Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.48 KB, 17 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế mở cửa, phát triển theo xu hướng hội nhập,
thì công việc tư vấn pháp luật càng có vai trò quan trọng. Nhưng không vì nhu cầu xã hội
đòi hỏi mà Luật sư có thể ồ ạt đổ vào hành nghề tư vấn pháp luật, nghề tư vấn pháp luật
cũng cần những nguyên tắc riêng của nó, mà một trong những nguyên tắc đó là “Nguyên tắc
tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật”. Trong phạm vi bài tập lớn học kỳ này, em xin
làm rõ “Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật dân sự”.

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm về tư vấn pháp luật:
Tư vấn là “phát biểu những ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyền
quyết định” (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 1998, trang 1035);
Tư vấn pháp luật là việc Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo
các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư);
hoặc nói cách khác, tư vấn pháp luật là “Phát biểu những ý kiến về những vấn đề do khách
hàng đặt ra trên cơ sở các văn bản pháp luật mà không có quyền quyết định”, giúp khách
hàng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Như vậy, tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật,
cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Nhìn dưới góc độ Luật sư, tư vấn pháp luật là:
- Đưa ra một giải pháp pháp lý cho một tình huống cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng ứng xử đúng pháp luật.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 1



BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

Theo nghĩa rộng, tư vấn pháp luật còn là cung cấp các dịch vụ pháp lý khác sau tư vấn.
Ví dụ: đại diện cho khách hàng thực hiện một công việc cụ thể, tham gia tố tụng tại Tòa án,
v.v…
Đặc điểm cơ bản của tư vấn pháp luật là:
- Về phía khách hàng: là người mang đến tình huống pháp luật.
- Về phía Luật sư: dựa trên những tình huống, thông tin mà khách hàng cung cấp, Luật
sư thông tin, chỉ dẫn cho khách hàng một hành lang an toàn pháp lý.
Ví dụ: Thông tin khách hàng mang đến là “vấn đề có hợp pháp hay không?”; Luật sư sẽ
tư vấn cho khách hàng biết luật quy định vấn đề này như thế nào, Trình tự, thủ tục tiến hành
ra sao.
Do đó, Luật sư cần phải:
- Chỉ dẫn, đưa ra lời khuyên (chính kiến của Luật sư);
- Chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng (rủi ro);
- Đánh giá mức độ rủi ro để khuyên khách hàng hành động hay không hành động;
- Đưa ra những giải pháp cụ thể cho khách hàng lựa chọn.
Hiệu quả của tư vấn là:
- Giải pháp tư vấn phải mang lại hiệu quả kinh tế;
- Trong đời sống giao dịch thì đó là hành lang an toàn pháp lý, tiên liệu được rủi ro, đề ra
được giải pháp thực hiện nhằm tránh hoặc hạn chế rủi ro;
- Yêu cầu đặt ra trong khi tư vấn là các bên (Luật sư và khách hàng) phải tuân thủ pháp
luật, nguyên tắc đạo đức và ứng xử của nghề Luật sư, độc lập, khách quan, tôn trọng sự
thật, trung thực… trên cơ sở mọi vấn đề đều phải được giải quyết căn cứ theo pháp luật.
Tuy nhiên, cuộc sống luôn phong phú hơn những dự liệu của điều luật nên Luật sư cần
biết vận dụng nguyên tắc “công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm”.
Cũng cần chú ý một thực tế ở Việt Nam là các cơ quan tố tụng và cơ quan hành chính
chưa có sự tuân thủ pháp luật một cách triệt để, nghiêm túc nên khi tư vấn pháp luật cần đưa
ra nhiều tình huống dự liệu đề phòng những trường hợp này.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 2


