Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

MỨC độ TƯƠNG tác GIỮA GIẢNG VIÊN và SINH VIÊN TRONG dạy học THEO học CHẾ tín CHỈ ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.92 KB, 147 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
----------

NGUYN TH BY

MứC Độ TƯƠNG TáC GIữA GIảNG VIÊN Và SINH VIÊN
TRONG DạY HọC THEO HọC CHế TíN CHỉ
ở TRƯờNG CAO ĐẳNG SƯ PHạM TỉNH KIÊN GIANG
Chuyờn ngnh: Tõm lý hc
Mó s: 60.31.04.01

LUN VN THC S TM Lí HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. DNG TH DIU HOA

H NI - 2014


Lời cảm ơn!
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép em được gửi
lời cảm ơn đến:
Các Thầy cô giáo Khoa Tâm lý – Giáo dục, Phòng sau Đại học trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia giảng dạy, quản lý và giúp đỡ em hoàn
thành khóa học này.
TS. Dương Thị Diệu Hoa, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận
tình chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn Thạc sĩ.
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em sinh viên trường Cao đẳng
Sư phạm Kiên Giang đã tạo điều kiện cho em trong quá trình điều tra và
nghiên cứu tại trường


Trong quá trình nghiên cứu do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên
luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự bổ sung,
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà nội, 20/6/ 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Bảy


CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt
BKKTL
BT
CĐSP
CNXH
CSVC
ĐHSP
ĐHTC
ĐLC
ĐTB
ĐVHT
GV
QĐ – BGD & ĐT
SL
SPC2
SV
TB
TB

TC
THSP
TLH
UBND

Xin đọc là
Bầu không khí tâm lí
Bình thường
Cao đẳng Sư phạm
Chủ nghĩa xã hội
Cơ sở vật chất
Đại học Sư phạm
Đại học tại chức
Độ lệch chuẩn
Điểm trung bình
Đơn vị học trình
Giảng viên
Quyết định – Bộ giáo dục và Đào tạo
Số lượng
Sư phạm cấp 2
Sinh viên
Trung bình
Thứ bậc
Tín chỉ
Trung học sư phạm
Tâm lý học
Ủy ban nhân dân


MC LC

NGUYN TH BY..............................................................................................................1
MứC Độ TƯƠNG TáC GIữA GIảNG VIÊN Và SINH VIÊN TRONG DạY HọC THEO
HọC CHế TíN CHỉ.........................................................................................................1
ở TRƯờNG CAO ĐẳNG SƯ PHạM TỉNH KIÊN GIANG...................................................1
H NI - 2014.......................................................................................................................1


DANH MC CC BNG
NGUYN TH BY..............................................................................................................1
MứC Độ TƯƠNG TáC GIữA GIảNG VIÊN Và SINH VIÊN TRONG DạY HọC THEO
HọC CHế TíN CHỉ.........................................................................................................1
ở TRƯờNG CAO ĐẳNG SƯ PHạM TỉNH KIÊN GIANG...................................................1
H NI - 2014.......................................................................................................................1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Sự hình thành và phát triển tâm lí của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, trong đó tính tích cực hoạt động của cá
nhân với thế giới đồ vật và sự tương tác với người khác, với xã hội là yếu tố
quyết định. Tương tác là nguyên lí phát triển của mọi sự vật và hiện tượng
trên thế giới, trong đó có con người.
Sư phạm tương tác nói chung và dạy học tương tác nói riêng là vấn đề
đang được nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý học và giáo dục học
quan tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu và thực tiễn đã cho thấy rằng: Chất
lượng và hiệu quả dạy học phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và hiệu quả
tương tác giữa thầy và trò. Đây là loại tương tác tâm lí – xã hội đặc trưng
trong nhà trường. Thông qua quá trình tương tác, giảng viên tiến hành giảng
dạy và giáo dục sinh viên. Cũng thông qua quá trình tương tác, sinh viên lĩnh
hội, tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, các yêu cầu giáo dục… nhằm phát triển

nhân cách của mình.
Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong bảy bước đi quan trọng của lộ
trình đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020. Việc áp dụng
phương thức theo học chế tín chỉ trong giáo dục là một chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong môi trường
đại học và cao đẳng. Cùng với một số trường đại học, cao đẳng trên cả nước,
trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang với chức năng, nhiệm vụ đào tạo đa
ngành, đa hệ, đã bắt đầu thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, áp dụng đối
với hệ Cao đẳng chính quy khóa 32 (K32) năm học 2009. Phương thức đào
tạo tín chỉ là một hình thức đào tạo khá mới mẻ đối với nền giáo dục Việt nam
và phương thức này cũng là lần đầu tiên được áp dụng ở trường Cao đẳng sư
phạm Kiên Giang.

1


Hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ điện tử và viễn thông không phải
con người chỉ trực tiếp gặp nhau mới tương tác với nhau được. Người ta có
thể tương tác với nhau qua các phương tiện rất phong phú và tiện lợi như
email, yahoo, chat, wetcam, Websie, facebook, các trang mạng xã hội… Vì
vậy, nếu giảng viên và sinh viên có ý thức tương tác với nhau thì thời gian và
không gian không làm hạn chế mức độ cũng như chất lượng tương tác. Trái
lại, việc tương tác giữa giảng viên và sinh viên có thể diễn ra phong phú, đa
dạng và đạt hiệu quả hơn. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để cải thiện chất
lượng và hiệu quả tương tác giữa giảng viên và sinh viên, thông qua đó để cải
thiện chất lượng đào tạo?. Hình thức dạy học theo tín chỉ có ảnh hưởng đến
quá trình tương tác giữa giảng viên và sinh viên không?. Đây là những vấn đề
đặt ra cần được giải quyết một cách khoa học để góp phần cải thiện chất
lượng đào tạo.
Xuất phát từ những đòi hỏi về lí luận và thực tiễn nói trên chúng tôi chọn

đề tài nghiên cứu: “Mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong dạy
học theo học chế tín chỉ của sinh viên trường CĐSP Kiên Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng mức độ tương tác giữa giảng viên và
sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên
Giang và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác này. Từ đó đề xuất một số
biện pháp tác động nhằm cải thiện mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh
viên, góp phần cải thiện chất lượng đào tạo.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình đào tạo
theo học chế tín chỉ.

