Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tác động của cuộc cách mạng tư đến hình thức chính thể và cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước tư sản anh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.44 KB, 6 trang )

MỞ BÀI
Ở phương Tây vào thế kỉ XV – XVII chế độ phong kiến lâm vào thời
kỳ khủng khoảng ngày càng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa
hình thành và phát triển. Giai cấp tư sản ra đời, là giai cấp tiến bộ, đại diện
cho lực lượng sản xuất mới. Giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng nhân dân
lao động, tiến hành cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà
nước tư sản.Cuộc cách mạng tư sản Anh là một cuộc tấn công vào thành trì
của xã hội cũ để xây dựng chế độ xã hội mới’ lật đổ quan hệ sản xuất phong
kiến lạc hậu, mở đường cho CNTB phát triển. CMTS Anh là cuộc cách
mạng tư sản thứ 2 trên thế giới sau CM Hà lan nhưng là cuộc CM đầu tiên
có ý nghĩa to lớn đối với quá trình hình thành CNTB trên phạm vi toàn châu
Âu và thế giới. Ngoài ra, cuộc cách mạng tư sản anh còn tác động sâu sắc tới
sự hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh.
I. Cuộc cách mạng tư sản Anh
1. Tình hình nước Anh trước cuộc cách mạng
- Về kinh tế: đầu thế kỷ XVII kinh tế Anh phát triển nhất Châu Âu. Sản
xuất công trường thủ công đã chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội.
Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển của ngoại thương, chủ
yếu là buôn bán len dạ và buôn nô lệ da đen. Về nông nghiệp, Chủ nghĩa tư
bản xâm nhập vào nông thôn, xuất hiện tầng lớp quý tộc mới
- Về chính trị: chế độ phong kiến với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và
giáo hội Anh ngày càng cản trở sự kinh doanh và làm giàu của tư sản và quý
tộc mới. Sác-lơ I đặt ra nhiều thứ thuế, duy trì đặc quyền phong kiến làm
cho đời sống nhân dân hết sức cơ cực, kìm hãm sự phát triển của lực lượng
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Về xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng, đời sống nhân
dân cực khổ.
 Tư sản, quý tộc mới, nông dân >< phong kiến phản động
Cách mạng bùng nổ.
2. Nội dung, tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh
2.1. Nội dung


Mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với giai cấp tư sản và nhân dân
lao động ngày càng gay gắt. Trước khi cuốc nội chiến bùng nổ, phong trào
đấu tranh diễn ra hết sức gay gắt. Trước hết là cuộc khởi nghĩa của quần
chúng nhân, đồng thời có cuộc đấu tranh gay gắt giữa nhà vua với tư sản
diễn ra với nghị viện. Lúc này hầu hết nghị viện là tư sản hoặc quý tộc mới.


2.2. Tính chất
Đây là cuộc cách mạng không triệt để (chưa giải quyết vấn đề
ruộng đất cho nông dân, giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hoà mà
phải liên minh với thế lực phong kiến, thiết lập nên nhà nước quân chủ lập
hiến).
- Cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản vì nó lật đổ quan hệ
sản xuất phong kiến, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản
chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.
Cách mạng được tiến hành dưới sự lãnh đạo của một liên minh tư sản và quí
tộc mới, nông dân là động lực cơ bản của cách mạng.Tuy nhiên, trong quá
trình diễn biến của cách mạng, giai cấp thống trị đã phản bội đồng minh của
mình, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân .Vì thế cách mạng
còn mang tính chất bảo thủ. Một đặc điểm nữa là cuộc đấu tranh cách mạng
diễn ra dưới hình thức tôn giáo, vì các phe phái tập trung trong hai tôn giáo
lớn là Anh giáo và Thanh giáo.
II. Tác động của cuộc cách mạng tư đến hình thức chính thể và cơ cấu,
tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh
1. Sự tác động đến hình thức chính thể
Cách mạng tư sản Anh năm 1642 là một trong những cuộc cách mạng tư
sản đầu tiên trên thế giới. Cuộc cách mạng này bùng nổ với hình thức nội
chiến giữa hai lực lượng quý tộc phong kiến với giai cấp tư sản được sự ủng
hộ của quần chúng. Cuộc nội chiến này kết thức vào năm 1648 với sự thắng
lợi thuộc về giai cấp tư sản.