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

2. Khái niệm về xung đột lợi ích:
Theo Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, xung đột là sự va chạm, đánh nhau, tranh
giành giữa những nhóm người, tập đoàn người hay giữa các quốc gia, dân tộc vì những mâu
thuẫn đối địch về tư tưởng, ý thức hệ, về quyền lợi vật chất, về tôn giáo, chủng tộc hay lãnh
thổ, v.v…
Xung đột có thể dừng lại ở mức “chiến tranh lạnh” vấn đề được giải quyết thông qua đối
thoại, hoà giải nhưng cũng có thể bùng nổ lên thành những cuộc ẩu đả bằng bạo lực, thành
những cuộc nội chiến hay chiến tranh biên giới đẫm máu, nhất là những xung đột về tôn
giáo và sắc tộc.
Lợi ích là một trong những động lực quan trọng trực tiếp thúc đẩy hành động của con
người nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân, gia đình, tập thể, giai cấp, dân tộc và xã hội. Một
cách tương ứng, người ta phân biệt lợi ích riêng (cá nhân) và lợi ích chung (của gia đình,
tập thể, tập đoàn, giai cấp, dân tộc hay xã hội). Lợi ích có thứ bậc khách quan: lợi ích xã hội
cao hơn lợi ích giai cấp, lợi ích giai cấp cao hơn lợi ích bộ phận, lợi ích tập thể cao hơn lợi
ích cá nhân, v.v…
Lợi ích là nguyên nhân thật sự, căn bản của hoạt động lịch sử và hành vi xã hội của con
người. Lợi ích được con người ý thức trở thành động cơ tư tưởng của hoạt động thực tiễn có
mục đích.
Trong xã hội có giai cấp, lợi ích gia đình và lợi ích cá nhân phụ thuộc vào lợi ích giai
cấp, vai trò hàng đầu thuộc về lợi ích giai cấp. Tính đối kháng giữa các lợi ích giai cấp là
nguyên nhân của đấu tranh giai cấp. Giai cấp thống trị nêu lợi ích của giai cấp mình thành
lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của chính đảng của giai cấp bị trị
là làm cho giai cấp bị trị giác ngộ về lợi ích giai cấp của mình.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích cơ bản của các giai cấp, của tầng lớp trong xã hội,
của cá nhân là thống nhất; lợi ích của tiến bộ xã hội trở thành lợi ích chung của toàn xã hội
– đó là tiền đề để kết hợp hài hoà các loại lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 3


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

II. NGUYÊN TẮC TRÁNH XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
DÂN SỰ
1. Quy định về “xung đột lợi ích” trong Luật Luật sư năm 2006:
Điều 5 và Điều 9 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của
khách hàng.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ
án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của
pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
b) Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái
pháp luật;

c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề,
trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
đ) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù
lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công
chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 4


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

g) Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của
luật sư.
Có thể hiểu khái niệm “quyền lợi đối lập nhau” được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9
Luật Luật sư (2006) cũng là khái niệm “xung đột lợi ích”.
Từ đó, cũng có thể hiểu được xung đột lợi ích trong pháp luật sân sự là những xung đột
lợi ích liên quan đến những vấn đề do pháp luật dân sự điều chỉnh, nói cách khác là các
quan hệ nhân thân và các quan hệ tài sản.
Vì vậy, Luật sư không được tư vấn cho cả hai bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng
một vụ việc. Việc Luật sư độc lập trong hoạt động tư vấn pháp luật phải được hiểu là độc
lập trong tổ chức hành nghề, không phải độc lập trong từng Luật sư.
Ví dụ: Trong cùng một văn phòng Luật sư (hay công ty luật) thì không được nhận tư vấn
pháp luật cho bên nguyên đơn lẫn bên bị đơn của cùng một vụ án.

Việc mâu thuẫn về lợi ích cũng có thể phát sinh sau khi bắt tay vào công việc. Luật sư
phải ngừng ngay công việc cho khách hàng khi có sự phát sinh đối kháng về quyền lợi giữa
các khách hàng này.
2. Những tình huống “xung đột lợi ích” trong thực tế:
a) Một khách hàng đến yêu cầu tư vấn chống lại một khách hàng khác cũng là khách
hàng của Luật sư:
Một khách hàng thường xuyên của Luật sư gặp rắc rối trong việc kinh doanh, khách
hàng đã trình bày với Luật sư vấn đề đó. Sau đó đối tác của khách hàng này cũng đến gặp
Luật sư yêu cầu tư vấn chống lại vị khách hàng thường xuyên kia. Trong trường hợp này
Luật sư phải từ chối tư vấn cho vị khách đến sau dù vị này có thể sẽ trả thù lao cao hơn và
bảo vệ lợi ích cho vị khách quen.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 5


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

Ví dụ: Cuộc ly hôn của hai “đại trí thức” kéo dài ròng rã 3 năm trời vì những thưa đi
kiện lại kéo dài, bao gồm tranh chấp quyền nuôi con và tài sản, nhất là tài sản. Người vợ,
dùng sức ảnh hưởng từ tên tuổi và những mối quan hệ mạnh của mình, không tiếc tiền và
tiếc tấm thân gái một con “vận động hành lang” để lần lượt thắng hết phiên tòa này này đến
phiên tòa khác. Internet, blog, truyền thông báo chí cũng được chị đưa vào công cuộc chống
lại chồng. Người chồng không phải tay vừa, điên cuồng tập trung mọi chứng cứ để chống
lại vợ. Hai bên nội ngoại cũng vào cuộc, lập thành hai chiến tuyến. Một mối quan hệ, từ
mâu thuẫn tình cảm chuyển sang mâu thuẫn quyền lợi, thành ra cuộc chiến một mất một
còn. Hai con người mang trong lòng một khối thù hận kết hợp với lòng tham, đã tàn phá tan
hoang hình ảnh của họ trong nhau, và nhấn đứa con lên bảy trong bể phẫn nộ của họ.
Trong trường hợp này, rõ ràng quyền lợi của 2 bên vợ và chồng mâu thuẫn đối lập nhau,