2


3.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 154 sinh viên K33, K34 và K35 thuộc
khoa Tiểu học – Mầm non, cùng với 25 giảng viên đang giảng dạy tại trường
Cao Đẳng Sư phạm Kiên Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên của trường Cao đẳng Sư
phạm Kiên Giang trong dạy học theo học chế tín chỉ chỉ đạt mức trung bình.
Mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên chịu sự chi phối của nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó hình thức đào tạo là một yếu
tố quan trọng.
Có thể cải thiện mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên bằng
các biện pháp tác động tâm lí như cải thiện nhận thức của sinh viên về tương
tác, về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi sinh viên, xây dựng bầu không khí sư
phạm ở trên lớp học, giáo dục động cơ học tập đúng đắn cũng như tinh thần,

thái độ học tập của sinh viên…
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những vấn đề lí luận liên quan đến đề
tài nghiên cứu như tương tác, tương tác giữa giảng viên và sinh viên, học chế
tín chỉ...v.v…
5.2. Khảo sát thực trạng mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên ở
trường CĐSP Kiên Giang và tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm cải thiện mức
độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên.
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp thu thập thông tin
6.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.1.2. Phương pháp chuyên gia

3


6.1.3. Phương pháp quan sát
6.1.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.1.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
6.1.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
6.1.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
6.1.8. Phương pháp thực nghiệm
6.2. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Tương tác là lĩnh vực tâm lí rất phong phú, đa dạng và phức tạp, trong
khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu mức độ tương tác
giữa giảng viên và sinh viên trong hoạt động dạy và hoạt động học thông qua
phân tích các khía cạnh biểu hiện như: sự hiểu biết lẫn nhau trong tương tác,

sự tương hợp tâm lí trong tương tác, sự ảnh hưởng lẫn nhau và kết quả học
tập, năng lực tương tác, nhu cầu tương tác…
7.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu sinh viên năm thứ 1,2,3 hệ cao đẳng chính quy
thuộc ngành Sư phạm mầm non trường Cao Đẳng Sư phạm Kiên Giang.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên
trong dạy học theo học chế tín chỉ.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên
trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường CĐSP Kiên Giang.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA GIẢNG VIÊN
VÀ SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHI
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Tương tác là vấn đề được đề cập từ lâu trong tâm lí học, đặc biệt là tâm
lí học phát triển và tâm lí học xã hội. Chúng ta có thể khái quát thành các
hướng nghiên cứu chính về tương tác như sau:
- Thứ nhất là nghiên cứu của các nhà Tâm lí học hành vi.
Các nhà Tâm lý học hành vi là những người nghiên cứu nhiều về sự
tương tác của cá nhân với môi trường dưới dạng tác động qua lại giữa kích
thích của môi trường bên ngoài với các phản ứng của cá thể theo sơ đồ chung:
S -> R. Mối quan tâm của các nhà Tâm lý học hành vi là tìm hiểu bản

chất, cơ chế và vai trò của sự tác động qua lại giữa kích thích từ bên ngoài
với phản ứng của cá thể trong quá trình phát triển. Quan điểm chủ đạo trong
các nghiên cứu của họ là các kích thích từ bên ngoài qui định sự hình thành
các phản ứng. Kết quả, các nhà Tâm lý học hành vi đã xác định được nhiều
mô hình tương tác điển hình giữa cá thể với môi trường trong quá trình hình
thành và phát triển các hành vi của động vật và người: Đó là mô hình cổ
điển của J. Watson; mô hình của Tolman; mô hình do B.Skinner đề xuất; mô
hình của A.Bandura về sự điều khiển hành vi học tập nhận thức xã hội. [Dẫn
theo 48]. Các mô hình học tập theo cơ chế tương tác giữa cá thể với kích
thích của môi trường là cơ sở tâm lý học của nhiều phương pháp dạy học và
giáo dục hiện đại.
- Thứ hai là nghiên cứu của các nhà Tâm lí học nhận thức.
Những người đại diện cho trường phái TLH nhận thức là: J. Piaget và
5


các cộng sự của ông là B. Inheder, Vĩnh Bang v…v rất quan tâm nghiên cứu
sự tương tác giữa trẻ em với thế giới đồ vật và tương tác với kinh nghiệm văn
hóa của loài người trong quá trình hình thành và phát triển các cấu trúc nhận
thức, trí tuệ của trẻ em. Các nhà nghiên cứu Tâm lý học nhận thức đã xác định
được cơ chế phát triển các cấu trúc nhận thức và trí tuệ của trẻ em qua các
giai đoạn lứa tuổi là kết quả của sự tương tác giữa trẻ em với thế giới đồ vật
và xã hội. [51,52]
- Thứ ba là nghiên cứu của các nhà Tập tính học.
Thập niên 70 của thế kỉ XX đến nay đã xuất hiện và ngày càng phổ
biến một xu hướng nghiên cứu mới trong tâm lý học phát triển: Nghiên cứu
sự phát triển các hành vi có tính loài và hành vi mang tính cá thể ở trẻ em
trong sự tương tác với người khác, đặc biệt là với người lớn thông qua cơ chế
học tập, tiếp nhận các kích thích từ người lớn. Những hành vi của trẻ em được
nghiên cứu nhiều là các hành vi mang tính xã hội như hành vi hung tính, sợ

