Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giai chi tiet de thi thu TN 15 cua truong hoang hoa tham TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.75 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO
---oOo---

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2014
Thời gian làm bài : 60 phút
( 48 câu , 4 trang )
Mã đề thi 260

Họ và tên thí sinh: ........................................................................

Số báo danh: .......................

Cho nguyên tử khối Na = 23 ; K = 39 ; Rb = 85; Cs = 133 ; Al = 27 ; Be = 9 ; Mg = 24 ; Ca = 40 ;
Sr = 88 ; Ba = 137 ; Fe = 56 ; Cr = 52 ; Zn = 65 ; Cu = 64; Ag = 108 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; O = 16 ; N = 14 ; C = 12 ; H = 1
I. PHẦN CHUNG
Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất X, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3COOH.
B. CH3COOH, CH3OH.
C. CH3COOH, C2H5OH.
D. C6H12O6, CH3COOH.
Câu 2: Một loại tinh bột có khối lượng mol phân tử là 907200 đvc. Số mắt xích (C6H10O5) có trong phân tử tinh bột đó là:
A. 5600.
B. 5700.
C. 5800.
D. 5900.
Số mắt xích: 907200: 162 = 5600
Câu 3: Dãy gồm các hợp chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là:
A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
B.NH3, C6H5NH2, CH3NH2
C.C6H5NH2, NH3, CH3NH2.


D.C6H5NH2 ,CH3NH2, NH3.
Câu 4: Lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu vàng.
B. màu tím.
C. màu da cam.
D. màu đỏ
Câu 5: Để điều chế Na kim loại trong công nghiệp người ta dùng phương pháp:
A. điện phân dung dịch NaCl.
B. điện phân nóng chảy NaCl.
C. dùng K đẩy Na ra khỏi dung dịch NaCl.
D. khử Na2O bằng CO.
Câu 6: Dãy gồm các chất đều có tính lưỡng tính là
A. Al, Al(OH)3, Al2O3.
B. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3.
C. FeO, FeCl2, NaHCO3.
D. Al(OH)3, Al, NaHCO3
Câu 7 : Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn một tấm kim loại vào vỏ tàu. Kim loại đó có thể là:
A. Ca
B. Zn
C. Pb
D. Ag
Câu 8: Hiện tượng xảy ra khi cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư:
A. có khí thoát ra và một phần chất rắn không tan.
B. không có hiện tượng gì xảy ra.
C. khí thoát ra và chất rắn tan hết.
D. khí thoát ra và có kết tủa keo.
Câu 9: Để trung hòa 4,44 g một axit cacboxylic (thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic) cần 60 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của axit đó là
A. HCOOH.
B. C2H5COOH.
C. C3H7COOH.

D. CH3COOH.
Maxit = 4,44 : 0,06 = 74
Câu 10: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là:
A. 200.
B. 100.
C. 150.
D. 50.
Số mol HCl = số mol aminoaxit = 0,1 mol. Vậy V = 0,1:2 = 0,05 lít = 50 ml.
Câu 11: Để phân biệt các chất: glucozơ, glixerol, focmon, etanol ta chỉ cần dùng thêm một thuốc thử là:
A. Cu(OH)2.
B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. nước Br2.
D. kim loại Na.
Ta dùng Cu(OH)2 ở điều kiện thường và khi đun nóng.
- Glucozơ ở đk thường cho dung dịch xanh, đun nóng cho kết tủa đỏ gạch.
- Glixerol chỉ tạo thành dung dịch xanh.
- focmon ban đầu không có hiện tượng, khi đun nóng sẽ cho kết tủa đỏ gạch.
- Etanol không có hiện tượng ở cả 2 trường hợp.
Câu 12:Chất béo là trieste được tạo bởi :
A. glixerol với axit axetic.
B. ancol etylic với axit béo.
C. glixerol với các axit béo.
D. các phân tử aminoaxit.
Câu 13: Thứ tự 2 cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa là: Ni2+/Ni ; Cu2+/Cu ta rút ra các kết luận:
1.Ni có tính khử mạnh hơn Cu.
2. Tính oxi hoá của Cu2+ mạnh hơn Ni2+.
2+
3. Phản ứng xảy theo chiều thuận giữa Ni và Cu .
Số kết luận đúng là:
A. 0

