Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích cơ sở thiết lập và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thành bang spac và nhà nước thành bang aten

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.36 KB, 6 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Khác các quốc ở phương Đông ( Ai Cập, Ba Tư, Trung Quốc ), nhà
nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới hình thức các thành bang – đặc trưng cho
sự phát triển của nhà nước trong điều kiện tự nhiên – xã hội mà ở đó việc
thống nhất các vùng đất không phải là yêu cầu cấp bách. Trong các nhà
nước thành bang ở Hy Lạp, nổi lên hai thành bang lớn và tiêu biểu nhất là
thành bang Xpác (Sparta) và thành bang Aten (Athena). Vì vậy “ Phân tích
cơ sở thiết lập và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thành bang spac và
nhà nước thành bang aten “ sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về nhà nước
thành bang ở Hy Lạp – nên văn minh lớn của thời kì cổ đại.
I. Cơ sở thiết lập nhà nước thành bang Xpac và nhà nước thành
bang Aten
1. Điểm giống nhau cơ bản
1.1. Điều kiện tự nhiên
Spác và Aten là hai thành bang tiêu biểu của nhà nước cổ đại Hy Lạp
với địa hình tự nhiên bị cắt xẻ thành nhiều vũng vịnh kín gió. Cũng từ đây
hình thành nên các thung lũng chạy đâm ra biển có sự tập chung đông dân
cư với các hoạt động buôn bán trao đổi. Các thành bang dần dần hình thành
từ thung lũng đó.
1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội
Nền kinh tế chủ yếu là công – thương nghiệp. Trong đó, nền kinh tế
hàng hóa ra đời từ rất sớm đã thúc đẩy nhà nước phát triển rất nhanh chóng
đồng thời quy định thiết chế nhà nước và pháp luật. Chế độ sở hữu tư nhân
rất phát triển với sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không chỉ có ruộng
đất mà còn là các hầm mỏ, thuyền bè, công xưởng, tiền, nô lệ,…


Trong xã hội hình thành ba giai cấp chính đó là: giai cấp chủ nô, giai cấp
bình dân và giai cấp nô lệ. Trong đó, giai cấp chủ nô nắm toàn quyền sở hữu
về tư liệu sản xuất, giai cấp bình dân nắm giữ ít hơn và chịu sự bóc lột của
chủ nô, giai cấp nô lệ chiếm phần đông trong xã hội nhưng lại là giai cấp


chịu sự bóc lột nặng nề nhất, nô lệ được coi là một thứ hàng hóa sống. Chính
vì sự bất bình đẳng đó mà trong xã hội, luôn tồn tại những mâu thuẫn giữa
nô lệ và chủ nô, ngoài ra còn có mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp. Chính
những mâu thuẫn này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển
của hai nhà nước thành bang Xpác và Aten.
2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước thành bang Xpac và Aten
2.1. Nhà nước Xpác điển hình cho hình thức nhà nước cộng hòa
quý tộc chủ nô, là quốc gia nông nghiệp, được thiết lập theo quá trình
phân hóa giai cấp
Nằm ở vùng đồng bằng Laconi màu mỡ nhất Hi Lạp. Không có tài
nguyên thiên nhiên và điều kiện phát triển công thương nghiệp.
Nhà nước thành bang Xpac thực hiện phát triên nông nghiệp và hạn
chế công thương nghiệp
Phải chịu sự tác động của yếu tố chiến tranh,vào khoảng khoảng thế kỉ
12 những người Đô riêng gốc Hi Lạp di cư tới bán đảo Penopoledo tiến hành
chinh phạt những người Akean và Metxeni biến họ thành những người thuộc
giai cấp bị trị (nô lệ).
Vì mục tiêu chiến tranh nên tập trung xây dựng quân đội, vì thế vai trò
quyền lực của tầng lớp quý tộc quân sự rất mạnh.
=> Do cơ sở kinh tế và những đặc thù chính trị - xã hội rất riêng, nên
ở Xpác phát sinh và tồn tại chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô.
2.2. Nhà nước thành bang Aten là điển hình của hình thức nhà
nước cộng hòa dân chủ chủ nô


