Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

phân tích chế định hôn nhân gia đình và thừa kế của luật dân sự la mã thời cộng hòa hậu kì trở đi 9đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64 KB, 4 trang )

I. Đặt vấn đê
Pháp luật là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của kiến trúc thượng
tầng. Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, pháp luật ra đời và trở thành công cụ
quản lí xã hội của giai cấp thống trị. Từ khi xuất hiện nhà nước tới nay, pháp luật
luôn đóng vai trò hết sức quan trọng và chi phối tới tất cả các hoạt động của con
người. Khi đánh giá về một quốc gia Cổ đại hay những thành tựu chủ yếu của nó
đối với nền văn minh của quốc gia ấy người ta sẽ nói về văn học, về tôn giáo hay
kiến trúc và điêu khắc,...Và sẽ là thiếu sót trầm trọng nếu không kể đến Luật pháp.
Đặc biệt đối với nền văn minh La Mã cổ đại, từ thời cộng hòa hậu kì trở đi là thời
kì phát triển thịnh vượng nhất của nền luật học. Tuy nhiên ở mỗi chế định của bộ
luật lại có những điểm tiến bộ và hạn chế nhất định. Trong phạm vi của bài tiểu
luận này, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “phân tích chế định hôn nhân
gia đình và thừa kế của luật Dân sự La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi”.

II. Nội dung
1.Lí luận chung
Từ thời kì cộng hòa hậu kì trở đi (TK III TCN), nền kinh tế hàng hóa ở La Mã
phát triển mạnh mẽ làm cho quan hệ kinh tế - xã hội nơi đây ngày càng trở nên đa
dạng và phức tạp, một trong những vấn đề bức thiết của xã hội là những tranh chấp
dân sự. Nhìn chung ở luật La Mã, luật dân sự là lĩnh vực phát triển nhất cả về quy
mô, phạm vi điều chỉnh và kĩ thuật lập pháp. Các chế định luật dân sự La Mã rất
phong phú và bao quát hầu hết các quan hệ dân sự gồm các chế định về : quyền sở
hữu; hợp đồng và trái vụ; hôn nhân gia đình; thừa kế.
2.Phân tích chế định hôn nhân và gia đình
Theo luật La Mã :”Hôn nhân là sự liên minh suốt đời giữa người đàn ông và
người đàn bà cùng chung những quyền của con người và thượng đế”. Chế độ hôn
nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa
vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong
gia đình… Nội dung chủ yếu của chế định này trong Luật dân sự La Mã cổ đại nói
chung đặc biệt là Luật La Mã từ thời kì cộng hòa hậu kì trở đi là tập trung điều
chỉnh các vấn đề như: kết hôn, ly hôn; quan hệ thứ bậc trong gia đình; chế độ tài


sản vợ chồng; quan hệ cha mẹ con cái; vấn đề con nuôi…
a. Kết hôn
Hôn nhân theo quy định của pháp luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi là hôn
nhân một vợ một chồng và phải do sự tự nguyện đồng ý của hai người. Người đàn
ông chỉ có thể lấy một vợ chính thức, và chung sống tự nguyện với nhiều người vợ
khác.Luật La Mã thời kì này không quy định thủ tục hôn nhân mà chỉ coi đó là một
hành vi không chính thức, mang tính cá nhân, gồm các hình thức trộm vợ, mua vợ,
thủ tục theo tín ngưỡng tôn giáo hay theo thời hiệu kết hôn. Ở La Mã, khi hai