Luật sư chỉ được nhận tư vấn cho một phía là chồng hoặc vợ, không được nhận tư vấn cho
cả hai vợ chồng này.
b) Luật sư cùng lúc làm việc cho cả người bán và người mua trong một cuộc mua
bán tài sản:
Trong hợp đồng mua bán tài sản, mục đích hướng đến của các bên đều là lợi nhuận và
luôn cố gắng làm sao để đạt được lợi nhuận về mình cao nhất. Người mua cốt sao mua được
giá càng rẻ càng tốt, người bán cốt sao bán được giá càng đắt càng hay. Vì vậy, thiệt hại của
bên này chính là lợi ích của bên kia nên xung đột lợi ích giữa bên mua và bên bán là điều tất
yếu. Chính vì vậy, Luật sư không thể làm tròn trách nhiệm nghề nghiệp của mình đối với cả
hai bên mua và bán tài sản trong cùng một vụ mua bán.
Theo Luật sư Đỗ Trọng Hải, Giám đốc Công ty Luật Bizlink, những vụ kiện cáo giữa
người mua nhà và chủ đầu tư nổ ra gần đây chủ yếu xuất phát từ sự thiếu minh bạch trên thị
trường nhà đất và hợp đồng mua bán nhà không chặt chẽ. Theo đó, trong nhiều năm, người
mua nhà thường ở thế bất lợi hơn so với chủ đầu tư, đặc biệt các chủ đầu tư nhà nước.
Trong điều kiện đó, theo ông Hải, người mua nhà không có cơ hội đàm phán về hợp
đồng và các thủ tục, mà thường chấp nhận hợp đồng do chủ đầu tư soạn sẵn. Đồng thời,
HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 6


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

thông tin về các dự án không được công bố rộng rãi, nên người mua nhà cũng không có cơ
hội tìm hiểu kỹ về bất động sản trước khi đặt bút ký hợp đồng. Thậm chí, nhiều người mua
nhà chấp nhận mua theo hình thức “góp vốn” hay bằng giấy viết tay, mà không cần đến hợp
đồng. Vì thế, khi có trục trặc xảy ra, lợi thế vẫn thuộc về chủ đầu tư và quyền lợi cho khách
hàng khó được bảo đảm.
Thêm vào đó, nhiều khách hàng không chú ý đến mặt pháp lý trong mua bán nhà cửa.
“Pháp luật về đất đai, nhà cửa tại Việt Nam rất phức tạp, nhưng người mua nhà lại ít khi tìm

hiểu cặn kẽ mà thường quen với thỏa thuận miệng, giao kết đại khái”, ông Hải nhận xét.
Ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc kinh doanh một công ty cổ phần tại Hà Nội cũng rơi
vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì bên bán nhà “lật kèo”. Đầu năm nay ông Tuấn ký hợp
đồng mua một căn nhà tại quận Hoàn Kiếm giá 20 tỷ đồng với một công ty bất động sản.
Ông Tuấn đặt cọc 500 triệu đồng và hẹn một tháng sau nhận nhà.
Tuy nhiên, công ty địa ốc này đang cho một nhà hàng thuê lại căn nhà, nên một tháng
sau thời hạn trong hợp đồng, công ty vẫn không thể bàn giao. Ông Tuấn vì muốn nhanh
chóng nhận được nhà, đồng ý cùng công ty trả tiền bồi thường hợp đồng cho bên thuê 2 tỷ
đồng. Tuy nhiên, đến lúc này, công ty kinh doanh bất động sản không đồng ý mà đưa ra hai
lựa chọn: hoặc ông Tuấn mua với giá 22 tỷ đồng và tự đòi nhà từ người thuê, hoặc mua với
giá 24 tỷ đồng thì công ty sẽ đòi nhà giúp.
Hiện ông Tuấn không đồng ý với đề xuất này của công ty địa ốc. Đáng chú ý, ngoài hợp
đồng mua bán nhà, 2 bên không có thỏa thuận nào khác bằng văn bản, mà đều thỏa thuận
miệng hoặc dùng tin nhắn điện thoại để trao đổi.
Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường, trong bối cảnh
nhà đất được chủ đầu tư tung ra thị trường ít, mà người mua thì nhiều, việc bảo đảm quyền
lợi cho khách hàng ít được quan tâm. Hơn nữa, nhiều trường hợp mua nhà “trên giấy” nên
người mua cũng không hình dung được căn nhà mình mua ra sao.
Chị Hà, nhân viên Công ty Âu Lạc cho hay, chị phải “lót tay” cho nhân viên kinh doanh
tại một khu căn hộ có tiếng cao cấp tại Hà Nội để được “đội” lên trong danh sách khách
HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 7