hãi, gây hấn, cô đơn và gắn bó.
Các quan sát và thực nghiệm hành vi của động vật còn non và của trẻ
mới sinh của K. Lorenz đã phát hiện ra vai trò của các kích thích sớm, tạo ra
ấn tượng ban đầu trong việc hình thành hành vi cá thể. Một hướng quan tâm
khác của K. Lorenz là đi tìm và xác định thời điểm nhạy cảm của việc hình
thành các hành vi của trẻ em trong sự tương tác với người lớn. [Dẫn theo 46]
Từ các quan sát và thực nghiệm phong phú của mình, Eibl – Eibesfedt
đã khái quát các dạng thức tương tác giữa trẻ en với người khác: Tương tác
bằng xúc giác (đụng chạm cơ thể), mùi vị, thị giác, bằng điễu bộ, cử chỉ và
bằng ngôn ngữ. Eibl – Eibesfedt đồng thời cũng nghiên cứu các hành vi mang
tính nghi lễ như săn sóc, gặp gỡ, chào đón, trao đổi, quà tặng và các trò chơi
trong việc tạo ra sự cố kết giữa các cá nhân và làm giảm các hành vi hung tính
và cô đơn ở trẻ em. Một nghiên cứu khác của Eibl – Eibesfedt là kiểu học tập

6


chuyên biệt của mỗi loài động vật và của con người qua quá trình tương tác.
Đối với con người, các cá nhân trong các cộng đồng khác nhau, các nền văn
hóa khác nhau sẽ có kiểu tiếp nhận, học tập đặc trưng khác với các cá nhân
trong các cộng đồng văn hóa – xã hội khác. Điều này cũng được chứng minh
trong các nghiên cứu của Annis và của Nicky Hayes v…v… về các kiểu nhận
thức của các cá nhân trong các cộng đồng văn hóa khác nhau [Dẫn theo 38]
Một trong những thành tựu của tập tính học người là các công trình
nghiên cứu của J. Bowlby và đặc biệt là của Klaus và Kennell, hai bác sĩ nhi
khoa người Mĩ về sự gắn bó giữa mẹ và con trong quá trình phát triển của trẻ,
đặc biệt trong năm đầu, bao gồm quan hệ da kề da, thịt kề thịt cũng như tâm
lí. Đây là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất tạo điều kiện cho sự phát
triển sau này của trẻ. Thiếu đi sự gắn bó mẹ - con này, trẻ sẽ khó phát triển
bình thường ngay cả sự sống cũng gặp nhiều khó khăn. Những quan sát và

thực nghiệm của các nhà Bác học này về đứa bé bị tách khỏi mẹ trong thời
gian dài đã đi đến kết luận là: Sự “gắn bó” xã hội quyết định sự phát triển tâm
lý bình thường của trẻ. Một quan hệ đứt đoạn giữa mẹ với con thường dẫn
đến sự chống đối của trẻ, rồi đến sự thất vọng xa rời và cuối cùng một số
trường hợp đã dẫn tới tâm bệnh. [66]
- Thứ tư là nghiên cứu của các nhà Tâm lí học xã hội.
Các nhà Tâm lí học xã hội, xã hội học như G. Mead, Ch. H. Cooley…
đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự tương tác giữa cá nhân với cá nhân
và giữa cá nhân với nhóm xã hội.
Ch. H. Cooley đã quan tâm nghiên cứu sự hình thành hành vi cá nhân
trong mối tương tác xã hội; nghiên cứu vai trò của tương tác xã hội nhiều chiều
giữa các cá nhân đối với sự hình thành các nhóm xã hội từ gia đình, nhóm bạn
bè, đến lớp học và sự tương tác của các nhóm xã hội tới sự hình thành hành vi
của cá nhân. Từ các quan sát và thực nghiệm về sự tương tác xã hội giữa các cá

7


nhân và giữa cá nhân với nhóm, Ch. H. Cooley đã hình thành lý thuyết tương
tác nổi tiếng: “Tôi soi gương” hay là“Cái tôi nhìn trong gương”. Theo đó, sự
hình thành “cái tôi”, tức là ý thức bản ngã của mỗi người là kết quả của sự
tương tác với người khác, của sự tri giác người khác [Dẫn theo 37 ].
Geogre Herbert Mead, nhà tâm lí học hành vi xã hội người Mĩ là một
trong những người sáng lập ra thuyết “tương tác biểu trưng”. Ông đã xây
dựng và phát triển khái niệm “cái tôi”, “nhân cách”, “tương tác”, “biểu
tượng” để nghiên cứu về đặc điểm, tính chất đặc thù của mối quan hệ giữa cá
nhân và xã hội. Theo hướng nghiên cứu này, G. Mead đã phát hiện ra vai trò
của tương tác biểu trưng đối với sự hình thành và phát triển hành vi cá nhân;
đã xác định được cơ chế hình thành và phát triển ý thức bản ngã (cái tôi)
thông qua sự tương tác xã hội với người khác [68].

Ứng dụng các nguyên tắc tương tác vật lý vào nghiên cứu hành vi của
con người, nhà tâm lí học K. Lewin đã phát hiện và đề xuất học thuyết độc
đáo về sự hình thành hành vi của cá nhân trong mối tương tác với người khác
và với nhóm xã hội: Lý thuyết về trường vật lý, lý thuyết về động thái nhóm.
Trong đó ông khẳng định sự hình thành các hành vi cá nhân không phải theo
cơ chế phát triển từ các đặc tính bên trong, mà là do sự tương tác với các cá
nhân khác [67]
Phát triển hướng nghiên cứu động thái nhóm, các công trình thực
nghiệm của G. Moreno về vai trò của sự tương hợp tâm lý đối với tăng năng
xuất lao động trong các ê kíp làm việc của công nhân; thực nghiệm của Elton
Mayo ở Harvard về các nhóm tích cực mà ở đó các thành viên được tăng cường
các cảm giác về sự gắn bó, gần gũi và chia sẻ với nhau; các nghiên cứu của G.
C. Homans, của Perter Blau về sự trao đổi giữa các cá nhân, của S. A.Asch về
sự thống nhất nhận thức và tình cảm trong các thành viên của nhóm làm việc
v…v… các công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm của các nhà