người chưa sống độc lập, kết hôn cần phải có sự đồng ý của gia chủ hoặc có sự can
thiệp của quan chấp chính. Luật La Mã còn quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu
(nam: 14 tuổi, nữ: 12 tuổi); chỉ được kết hôn khi hai bên có đủ quyền công dân; tại
thời điểm kết hôn phải chưa có vợ (hoặc chồng), hoặc đã kết thúc hôn nhân
trước…
Pháp luật xác lập chế độ hôn nhân tự do, người chồng chỉ có một vợ chính thức,
quy định chặt chẽ điều kiện kết hôn, không quy định tiền ăn hỏi và tiền cưới.
Ngoài ra, luật La Mã còn có quy định cấm kết hôn với những người có cùng
huyết thống trong vòng ba đời, cấm chị em vợ kết hôn với người chồng giá và
ngược lại,…So với điều kiện kinh tế xã hội thời đó, những quy định này là hết sức
tiến bộ.
b. Quan hệ gia đình:
Theo các nhà sử gia và các Luật gia cổ: hôn nhân và gia đình ở thời kỳ này
được pháp luật quy định theo hình thức Sine manuđó là: Gia đình là liên minh
giữa hai cá nhân độc lập, tự chủ. Hôn nhân dựa trên sự tự nguyện của vợ và chồng.
Địa vị pháp lý của người vợ là cá nhân độc lập. Nhân thân vợ có thể mang họ và
tước vị của chồng. Tài sản của vợ, tài sản của chồng là riêng biệt. Mọi chi phí trong
thời gian hai vợ chồng chung sống do người chồng gánh vác. Người chồng có
quyền định đoạt hoa lợi do của hồi môn của vợ đem lại. Nếu người vợ ly hôn chính
đáng được tòa án thừa nhận, thì người vợ có quyền nhận lại của hồi môn. Giết trẻ

em là tội phạm và người cha không có quyền bán con mình. Pháp luật La Mã thời
kì này có những quy định chặt chẽ về điều kiện nhận con nuôi như bố mẹ phải có
khả năng nuôi con nuôi và phải hơn con nuôi ít nhất 18 tuổi.
c. Ly hôn
Trong luật La Mã thời kì này, khi ly hôn, của hồi môn có thể bị gia đình vợ hay
vợ đòi lại. Tuy nhiên, người chồng có thể thu hồi lại của hồi môn bằng việc kháng
cáo hoặc giữ lại một phần để nuôi nấng con. Nếu người vợ ly hôn chính đáng được
tòa án thừa nhận, thì người vợ có quyền nhận lại của hồi môn cái. Sau khi ly hôn,
người chồng phải giải phóng cho vợ của hồi môn. Về vấn đề nuôi con sau khi ly
hôn, theo luật La Mã thời kì này thì người chồng là người được nuôi con và được
giữ lại một phần của hồi môn để nuôi nấng con cái.
3. Phân tích chế định thừa kế
Cùng với sự thay đổi về kinh tế - xã hội, thời kì cộng hòa hậu kì trở đi, các chế
định ngành luật của luật La Mã có nhiều thay đổi. Một trong số đó có các chế định
thừa kế. Trong quan điểm mình, Ăng ghen cho rằng “thừa kế là sự chuyển dịch tài
sản của người chết cho người còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài
sản của nguời chết để lại theo một trình tự do pháp luật quy định, pháp luật cho
phép những người thừa kế được hưởng di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện


những nghĩa vụ tài sản của người chết. Theo luật La Mã thời kì cộng hòa hậu kì trở
đi, thừa kế cũng có hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật.
a. Thừa kế theo di chúc
Với hình thức này, người sắp chết được tự do để lại tài sản cho bất cứ người nào
thừa kế, nếu người chết không có thân thích bên nội thì tài sản của người chết để
lại thuộc về thị tộc. Thời điểm mở thừa kế được thực hiện lúc người để lại thừa kế
chết và chỉ được phép hưởng thừa kế lúc người đó chết hẳn. Người viết di chúc có
quyền tước quyền thừa kế, hủy bỏ di chúc những người vị thành niên, tội phạm, kẻ
bị phá sản, người bị thần kinh đều không có năng lực này. Quy định diện hàng thừa
kế tài sản theo quan hệ huyết thống trong 6 đời của người để lại di sản, không phân