Aten là trung tâm của vùng đồng bằng Attích, thuộc miền trung Hy
Lạp. Đất đai khô cằn, bờ biển phía Tây có nhiều hải cảng tốt, tài nguyên
thiên nhiên phong phú  kinh tế nông nghiệp không phát triển nhưng thủ
công nghiệp, thương nghiệp phát triển, giữ vai trò chủ đạo  tầng lớp chủ
nô công thương nghiệp giàu lên nhanh chóng nhưng địa vị chính trị không

có.
Trong xã hội Aten lúc này có 2 mâu thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn
giữa quí tộc chủ nô cũ và quí tộc chủ nô mới; mâu thuẫn giữa giai cấp quí
tộc chủ nô nói chung và tầng lớp bình dân, nô lệ  chính điều này là nguyên
nhân chủ yếu quyết định cuộc cải cách chuyển nhà nước Aten từ chính thể
cộng hòa quý tộc chủ nô thành cộng hòa dân chủ chủ nô.
Quá trình dân chủ hóa của Aten thực hiên thông qua các cuộc cải
cách,như của Xô lông năm 954, Clitten năm 509, Periclet khoảng giữa thế
kỷ V TCN. Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ
cổ đại, thậm chí đây còn là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ
khi có nhà nước và pháp luật, tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn
minh Hy Lạp cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu thời kỳ cận hiện
đại sau này.
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Xpac và nhà nước Aten
1. Nhà nước Xpac
Đứng đầu nhà nước Xpác là hai vua, có quyền ngang nhau. Vua vừa là
thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ tối cao, vừa là người xử án. Hai vua là thành
viên trong hội đồng trưởng lão. Hội đồng trưởng lão có vai trò quan trọng
trong bộ máy nhà nước, có quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến
vận mệnh quốc gia, như chiến tranh và hòa bình.
Xét về mặt hình thức, hội nghị công dân là cơ quan quyền lực cao
nhất.Trong hội nghị, công dân có quyền thông qua hay phản đối những


quyết định vủa hội đồng trưởng lão. Đây không phải là cơ quan thường trực
của nhà nước. Hội nghị công dân không có quyến quyết định những vấn đề
quan trọng của quốc gia.
Về sau do mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, xung đột giữa hội
đồng trưởng lão và hội nghị công dân càng thêm trầm trọng, nên đã thiết lập
một cơ quan mới: Hội đồng 5 quan giám sát – Hội đồng này là đại diện của

tập đoàn quý tộc bảo thủ nhất. Chức năng, quyền hạn của cơ quan này bao
trùm lên tất cả các cơ quan khác. Thực chất, nó là cơ quan nhằm tập trung
mọi quyền lực vào tay tầng lớp quý tộc chủ nô.
Nhà nước Xpác đặc biệt chú trọng xây dựng lực lượng quân sự. Việc
xây dựng quân đội là trách nhiệm không chỉ của nhà nước mà còn của nhân
dân.
Nhà nước Xpác là dinh lũy của thế lực chủ nô lạc hậu, phản động
nhất, chống lại những thành bang theo chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô.
Quyền lực nhà nước được tập trung đến mức tối đa vào tay tầng lớp quý tộc
chủ nô và quyền dân chủ của những người tự do bị hạn chế tới mức tối thiểu.
2. Nhà nước Aten
Hội nghị công dân: Tính chất cộng hoà của nhà nước này thể hiện rõ
nhất ở tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Hội
nghị công dân.
Về tổ chức, thành phần của hội nghị công dân theo qui định của luật năm
451 TCN, những công dân được tham gia Hội nghị này phải là những công
dân tự do Aten, là nam giới, đủ 18 tuổi trở lên, có cả cha mẹ là người Aten.
Về thẩm quyền, Hội nghị công dân có quyền quyết định những vấn đề lớn
của đất nước như vấn đề chiến tranh, hoà bình; vấn đề xây dựng hay thông
qua các đạo luật; giám sát các cơ quan nhà nước khác. Ngoài ra Hội nghị