8


khoa học này đã làm sáng tỏ vai trò và cơ chế của sự tương tác và sự tương hợp
trong tương tác của các cá nhân trong nhóm và giữa các cá nhân trong nhóm;
các quy luật tự nhiên ảnh hưởng đến tương tác giữa các cá nhân trong nhóm;
mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhóm với các cá nhân; mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau của các động cơ cá nhân với mục đích nhóm.
- Thứ năm là nghiên cứu của các nhà Phân tâm học.
Các nhà Phân tâm học nghiên cứu tương tác theo góc độ riêng, thể hiện rõ
trong các công trình nghiên cứu và quan niệm của S. Freud và Erik Erikson.
S.Freud quan tâm nghiên cứu sự hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý – tính
dục cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi. Từ các nghiên cứu của mình, ông đã
khẳng định sự hình thành và phát triển “cái tôi” ở trẻ em thực chất là sự tương

tác giữa “cái ấy” với sự đáp ứng của môi trường. cụ thể là “cái tôi” sinh ra do các
đòi hỏi mang tính bản năng của trẻ không được đáp ứng để thỏa mãn ngay một
cách trực tiếp mà phải cần cơ chế trì hoãn, gián tiếp [18] [19].
- Thứ sáu là nghiên cứu của các nhà Tâm lý học hoạt động.
Một trong những người có công đầu trong nghiên cứu tương tác phát
triển là L. X. Vưgotxki, nhà tâm lý học vĩ đại với học thuyết lịch sử - văn hóa
về các chức năng tâm lý cấp cao ở người. Trong tác phẩm này ông đã chỉ ra
tương tác xã hội mà trước hết là tương tác giữa trẻ em với người lớn là quy luật
tất yếu của sự hình thành và phát triển các chức năng tâm lý cấp cao ở trẻ em.
Tất nhiên, theo L. X. Vưgotxki, sự tương tác này phải hướng vào vùng phát
triển gần nhất của trẻ mới thực sự là tương tác phát triển. Lý thuyết của L.X.
Vưgotxki đặt nền tảng cho hàng loạt nghiên cứu về hoạt động và giao tiếp,
trong dạy học và sự phát triển tâm lý cá nhân ở nhiều nước trên thế giới [64].
Các nghiên cứu của A. N. Leonchiev, hướng vào hoạt động (mà thực
chất tương tác) của cá nhân với đồ vật và với người khác. Các kết quả nghiên
cứu của A. N. Leonchiev đã hình thành nên lý thuyết về hoạt động tâm lý. Sự

9


hình thành và phát triển tâm lý cá nhân thực chất là hình thành hệ thống các
hoạt động, trong đó tại mỗi thời điềm có hoạt động đóng vai trò chủ đạo, tức
là hoạt động giúp trẻ tương tác mạnh nhất với nền văn hóa xã hội mà cá nhân
đó đang sống và hoạt động [41].
Phát triển lý thuyết hoạt động của A. N. Leonchiev, A. A. Leonchiev
quan tâm tới khía cạnh hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân. Hoạt động
cùng nhau giữa các cá nhân tạo thành hoạt động của nhóm xã hội với các quy
mô khác nhau. Trong quá trình đó diễn ra theo hai chiều hướng: Sự tương tác
giữa các chủ thể khi tiến hành hoạt động chung, thông qua các hoạt động khác
nhau và hoạt động của các chủ thể được triển khai trong khuôn khổ của hoạt

động nhóm. Giá trị của sự tương tác giữa các chủ thể đã được đặt ra và được
đề cao trong các công trình nghiên cứu sau này. Đặc biệt A. N. Leonchiev khi
định nghĩa về giao tiếp đã xem giao tiếp như là một hệ thống những quá trình
có mục đích, có động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác
trong hoạt động tập thể [42].
Khi nghiên cứu về giao tiếp B. Ph. Lomov đã cho rằng giao tiếp thực
chất là hình thái đặc trưng của sự tác động qua lại giữa người này với người
khác. Trong quá trình tương tác đó, diễn ra sự trình diễn “Thế giới nội tâm”
của chủ thể cho các chủ thể khác và đồng thời chính hành vi trình diễn đó đòi
hỏi sự tồn tại của thế giới nội tâm này. Theo B. Ph. Lomov, cùng với hoạt
động có đối tượng, sự tương tác giữa chủ thể với chủ thể diễn ra trong giao
tiếp là hai phương thức tồn tại và biểu hiện lối sống của mỗi cá nhân [44].
- Các hướng nghiên cứu tương tác trong dạy học
Tại trung tâm nghiên cứu giáo dục quốc tế (CERI) – Paris nhóm nghiên
cứu của tác giả Jean. Mare Denomine và Madelaine Roy đã nghiên cứu và
thực nghiệm thành công đường hướng tổ chức dạy học mới trong hoạt động
sư phạm gọi là “Sư phạm tương tác”. Các tác giả theo hướng này nhìn nhận

10


hoạt động dạy học như là một quá trình tương tác giữa ba yếu tố: Người dạy –
Người học – Môi trường [8].
Bên cạnh quan điểm sư phạm tương tác của Roy, nhóm tác giả Guy
Brouseau và Clowde Comiti… thuộc Viện đào tạo giáo viên IUSM ở Grenoble
(Pháp) quan niệm: Dạy học là hoạt động tương tác giữa 4 yếu tố: Người dạy –
Người học - Nội dung-Môi trường [7].
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề tương tác tâm lý- xã hội được đề cập trong các tài
liệu, các đề tài nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học và xã hội học.

