Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Đánh giá kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3 6 tuổi (nghiên cứu trường hợp tại trường cao đẳng sư phạm trung ương nha trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 0 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GI HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
----------

NGUYỄN VĂN CHÍ

§¸NH GI¸ Kü N¡NG GIAO TIÕP S¦ PH¹M
CñA SINH VI£N VíI TRÎ MÉU GI¸O 3-6 TUæI
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại
Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng Nha Trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
----------

NGUYỄN VĂN CHÍ

§¸NH GI¸ Kü N¡NG GIAO TIÕP S¦ PH¹M
CñA SINH VI£N VíI TRÎ MÉU GI¸O 3-6 TUæI
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại
Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng Nha Trang)
Chuyên ngành:

Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục


Mã số:

8140115

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Lê Ngọc Hùng

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, các số
liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực, kết quả nghiên
cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Chí

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi tới GS.TS Lê Ngọc Hùng- ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn này với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu Trƣờng Đại

học Giáo dục, cán bộ và giảng viên Bộ môn Đo lƣờng và đánh giá trong giáo
Trƣờng Đại học Giáo dục đã tạo mọi điều kiện cho tôi đƣợc học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, giảng viên
Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng Nha Trang; Ban lãnh đạo và giáo
viên các trƣờng mầm non ở tỉnh Khánh Hòa đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Do những hạn chế nhất định, luận văn không tránh khỏi các thiếu sót,
tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Chí

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KNGTSP:

Kỹ năng giao tiếp sƣ phạm

MG:

Mẫu giáo

GV:


Giáo viên

M:

Trung bình

N:

Số lƣợng mẫu

SD:

Độ lệch chuẩn

SE:

Sai số chuẩn

SL:

Số lƣợng

SV:

Sinh viên

TB:

Trung bình


TL:

Tỷ lệ phần trăm

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học .................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ................................................................. 4
6.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin ................................................. 4
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
SƢ PHẠM ......................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6
1.1.1. Nghiên cứu về giao tiếp và giao tiếp sƣ phạm ........................................ 6
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc của kỹ năng giao tiếp sƣ phạm ......................... 8

1.1.3. Nghiên cứu về đo lƣờng và đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm ......... 11
1.2. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp sƣ phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ... 12
1.2.1. Giao tiếp và giao tiếp sƣ phạm.............................................................. 12
1.2.2. Giao tiếp sƣ phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ........................................ 15
1.2.2.1. Vài nét về đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi
......................................................................................................................... 15
iv


1.2.2.2. Giao tiếp sƣ phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ..................................... 17
1.3. Kỹ năng giao tiếp sƣ phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi............................. 19
1.3.1. Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sƣ phạm .................................. 19
1.3.2. Kỹ năng giao tiếp sƣ phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi........................... 22
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với
trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ....................................................................................... 23
1.4.1. Yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh
viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ......................................................................... 23
1.4.2. Yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh
viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ......................................................................... 24
1.5. Đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo ...... 28
1.5.1. Khái niệm về đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm ............................... 28
1.5.2. Mục tiêu đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với trẻ mẫu
giáo 3-6 tuổi .................................................................................................... 28
1.5.3. Một số yêu cầu khi đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên
với trẻ mẫu giáo............................................................................................... 29
1.5.4. Nội dung đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với trẻ mẫu
giáo 3-6 tuổi .................................................................................................... 30
1.5.5. Tiêu chí đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với trẻ mẫu
giáo 3-6 tuổi .................................................................................................... 32
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 33

CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 34
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 34
2.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................... 34
2.1.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 34
2.1.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin ............................................ 36
2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 36
2.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 36
2.2.2. Quy trình tổ chức nghiên cứu................................................................ 38

iv


2.2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ............................................................. 38
2.2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn .......................................................... 38
2.2.2.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn chỉnh luận văn ................................. 39
2.2.3. Thiết kế công cụ đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên.... 39
2.2.4. Thử nghiệm và điều chỉnh công cụ đánh giá ........................................ 41
2.2.4.1. Thử nghiệm và điều chỉnh bảng hỏi sinh viên ................................... 41
2.2.4.2. Thử nghiệm và điều chỉnh bảng hỏi giáo viên ................................... 48
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 50
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 51
3.1. Mức độ đạt đƣợc kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với trẻ mẫu
giáo 3-6 tuổi .................................................................................................... 51
3.1.1. Mức độ đạt đƣợc kỹ năng định hƣớng giao tiếp ................................... 53
3.1.2. Mức độ đạt đƣợc kỹ năng định vị trong giao tiếp ................................. 55
3.1.3. Mức độ đạt đƣợc kỹ năng điều khiển đối tƣợng giao tiếp .................... 57
3.1.4. Mức độ đạt đƣợc kỹ năng điều chỉnh bản thân chủ thể giao tiếp ......... 58
3.1.5. Mức độ đạt đƣợc kỹ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp .................... 60
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với
trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ....................................................................................... 63