Sau cách mạng, giai cấp tư sản đã thiết lập nhà nước theo chính thể cộng
hòa nghị viện mà quyền lực tối cao của nhà nước tập trung vào Hạ nghị viện.
Tuy nhiên chính thể này không tồn tại lâu dài. Do giai cấp tư sản sau đó đã
không thực hiện lời hứa chia ruộng đất cho nông dân, dẫn đến mâu thuẫn xã
hội tiếp tục phát triển gay gắt giữa tư sản và quần chúng nhân dân lao động.
Trước tình thế đó, giai cấp tư sản đã phải thỏa hiệp với tầng lớp quý tộc mới
nhằm mục đích xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
Hai sự kiện quan trọng thể hiện rõ sự thỏa hiệp này là:
- Thứ nhất, sau khi Oliver Cromwell – người lãnh đạo cuộc cách mạng tư
sản đang lưu vong ở nước ngoài đã được mời về nước lên ngôi vua năm
1660.
- Thứ hai, vào tháng 2/1689, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật mới có
tên là “Đạo luật thừa nhận ngôi vua và quyền hành của Nghị viện”. Đạo luật
này là cơ sở pháp lý cho sự ra đời nhà nước quân chủ lập hiến tồn tại cho


đến ngày nay. Nội dung chủ yếu của đạo luật này là đề cao vai trò của Nghị
viện và khẳng định ngôi vua sẽ được giữ lại nhưng chỉ mang tính biểu
tượng.
Như vậy có thể khẳng định rằng chính thể quân chủ lập hiến ở Anh ra
đời là kết quả của sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới, là sản
phẩm và biểu hiện của cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
2. Sự tác động đến cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước
Với tính chất là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, là sự liên minh
của giai cấp tư sản với giai cấp quý tộc mới với động lực cơ bản đông đảo
các tầng lớp nhân dân lao động, chính thể quân chủ nghị viện Anh đã được
định hình với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước như sau:
+ Hoàng đế:
Hoàng đế không có thực quyền: “ nhà vua trị vì, nhưng không cai trị”.
Hoàng đế tuy là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ nặng về vai trò trượng trưng.

Mọi hoạt động của hoàng đế chỉ nhằm mục đích chính thức hóa về mặt nhà
nước các hoạt động của nghị viện, chính phủ. Mọi quyết định của hoàng đế
chỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ kí kèm theo của thủ tướng. Hoàng đế Anh
truyền ngôi cho con trai, nếu không có con trai thì truyền ngôi cho con gái.
+ Nghị viện:
Nghị viện có ưu thế hơn hẳn các cơ quan nhà nước khác với những quyền
hạn rất lớn như sau:
- Quyền lập pháp
- Quyền quyết định ngân sách và thuế
- Quyền giám sát hoạt động của các nội các, bầu hoặc bãi nhiệm các
thành viên của nội các.
Nước Anh cũng là nước có hai nghị viện vào loại sớm nhất, bao gồm:
- Thượng nghị viện hay còn gọi là viện nguyên lão: bao gồm tầng lớp
quý tộc mới không qua bầu cử mà do tầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra.
- Hạ nghị viện hay còn gọi là viện dân biểu đại diện cho tần lớp trong
dân cư và do nhân dân bầu ra.
+ Chính phủ:
Ở Anh, tiền thân của nội các là viện cơ mật được lập ra và giữ vai trò tư vấn
cho nhà vua. Nhưng sau đó, dần dần, viện cơ mật tách khỏi sự kiểm soát của
nhà vua và dần trở thành cơ quan có thực quyền nắm quyền hành pháp.
Người đứng đầu chính phủ là thủ tướng được hoàng đế bổ nhiệm là thủ lĩnh
đảng cầm quyền, đảng chiếm đa số ghế trong hạ nghị viện.
Sở dĩ, hình thức chính thể của nhà nước tư sản Anh cùng với đó là cơ cấu
tổ chức bộ máy nhà nước tồn tại được theo thời gian và trải qua biết bao giai
đoạn lịch sử là do nó có những điểm hợp lý và bền vững phù hợp với lịch sử