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

hàng chờ mua. Chủ đầu tư khu căn hộ này tung ra 160 căn hộ trong một đợt, nhưng chỉ
trong 3 ngày đầu đã có tới trên 600 người đăng ký mua. “Đến khi nhận được thông báo
được mua nhà, mình mừng quá, nên cũng không chú ý đến hợp đồng”, chị Hà thừa nhận.

Luật Nhà ở ban hành năm 2005 quy định, trong trường hợp có tranh chấp về nhà ở, Nhà
nước khuyến khích các bên giải quyết thông qua hòa giải. Trong trường hợp hòa giải bất
thành, vụ việc được xử lý theo Luật Dân sự. Tương tự, Luật Kinh doanh Bất động sản có
hiệu lực từ 1/1 cũng quy định, mọi tranh chấp đều xử lý như đối với hợp đồng dân sự. Tuy
nhiên, hiện hầu hết hợp đồng mua bán nhà chưa có các điều khoản cụ thể về quyền lợi và
nghĩa vụ của 2 bên cũng như những điều khoản về chất lượng nhà.
Cùng với đó, hiện chưa có cơ chế quản lý rủi ro cho khách hàng. Khi chủ đầu tư phá sản,
quyền lợi của người mua nhà khó được bảo đảm. Trong nhiều trường hợp, chủ đầu tư “sang
tay” dự án cho đơn vị khác, nhưng người mua nhà cũng không được thông báo, hoặc thông
báo chậm…
c) Khách hàng yêu cầu tư vấn về một tài liệu mà Văn phòng của Luật sư đã soạn thảo
cho một khách hàng khác:
Tài liệu mà văn phòng Luật sư đã soạn thảo cho khách hàng của mình có thể là hợp đồng
mua bán, di chúc, thỏa thuận về phân chia tài sản chung, v.v… nhằm đạt được hiệu cả kinh
tế cao nhất cho khách hàng của mình. Nếu có một khách hàng khác đến yêu cầu Luật sư tư
vấn về tính đúng sai, các khía cạnh pháp lý, lợi ích của các tài liệu nói trên mà Luật sư lại
nhận lời tư vấn thì rõ ràng Luật sư đã vi phạm vào điều cấm của Luật Luật sư và nguyên tắc
đạo đức nghề nghiệp của mình là tiết lộ bí mật của khách hàng, được quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư.
Ví dụ: Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng đại lý bán hàng giữa một doanh nghiệp Trung Quốc
và một Công ty thương mại Việt nam về bán sản phẩm kim khí cao cấp và máy nông
nghiệp; Tư vấn cho một công ty cổ phần để xác định việc không áp dụng quy định về thuế
thu nhập bồ sung khi thực hiện một luật thuế mới (giảm hàng trăm triệu đồng so với mức cơ
quan thuế dự kiến ấn định);
HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 8