- Nghiên cứu ở góc độ Xã hội học
Các tác giả Phạm tất Dong, Lê Ngọc Hùng, trong tác phẩm xã hội học,
đã đề cập đến vấn đề tương tác xã hội và giới thiệu nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này trên thế giới. Theo các tác giả này thì tương tác xã hội có
thể được coi là quá trình hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ
thể khác [9].
- Nghiên cứu ở góc độ Tâm lý học – Giáo dục học
Trong các tài liệu giáo khoa Tâm lý học đều đề cập tới sự tương tác xã
hội dưới góc độ hoạt động cùng nhau của các cá nhân, hoạt động giao tiếp.
Các tác giả cho rằng, ở một góc độ nào đó giao tiếp cũng là tương tác.
Mặt khác, sự tương tác này còn được thể hiện rõ nét ở chức năng giao tiếp,
đặc biệt là chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau trong quá trình giao
tiếp.
Ngay từ những năm 90 của thế kỉ XX, tác giả Vũ Dũng đã nghiên cứu
vấn đề cơ sở tâm lý học của ê kíp lãnh đạo [12]. Tác giả đã xác định được hai
thành tố cơ bản của một ê kíp lãnh đạo là sự tương hợp tâm lý và sự phối hợp
hành động giữa các thành viên cửa nhóm lãnh đạo, mà thực chất là các tiêu
chí quan trọng để đánh giá sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm [11].

11


Tác giả Phan Trọng Ngọ khi nghiên cứu vấn đề học tập đã cho rằng
“học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường”, tức là “có sự tác động
qua lại tương ứng giữa các kích thích từ bên ngoài với các phản ứng đáp lại
của cá thể” [46, Tr.15].
Gần đây, tác giả Trần Thị Minh Đức, trong cuốn “Các thực nghiệm
trong tâm lí học xã hội” [17] đã dẫn ra các nghiên cứu của mình, đồng thời giới
thiệu và phân tích nhiều công trình thực nghiệm nổi tiếng của các nhà tâm lí
học trên thế giới về những vấn đề liên quan trực tiếp với sự tương tác tâm lí –

xã hội như vấn đề về “Cái tôi” và quá trình xã hội hóa; liên hệ xã hội; tri giác
xã hội; giao tiếp xã hội; ảnh hưởng xã hội; nhóm xã hội v.v… Có thể nói tác
phẩm trên của Trần Thị Minh Đức cung cấp rất nhiều thông tin quý và bổ ích
về tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan với tương tác tâm lí – xã hội.
Tác giả Lê Minh Nguyệt khi nghiên cứu về “Mức độ tương tác giữa cha
mẹ và con ở lứa tuổi thiếu niên” đã đề cập đến mối quan hệ tương tác giữa
cha mẹ và con cái là mối quan hệ tác động hai chiều; sự tác động thể hiện qua
thái độ, hành vi, cử chỉ, các phản ứng của cha mẹ hay con cái trong các lĩnh
vực khác nhau trong cuộc sống. Các tiêu chí đánh giá là tần số; nhu cầu, kĩ
năng tương tác… và tác giả cũng đề ra 5 mức để đánh giá. [48]
Tóm lại, từ trước tới nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có
nhiều nghiên cứu về tương tác tâm lí, tương tác xã hội. Các kết quả nghiên
cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn để mang tính lý luận về tương tác tâm lí nói
chung. Tuy nhiên, cũng từ các công trình hiện có cho thấy vấn đề tương tác
giữa giảng viên và sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ chưa được
nghiên cứu ở Việt Nam.
1.2. Một số khái niệm công cụ cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm về tương tác
1.2.1.1.Định nghĩa

12


Trong tiếng Anh, từ tương tác là Interaction, được ghép bởi hai từ đơn
Inter và Action. Từ “Inter” mang nghĩa là sự liên kết cùng nhau, nối liền, kết
nối với nhau [45, Tr. 1061], còn “Action” nghĩa là sự tiến hành làm điều gì,
hoạt động, hành động, là việc làm, ứng xử, là ảnh hưởng, tác động [46, tr. 46].
Theo đó, từ “Interaction” được hiểu là sự hợp tác, tác động, ảnh hưởng qua
lại, cuộc phối hợp [ 45,Tr. 1061].
Theo “Đại từ điển tiếng Việt” [65], tương tác được hiểu là sự tác động

qua lại lẫn nhau, … có mối liên hệ trao đổi thông tin với nhau.
Theo “Từ điển mở Online” (Bách khoa toàn thư mở) thì tương tác
(Interaction) có nghĩa là “hành động tương hỗ giữa các đối tượng hoặc hành
động dựa trên một đối tượng khác, là một cuộc thảo luận hay trao đổi giữa
người này với người khác”.
Trong “Từ điển Tâm lí”, Tương tác một khái niệm thuộc về ứng xử:
“Cái này tác động lên cái kia, cái kia tác động trở lại cái này, hai cái ảnh
hưởng lẫn nhau, chứ không thể ảnh hưởng một chiều” [63, Tr. 353].
Theo “Từ điển tâm lí học” (Vũ Dũng chủ biên) “Tương tác là sự tác
động qua lại, tác động lên nhau” [13, Tr. 973].
Như vậy về nguyên nghĩa và ở mức khái quát nhất, tương tác là sự tác
động qua lại tương ứng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện tượng
khách quan, dẫn đến ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật và hiện tượng đó. Sự
tương tác giữa các sự vật hiện tượng có thể được diễn ra qua sự tương tác của
các lực cơ học (tương tác giữa cái búa với thanh sắt, giữa hai viên đá tạo ra
các tia lửa…), sự tác động của năng lượng (năng lượng vật chất giữa các hạt,
năng lượng sinh học của các sinh thể hữu cơ và năng lượng tâm lí) và sự tác
động của các thông tin (điệu múa của con ong trước tổ báo hiệu nguồn hoa, sự
trao đổi thông tin của con người…), sự tác động giữa các biểu tượng của các
chủ thể. Tuy có sự khác nhau về hình thái tác động nhưng chúng đều có
chung bản chất là sự tác động qua lại tương ứng giữa các sự vật, hiện tượng
13


và con người đẫn đến sự thay đổi của cả hai phía.
Dấu hiệu cơ bản để xác định sự tương tác giữa các sự vật, hiện tượng là
sự tác động qua lại giữa chúng. Tương tác chỉ có thể xảy ra khi có sự tác
động ở cả hai phía. Trong trường hợp chỉ có sự tác động từ một sự vật, hiện
tượng này đến sự vật, hiện tượng kia (tác động một chiều) thì không thể là
tương tác, mà là sự tác động, sự ảnh hưởng từ vật này đến vật khác. Sự tác