biệt con đẻ với con nuôi, tất cả đều được thừa kế như nhau, người nhận thừa kế có
nghĩa vụ trả nợ cho người quá cố. Người thừa kế là người còn sống vào thời điểm
mở thừa kế, người thừa kế là thai nhi thì phải được sinh ra sau khi người để lai tài
sản chết 300 ngày. Người thừa kế có quyền sở hữu tài sản thừa kế và có nghĩa vụ
thực hiện nghĩa vụ của người chết trong phạm vi di sản được hưởng, hoặc có
quyền không nhận di sản. Một nguyên tắc quan trọng của luật La Mã và thừa kế
là Semel heres – người được chỉ định là người được thừa kế vĩnh viễn. Điều này
có nghĩa là luật pháp chỉ công nhận di chúc có điều kiện phát sinh, không công
nhận di chúc có điều kiện đình chỉ. Ví dụ: 1 di chúc có nội dung: “Tôi không cho
con tôi là M hưởng tài sản nếu nó không đậu vào trường Trung cấp pháp lí La Mã”.
Trường hợp này, M vẫn là người được hưởng di sản thừa kế bởi vì điều kiện trong
di chúc là điều kiện đình chỉ trái với nguyên tắc “người thừa kế là vĩnh viễn”. Ở
thời kì đầu thì gia chủ chia tài sản thế nào thì sẽ là như vậy nhưng đến thời kì quân
chủ đối với những người ở hàng thừa kế thứ 7, người lập di chúc truất quyền thừa
kế thì sẽ được hưởng 1 kỉ phần bắt buộc. Một nguyên tắc quan trọng khác về nội
dung này nữa là không được tiến hành chia tài sản vừa theo di chúc vừa theo luật.
Nghĩa là nếu có di chúc thì hưởng theo di chúc, người hưởng kỉ phần bắt buộc
không được hiểu là được thừa kế theo luật.
b. Thừa kế theo pháp luật
Thời kì cộng hòa, thừa kế theo pháp luật chia thành 4 hàng: các con (trong giá
thú, ngoài giá thú, con nuôi), quan hệ huyết thống trực hệ, quan hệ huyết thống
thân thích 6 đời, vợ chồng góa. Nhưng đến thời kì quân chủ xác định 5 hàng: hàng
thứ nhất gồm các con, cháu chắt người chết; thứ 2 gồm bố mẹ, ông bà và con của
họ; thứ 3 là chị em cùng cha khác mẹ và con của họ; thứ 4 là quan hệ họ hàng 6 đời
và thứ 5 là chồng góa, vợ góa.
4. Vài nét đánh giá
Như vậy, các quy định về hôn nhân và gia đình của bộ luật La Mã thời kì này
thừa nhận hôn nhân trước pháp luật. Qua đó, kết hôn làm phát sinh quan hệ tài sản,
nhân thân và quyền thừa kế sau này. So với thời kỳ cộng hòa sơ kỳ, pháp luật thời



kì này đã có điểm tiến bộ hơn. So với bộ luật Ham murabi, pháp luật La Mã thời kì
này có sự vượt bậc hơn hẳn. Trong khi luật Ham murabi xác lập chế độ hôn nhân
bất bình đẳng không tự do và chế độ gia trưởng phụ quyền, người phụ nữ được
mua về làm vợ. Tất cả mọi việc gia đình đều do chồng quyết định kể cả bán con,
bán vợ,… Luật La Mã thể hiện rõ tính bình đẳng với hôn nhân một vợ một chồng,
đã làm hạn chế bớt quyền lực của người cha, người chồng trong gia đình.
Các chế định về thừa kế của bộ luật này cũng rõ ràng và tiến bộ hơn so với thời
kì cộng hòa sơ kì. Với sự phân hàng trong quyền thừa kế,…
Nói chung, đến thời cộng hòa hậu kì, mức độ hoàn thiện của luật La Mã được
đánh giá rất cao, thể hiện ở chỗ phạm vi điều chỉnh sâu rộng, kĩ thuật lập pháp rõ
ràng, tiến bộ, lời văn chuẩn mực và có giá trị pháp lí cao .

II.

Kết bài

Với những điểm tiến bộ trong chế định hôn nhân gia đình và thừa kế của luật
Dân sự La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi, bộ luật này đã để lại ý nghĩ lịch sử to
lớn và bài học kinh nghiệm không chỉ ở thời cổ đại, mà còn cả ở thời phong kiến,
trên chừng mực nhất định ở cả thời tư bản sau này.



×