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ


Tham gia tư vấn cho một Công ty của Nhật về lựa chọn phương thức thanh toán liên
quan hợp đồng cung cấp thiết bị khai thác mỏ cho một doanh nghiệp nhà nước Việt nam; Tư
vấn và giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi về thuế theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước;
Tư vấn, soạn thảo cho một cơ quan nhà nước Việt nam cam kết bảo lãnh cho một doanh
nghiệp nhà nước Việt nam trong việc thực hiện một dự án điện BOT với nhà đầu tư nước
ngoài; v.v…
d) Cùng lúc tư vấn cho Ngân hàng cho vay tiền và người vay tiền:
Khi ký hợp đồng cho vay tiền, mục đích của Ngân hàng là thu được vốn và lãi từ người
vay ở mức cao nhất có thể, thời gian thu hồi vốn ngắn nhất; còn mục đích của người vay là
vay được tiền và trả lãi suất ở mức thấp nhất, vay trong thời gian dài nhất, cá biệt có trường
hợp người vay cũng muốn quịt nợ Ngân hàng nên yêu cầu Luật sư tư vấn các biện pháp lợi
dụng kẻ hỡ của pháp luật để trốn tránh nghĩa vụ trả tiền.
Dưới đây là một trong những ví dụ điển hình đã xảy ra trong thực tế:
Năm 1996, chị Lê Thị Thu Hà (ấp Phú Mỹ Thượng, xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang) có vay của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Phú Tân 30 triệu đồng. Để làm tin, chị
Hà đã mượn bốn “giấy đỏ” đất nông nghiệp của cha và các cô, chú để thế chấp cho ngân
hàng. Sau đó, vì nuôi cá thua lỗ, chị Hà mất khả năng trả nợ.
Năm 1998, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Phú Tân đã thưa chị Hà ra tòa để đòi nợ. Cho
là chị Hà có dấu hiệu phạm tội hình sự, TAND huyện Phú Tân đã chuyển hồ sơ vụ án sang
cơ quan điều tra. Nóng lòng thu hồi nợ, ngân hàng quay sang kiện bốn người chủ “giấy đỏ”
nêu trên.
Năm 2000, khi mời hai bên đến hòa giải, TAND huyện Phú Tân phát hiện có hai khế ước
vay tiền (một do ngân hàng giữ và một do người vay giữ) khác biệt nhau. Tờ khế ước của
người vay thể hiện số tiền được duyệt vay là 80 triệu đồng. Tuy nhiên, bên cột ký nhận của
người vay và của kế toán lại cho thấy chị Hà chỉ nhận có 30 triệu đồng. Ngược lại, khế ước
của ngân hàng thể hiện chị Hà có ký nhận vay tiền hai đợt, đợt đầu 30 triệu đồng, đợt sau 50
triệu đồng.
HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310


Page 9


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

Ông Lê Thành Đúng (một trong bốn chủ “giấy đỏ”) cho hay lúc hòa giải, thẩm phán chỉ
công nhận tờ khế ước của bên vay vì số tiền trả lãi khớp với số tiền vay là 30 triệu đồng.
Kết thúc buổi hòa giải, ngân hàng đồng ý rút đơn khởi kiện. Sau đó, hai bên thống nhất là
bốn chủ đất phải trả nợ thay cho người vay, trả cả vốn lẫn lãi và tiền phạt nộp lãi trễ hạn,
tổng cộng hơn 50 triệu đồng. Tháng 3-2001, bốn chủ đất đã trả hết nợ theo thỏa thuận
nhưng đến giờ ngân hàng vẫn không trả “giấy đỏ” cho họ.
Ức lòng, những người chủ “giấy đỏ” quay lại khởi kiện ngân hàng để đòi lại “giấy đỏ”.
Năm 2004, TAND huyện Phú Tân thụ lý vụ án nhưng phải đến hai năm sau mới đưa vụ án
ra giải quyết. Nhưng rồi vào tháng 10-2007, TAND huyện Phú Tân lại ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án với lý do “không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án”. Theo Hướng
dẫn số 193 ngày 27-3-2007 của TAND tối cao, những trường hợp đòi lại “giấy đỏ” thuộc
thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứ không phải của tòa án.
Không đồng ý với sự từ chối này, ông Đúng và ba người chủ “giấy đỏ” đã khiếu nại đến
TAND tỉnh. Nơi đây cũng dựa vào quy định trên của TAND tối cao để hướng dẫn các
đương sự sang Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh An Giang khiếu nại. Ngân hàng này hứa giải
quyết nhưng đến nay vẫn chưa “động đậy”gì.
Một cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh An Giang cho biết: Ngân hàng Nông nghiệp
huyện Phú Tân đã làm đúng vì người vay còn nợ 50 triệu đồng. Theo nguyên tắc, nếu còn
nợ thì ngân hàng không thể trả lại “giấy đỏ”. Ông Trần Văn Nông, Giám đốc Ngân hàng
Nông nghiệp huyện Phú Tân, cũng cho rằng cơ quan của ông có đủ các giấy tờ chứng minh
chị Hà đã vay 50 triệu đồng. “Vì sao trên khế ước của bên vay, bên vay chỉ ký nhận vay của
ngân hàng có 30 triệu đồng?” – “Có lẽ nghĩ chị Hà là chỗ thân quen nên cán bộ ngân hàng
đã cho vay thêm 50 triệu đồng khi chị Hà không mang theo khế ước. Đây là lỗi của cán bộ
cho vay!”, ông Nông giải thích.
Rõ ràng, bản chất của việc tranh chấp giữa đôi bên là số tiền cho vay trên thực tế. Phía

ngân hàng khăng khăng số tiền vay là 80 triệu đồng nhưng phía khách hàng lại khẳng định
số tiền vay chỉ là 30 triệu đồng. Vì sao có con số chênh lệch 50 triệu đồng? Nếu chứng
HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 10