3.2.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh
viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ......................................................................... 63
3.2.2. Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của
sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ................................................................. 64
3.2.3. Phân tích hồi quy về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến kỹ năng
giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ............................. 65
3.3. Một số biện pháp sử dụng bộ công cụ đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm
của sinh viên với trẻ mẫu giáo ........................................................................ 66
3.3.1. Đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên............................... 66
3.3.2. Bồi dƣỡng kiến thức cho sinh viên về giao tiếp sƣ phạm với trẻ mẫu
giáo 3-6 tuổi .................................................................................................... 67

iv


3.3.3. Đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát
triển kỹ năng giao tiếp sƣ phạm cho sinh viên ................................................ 69
3.3.4. Tăng cƣờng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với trẻ
trong thời gian thực tập tại trƣờng mầm non .................................................. 70
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75
Phụ lục 1: BẢNG HỎI SINH VIÊN ............................................................... 80
Phụ lục 2: BẢNG HỎI GIẢNG VIÊN/GIÁO VIÊN ...................................... 83
Phục lục 3: PHIẾU QUAN SÁT KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƢ PHẠM .......... 86
Phục lục 4: PHIẾU PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN/GIÁO VIÊN ................... 87
Phục lục 5: PHIẾU PHỎNG VẤN SINH VIÊN ............................................ 88
Phục lục 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỬ NGHIỆM BẢNG HỎI ............... 89
Phục lục 7: MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................. 95


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá mức độ đạt đƣợc KNGTSP của sinh viên với trẻ
mẫu giáo .......................................................................................................... 40
Bảng 2.2 Độ hiệu lực của thang đo kỹ năng giao tiếp sƣ phạm ..................... 42
Bảng 2.4 Độ hiệu lực của thang đo kỹ năng giao tiếp sƣ phạm (điều chỉnh) . 44
Bảng 2.5 Độ tin cậy của thang đo yếu tố chủ quan (điều chỉnh) .................... 45
Bảng 2.7 Độ tin cậy của các yếu tố khách quan ............................................. 46
Bảng 2.8 Độ tin cậy của các yếu tố khách quan (điều chỉnh) ......................... 47
Bảng 2.9 Độ hiệu lực của các yếu tố khách quan (điều chỉnh)....................... 47
Bảng 2.10 Độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo KNGTSP ....................... 48
Bảng 2.11 Độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo các yếu tố chủ quan (điều
chỉnh) ............................................................................................................... 49
Bảng 2.12 Độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo các yếu tố khách quan..... 49
Bảng 3.1 Đánh giá chung về KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo ......... 51
Bảng 3.2 So sánh điểm trung bình giữa đánh giá của giáo viên và sinh viên về
KNGTSP ......................................................................................................... 52
Bảng 3.3 Đánh giá kỹ năng định hƣớng giao tiếp........................................... 53
Bảng 3.4 Đánh giá kỹ năng định vị trong giao tiếp ........................................ 55
Bảng 3.5 Đánh giá kỹ năng điều khiển đối tƣợng giao tiếp............................ 57
Bảng 3.6 Đánh giá kỹ năng điều chỉnh bản thân chủ thể giao tiếp ................. 59
Bảng 3.7 Đánh giá kỹ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp ............................ 60
Bảng 3.8 Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến KNGTSP (lần 1)....... 65

v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Điểm trung bình KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo .......... 52
Biểu đồ 2. So sánh điểm trung bình kỹ năng định hƣớng giao tiếp ................ 54
Biểu đồ 3. So sánh điểm trung bình kỹ năng định vị trong giao tiếp ............. 56
Biểu đồ 4. So sánh điểm trung bình kỹ năng điều khiển đối tƣợng giao tiếp . 58
Biểu đồ 5. So sánh điểm TB kỹ năng điều chỉnh bản thân chủ thể giao tiếp . 60
Biểu đồ 6. So sánh điểm trung bình kỹ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp . 61

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát
triển của mỗi cá nhân đồng thời đảm bảo cho con ngƣời đạt đƣợc hiệu quả
trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với hoạt động giáo dục, giao tiếp là điều
kiện, phƣơng tiện và nội dung của quá trình giáo dục ngƣời học. Thông qua
hoạt động giao tiếp giữa ngƣời dạy và ngƣời học, giúp ngƣời học lĩnh hội
đƣợc những tri thức cần thiết bằng con đƣờng nhanh nhất, trong khoảng thời
gian ngắn nhất mà ít tốn kém nhất [16][35].
Trong giáo dục, giao tiếp có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học
và đƣợc xem là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sƣ phạm của
ngƣời giáo viên. Kết quả dạy học và giáo dục phù thuộc phần lớn vào năng
lực sƣ phạm, đặc biệt là KNGTSP của giáo viên. Do đó, nhiệm vụ đào tạo
nghề sƣ phạm là sinh viên phải đƣợc trang bị hệ thống tri thức về khoa học
giao tiếp, trong đó có giao tiếp sƣ phạm và KNGTSP, đồng thời mỗi sinh viên
cần chủ động trang bị cho bản thân các KNGTSP để có thể giáo tiếp hiệu quả
với ngƣời học [5][7][10].
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, tạo nền tảng của việc hình thành
nhân cách của trẻ em. Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ em có nhu cầu giao tiếp cao và
là giai đoạn có sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp diễn ra rất nhanh [43][53].