công dân còn có quyền bầu ra các quan chức nhà nước, xét duyệt công việc
quan trọng của Toà án, có quyền cung cấp lương thực cho thành phố.
Hội đồng 500 người: Được thành lập bởi Hội nghị công dân bằng hình
thức bỏ phiếu. Cơ quan này giữ chức năng hành chính, tư vấn, có quyền
quản lí về tài chính.
Hội đồng 10 tướng lĩnh: Cơ quan này cũng được bầu trong hội nghị
công dân. Về chức năng, đây là cơ quan lãnh đạo quân đội, thực hiện chính
sách đối ngoại nhưng chịu sự kiểm sát của Hội nghị công dân, nhưng không

được hưởng lương.
Toà bồi thẩm: Là cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất của nhà
nước. Thành phần tham dự toà bồi thẩm rất đông. Dưới thời Pêriclét, có tới
6000 thẩm phán, họ được bầu hàng năm ở Hội nghi công dân bằng hình thức
bỏ phiếu. Nhà nước Aten không có Viện công tố, mọi người dân có thể phát
đơn kiện - tức là tự khởi tố hoặc là tự bào chữa cho mình. Trong phiên toà
sau khi đã nghe hai bên đối chất toà họp kín để quyết định bản án.
Quân đội và cảnh sát: là bộ phận rất quan trọng của nhà nước. Quân đội
Aten được trang bị tốt và lực lượng hải quân rất mạnh.Cảnh sát là lực lượng
bảo vệ trật tự xã hội.
3. Đánh giá về bộ máy nhà nước Xpac và Aten
Dựa trên bộ máy nhà nước thành bang Aten và Xpac cho ta thấy nhà
nước thành bang Aten có tính dân chủ hơn nhà nước thành bang Xpac điều
đó được thể hiện: Hội ngị công dân ở Aten được quyết định mọi chính sách
về vấn đề quan trọng của nhà nước. Hội nghị công dân thành lập ra các cơ
quan khác: 10 tướng lĩnh, hội đòng 500, tòa án bồi thẩm, cơ quan này chịu
sự kiểm sát của công dân. Ngược lại ở nhà nước thành bang xpac thì toàn bộ
thiết chế đều do tầng lớp quý tộc chủ nô nắm giữ, thiếu vắn tính daan chủ
thực sự. Tính dân chủ bị hạn chế chỉ bao gồm người công dân tự do, nam giớ


30 tuổi trở lên, trong khi đó ở Aten người daan được tham gia vào hội nghị
từ 18 tuổi.
Như vậy bộ máy nhà nước aten được tổ chức theo nguyên tắc tập
trung dân quyền lực vào hội nghị công dân, nghĩa là dành cho toàn thể công
dân Aten quyền dân chủ. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế như chỉ chấp
nhận công dân nam aten từ 18 tuổi trở lên mới có quyền than gia và hội nghị
công dân, còn phụ nữ và kiều dân và nô lệ thì không thể có quyền này. Trong
khi tỉ lệ kiều dân và nô lệ chiếm một co số khá lớn.
Trong các cuộc họp hội nghị công dân, chỉ có một phần nhỏ công dân

được tham gia hội họp, chỉ có các cuộc hội họp bỏ phiếu bằng vỏ sò mới tập
chung đông đảo công dân tham gia.
KẾT BÀI
Nhà nước Xpac được hình thành theo quá trình phân hóa giai cấp, cơ cấu
hình thành của nhà nước Xpac đặc trưng cho quan điểm nguồn gốc nhà nước
của chủ nghĩa Mác- Leenin. Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân
chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây còn là hình thức dân chủ sơ khai nhất
trong lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật, tính chất dân chủ của nó đặt
cơ sở cho nền văn minh Hy La cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu
thời kỳ cận hiện đại sau này. Trong lịch sử Hi Lạp, Xpac là 1 trong 2 quốc
gia thành bang (cùng với Aten) quan trọng có những đặc thù riêng trong quá
trình xây dựng thiết chế nhà nước, tạo lập cơ cấu xã hội và phát triển kinh tế.



×