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

minh được chị Hà đã thật sự nhận 80 triệu đồng thì tại sao ngân hàng không khởi kiện ra tòa
để đòi nợ mà lại nhì nhằng “giam” giấy đỏ của bên bảo lãnh?
Vụ việc cũng đã kéo dài 12 năm mà biện pháp thu hồi thợ của Ngân hàng cũng chỉ là nhì
nhằng “giam” giấy đỏ. Để đảm bảo được quyền lợi, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Phú
Tân có thể chủ động nhờ Luật sư tư vấn để giải quyết dứt điểm vụ việc. Nếu còn thời hiệu
khởi kiện, ngân hàng có thể đưa vụ tranh chấp ra tòa để được chính thức xác định số tiền
cho vay cũng như trách nhiệm trả nợ (nếu có) của những người liên quan. Trường hợp đã
hết thời hiệu, ngân hàng cần sớm “gút” lại khoản nợ để có thể giao trả “giấy đỏ” cho bốn
chủ đất sau khi đã thu hồi nợ xong. Hoặc người vay cũng có thể nhờ Luật sư tư vấn cách
chống lại sự tùy tiện “giam giấy đỏ” của Ngân hàng.
e) Luật sư làm việc cho khách hàng A trong khi Luật sư nắm được thông tin mật do
khách hàng B cung cấp và thông tin này liên quan đế công việc mà khách hàng A muốn
giao cho Luật sư thực hiện;
Thông tin mật mà khách hàng cung cấp cho Luật sư có thể là bí mật đời tư hoặc bí mật
kinh doanh, bí mật công tác, v.v…
Theo quan điểm của một số người làm công tác pháp luật, bí mật đời tư có thể được hiểu
là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về
hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ… gắn liền với một cá nhân
mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân
người đó biết hoặc những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ
chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai. “Bí mật đời tư” có thể hiểu là “chuyện trong nhà”

của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức
khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…
Bí mật kinh doanh có thể hiểu là những thông tin nội bộ doanh nghiệp mà chỉ có những
người có trách nhiệm quyết định sự tồn vong cùa doanh nghiệp ấy biết, và nếu những thông
tin này bị tiết lộ cho một bên thứ ba biết thì sẽ bất lợi cho doanh nghiệp.
Ví dụ:
HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 11


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

Một doanh nghiệp A nhờ Luật sư tư vấn pháp luật đối với một Dự án đang trên bờ vực
phá sản của doanh nghiệp mình, việc khôi phục hay hủy bỏ nó cần phải được tiến hành một
cách bài bản có trình tự để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. Khi một Dự
án bị “sa lầy”, chúng ta nên cứu nó hay để cho nó chết? Và làm sao để cứu? Đây chính là
thông tin mật của doanh nghiệp, nếu tin này bị loan ra ngoài, các đối tác sẽ cắt hợp đồng
làm ăn, ngân hàng sẽ tìm cách thu hồi vốn vay… doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị vỡ nợ mà
không có cách nào cứu vãn tình hình được.
Trong khi đó, doanh nghiệp B đối thủ của doanh nghiệp này đang rất muốn biết thông tin
về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp A và nhờ Luật sư tìm hiểu thông tin về A
và những biện pháp để giành thị phần đối với A. Rõ ràng, trong trường hợp này, Luật sư
phải từ chối tư vấn cho B vì như vậy cũng là tiết lộ thông tin mật của khách hàng.
f) Tư vấn cho người sử dụng lao động và người lao động trong cùng một doanh
nghiệp:
Nhà đầu tư sử dụng lao động luôn mong muốn: trả lương thấp, hạn chế điều kiện an toàn
và vệ sinh lao động, kéo dài thời gian làm việc, không muốn tăng lương cho lao động làm
việc lâu năm, không muốn trả tiền phụ cấp, cung cấp bữa ăn trưa cho người lao động giá rẻ
nhất, tùy tiện tăng ca bất cứ lúc nào, trốn tránh việc ký hợp đồng lao động và mua bảo hiểm

cho công nhân… để nhằm giảm chi phí đầu vào và đạt được lợi nhuận cao nhất trong sản
xuất kinh doanh.
Ngược lại, người lao động luôn mong muốn được trả lương cao, điều kiện lao động an
toàn và đảm bảo vệ sinh lao động, làm việc đúng giờ quy định, được tăng lương cho lao
động làm việc lâu năm, được trả tiền phụ cấp, cung cấp bữa ăn trưa cho người lao động giàu
dinh dưỡng, không được tùy tiện tăng ca, được công ty ký hợp đồng lao động và công ty
mua bảo hiểm cho công nhân…
Như vậy, lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động xung đột nhau rõ rệt.
Thiệt hại của bên này là lợi ích của bên kia, nên Luật sư không thể cùng lúc tư vấn bảo vệ
quyền lợi cho người sử dụng lao động và người lao động trong cùng một doanh nghiệp.
HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 12