Tuy nhiên, ngôn ngữ trẻ chƣa phát triển đầy đủ nên đôi khi trẻ gặp khó khăn
trong giao tiếp với ngƣời khác. Do đó, để giao tiếp với trẻ đạt kết quả, SV cần
phải hiểu đƣợc những đặc điểm tâm sinh lý nói chung và đặc điểm ngôn ngữ
và giao tiếp của trẻ mẫu giáo nói riêng, biết điều khiển-điều chỉnh trình độ
giao tiếp của bản thân phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ mẫu giáo.
Để rèn luyện và phát triển KNGTSP cho SV thì không thể thiếu đƣợc
thông tin về mức độ đạt đƣợc KNGTSP của mỗi em và thông tin về hiện trạng
giáo dục và rèn luyện KNGTSP ở mỗi cơ sở đào tạo giáo viên. Do đó, việc đo
lƣờng và đánh giá chính xác, khách quan KNGTSP của SV là rất cần thiết, kết
1


quả đánh giá KNGTSP là cơ sở để xây dựng chuẩn đầu ra và chƣơng trình
đào tạo, tổ chức các hoạt động đào tạo, kiểm tra đánh giá,... nhằm rèn luyện
và phát triển KNGTSP cho sinh viên.
Giao tiếp nói chung và giao tiếp sƣ phạm nói riêng là một phạm trù rộng,
có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau bàn về bản chất, vai trò của giao tiếp và
giao tiếp sƣ phạm, tiêu biểu là L.X.Vƣgotxki (1938), A.A.Leonchiev (1978),
Lary King (2008), Dale Carnegie (2015), Hoàng Anh (1991, 1992, 1995), Ngô
Công Hoàn (1992), Nguyễn Văn Lê (1997, 1999, 2006), Nguyễn Bá Minh
(2013) [1][15][31][32][33][36][38]. Nghiên cứu về cấu trúc và thực trạng
KNGTSP của học sinh hoặc sinh viên nhƣ V.P. Dakharov, A.A.Leochiev
(1979) [1], Hoàng Thị Anh (1992), Nguyễn Văn Đính (1997) [6]; Nguyễn Đình
Chỉnh và Phạm Ngọc Uyển (1998), Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn (2015)
[35]; Châu Thuý Kiều (2010), Lê Quang Sơn-Nguyễn Thị Diễm (2008), Lô Thị
Na (1999), Lò Thị Mai Thoan (2005) [29][38][41][47]. Nghiên cứu về giao tiếp
sƣ phạm và KNGTSP của giáo viên mầm non của Ngô Công Hoàn (1995),
Nguyễn Ngọc Trinh (2013) [21][52]; về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển
kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo của Nguyễn Thị Bích Cẩm (2014) [13]. Ở
Việt Nam, ít có nghiên cứu về xây dựng công cụ đo lƣờng và đánh giá

KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi.
Với mục đích xây dựng bộ công cụ đo lƣờng, đánh giá biểu hiện và
mức độ đạt đƣợc KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo, từ đó đề xuất biện
pháp rèn luyện KNGTSP cho sinh viên, chúng tôi chọn vấn đề “Đánh giá kỹ
năng giao tiếp sư phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi” làm luận
văn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng bộ công
cụ đo lƣờng KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo, sử dụng bộ công cụ này
để đo lƣờng và đánh giá KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo, lý giải
nguyên nhân thực trạng và đề xuất một số biện pháp ứng dụng bộ công cụ này
2


trong việc rèn luyện KNGTSP cho sinh viên.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Có thể đo lƣờng, đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên
với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi thông qua các kỹ năng thành phần nào?
- Kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ở
mức độ nào?
- Có những yếu tố nào ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của
sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi?
4.2. Giả thuyết khoa học