động qua lại giữa hai vật, hiện tượng dẫn ra theo xu thế cân bằng, mất cân
bằng và lặp lại. Chính sự mất cân bằng làm cho quá trình tương tác luôn biến
đổi và tạo ra đặc tính thứ hai của tương tác: Sự ảnh hưởng lẫn nhau, làm biến
đổi cả hai phía.
Từ những phân tích trên chúng tôi cho rằng: Tương tác là quá trình tác
động qua lại giữa các sự vật hiện tượng với nhau, trong đó diễn ra sự trao
đổi và biến đổi giữa các sự vật, hiện tượng đó.
1.2.1.2. Phân loại tương tác
Có rất nhiều loại tương tác tùy theo các tiêu chí phân loại khác nhau.
Nếu căn cứ vào các hình thức vận động của vật chất thì có thể chia thành các
loại tương tác sau đây.
* Tương tác vật lý: Là tác động giữa các lực, năng lượng: Điện năng,
nhiệt năng, cơ năng, quang năng…Tương tác vật lý diễn ra giữa các hiện
tượng vật lý, từ tương tác giữa các vi hạt trong thế giới vi mô, giữa các hành
tinh trong thế giới vĩ mô, tương tác nhiệt điện, hóa, cơ, v…v…
* Tương tác sinh lý: Là sự tác động qua lại giữa các cơ thể hữu cơ.
Trong tương tác sinh lý diễn ra những biến đổi chức năng của một cơ quan
phân tích dưới tác động ảnh hưởng của một hay nhiều cơ quan phân tích khác.
Sự tác động qua lại của các cơ quan phân tích cũng còn biểu hiện ra trong
những trường hợp chúng hoạt động cùng nhau, đem đến cho chủ thể một
thông tin đầy đủ, nhiều chiều về thế giới khách quan mà trong cùng một điều

14


kiện hoạt động, một cơ quan phân tích không thể đạt được. Chẳng hạn, sự tác
động qua lại tương ứng của các bộ phận trong cơ thể con người tạo ra sự
sống; sự tác động qua lại của cây với ánh sáng và các chất hữu cơ; sự tác
động qua lại giữa các yếu tố trong cơ thể con người với môi trường sống…
* Tương tác tâm - vật lý: Ngay từ thế kỷ XVII, dưới ảnh hưởng của cơ

giới luận đã xuất hiện hai cách lý giải về mối quan hệ tâm – vật lý. R.
Đêcactơ cho rằng, vật bên ngoài tác động lên ý thức làm nảy sinh các hiện
tượng tâm lý như cảm giác, tri giác. Quan điểm thứ hai là: “Song hành tâm –
vật lý”. Cái tâm lý và cái vật lý đồng thời diễn ra.
* Tương tác tâm lý: Là sự tiếp xúc, tác động về phương diện tâm lý
giữa hai hay nhiều cá nhân, kết quả là làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành
vi… của các cá nhân đó. Tương tác tâm lý là sự tác động về mặt tâm lý giữa
các cá nhân với nhau. Đây không phải tác động bằng lực, bằng năng lượng
như trong tương tác vật lý, tương tác sinh lý mà là sự tác động bằng các thông
tin, các cảm xúc, hình ảnh tâm lý v…v… giữa các cá thể. Tương tác tâm lý có
cả ở con vật và con người.
* Tương tác xã hội: Là sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa
con người với con người với tư cách là các thành viên xã hội. tương tác xã hội
chỉ có ở con người, trong xã hội người. Tâm lý, ý thức của con người được
hình thành, phát triển thông qua các tương tác tâm lý và tương tác xã hội.
Trong đề tài, tương tác được nghiên cứu là tương tác tâm lý – xã hội nên được
chúng tôi phân tích sâu hơn ở phần sau.
1.2.2. Tương tác tâm lí – xã hội
1.2.2.1. Định nghĩa
Trước khi xác định một định nghĩa về tương tác tâm lí – xã hội, cần
làm rõ hơn tương tác tâm lí và tương tác xã hội dưới góc độ tâm lí học.
Như đã phân tích ở trên, tương tác tâm lí là sự tiếp xúc, tác động về

15


phương diện tâm lí giữa hai hay nhiều cá nhân hoặc tương tác giữa các thành
phần tâm lí trong một cá nhân, dẫn đến sự ảnh hưởng và làm biến đổi về mặt
tâm lí giữa các cá nhân đó. Tương tác tâm lí có thể được coi là quá trình tác
động và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác, là sự

