Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

QUY TRÌNH cấp vốn và góp vốn vào các dự án dầu KHÍ của PVEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.23 KB, 14 trang )

1.

Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) thuộc Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
nam (PVN). Hoạt động chính của PVEP là Tìm kiếm Thăm dò Khai thác Dầu khí trong
nước và ngoài nước. Để xây dựng PVEP trở thành Tổng Công ty với nguồn lực mạnh, điều
hành, tham gia nhiều dự án ở trong và ngoài nước, có khả năng cạnh tranh với các công ty
dầu khí trong khu vực và trên thế giới, có uy tín hợp tác quốc tế, nhằm phát triển không
ngừng nguồn vốn và lợi nhuận, tăng cường nguồn thu cho Nhà nước và PVN, góp phần
đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước. Vì mục tiêu phát triển bền
vững lâu dài của PVEP, Ban lãnh đạo cùng các Ban liên quan đã nghiên cứu và thiết lập
một quy trình quản lý, phê duyệt Cấp, Góp vốn đầu tư vào các dự án dầu khí của PVEP
như sau:
I - QUY TRÌNH CẤP VỐN VÀ GÓP VỐN VÀO CÁC DỰ ÁN DẦU KHÍ CỦA PVEP
1. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1 Mục đích:
Quy định thống nhất trình tự tiến hành quá trình góp vốn vào các Dự án Dầu khí của
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), nhằm đảm bảo quá trình này được
thực hiện kịp thời, chính xác, hiệu quả theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.
1.2 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
Quy định này điều chỉnh việc góp vốn vào các dự án đầu tư trong lĩnh vực tìm kiếm,
thăm dò và khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước của PVEP.
Các Công ty điều hành, Đơn vị thành viên, Chi nhánh, và các Ban chức năng thuộc bộ
máy điều hành PVEP thực hiện chức năng gọi vốn và xử lý góp vốn thuộc đối tượng áp
dụng của quy định này.
2. NỘI DUNG QUY TRÌNH
2.1.

Sơ đồ quá trình cấp và góp vốn vào các dự án Dầu khí

Trách nhiệm


Các bước thưc hiện

Mô tả/ các biểu mẫu


Đơn vị gọi vốn
Thư gọi vốn và lập hồ sơ
liên quan đến vốn gọi

4.2.2
Phụ lục H1& H2
Thư gọi vốn và hồ sơ liên
quan

Trưởng đại diện
(MC)

Tiếp
dự nhận
án/ hồ sơ gọi vốn
và phân công xử lý

4.2.3.
- Hồ sơ gọi vốn (gồm các

Công ty con và

chứng từ như yêu cầu ở

Lãnh


4.2.2.2)

đạo

các

Ban liên quan

- Phân công xử lý qua
idoc.
4.2.4

Chuyên

Kiểm tra và xử lý
viên
thông báo gọi vốn

được phân công

Căn cứ theo hồ sơ gọi vốn
và tiến độ, trình trạng của
dự án.

Gửi ý kiến đóng góp cho
MC và cácBan
BanTài chính

liên quan


4.2.4
Nội dung theo biểu mẫu
tại phụ lục A-F

Tổng hợp hồ sơ, ý kiến và
trình gửi LĐ TCT
Chuyênlập tờ viên/

Lãnh đạo Ban

4.2.4
Nội dung theo biểu mẫu
tại phụ lục G.

Tài chính
Phê duyệt

Lãnh đạo TCT

Phê duyệt quyết định góp
vốn.


5
Thực hiện chuyển
vốn góp cho đơn vị
Ban Tài chính
gọi vốn và lưu hồ



Quyết định góp vốn và
toàn bộ hồ sơ liên quan.


2.2.