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

Ví dụ:
Ngày 5/1, nhiều cuộc đình công tại các Khu chế xuất, KCN ở hai địa phương Bình
Dương và TP.HCM tiếp tục diễn ra.
Tại KCN Sóng Thần (Bình Dương), hơn 1.000 công nhân của Công ty Beautec Vina
(công ty 100% vốn Hàn Quốc, sản xuất áo sơmi) kiên nhẫn đình công cho đến khi Ban giám
đốc công ty đưa ra những chính sách hợp lý về tiền lương.
Cuộc đình công của công nhân công ty này đã diễn ra ngay từ những ngày đầu tháng
1/2006. Lý do khiến họ đình công là yêu cầu phải được tăng lương tối thiểu vì với mức
lương căn bản 620.000 đồng/ tháng không đủ sống cho công nhân, chưa nói đến việc tích
góp hay gởi về gia đình.
Qua nhiều lần thương lượng, lãnh đạo Công ty Beautec Vina đồng ý tăng thêm 50.000
đồng/ người với điều kiện phải hoàn thành 1.200 thành phẩm trước 18h mỗi ngày (thay vì
20h-2h30 như bình thường). Nếu làm chậm sẽ không được tính tiền tăng ca, đồng nghĩa với

việc “làm không công”.
Thái độ giải quyết nửa vời của Công ty Beautec Vina đã làm cho công nhân vô cùng bức
xúc. CN phản đối vì cho rằng công ty “ép” sản lượng. Chị N.T.N.L nói: “Chúng tôi làm việc
cật lực cũng không thể hoàn thành nổi chỉ tiêu ấy!. Khoán thành phẩm như vậy chẳng khác
nào dồn công nhân vào đường cùng”.
Công nhân Công ty Beautec cũng phản ánh họ thường làm việc đến 22h mới được nghỉ.
Người chưa hoàn thành định mức công việc thì phải làm đến 0h cho đến 2h sáng ngày hôm
sau. Việc tăng ca quá tùy tiện khiến nhiều nữ công nhân liên tục bị kiệt sức ngất xỉu.
Nằm ngay bên cạnh, công nhân Công ty Eins Vina (100% vốn của Hàn Quốc, sản xuất
hàng may mặc), khoảng 400 công nhân cũng đình công từ ngày 4/1 với những lý do tương
tự.
Cách đó vài con đường, công nhân Công ty TNHH Yaban Chain Industrial (chuyên sản
xuất sên xe) cũng đồng loạt đình công đòi tăng lương tối thiểu. Anh L.V.B cho biết, lương
công ty trả quá thấp. Chìa ra ngón tay trỏ đã bị đứt mất một đốt, L. cho biết, từ hồi anh bị tai
HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 13


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

nạn lao động anh chưa hề nhận được khoản trợ cấp tai nạn lao động. Nhiều công nhân ở đây
bị tai nạn trong quá trình làm việc cũng không nhận được gì ngoài số tiền viện phí, thuốc
men.
Tại Công ty TNHH Full in cũng có khoảng trên 400 công nhân đình công với lý do tiền
cơm trưa không phù hợp. Trong thông báo mà công ty này niêm yết trước cổng ra vào nêu
rõ: vẫn giữ nguyên mức lương như cũ; không trừ tiền cơm 2.000 đồng/ ngày của công nhân.
Khởi điểm của làn sóng đình công rầm rộ hiện nay theo đánh giá khởi đầu từ TP.HCM.
Tại TP.HCM, do sức ép đình công của công nhân quá lớn, Công ty KOLLAN và HUGO
(Hồng Kông, sản xuất hàng may mặc); Công ty LATEX (Đài Loan, sản xuất gia công giầy