tương tác giữa các hiện tượng tâm lí để tạo ra các hiện tượng tâm lí mới. Biểu
hiện dễ thấy nhất về sự tương tác tâm lí là sự tiếp xúc cảm xúc giữa người mẹ
với trẻ sơ sinh, qua đó tạo cảm giác an toàn cả về phía trẻ và người mẹ hay sự
lây lan nhau về tâm trạng giữa các thành viên trong nhóm, cộng đồng trước
một sự kiện nào đó. Sự tác động tâm lí giữa các cá nhân có thể diễn ra theo
nhiều cách thức, bằng nhiều phương tiện phong phú: Qua giao tiếp trực tiếp
bằng lời nói, chữ viết hay các phương tiện phi ngôn ngữ, qua trao đổi vật
phẩm và thông tin, qua quà tặng hay sắm vai v.v… Sự tương tác tâm lí diễn ra
hằng ngày trong đời sống của mỗi cá nhân. Các cá nhân thay đổi các đặc điểm
tâm lí của mình nhờ có sự tương tác tâm lí với người khác (tăng vốn hiểu biết
về thế giới, thay đổi các nét tính cách, thái độ hay điều chỉnh các hành vi theo
hướng có lợi cho bản thân v.v…). Một phương thức tương tác tâm lí đặc
trưng giữa các cá nhân là tương tác liên nhân cách.
Tương tác liên nhân cách là các tương tác tâm lí giữa các cá nhân được
xét dưới góc độ các quy chiếu giá trị, chuẩn mực của hệ văn hóa – Xã hội nhất
định, dẫn đến sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhân cách. Tương tác liên nhân
cách thực chất là tương tác tâm lý giữa các cá nhân, trong đó sự tương tác qua
lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân được diễn ra theo các chuẩn mực,
các quy định, các giá trị của nhóm, cộng đồng mà họ tham gia với tư cách là
thành viên. Nhiều khi tương tác liên nhân cách được hiểu như là tương tác liên
cá nhân. Chẳng hạn, theo Vũ Dũng: Tương tác liên cá nhân hiểu theo nghĩa
rộng là sự tiếp xúc tâm lý của hai hay nhiều người, kết quả là làm thay đổi hành
vi, hoạt động, thái độ, tâm thế của các bên. Còn hiểu theo nghĩa hẹp, tương tác

16


liên nhân cách là hệ thống các hoạt động của các cá nhân do có sự tiếp xúc tâm
lý của các bên. Quan hệ liên nhân cách ở nghĩa hẹp nhấn mạnh đến phương
thức thực hiện hành động cùng nhau, đến mục đích của hoạt động đó như là

yêu cầu khách quan đề ra việc phân chia chức năng, nhiệm vụ, cũng như sự
hợp tác với nhau trong hoạt động của các bên tham gia [10].
Khác với tương tác tâm lý giữa các cá nhân là sự tác động về mặt tâm
lý giữa các cá nhân và khác với tương tác liên nhân cách, là sự tác động qua
lại về mặt tâm lý của các cá nhân (hoặc của các cá nhân) được xét theo hệ qui
chiếu giá trị xã hội,, tương tác xã hội là sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các nhân vật, các chủ thể xã hội, có các vai trò, vị thế xã hội khác
nhau. Theo Vũ Dũng: Tương tác xã hội là quá trình tác động qua lại trực tiếp
hoặc gián tiếp giữa các chủ thể xã hội, từ đó phát sinh ra các mối liên hệ,
quan hệ xã hội gắn kết các con người với nhau [ 10, Tr.975].
Đặc trưng của tương tác xã hội là sự tương tác của các cá nhân đóng
các vai trò xã hội khác nhau. Chẳng hạn, tương tác giữa giáo viên với học
sinh; giữa thủ trưởng với nhân viên; tương tác giữa cha mẹ với con cái v…
v… Trong các mối tương tác này, diễn ra sự tiếp xúc trao đổi và tác động lẫn
nhau về phương diện các chuẩn mực, các giá trị, các khuôn mẫu các quy định
xã hội được xã hội gán cho mỗi cá nhân, thông qua các hành vi xã hội tương
ứng với vai trò mà các cá nhân đó đang mang (như người thầy/ cô giáo, người
bố, mẹ, người sinh viên, học sinh…). Cụ thể, tương tác xã hội là tương tác
của các chủ thể đóng các vai trò xã hội khác nhau. Trong quá trình này, diễn
ra sự tác động qua lại của của các vai trò xã hội, đồng thời diễn ra sự thích
ứng của chủ thể này với chủ thể khác. Trong tương tác giữa các chủ thể với tư
cách là tương tác xã hội có thể diễn ra sự tiếp xúc và tác động tâm lý lẫn nhau
giữa các cá nhân, nhưng cũng có thể chỉ diễn ra sự tiếp xúc và tác động qua
lại giữa các vai trò xã hội. Chẳng hạn, trong hầu hết trường hợp, tương tác

17


giữa cha mẹ với con cái vừa là tương tác tâm lý (như tình cảm, thái độ, nhận
thức, hành động) vừa là tương tác xã hội (Như vai trò của cha mẹ đối với con

cái). Như vậy, khi nói tới tương tác tâm lý – xã hội là muốn nói tới sự tương
tác kép giữa các cá nhân có vai trò xã hội khác nhau, mà ở đó vừa diễn ra sự
tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau về phương diện tâm lý, vừa có sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa các vai trò xã hội của các chủ thể.
Tương tác tâm lý – xã hội không phải là sự tác động và phản ứng một
chiều của các cá nhân với tư cách là cá thể người mang tâm lý, mà đó là sự
tác động lẫn nhau của hai chủ thể có vị thế, vai trò xã hội nhất định. Qua đó
họ đạt tới sự hiểu biết nhau về tình huống, ý nghĩa hành động của nhau.
Tóm lại: Có thể hiểu tương tác tâm lý – xã hội là sự tiếp xúc, tác động
qua lại của các chủ thể với tư cách là thành viên có vai trò xã hội khác nhau
trong nhóm, cộng đồng, dẫn tới sự ảnh hưởng lẫn nhau về mặt tâm lý và xã
hội giữa các chủ thể.
Tương tác tâm lý – xã hội có thể diễn ra thông qua quá trình giao tiếp
trực tiếp hằng ngày giữa các chủ thể. Đây là hình thức tương tác mạnh và đạt
hiệu quả cao. Vì quá trình giao tiếp mặt đối mặt thường diễn ra theo nguyên
tắc “tôi soi gương”. Người khác là tấm gương soi của mình. Vì thế mà Nô vi
côp cho rằng: “ không có gì tác động lên tâm hồn con trẻ bằng quyền lực
của sự làm gương. Còn giữa muôn vàn tấm gương, không có tấm gương nào
gây ấn tượng sâu sắc, bền chặt bằng tấm gương ông – bà, cha – mẹ và thầy
cô giáo”[Dẫn theo 1]
Tương tác tâm lý – xã hội cũng có thể diễn ra dưới hình thức thể hiện
vai trò xã hội của chủ thể với người khác. Trong cuộc sống của cá nhân tồn tại
hai mặt: Một mặt, luôn phải đóng vai trò xã hội khác nhau (nhà quản lý- nhân
viên; vợ - chồng…). Mặt khác, phải luôn duy trì, thể hiện và phát triển cái tôi,
cái bản sắc riêng của mình. Để đạt được điều này cá nhân phải học cách nhập