Cơ sở pháp lý để thanh toán chi phí/xem xét góp vốn cho dự án Dầu khí:

a) Hợp đồng dầu khí;
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (JOA);
c) Thỏa thuận ủy quyền điều hành (TTUQĐH); Thể thức kế toán;
d) Giấy chứng nhận đầu tư;
e) Kế hoạch chuyển vốn đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước (đối với các dự án
nước ngoài);
f)

Giấy phép của Thủ tướng chính phủ/Cấp phép của Ngân hàng Nhà nước đối với
trường hợp chuyển tiền thanh toán chi phí quá khứ/góp vốn trước khi có Giấy
chứng nhận đầu tư;

g) Chương trình công tác & Ngân sách (CTCT&NS) được cấp có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định tại Hợp đồng Dầu khí và JOA;
h) Yêu cầu góp vốn phù hợp với CTCT & NS/ CTCT & NS điều chỉnh (nếu có) đã
được phê duyệt của cấp thẩm quyền;
i)

Báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập/nước chủ nhà (nếu có) đối với phần chi
phí quá khứ phải thanh toán khi nhận chuyển nhượng quyền tham gia Hợp đồng
Dầu khí;


j)

Quyết định cấp vốn của Tổng Giám đốc;

k) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
2.3. Thông báo gọi vốn và hồ sơ liên quan đến vốn gọi
2.3.1. Cơ sở đề nghị góp vốn
a. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn trong kỳ gọi vốn, các Đơn vị gọi vốn có thể đề
nghị PVEP và các bên tham gia hợp đồng cấp vốn, hoặc cấp vốn bổ sung trong
trường hợp có chi phí phát ngoài dự kiến. Số lần xin cấp vốn chính thức trong tháng
có thể từ môt đến hai lần tùy thuộc theo quy định của JOA/TTUQĐH.Trường hợp


cấp vốn hai lần/tháng, PVEP sẽ thực hiện cấp vốn vào các ngày mùng 1 và ngày 15
hàng tháng.
b. Trường hợp Đơn vị gọi vốn gửi hồ sơ gọi vốn muộn hơn so với quy định của
JOA/TTUQĐH, thời hạn xử lý và góp vốn của PVEP sẽ được xác định trên cơ sở
không muộn hơn 15 ngày kể từ ngày nhận được thư và hồ sơ gọi vốn.
2.3.2. Hồ sơ đề nghị góp vốn
Hồ sơ đề nghị góp vốn được gửi về PVEP theo thời hạn quy định tại JOA/
TTUQĐH.
a. Hồ sơ đề nghị góp gồm:
 Thư đề nghị góp vốn cho tháng “N”;
 Thông báo số vốn đề nghị các bên góp cho tháng gọi vốn
 Chi phí lũy kế từ đầu dự án đến tháng “N-2” hoặc Báo cáo chi phí tháng “N-2”;
 Chênh lệch thừa/thiếu vốn góp của các bên tham gia hợp đồng tại thời điểm cuối
tháng N-2;
 Số chi ước tính cho tháng liền trước tháng gọi vốn tháng N-1(số tiền ước tính
phải chi trả trong tháng N-1);

 Số dư tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) ước tính tại thời điểm cuối tháng N1;
 Danh mục các khoản chi phí lớn sẽ chi trả trong tháng gọi vốn (thông tin chi tiết
bao gồm: số hóa đơn, hợp đồng, dự toán chi phí, số tiền, hạn thanh toán hóa
đơn);
 Tổng chi phí ước tính trên cơ sở dồn tích từ đầu năm đến cuối tháng N-1, ngân
sách phê duyệt cho năm và phần trăm (%) thực hiện ngân sách ước tính đến hết
tháng N-1;


 Số tiền dự kiến chi tiêu cho 2 tháng tiếp theo. ( N+1 và N+2).
b.

Hồ sơ đề nghị góp vốn áp dụng cho trường hợp góp vốn làm hai lần:
Trong trường hợp đề nghị góp vốn làm hai lần, thông báo gọi vốn của Đơn vị gọi
vốn phải thể hiện tổng số vốn cần gọi cho tháng, chi tiết thời hạn chuyển và số tiền
đề nghị chuyển từng lần;
Trường hợp, số vốn dự kiến chuyển lần 2 có thay đổi so với bản thông báo đã gửi
Đơn vị gọi vốn phải gửi báo cáo và các thông tin sau:
 Thông báo gọi vốn lần 2;
 Số dư tiền tại thời điểm gửi thông báo gọi vốn;
 Danh mục các khoản chi trả trong giai đoạn từ khi gửi thông báo gọi vốn lần 2
đến cuối tháng gọi vốn ( Thông tin chi tiết như trên)

c.