- Có thể đo lƣờng và đánh giá KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo
3-6 tuổi thông qua các kỹ năng thành phần sau: kỹ năng định hƣớng giao tiếp,
kỹ năng định vị trong giao tiếp, kỹ năng điều khiển đối tƣợng giao tiếp, kỹ
năng điều chỉnh bản thân chủ thể giao tiếp và kỹ năng sử dụng phƣơng tiện
giao tiếp.
- Thông qua ý kiến tự đánh giá của sinh viên, đánh giá của giáo viên và
giảng viên, KNGTSP của SV với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi ở mức độ trung bình.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên
với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan,
trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hƣởng mạnh hơn yếu tố khách quan.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận về đánh giá KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu
giáo 3-6 tuổi.
5.2. Khảo sát, đánh giá mức độ đạt đƣợc KNGTSP của sinh viên với trẻ
3


mẫu giáo 3-6 tuổi và lý giải nguyên nhân thực trạng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGTSP của sinh viên với trẻ
mẫu giáo 3-6 tuổi.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin bằng phƣơng pháp định tính:
+ Phƣơng pháp hồi cứu tài liệu;
+ Phƣơng pháp phỏng vấn sâu;
+ Phƣơng pháp quan sát.
- Thu thập thông tin bằng phƣơng pháp định lƣợng:
+ Khảo sát bằng bảng hỏi.
6.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
- Phƣơng pháp xử lý thông tin: Làm sạch dữ liệu và cấu trúc dữ liệu

phù hợp mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phƣơng pháp phân tích thông tin:
+ Mã hóa, nhập số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS bản 20.0;
+ Thực hiện các thống kê mô tả và thống kê suy luận.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và đánh giá
KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi; yếu tố chủ quan và khách
quan ảnh hƣởng đến KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi; đề
xuất một số biện pháp rèn luyện KNGTSP của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6
tuổi nhƣng chƣa tiến hành thử nghiệm các biện pháp này.
7.2. Giới hạn về khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát
- Sinh viên năm cuối hệ chính quy cao đẳng sƣ phạm mầm non, năm
học 2016-2017 tại Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng Nha Trang.
- Giảng viên tham gia giảng dạy sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm
non của Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng Nha Trang.
4


- Giáo viên mầm non tham gia hƣớng dẫn sinh viên thực tập tại các
trƣờng mầm non ở tỉnh Khánh Hoà.
7.3. Giới hạn về thời gian khảo sát
Từ tháng 03/2017 đến tháng 05/2017.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đánh giá kỹ năng giao tiếp sƣ phạm
Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu


5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƢ PHẠM
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về giao tiếp và giao tiếp sư phạm
Giao tiếp là một phạm trù rộng, có rất nhiều quan điểm khác nhau về
giao tiếp, và hƣớng nghiên cứu khác nhau bàn về vấn đề giao tiếp.
a) Hướng nghiên cứu về cấu trúc của giao tiếp
Nhìn nhận giao tiếp dƣới góc độ lý thuyết thông tin và điều khiển học,
giao tiếp đƣợc mô tả gồm các yếu tố cấu thành khác nhau. Theo Wiener
(1947), mô hình giao tiếp gồm 5 yếu tố: bộ phát, bộ thu, bản thông điệp,
thông tin ngƣợc, điều chỉnh. Nhà xã hội học, điều khiển học ngƣời Mỹ
Laswell (1948) cho rằng: giao tiếp sƣ phạm với tƣ cách là một quá trình thông
tin phải trả lời các câu hỏi sau: ai nói?, nói gì?, cho ai?, bằng phƣơng tiện gì?,
đƣa lại hiệu quả gì?,... trên cơ sở đó ông đề xuất mô hình 5 yếu tố gồm: bộ
phát, mã hóa, kênh, giải mã, bộ thu [17].
Theo Jacobson (1961) đƣa ra mô hình giao tiếp theo cấu trúc gồm 6 yếu
tố: ngƣời truyện tin, ngƣời nhận tin, bản thông điệp, bộ mã, sự tiếp xúc và bối
cảnh giao tiếp. Năm 1975, G.Thines nêu lên mô hình 5 yếu tố gồm: bộ phát,
mã hóa, kênh, giải mã, bộ thu. Mô hình 9 yếu tố: bộ phát, bộ thu, thông điệp,
kênh, mã hóa, tiếng ồn, phản hồi, giải mã và đáp lại đƣợc xem là mô hình phổ
biến hiện nay [25].
b) Hướng nghiên cứu về bản chất và vai trò của giao tiếp, có nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề này:
- Một số quan điểm của các nhà tâm lý học phƣơng Tây xem giao tiếp
chủ yếu theo khía cạnh thông tin, thông báo và truyền thông. Theo
E.E.Acgyet nhà tâm lý học Mỹ cho rằng: giao tiếp là quá trình truyền và tiếp
nhận và trao đổi thông tin giữa con ngƣời với nhau. M.Acgain nhà tâm lý học