18


các vai khác nhau trong từng cảnh (ở nhà, cơ quan, trên lớp….), học cách bộc

lộ khả năng của mình tương ứng với các vai; tìm hiểu và lưu ý đến phản ứng
của người khác. Mặt khác, xuất hiện xu hướng kiềm chế các biểu cảm của cá
nhân. Trong quá trình thực hiện các vai trò xã hội, cá nhân thường cố gắng
tạo ra và duy trì các biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể; luôn phải kiềm
chế các biểu cảm của mình. Đó chính là quá trình học hỏi cách kiểm soát các
biểu cảm và hành vi của cá nhân trên cơ sở quan sát và phân tích thái độ và
ứng xử của người khác về vai trò của mình.
Tương tác tâm lý – xã hội cũng có thể diễn ra dưới các hình thức trao
đổi như quà tặng. Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cao hình thức này
như Fischer, Vũ Dũng, Trần Thị Minh Đức, v…v…
Chẳng hạn, theo Fischer tương tác xã hội được hiểu là sự trao đổi (cho
và nhận). Ông cho rằng trao đổi là một hình thức tương tác tâm lý – xã hội mà
ở đó các chủ thể tác động lẫn nhau thông qua quà tặng. Trong tương tác theo
hình thức quà tặng thường diễn ra theo xu hướng người cho nhiều có thể nhận
được nhiều từ phía người được họ cho nhiều và ngược lại. Sự nhận được
nhiều là một củng cố tích cực hành vi chia sẻ tiếp theo [20]
Tương tác tâm lý – xã hội cũng có thể thông qua trò chơi. Trò chơi một
mặt góp phần giúp cá nhân tiếp cận, hình thành và phát triển những khuôn mẫu
về nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, mặt khác còn là phương thức
phát triển các yếu tố “phi khuôn mẫu” xã hội. Bởi lẽ trò chơi cũng có các
nguyên tắc nhất định, bản chất của trò chơi là sự tự do và sáng tạo. Vì vậy, trò
chơi chính là phương thức tốt nhất để cá nhân bổ sung các thành phần mềm
mại, uyển chuyển, tự do và sáng tạo vào cấu trúc tâm lý của mình, bên cạnh các
yếu tố tâm lý khuôn mẫu, tạo thành đời sống tâm hồn phong phú.
1.2.2.2. Phân loại tương tác tâm lý – xã hội
Có nhiều cách phân loại tương tác tâm lý – xã hội, dưới đây là một số

19



cách phân loại tương đối phổ biến.
 Thứ nhất: Phân loại theo mức độ tiếp xúc tâm lý – xã hội giữa các
chủ thể có các loại sau:
- Sự tiếp xúc tâm lý giữa các cá nhân: Đây là mức độ sơ khai của tương
tác tâm lý xã hội. Sự tiếp xúc tâm lý giữa các cá nhân có thể diễn ra trong điều
kiện các chủ thể cùng sống trong một không gian hẹp, hoặc làm việc trong điều
kiện có mặt của người khác (hoạt động cùng nhau). Các cá nhân thực hiện hoạt
động riêng trong cùng khoảng không gian nhất định sẽ tạo ra sự ảnh hưởng lẫn
nhau. Nghiên cứu Triplett về lao động của trẻ em khi làm một mình và khi làm
với sự có mặt của nhóm bạn; hay nghiên cứu của Allport về việc giải các bài
tập của sinh viên trong điều kiện có và không có mặt của người khác đều cho
thấy, trong điều kiện có mặt của người khác thì các đối tượng thực nghiệm làm
việc với năng suất cao hơn nhiều so với làm việc một mình [Dẫn theo 30].
B.Ph. Lomov cho rằng quá trình tiếp xúc xã hội trong hoạt động cùng
nhau giữa các cá nhân, có sự bắt chước, ám thị, lây lan cảm xúc giữa các cá
nhân, tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh, sự điều chỉnh hành vi của cá nhân, sự
tiếp xúc tâm lý (các chủ thể có sự quan tâm, để ý đến nhau) [44].
- Sự tương tác tâm lý – xã hội: Các chủ thể có hệ thống hành động ổn
định, nhằm mục đích tạo ra các phản ứng tương ứng từ phía đối tác. Tương
tác giữa các chủ thể sẽ tạo ra sự thay đổi cả hai bên.
 Phân loại theo chủ thể tác động trong tương tác.
- Nội tương tác: Là tương tác giữa ý thức của chủ thể với các yếu tố
tâm lý của chính mình. Trong loại tương tác này ý thức của chủ thể hướng
vào trong, nhận thức và đánh giá các yếu tố tâm lý của chính mình. Đó lá quá
trình tự nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân.
- Ngoại tương tác: Là tương tác giữa các chủ thể với nhau. Ý thức của
chủ thể hướng đến chủ thể khác để nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi

20



×