Hồ sơ gọi vốn bổ sung:
Thư yêu cầu góp vốn, hóa đơn hoặc các chứng từ khác chứng minh khoản chi phí
phát sinh ngoài dự kiến.

2..3.4. Yêu cầu đối với Đơn vị gọi vốn trong công tác gọi vốn

Các Đơn vị gọi vốn lập thông báo gọi vốn căn cứ vào CTCT & NS đã được phê
duyệt; tiến độ công việc và thanh toán thực tế tại đơn vị, tránh gọi thừa vốn, thiếu
vốn ảnh hưởng đến việc quản lý và điều phối dòng tiền của các bên tham gia dự án.
2.3.5. Tiếp nhận thông báo gọi vốn
a) Ngay khi nhận được bộ hồ sơ gọi vốn, văn thư có trách nhiệm chuyển bộ hồ sơ gọi
vốn đến:


Ban Tài chính: để xem xét và làm đầu mối tập hợp ý kiến các Ban, hoàn thiện
hồ sơ góp vốn và trình lãnh đạo PVEP phê duyệt, ra quyết định góp vốn;


 Ban Kế hoạch & Quản lý Dự án: để xem xét và cho ý kiến tổng thể các vấn đề
liên quan đến dự án (tiến độ công việc, tính phù hợp của vốn gọi so với tiến độ
công việc, tiến độ thanh toán theo các hợp đồng thương mại v.v) và đưa ra con số
chấp nhận góp vốn cho đề án;
 Ban KHĐT: để xem xét và cho ý kiến liên quan đến tình hình thực hiện ngân
sách;
 Ban TKTD: đối với các dự án đang/có thực hiện công tác TKTD để xem xét và
đánh giá tiến độ thực hiện công tác so sánh với CTCT đã phê duyệt cho năm
hiện hành và đưa ra các vấn đề phát sinh (nếu có) gây ảnh hưởng đến tiến độ
cũng như chi phí của đề án, đồng thời cho ý kiến đề xuất xử lý;
 Ban TCK: đối với các dự án đang trong giai đoạn thực hiện khoan để xem xét
đánh giá tiến độ thực hiện CTCT đã được phê duyệt của năm hiện hành, nêu lên
những vấn đề phát sinh (nếu có) ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí của đề án và
đề xuất phương án xử lý;
 Ban PTKT: đối với các dự án đang trong giai đoạn phát triển/khai thác để xem
xét, đánh giá tiến độ thực hiện CTCT đã được phê duyệt của năm hiện hành, nêu
lên những vướng mắc phát sinh (nếu có) làm ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí
của đề án và đề xuất phương hướng xử lý;

 MC của dự án: để xem xét và cho ý kiến đánh giá chung tổng thể về các vấn đề
của dự án. Nêu rõ các vấn đề vướng mắc phát sinh(nếu có) làm ảnh hưởng đến
chi phí của dự án và đưa ra con số chấp nhận góp vốn cho đề án cho tháng gọi
vốn.
b) Lãnh đạo các Ban có trách nhiệm chuyển hồ sơ và yêu cầu chuyên viên xử lý hồ sơ
trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được công văn chuyển tiếp từ văn thư thông
qua hệ thống idoc.
3.