ngƣời Anh xem giao tiếp là một quá trình thông báo, thiết lập sự tiếp xúc và
6


trao đổi thông tin. T.Stecren nhà tâm lý học ngƣời Pháp xem giao tiếp là sự
trao đổi ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc giữa con ngƣời với nhau [32].
- Các nhà tâm lý học Xô Viết coi giao tiếp là một phạm trù tâm lý khá
cơ bản của đời sống con người, của mối quan hệ giữa người với người, tiểu
biểu là L.X.Vƣgotxki, X.L. Rubinstein. Theo L.X.Vƣgotxki, giao tiếp là mối
quan hệ qua lại giữa con ngƣời với con ngƣời nhƣ là sự trao đổi về quan điểm
và cảm xúc [36].
Sau này, quan điểm về bản chất của giao tiếp đƣợc mở rộng và có hai
trƣờng phái có quan điểm hoàn toàn không giống nhau:
+ Quan điểm của trƣờng phái A.A.Leonchiev cho rằng: giao tiếp là một
dạng đặc biệt của hoạt động, có đầy đủ các đặc điểm cơ bản và cấu trúc nhƣ
một hoạt động [1].
+ Quan điểm của phái B.Ph.Lomov cho rằng: không nên coi giao tiếp là
một dạng hoạt động, mà nên coi là một phạm trù độc lập, một phạm trù đồng
đẳng với phạm trù hoạt động, bởi vì giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa chủ
thể-chủ thể, hoạt động phản ánh mối quan hệ chủ thể-khách thể.
Một số tác giả về sau có quan điểm hoàn chỉnh hơn về bản chất của
giao tiếp, đó là quá trình trao đổi thông tin, mặt tri giác và tác động qua lại
giữa con ngƣời và con ngƣời, tiểu biểu cho quan điểm này là B.D.Pareghin,
G.M.Andreva, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quan Uẩn, Trần Trọng Thủy và
Nguyễn Sinh Huy,…
B.D.Pareghin cho rằng: giao tiếp là quá trình tác động lẫn nhau, trao
đổi thông tin, ảnh hƣởng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau.
Theo G.M.Andreva, giao tiếp ba mặt quan hệ hữu cơ với nhau bao
gồm: mặt thông tin, mặt tri giác con ngƣời, mặt tác động qua lại giữa con
ngƣời và con ngƣời.

Nghiên cứu về vai trò của giao tiếp đối với con ngƣời, có một số quan
điểm sau: Giao tiếp là điều kiện thực hiện việc giáo dục, truyền đạt kinh
nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác (V.M Becherep, 1921); giao tiếp là
7


điều kiện cho bất cứ hoạt động nào của con ngƣời (A.A.Leonchiev, 1978);
xem giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa con ngƣời với nhau và sự trao đổi
thông tin này gọi là tiếp xúc (K.K.Platonow, 1981) [1][2].
Nhƣ vậy, giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, tri giác lẫn
nhau và tác động qua lẫn nhau.
c) Nghiên cứu về giao tiếp sư phạm
A.A.Leochiev (1979), V.A. Kruchetxki (1980), Polotnhicova (1980) và
A.V.Pêtrovxki (1982) đã chỉ ra các đặc trƣng của của giao tiếp sƣ phạm, nhân
cách trong cấu trúc giao tiếp sƣ phạm, quá trình giao tiếp sƣ phạm và kỹ năng
giao tiếp sƣ phạm của GV với học sinh. Kế thừa kết quả nghiên cứu trên, các
tác giả Trần Trọng Thủy (1985); Ngô Công Hoàn (1992); Ngô Công Hoàn và
Hoàng Anh (1999); Hoàng Anh (1997) tập trung phân tích các quan hệ giao
tiếp và ảnh hƣởng của giao tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách học
sinh ở các lứa tuổi khác nhau, mối quan hệ qua lại giữa hoạt động chủ đạo và
giao tiếp trong mỗi hoạt động đó [2][4]. Ngoài ra, còn phải còn một số nghiên
cứu về những trở ngại tâm lí trong giao tiếp sƣ phạm (Sakanova ,1985;
Nguyễn Thanh Bình, 1997), về nhu cầu giao tiếp của sinh viên sƣ phạm
(Nguyễn Thanh Bình, 1991) [11]; đặc điểm giao tiếp của học sinh dân tộc
Mƣờng (Phạm Song Hà, 2012) [18].
Nghiên cứu về giao tiếp trong giáo dục mầm non đƣợc tác giả Ngô
Công Hoàn (1997), Lê Xuân Hồng và Vũ Thị Ngân (2000, 2004), Nguyễn
Ngọc Trinh (2013), Nguyễn Thị Bích Cẩm (2014),... cập đến vấn đề nhƣ
những đặc điểm phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ mầm non, đặc điểm giao
tiếp sƣ phạm của ngƣời lớn với trẻ, những nguyên tắc và phƣơng thức giao

tiếp ứng xử giữa cô giáo và trẻ mầm non, về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo [13][21][24][51].
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc của kỹ năng giao tiếp sư phạm
Theo tác giả, Nguyễn Quang Uẩn, nghiên cứu cấu trúc KNGTSP dƣới
góc độ tâm lý học đƣợc nhìn nhận ở hai phƣơng diện sau:
8