B. 1
C. 2
D. 3
Câu 14: Cho 2,8g sắt vào 400ml dung dịch AgNO3 0,3M . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng là :
A. 12,96 g
B. 16,2
C. 12,44
D. 12,826
Số mol Fe : 2,8 : 56 = 0,05 mol ; Số mol AgNO3 : 0,4.0,3 = 0,12 mol.
Vì : 2.số mol Fe < số mol AgNO3 < 3.số mol Fe nên AgNO3 hết, Fe tạo thành hỗn hợp Fe(II) và Fe(III)
Suy ra sản phẩm rắn chỉ có Ag : 0,12.108 = 12,96 gam.
Câu 15: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính khử của các kim loại: Cu, Fe, Al, Ag
A. Cu, Ag, Fe, Al
B. Ag, Cu, Fe, Al
C. Ag, Fe, Cu, Al
D. Cu, Fe, Al, Ag
Câu 16: Khi cho đinh sắt vào trong dung dịch HNO3 đặc nguội thì:
A. dung dịch chuyển sang màu vàng và có khí màu nâu thoát ra.
B. dung dịch chuyển qua màu xanh nhạt và có khí không màu thoát ra.
C. dung dịch không màu và có khí không màu thoát ra.
D. không có hiện tượng gì.
Câu 17: Hoà tan 17,2 g một hỗn hợp hai kim loại gồm Cu và Ag dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít khí màu nâu. Khối lượng Cu và Ag tương ứng là:
A. 6,4 g; 10,8g
B. 11,8 g ; 5,4 g
C. 3,2g và 10,8g
D. 3,2g và 5,4g
Số mol của NO2 là: 6,72:22,4 = 0,3 mol
Gọi a và b lần lượt là số mol của Cu và Ag. Ta có:
Phương trình khối lượng: 64a + 108b = 17,2 (1)
Phương trình bảo toàn e: 2a + b = 0,3 (2)

Giải hệ (1) và (2). Suy ra: a = 0,1; b = 0,1. Vậy khối lượng Cu và Ag lần lượt là: 6,4g và 10,8 gam.
Câu 18: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (điều kiện thí nghiệm đủ) là
Trang 1/4- Mã đề thi 260


A. dung dịch HCl, khí CO2.
B. dung dịch NaOH, khí CO2.
C. dung dịch NaOH, khí NH3.
D. dung dịch HCl, dung dịch NaCl.
Câu 19: Trong số các polime: tơ tằm, sợi bông, len, tơ enang, tơ visco, nilon-6,6, tơ axetat, loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. Tơ tằm, sợi bông,nilon-6,6
B. Sợi bông, len, nilon-6,6
C. Tơ visco, nilon-6,6, tơ axetat
D. Sợi bông, tơ axetat, tơ visco
Câu 20: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có
màu xanh lam là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 21. Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
A. 8,10 gam.
B. 1,35 gam.
C. 5,40 gam.
D. 2,70 gam.
Số mol Al bằng số mol Fe có trong Fe2O3. Vậy số mol Al = 0,1. Vậy khối lượng Al là 2,7 gam.
Câu 22. Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là:
A. 3,36 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.

D. 6,72 lít.
Áp dụng định luật bảo toàn e: 3.nAl = 2.nH2. Vậy nH2 = 0,1.3/2 = 0,15 mol. Suy ra V = 3,36 lít.
Câu 23: Khi cho luồng khí H2 dư đi qua ống nghiệm chứa: Fe2O3; MgO; Al2O3; CuO. Nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm:
A. Fe; Cu; MgO; Al2O3
B. Al; Fe; Cu; MgO
C. Cu; FeO; Al2O3; MgO
D. Cu; Fe; Mg; Al2O3
Câu 24: Cho dãy các chất: HCOOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, C6H5OH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 25: Khi cho V lít khí CO2 (ở đktc) vào 150ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 2,24
hoặc 3,36
B. 3,36 hoặc 4,48
C. 4,48 hoặc 5,6
D. 2,24 hoặc 4,48.
Áp dụng công thức giải nhanh:
TH1: số mol CO2 = số mol kết tủa = 0,1 mol. Vậy V = 2,24 lít.
-

TH2: Số mol CO2 = số mol

OH   n �= 0,3 – 0,1 = 0,2. Vậy V = 4,48 lít.

Câu 26: Để hoà tan 20g kim loại cần dùng 1,2 lit dung dịch H2SO4 0,5M . Lượng axit dư trung hoà vừa đủ bởi 100ml NaOH 2M. Kim loại đó là:
A. Na
B. Mg
C. Ca

D. Ba
Số mol H2SO4 = 0,6 mol; số mol NaOH = 0,02 mol. Vậy số mol H+ tác dụng với kim loại là 0,1 mol.
Gọi n là hóa trị của kim loại ta có: M = 20n:1. Vậy n = 2 và M = 40. (là Ca)
Câu 27: Có bao nhiêu amin bậc I có công thức phân tử là C4H11N:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 28. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dd HCl?
C. C6H5NH2.
D. CH3COOH.
A. H2NCH(CH3)COOH.
B. C2H5OH.
Câu 29: Chất thuộc loại cacbohiđrat là
A. xenlulozơ.
B. glixerol.
C. protein.
D. poli(vinyl clorua).
Câu 30: Cho 11(g) hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na thu được 3,36 (l) H2(đktc). Hai ancol đó là:
A. C3H7OH, C4H9OH
B. C3H7OH, C2H5OH
C. C5H11OH, C4H9OH
D. CH3OH, C2H5OH.
Số mol H2 là: 0,15 mol, suy ra số mol 2 ancol là: 0,3 mol. Vậy