Xử lý thông báo gọi vốn


3.1. Nhiệm vụ của Trưởng đại diện và các Ban liên quan
Căn cứ vào tiến độ thực hiện công việc, tình hình hoạt động và tình trạng pháp lý
của mỗi dự án kết hợp với báo cáo gọi vốn của Đơn vị gọi vốn, MC và các Ban liên
quan xem xét đánh giá sự phù hợp và số tiền hợp lý, đảm bảo đủ các căn cứ pháp lý
liên quan để PVEP có thể chấp nhận góp/cấp vốn.
Ý kiến đóng góp của Truởng đại diện và ý kiến của các Ban liên quan khác (có phê
duyệt của Lãnh đạo Ban đó) phải gửi về Ban Tài chính trong vòng 05 ngày làm việc
kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ gọi vốn từ văn thư qua hệ thống idoc, để đảm bảo cho
Ban Tài chính và các ngân hàng cho vay vốn kịp thời gian hoàn tất hồ sơ giải ngân.
Trường hợp số vốn yêu cầu góp lần 2 có điều chỉnh tăng so với số đề nghị cấp ban
đầu, hoặc có phát sinh gọi vốn bổ sung, quy trình xử lý sẽ được thực hiện theo các
bước từ 4.2.3 đến 4.2.4.
Nội dung yêu cầu ý kiến của Truởng đại diện và các Ban được thể hiện chi tiết trong
các phụ lục từ “A đến G”. Tổng hợp ý kiến của Truởng đại diện và các Ban gửi cho
Ban Tài chính đảm bảo bao gồm các nội dung sau:
a. Đối với các dự án đã có Giấy chứng nhận đầu tư:
 Tính pháp lý của việc gọi vốn như: hiệu lực của Giấy chứng nhận đầu tư, hạn
mức đầu tư, hạn mức chuyển tiền ra nước ngoài, tổng mức đầu tư (đối với dự án

nước ngoài)
 Tiến độ thực hiện công việc, so với CTCT đã được duyệt cho năm báo cáo.
 Tổng số vốn góp lũy kế năm đến thời điểm gọi vốn so với ngân sách đã được
phê duyêt (lưu ý nêu rõ trong trường hợp có phần ngân sách năm trước chưa chi
chuyển qua nhưng không cộng vào ngân sách năm hiện hành). Trường hợp có
phát sinh chi phí vượt ngân sách được phê duyệt của từng hạng mục hay tổng
ngân sách phải có giải trình cụ thể.


 Đánh giá sự phù hợp của tiến độ giải ngân so với khối lượng công việc đã thực
hiện và CTCT & NS đã được phê duyệt.
 Dự kiến công việc và chi phí cho 2 tháng tiếp theo ( nếu có)
 Các vấn đề khác (nếu có)
b. Đối với các dự án chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Căn cứ vào quy định về quản lý ngọai hối của Ngân hàng Nhà nước và để đảm bảo
tính pháp lý của bộ chứng từ thanh toán cho các khoản chi phí phải gánh chịu (chi
phí quá khứ) khi tham gia dự án, trong giai đoạn chờ cấp Giấy chứng nhận đầu tư,
Ban Kế hoạch & Quản lý Dự án phải cung cấp cho Ban Tài chính các văn bản pháp
lý và chứng từ sau :
 Chấp thuận của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương
đương (nếu có)
 CTCT & NS đã được phê duyệt (nếu có)
 Văn bản cho phép chuyển tiền ra nước ngoài trước khi có Giấy chứng nhận đầu
tư của Thủ tướng Chính phủ/Bộ Kế hoạch Đầu tư.
 Các văn bản pháp lý liên quan đến việc mua/chuyển nhượng tài sản/tham gia dự
án trong đó có thỏa thuận chuyển nhượng quy định về các khoản phải gánh chịu
khi tham gia dự án và thời hạn thanh toán;
 Báo cáo kiểm toán đối với chi phí quá khứ (nếu có).
c. Đối với các dự án có phát sinh gọi vốn trong thời gian chờ phê duyệt
CTCT&NS của nước chủ nhà:

 Việc tạm góp vốn khi chưa có sự phê duyệt của nước chủ nhà cho CTCT & NS
chỉ được thực hiện tối đa không quá hai tháng. Số tạm góp sẽ được điều chỉnh
vào tháng tiếp theo (nếu có) sau khi CTCT&NS đã được phê duyệt.