- Phƣơng diện thứ nhất xem cấu trúc KNGTSP gồm hai cấp độ: cấp độ
tri thức và cấp độ thao tác, hành động. Ở cấp độ tri thức, chủ thể giao tiếp vận
dụng tri thức về khoa học giao tiếp vào việc thiết lập và duy trì mối quan hệ
giữa con ngƣời với con ngƣời. Ở cấp độ thao tác, hành động: chủ thể giao tiếp
tiến hành các hành động, thao tác giao tiếp có ý thức phù hợp với điều kiện
thực tiễn [54].
- Phƣơng diện thứ hai: KNGTSP có cấu trúc phức tạp gồm nhiều nhóm
kỹ năng thành phần, căn cứ vào quá trình giao tiếp, các bƣớc tiến hành một
pha giao tiếp mà mỗi tác giả đƣa ra các nhóm KNGTSP khác nhau, dƣới đây
là một số quan điểm tiêu biểu:
A.A.Leochiev (1979) đã đƣa ra các KNGTSP gồm: kỹ năng điều khiển
hành vi bản thân; kỹ năng quan sát; kỹ năng nhạy cảm xã hội; kỹ năng đọc,
hiểu, mô hình hóa nhân cách học sinh; kỹ năng làm gƣơng cho học sinh noi
theo; kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng kiến tạo sự tiếp xúc; kỹ năng nhận
thức [1].
I.P. Dakharov dựa vào trật tự các bƣớc tiến hành một pha giao tiếp
gồm 4 nhóm kỹ năng thành phần nhƣ: kỹ năng đóng vai trò tích cực, chủ động
trong giao tiếp; kỹ năng thể hiện sự thụ động trong giao tiếp; kỹ năng điều
khiển, điều chỉnh, cân bằng trong giao tiếp; kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu
trong giao tiếp [33].
A.Cubanova và Ph.M.Rakhmatylina cho rằng: có 3 nhóm kỹ năng giao
tiếp, gồm nhóm kỹ năng định hƣớng trƣớc khi giao tiếp, nhóm kỹ năng tiếp

xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp, nhóm kỹ năng hƣớng quá trình giao tiếp
đến các định hƣớng giá trị khác nhau [31][32].
Tùy thuộc vào từng đối tƣợng giao tiếp cụ thể mà các nghiên cứu sau
này nhấn mạnh hoặc bổ sung một số KNGTSP cụ thể. Tác giả Hoàng Anh
(1992) cho rằng, “giao tiếp sƣ phạm là bộ phận cấu thành nên năng lực sƣ
phạm của ngƣời giáo viên” [5]. Trong cấu trúc nhân cách của ngƣời thầy, xét
về mặt năng lực, một trong những năng lực ngƣời giáo viên cần phải có đó là
9


năng lực giao tiếp với học sinh và phụ huynh. Theo tác giả Hoàng Thị Anh
(1992), KNGTSP gồm 3 nhóm kỹ năng: nhóm kỹ năng định hƣớng, nhóm kỹ
năng điều khiển đối tƣợng giao tiếp bản thân và đối phƣơng [6]; kỹ năng định
hƣớng, kỹ năng định vị, kỹ năng điều khiển giao tiếp (Lê Xuân Hồng, 2000)
[24]; biết định hƣớng, hiểu đƣợc các dấu hiệu bên ngoài của ngôn ngữ trong
giao tiếp, biết điểu khiển quá trình giao tiếp (Nguyễn Đình Chỉnh-Phạm Ngọc
Uyển, 1998); kỹ năng định hƣớng, kỹ năng định vị, kỹ năng điều chỉnh/điều
khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng điều khiển bản thân, kỹ năng sử dụng
phƣơng tiện giao tiếp, kỹ năng ứng xử sƣ phạm khéo léo (Nguyễn Văn Lũy và
Lê Quang Sơn, 2015) [35]. Theo Nguyễn Bá Minh (2013), căn cứ vào một
quá trình giáo tiếp gồm các kỹ năng nhƣ nhóm kỹ năng lập kế hoạch giao
tiếp, nhóm kỹ năng thực hiện kế hoạch giáo tiếp và nhóm kỹ năng kết thúcđánh giá cuộc giao tiếp [37].
Mặc dù có sự khác biệt trong phân chia KNGTSP thành các kỹ năng
thành phần nhƣng hầu hết các tác giả đều nhất trí rằng, việc phân chia các
KNGTSP nói trên chỉ có tính chất tƣơng đối, giữa các kỹ năng có quan hệ mật
thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, là cơ sở của nhau, giúp cho quá trình giao tiếp
diễn ra tốt đẹp, đem lại hiệu quả cao.
Nhƣ vậy, các nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù sử dụng tên gọi khác
nhau nhƣng cấu trúc KNGTSP gồm 3 nhóm kỹ năng cơ bản: nhóm kỹ năng
định hƣớng, nhóm kỹ năng định vị và nhóm kỹ năng điều khiển, điều chỉnh

quá trình giao tiếp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục kế thừa việc
phân chia cấu trúc KNGTSP thành 3 nhóm kỹ năng nêu trên, đồng thời để
thuận tiện cho việc đo lƣờng và đánh giá, chúng tôi chia nhóm kỹ năng điều
khiển, điều chỉnh quá trình giáo tiếp thành các nhóm kỹ năng điều khiển đối
tƣợng giao tiếp đối tƣợng giao tiếp, điều chỉnh bản thân chủ thể giao tiếp và
kỹ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp.

