình có xứng với cái đẹp ấy không? Liệu mình còn đủ sức để
hoàn thiện bản thân hơn nữa không?… Những điều ấy tạo nên nội lực thúc đẩy
người nghe vươn tới sự toàn thiện, toàn mỹ.
2.Vị trí âm nhạc bối cảnh trong toàn cầu hóa.



Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên
quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được
dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay
"tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng
chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ
thuật, công nghệ, thông tin,văn hoá.
Là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa, âm nhạc với những giá trị tiềm
ẩn mang tính bản sắc cũng thật sự là “chứng minh thư” của một dân tộc trong xu
thế hội nhập mang tính toàn cầu.
Trong thời đại của sự giao lưu giữa các nền văn hóa và xu thế toàn cầu hóa,
nền âm nhạc mới Việt Nam đã tiếp nhận một cách sáng tạo các khuynh hướng,
trào lưu, trường phái sáng tạo nghệ thuật âm nhạc trên thế giới để làm giàu thêm
phương tiện biểu hiện ngôn ngữ sáng tạo âm nhạc của chính mình. Nhiều sáng
tác âm nhạc theo hướng này đã thành công, đã khẳng định sự cần thiết của việc
tiếp thu những những kỹ thuật sáng tác, những tư duy vốn là tinh hoa của sáng
tạo nghệ thuật âm nhạc thế giới nhiều thế kỷ qua.
"Âm nhạc mọi nơi mọi lúc": từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ khu phố đến thành thị,
đâu đâu cũng có thể nghe được những giai điệu vang lên. Âm nhạc là hơi thở
của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự sống của mỗi
người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà chỗ nào, lúc nào âm nhạc cũng có mặt.
Sự gia tăng lượng bán ra DVD video ca nhạc cùng mức phát triển vượt bậc của
download nhạc số đã giúp cho 2004 trở thành năm tuyệt vời nhất của ngành
công nghiệp âm nhạc trong vòng nửa thập niên.
Đó là tuyên bố của Hiệp hội Công nghiệp máy hát quốc tế (IFPI). Trong báo cáo
thường niên IFPI đưa ra về tiêu thụ âm nhạc toàn cầu mà ngành công nghiệp thu
âm đạt được ghi rõ, tám album bán hơn 5 triệu bản vào năm 2004, dẫn đầu là
Usher - "Confessions", tiếp bước là Norah Jones - "Feels Like Home", Eminem -



"Encore", U2 - "How to Dismantle an Atom Bomb", Avril Lavigne - "Under My
Skin", Robbie Williams - "Greatest Hits", Shania Twain - "Greatest Hits" và
"Destiny Fulfilled" của Destiny"s Child.

Mỹ và Anh là hai quốc gia đạt doanh

thu lớn nhất, và ở một số thị trường khác đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Tiêu
thụ những định dạng truyền thống giảm 1,3% xuống còn 33,6 tỉ USD.IFPI cho
hay, lượng bán âm nhạc trên các định dạng audio giảm 2,6% về giá trị, nhưng
tiêu thụ video âm nhạc DVD lại tăng 23,2%. Album CD giảm 0,9% giá trị, con
số này đối với single là 15,6% và cassette là 36%."Đây là năm ngành công
nghiệp âm nhạc đạt được thành tựu khả quan nhất trong năm năm"", IFPI khẳng
định. "Nó phản ánh một số nhân tố tích cực bao gồm cả việc phục hồi kinh tế,
cải tiến chất lượng nội dung và tiến trình phát triển của trực tuyến cũng như
công nghiệp điện thoại di động"".Đặc biệt, nước Mỹ (chiếm khoảng 36% thị
trường âm nhạc toàn cầu) với nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng, sự phát hành
của nhiều thu âm thành công đã tăng lên 2,6% về cả lượng và giá trị tiêu thụ.
Trong khi đó, Canada tăng 2,9% số đĩa bán ra nhưng giảm 4,7% giá trị.Theo lời
Chủ tịch IFPI John Kennedy thì, các con số kể trên là tín hiệu khởi sắc tốt đẹp
cho ngành công nghiệp âm nhạc, trong đó, đặc biệt phải kể đến ""công lao"" của
các dịch vụ nhạc số hợp pháp. "Dù sao, thực tế trên thị trường âm nhạc toàn cầu
gần đây vẫn là một bức tranh vô cùng lẫn lộn. Buôn bán lậu, và chia sẻ file trái
phép vẫn tiếp tục diễn ra, điển hình tại lục địa châu Âu và châu Á"".
Anh quốc phát hành 26.000 album trong năm 2004 so với 33.000 album tại Mỹ.
Tổng mức tiêu thụ âm nhạc của Anh tăng 3%, trong đó album CD tăng 4,5% vượt hơn hẳn với những lĩnh vực khác. Người Anh dẫn đầu thế giới khi mua
khoảng 3,2 triệu bản âm nhạc (so với Mỹ là 2,8 triệu).
Lần đầu tiên trong ba năm nay, doanh thu âm nhạc tại Đức giảm tới 4,2%. Pháp
giảm 14,8%, Cộng hoà Czech, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thuỵ
Điển giảm trung bình 2%.

Trung Quốc với mức tăng 6,8% về cả giá trị lẫn số lượng là một ngoại lệ tại
châu Á. Trong khi Hong Kong, Philippines, Singapore và Hàn Quốc về căn bản


là giảm. Thị trường âm nhạc Nhật Bản giảm khoảng 1,8% về giá trị.
Ở Mỹ, địa hạt download nhạc số thịnh hành khắp mọi nơi với hơn 142,6 triệu ca
khúc bán ra. IFPI khẳng định, trên toàn thế giới, số lượng các dịch vụ âm nhạc
trực tuyến hợp pháp đã tăng lên gấp bốn lần (230 site) trong năm 2004.
Những thành công này của làng nhạc có thể được nhìn nhận như những hiện
tượng.Nhưng đây cũng chính là bằng chứng thành công cho các cố gắng không
ngừng của ngành công nghiệp,giải trí,trong việc xây dựng hình tượng cũng như
chiến lược xâm nhập vào các thị trường lớn.
Báo chí phát hành mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng v.v… đều có những chuyên
mục về âm nhạc Những cuộc thi âm nhạc nở rộ: Tiếng hát truyền hình, tiếng hát
truyền thanh, Hội thi giọng hát hay, văn nghệ quần chúng v. . v… Nhưng sôi nổi
hơn cả là thị trường âm nhạc. Âm nhạc là món hàng, là quà tặng, là phương thế
quảng cáo tiếp thị. Âm nhạc được phổ biến qua băng đĩa (cassette, tape compact
disque, CD, VCD, DVD, HD…) qua các tuyển tập; được trình bày trong các tụ
điểm và sân khấu ca nhạc, trong quảng cáo…
Âm nhạc mang tính kinh tế, giải trí và thưởng thức, và mang tính thể thao nữa.
Nói chung trong bất cứ lĩnh vực nào âm nhạc luôn giữ một vị trí cần thiết và ảnh
hưởng của nó trong cuộc sống thật là lớn lao.



×