da), đã tạm thời cho công nhân nghỉ làm từ ngày 4-5/1/2006.
Một số Công ty đã thỏa thuận được với công nhân đình công, thuyết phục họ trở lại làm
việc như: Công ty Yuji (Hàn Quốc, sản xuất dụng cụ gia dụng bằng thép). Công nhân của
công ty này đã đồng ý làm việc trở lại sau khi Ban giám đốc xem xét giải quyết một số kiến
nghị của công nhân như: điều chỉnh trợ cấp 100.000 đồng/người, tạm ứng 50% lương tháng
1/2006, công bố số ngày nghỉ Tết.
Công ty KP (công ty Mỹ nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận, chuyên sản xuất nữ trang)
cũng đã giải quyết thỏa đáp ứng yêu cầu tiền thưởng Tết, giải quyết các kiến nghị của công
nhân. Tuy nhiên, đến ngày 5/1, vẫn còn xảy ra 5 vụ đình công tại TP.HCM.
Trước việc công nhân ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Bình Dương đình công đòi tăng lương tối thiểu. Ông Phạm Văn Tuấn- Phó trưởng ban Quản
lý các khu công nghiệp Bình Dương cho biết, các doanh nghiệp vẫn sẽ áp dụng mức lương
tối thiểu là 556.000 đồng/ tháng cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.
Theo kết quả báo cáo về việc thực hiện các quy định của nhà nước đối với 59 doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trong 40 doanh nghiệp mà đoàn đã kiểm tra, chỉ có 2
đơn vị thực hiện tương đối đầy đủ các nội dung theo quy định của Bộ Luật lao động, Luật
công đoàn gồm: Công ty TNHH Đông Hòa và Công ty TNHH Phước Thành.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 14


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

38 đơn vị còn lại không thực hiện đầy đủ các quy định như: không ký hợp đồng lao động
hoặc ký hợp đồng lao động không đầy đủ với công nhân; không đăng lý lao động với cơ
quan lao động; không thực hiện báo cáo định kỳ tình hình sử dụng lao động, tình hình tai
nạn lao động với cơ quan lao động; thực hiện các chế độ BHYT, BHXH, lế Tết, chế độ tăng
ca, làm đêm, làm thêm giờ không đúng theo quy định…

Chỉ có 9/40 đơn vị 100% số lao động đều được ký hợp đồng lao động; 4 đơn vị chưa ký
hợp đồng lao động với người lao động, gồm: Công ty TNHH Quang Vinh, Thành Đạt, Huy
Hoàng, Vĩnh Phước Lộc,
Các đơn vị còn lại ký hợp đồng lao động với người lao động không đầy đủ. Theo trình
bày của các đơn vị, do số lao động không ổn định, ra vào thường xuyên, nhiều lao động
không chịu ký hợp đồng lao động do sợ bị trừ lương khi tham gia BHXH. Tuy nhiên qua
kiêm tra, số lao động làm việc ổn định tại các đơn vị chiếm tỷ lệ không lớn, dao động
khoảng từ 10- 30%.
Kiểm tra bảng lương, đoàn thanh tra phát hiện nhiều công nhân làm việc liên tục trên 3
tháng nhưng không được hưởng chế độ nào khác ngoài lương hay nhiều công nhân làm việc
có tính chất thường xuyên nhưng chỉ được ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.
Theo nhận định, việc làm trên của các doanh nghiệp là nhằm tránh né việc trích nộp
BHXH. Như vậy, những cuộc đình công rầm rộ cuối năm tại Bình Dương không đơn thuần
là vì mức lương cơ bản quá thấp mà còn vì những quyền lợi cơ bản của người lao động
không được người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ.
Một trong những nguyên nhân chính khiến công nhân trong các doanh nghiệp FDI đình
công liên quan đến việc áp dụng Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/6/1999
của Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH). Theo đó, quy định mức lương tối
thiểu trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo tỷ giá trao đổi ngoại tệ tại thời
điểm ngày 1/7/1999 là 13.910 đồng/ USD là không còn phù hợp với tỷ giá hiện tại.

KẾT LUẬN
HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 15


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

Tư vấn pháp luật không phải là phổ biến, giáo dục pháp luật một cách chung chung hoặc

chuyển tải thông tin pháp lý về các văn bản pháp luật mới; tư vấn pháp luật cũng không
phải là tuyên truyền pháp luật; mà tư vấn pháp luật là một nghề sử dụng trí tuệ của những
chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật một cách sâu rộng, có đạo đức hành nghề, lương
tâm và trách nhiệm đối với khách hàng.
Thông qua phân tích trên, thấy được rất rõ vai trò quan trọng của nguyên tắc tránh xung
đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật dân sự nói riêng và hoạt động tư vấn phap luật
nói chung.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 16


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MÔN KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ

Danh mục tài liệu tham khảo:
1.

Kỹ năng hành nghề Luật sư – Ts Phan Hữu Thư;

2.

Vietnamnet ngày 20/12/2006;

3.

Vietnamnet ngày 05/01/2006;

4.


Nhà đất Sài Gòn ngày 28/9/2007;

5.

SGGP ngày 10/12/2007;

6.

Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/02/2008;

7.

Thanh Niên ngày 7/3/2008.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN – MSSV: 341310

Page 17



×