hình thành và phát triển của một nhà nước tư sản trong đó có sự tác động rất
lớn của cuộc cách mạng tư sản Anh.
3. Nhận xét

Sau Cách mạng , chính thể quân chủ nghị viện đã được xác lập. Anh
là nước có nền quân chủ nghị viện sớm nhất. Đây là kết quả của cuộc cách
mạng chống phong kiến không triệt để; là sự cấu kết giữa giai cấp tư sản và
thế lực phong kiến được phản ánh ở thượng tầng kiến trúc là hình thức nhà
nước quân chủ nghị viện mà quyền lực tập trung vào nghị viện. Nguyên
nhân là do giai cấp tư sản rất lo sợ phing trào của quần chúng nhân dân, vì
vậy một mặt thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, mặt khác sẵn sàng thủ
tiêu nền cộng hòa để xây dựng một chính quyền có đủ sức mạnh trấn áp
phong trào trong nước và có khả năng chiến thắng những thế lực cạnh tranh
bên ngoài. Hình thức chính thể quân chủ nghị viện được xác lập là chính là
cách để giai cấp tư sản tập trung và bảo vệ quyền lực thống trị vào tay mình.
Tổ chức bộ máy nhà nước Anh sau Cách mạng gồm ba bộ phận cơ bản:
Hoàng đế, Nghị viện, Chính phủ. Hoàng đế Anh là nguyên thủ quốc gia
nhưng lại không có thực quyền, quyền lực thực chất tập trung hết vào nghị
viện hay chính là rơi vào tay giai cấp tư sản. Thực chất cơ chế chính trị của
Anh là hai đảng tư sản thay nhau nắm quyền nhà nước.
Sau cách mạng tư sản Anh, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền đã xóa
bỏ hình thức nhà nước cộng hòa nghị viện thay vào đó là chính thể quân chủ
nghị viện, tiến hành xây dựng, tổ chức lại bộ máy nhà nước phù hợp nhất
với quyền lực mà giai cấp tư sản nắm được.
KẾT LUẬN
Sau cách mạng tư sản Anh lúc đầu nhà nước mang chính thể Cộng hòa
nghị viện và chính thể này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau đó dần
dần bị xóa bỏ và thiết lập chính thể quân chủ nghị viện. Trong thời kì chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, Anh là nước tư bản lớn nhất trên thế giới, là
trung tâm áp bức, bóc lột nhân dân lao động Anh và nhân dân lao động thế
giới.


MỤC LỤC

Trang
MỞ BÀI
1
I. Cuộc cách mạng tư sản Anh
1
1. Tình hình nước Anh trước cuộc cách mạng
1
2. Nội dung, tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh
1
2.1. Nội dung
1
2.2. Tính chất
2
2
II. Tác động của cuộc cách mạng tư đến hình thức chính thể và
cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh
1. Sự tác động đến hình thức chính thể
2. Sự tác động đến cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước
3. Nhận xét
KẾT BÀI

2
3
4
4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAO KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Thế giới, Trường Đại học
luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội – 2003.



2. Ôn tập môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,
/>option=com_content&view=article&id=6:on-tap-mon-lich-su-nhanuoc-va-phap-luat-the-gioi&catid=3:luat-k13a&Itemid=52
3. />4. />


×