M

11
 36, 667 . Vị 2 ancol no, đơn chức, liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên: đáp án là
0,3


D
Câu 31: Poli (vinyl clorua) được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây?
A. CHCl = CHCl
B.CH2=CCl2
C.CH2=CHCl
D.CCl2=CCl2
Câu 32:. Cho các dung dịch sau: HCl(1); FeCl3(2); HNO3(3); Cu(NO3)2(4); AgNO3(5); NaOH(6). Dung dịch có thể hoà tan được Cu là:
A. 3,5,4,2
B. 1,3,5,4
C. 2, 5, 3
D. 4,3,5
II. PHẦN TỰ CHỌN
A.

Theo chương trình chuẩn

Câu 33: Khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào Al2(SO4)3 hiện tượng thu được sẽ là :
A. xuất hiện kết tủa rắn.
B. xuất hiện kết tủa keo.
C. xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan ra.
D. xuất hiện kết tủa sau đó nổi lên bề mặt dung dịch.
Câu 34: Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
A. Na2CO3.
B. NaCl.
C. CaSO4.
D. CaCO3.
Bài 35: Một dung dịch X chứa đồng thời Cu(NO 3)2, Zn(NO3)2, AgNO3.

Thứ tự các kim loại thoát ra ở catot khi điện


phân dung dịch trên là:
A. Ag, Cu, Zn
B. Ag, Zn ,Cu
C. Cu, Zn, Ag
D. Zn, Cu, Ag
Câu 36: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH–C6H5, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 37. Metyl axetat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo :
A. HCOOC3H7.
B. CH3COOCH3 C. C3H7COOH
D. C2H5COOH
Câu 38: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 36,0.
B. 16,2.
C. 9,0.
D. 18,0.
Số mol Ag là: 10,8:108=0,1 mol. Vậy m = 0,1:2.180 = 9,0 gam.
Câu 39: Để điều chế Al trong công nghiệp người ta dùng phương pháp:
A. điện phân dung dịch AlCl3.
B. điện phân nóng chảy Al2O3.
C. khử Al2O3 bằng C.
D. dùng K tác dụng với AlCl3 ở nhiệt độ cao.
Câu 40: Trộn 13,5g Al với 32g Fe2O3 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm sau phản ứng cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch NaOH dư thu được 3,36l khí (đktc). Vậy hiệu
suất của phản ứng là:
A. 60%
B. 85%

C. 80%
D. 66,67%.
Trang 2/4- Mã đề thi 260


Số mol Al là: 13,5:27 = 0,5 mol. Số mol Fe2O3 là: 32:160 = 0,2 mol. Số mol của H2 là: 3,36: 22,4 = 0,15 mol.
Áp dụng định luật bảo toàn e: số mol Al dư = 0,15.2:3 = 0,1 mol. Suy ra số mol Al tham gia phản ứng nhiệt nhôm là 0,5 – 0,1 = 0,4 mol. Vậy Fe 2O3 đã phản ứng hết. H =
0,2:0,2.100 = 100%. Không có đáp án nào thỏa.
B.

Theo chương trình nâng cao

Câu 41: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
A. NaOH, HCl.
B. Na2SO4, KOH.
C. KCl, NaNO3.
D. NaCl, H2SO4.
Câu 42: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe + X  FeCl3, FeCl3 + Y  Fe(OH)3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Cl2, NaOH.
B. NaCl, Cu(OH)2.
C. HCl, Al(OH)3.
D. HCl, NaOH.
Câu 43: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là
A. nhiệt phân MgCl2.
B. điện phân dung dịch MgCl2.
C. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. D. điện phân MgCl2 nóng chảy.
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metyl amin ( CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,12.
B. 4,48.
C. 3,36.

D. 2,24.
Bảo toàn nguyên tố nitơ. Số mol N2 = ½ số mol amin = 0,2:2 = 0,1. Vậy V =2,24 lít.
Câu 45: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca, Be, Mg. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2
Câu 46: Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A.2,24.
B. 3,36.
C. 6,72.
D. 4,48.
Áp dụng định luật bảo toàn e: 2.nCu = 2.nSO2 . Vậy V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Câu 47: Thủy phân chất X có công thức phân tử C3H6O2 trong môi trường axit thu được axit axetic. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOH.
B. CH3COOCH3.
C. HCOOC2H5.
D. HOC2H4CHO.
Câu 48: Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với
A. HCl, NaOH
B. NaCl, HCl
C. NaOH, NH3
D. HNO3, CH3COOH
---------- HẾT ---------

Trang 3/4- Mã đề thi 260




×