10


1.1.3. Nghiên cứu về đo lường và đánh giá kỹ năng giao tiếp sư phạm
V.P. Dakharov đã xây dựng trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp gồm 80
items (câu hỏi tình huống) để đo lƣờng 10 nhóm KNGT sau:
1. Kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tƣợng giao tiếp (Ae);
2. Kỹ năng thuyết phục đối tƣợng giao tiếp (Ah);
3. Kỹ năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp (Ai);
4. Kỹ năng nghe đối tƣợng giao tiếp (Bc);
5. Kỹ năng thể hiện sự nhạy cảm trong giao tiếp (Bj);
6. Kỹ năng tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ (Ca);
7. Kỹ năng cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tƣợng giao tiếp (Cb);
8. Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi (Cd:);
9. Kỹ năng thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp (Cg);
10. Kỹ năng diễn đạt cụ thể, mạch lạc, dễ hiểu (Df).
Mỗi nhóm kỹ năng nêu trên gồm 8 câu hỏi, mỗi câu hỏi có ba hình thức
cho điểm: 0 điểm: Không có dấu hiệu của kỹ năng tƣơng ứng; 1 điểm: Kỹ
năng xuất hiện không thƣờng xuyên hoặc đôi khi; 2 điểm: Kỹ năng tƣơng ứng
đƣợc thể hiện trong nhiều trƣờng hợp, thƣờng xuyên. Dựa vào tổng điểm của
từng nghiệm thể hay KNGT để xếp mức độ giao tiếp theo 5 mức độ: thấp,
trung bình thấp, trung bình, trung bình cao và cao.
Trắc nghiệm của ông đƣợc nhiều tác giả sau này đề cập đến trong các

tài liệu giao tiếp sƣ phạm để cho SV tự đánh giá KNGTSP của bản thân, tiểu
biểu là Hoàng Anh-Vũ Kim Thanh (1995), Ngô Công Hoàn-Hoàng Anh
(2002), Nguyễn Văn Lê (2006), Nguyễn Văn Lũy-Lê Quang Sơn (2015),...
Các nghiên cứu của Đỗ Văn Thông (1999), Lê Quang Sơn và Nguyễn
Thị Diễm (2008), Trịnh Thị Ngọc Thìn (1996),... đã sử dụng trắc nghiệm V.P.
Dakharov để đo lƣờng KNGTSP của sinh viên sƣ phạm. Kết quả nghiên cứu
cho rằng: mức độ đạt đƣợc các kỹ năng giao tiếp không đồng đều, đa số sinh
viên sƣ phạm có kỹ năng giao tiếp ở mức độ trung bình [41].

11


Các tác giả khác nhƣ Lô Thị Na (2001), Lò Mai Thoan (2001), Phạm
Song Hà (2012) cũng sử dụng trắc nghiệm Dakharov để đo lƣờng và đánh giá
KNGTSP của giáo sinh hoặc học sinh ngƣời dân tộc thiểu số. Kết quả cho
thấy, học sinh-sinh viên viên dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn về
KNGTSP, nhất là kỹ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp ngôn ngữ tiếng Việt
(không phải là tiếng mẹ đẻ của các em) [18][38][47]. Tác giả Nguyễn Ngọc
Trinh (2013) đánh giá KNGTSP của GV với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, kết quả:
kỹ năng định hƣớng, kỹ năng định vị đều ở mức trung bình, kỹ năng điều
khiển quá trình giao tiếp đạt mức thấp [52].
Ngoài ra, các trong các tài liệu về giao tiếp sƣ phạm của các tác giả
Ngô Công Hoàn-Hoàng Anh (2002), Nguyễn Văn Lê (2006), Nguyễn Văn
Lũy-Lê Quang Sơn (2015) đã đƣa ra các bài tập tình huống để sinh viên tự
đánh giá và rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân.
Tóm lại, các nghiên cứu về đo lƣờng và đánh giá KNGTSP của SV
hoặc giáo viên chủ yếu sử dụng trắc nghiệm đã đƣợc chuẩn hóa và hầu hết
tiến hành ở việc mô tả thực trạng, ít có nghiên cứu lý giải nghiên nhân thực
trạng và xây dựng công cụ để đo lƣờng và đánh giá KNGTSP. Hiện tại, ở Việt
Nam chƣa có nghiên cứu nào về xây dựng công cụ để đo lƣờng và đánh giá

KNGTSP của SV với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề
“Đánh giá kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên với trẻ mẫu giáo 3-6
tuổi” làm luận văn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc ứng dụng vào
việc rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra và chƣơng trình đào tạo, đổi mới phƣơng
pháp dạy học nhằm nâng cao KNGTSP cho sinh viên.
1.2. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp sƣ phạm với trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi
1.2.1. Giao tiếp và giao tiếp sƣ phạm
a) Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là một phạm trù rộng, là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều khoa
học, vì vậy có nhiều quan niệm khac nhau về giao tiếp, xin đơn cử một số
quan niệm cơ bản nhƣ sau:
12


- Theo tác giả Lomov, giao tiếp là một dạng hoạt động đặc biệt phản
ảnh mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội [26]. Còn
A.A.Leonchiev cho rằng, giao tiếp là một dạng hoạt động, là phƣơng tiện và
điều kiện của hoạt động [1].
- L.X.Vƣgotxki cho rằng: Hoạt động giao tiếp thiết lâp mối quan hệ
giữa người với người và tạo nên bản chất người [36].
- Từ điển Tâm lý học: “Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển
tiếp xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao
tiếp gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược
hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía
cạnh chính là giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác” [55].
- Nhìn nhận giao tiếp ở góc độ thiết lập và vận hành mối quan hệ ngƣời
– ngƣời, hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể
khác tác giả Nguyễn Quang Uẩn khẳng định: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý
giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin,
về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau” [54].

Từ những quan niệm trên cho thấy, giao tiếp có những đặc trƣng sau:
- Giao tiếp là nhu cầu tất yếu, đặc trƣng của xã hội loài ngƣời, chỉ có ở
con ngƣời và chỉ đƣợc diễn ra trong xã hội loài ngƣời.
- Thông qua giao tiếp, con ngƣời trao đổi về thông tin, cảm xúc và ảnh
hƣởng lẫn nhau.
- Giao tiếp diễn ra trong bối cảnh xã hội cụ thể và chịu sự tác động của
các yếu tố văn hóa xã hội.
- Giao tiếp vừa mang tính xã hội vừa mang tính cá nhân, không chỉ xảy
ra trong hiện tại mà còn trong quá khứ và tƣơng lai.
- Con ngƣời sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để
giao tiếp, do đó, khả năng giao tiếp của con ngƣời phụ thuộc vào vốn tri thức,
vốn kinh nghiệm sống và kỹ năng giao tiếp.

13


Giao tiếp có các chức năng cơ bản là: thông tin, cảm xúc, nhận thức lẫn
nhau và đánh giá lẫn nhau, điều chỉnh hành vi và phối hợp hoạt động.
Nhƣ vậy, giao tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con
người và con người, trong quá trình này con người trao đổi với nhau thông
tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giá lẫn nhau, điều chỉnh hành vi lẫn nhau.
b) Giao tiếp sư phạm
Đa số các tác giả khi nghiên cứu về giao tiếp sƣ phạm, đều khẳng định:
Giao tiếp sƣ phạm là giao tiếp mang tính nghề nghiệp giữa giáo viên và học
sinh; giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng của giao tiếp trong hoạt động
giáo dục và dạy học. Cụ thể:
A.N.Leonchiev đã khẳng định: “Giao tiếp sƣ phạm là giao tiếp có tính
nghề nghiệp của giáo viên với học sinh ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp, giao
tiếp sƣ phạm là điều kiện đảm bảo hoạt động sƣ phạm” [24].
A.P.Levitov cho rằng: “Giao tiếp sư phạm là năng lực truyền đạt tri

thức cho trẻ bằng cách trình bày rõ ràng, hấp dẫn, ngắn gọn” [31].
E.V.Sukhanova, X.L.Rubinstein nhấn mạnh đến vai trò của giao tiếp sƣ phạm
trong hoạt động dạy học: Giao tiếp là một phƣơng thức chủ yếu tác động lên
các quan hệ của học sinh, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
nhân cách, phát triển nhận thức và tính xã hội cho học sinh và tập thể học
sinh; hay hoạt động của nhà giáo dục không thể thực hiện bằng một phƣơng
tiện nào khác ngoài giao tiếp [1][35].
Ngô Công Hoàn cho rằng: “Giao tiếp sƣ phạm là sự tiếp xúc giữa giáo
viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn
sống vốn kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển
nhân cách toàn diện ở học sinh” [22].
Lê Xuân Hồng quan niệm: Giao tiếp sƣ phạm diễn ra trong điều kiện
của hoạt động sƣ phạm, là sự tiếp xúc, trao đổi giữa ngƣời dạy và ngƣời học
bằng các phƣơng tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện có
hiệu quả nhiệm vụ giáo dục [24].
14


×