 Trường hợp sau hai tháng, Đơn vị gọi vốn chưa nhận được sự phê duyệt của
nước chủ nhà, Đơn vị gọi vốn có nghĩa vụ phải báo cáo cho đại diện của các bên
tham gia hợp đồng để xem xét và ra quyết định xử lý tiếp theo.
 Trưởng đại diện có nghĩa vụ báo cáo Lãnh đạo Tổng Công ty hiện trạng của dự
án để ra quyết định xử lý và thông báo cho Đơn vị gọi vốn.
 Việc góp vốn cho tháng tiếp theo sẽ căn cứ theo quyết định cuối cùng của Lãnh
đạo Tổng Công ty.
d. Đối với các dự án sử dụng quỹ tìm kiếm thăm dò:
Thực hiện báo cáo, đánh giá bổ sung khi có yêu cầu của Tập đoàn, Bộ Tài chính.
3.2. Nhiệm vụ của Ban Tài chính:
Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến đóng góp của các Ban
liên quan và Trưởng đại diện của đề án, Ban Tài chính có nghĩa vụ kiểm tra, tổng
hợp hồ sơ và trình Lãnh đạo Tổng Công ty phê duyệt và ra quyết định góp vốn,
đồng thời thông báo tới ngân hàng cho vay vốn để chuẩn bị Tài chính, tiến hành
hoàn tất thủ tục chuyển vốn cho Đơn vị gọi vốn. Trong trường hợp hồ sơ không đủ
điều kiện cấp vốn một phần hay toàn bộ, Ban Tài chính phải báo cáo Lãnh đạo Tổng
Công ty bằng văn bản chính thức lý do không cấp một phần hoặc không cấp vốn
toàn bộ cho Đơn vị gọi vốn. Nhiệm vụ của Ban Tài chính gồm:
 Kiểm tra tính chính xác của thông báo gọi vốn
 Kiểm tra báo cáo chi phí thực tế (nếu có)
 Kiểm tra lũy kế góp vốn đến thời điểm gọi vốn
 Kiểm tra lũy kế góp vốn năm kế hoạch
 Kiểm tra hạn mức chuyển vốn ra nước ngoài (đối với các lô Hợp đồng Dầu khí
đầu tư tại nước ngoài)
 Kiểm tra số dư tồn quỹ tại thời điểm cuối tháng N-2



 Kiểm tra số tiền dự kiến chi tiêu trong tháng N của nhà điều hành
 Xác định nguồn kinh phí góp vốn cho dự án
 Tổng hợp toàn bộ ý kiến đóng góp của Ban Kế hoạch & Quản lý dự án, các Ban
liên quan, và Trưởng đại diện trình Lãnh đạo Tổng Công ty xem xét ra quyết
định góp vốn cho đề án.
 Đối với dự án sử dụng quỹ tìm kiếm thăm dò:
 Làm thủ tục trình Tập đoàn để xin giải ngân từ quỹ Tìm kiếm Thăm dò trước
khi thực hiện góp vốn. Trong trường hợp Tập đoàn không kịp giải ngân trước
hạn góp vốn, Ban Tài chính trình Lãnh đạo Tổng Công ty cho phép tạm ứng
để góp vốn, thời gian tạm ứng không quá 30 ngày.
 Trường hợp quá thời hạn 30 ngày nêu trên vẫn chưa nhận được vốn cấp từ
Tập đoàn Ban Tài chính có nghĩa vụ báo cáo Lãnh đạo Tổng Công ty để xin ý
kiến chỉ đạo.
4. Giải quyết vướng mắc trong quá trình xử lý góp vốn:
 Trường hợp không nhất trí với số liệu gọi vốn của bất kỳ một hay nhiều hạng
mục công việc nào, Ban Tài chính phối hợp với Ban Kế hoạch & Quản lý dự án
và/hoặc các Phòng/Ban liên quan khác (nếu cần) thông báo ngay tới Đơn vị gọi
vốn trong khoảng thời gian muộn nhất là 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được
hồ sơ gọi vốn để có giải trình, bổ sung hoặc sửa đổi kịp thời. Việc giải trình, bổ
sung hoặc sửa đổi này chỉ cho phép giới hạn trong khoảng thời gian 02 ngày làm
việc.
 Ý kiến giải trình của Đơn vị gọi vốn sẽ được chuyển lại cho Trưởng đại diện,
Ban Kế hoạch & Quản lý dự án và Ban khác liên quan trực tiếp đến vấn đề cần
giải trình bổ sung để xem xét và gửi ý kiến sửa đổi (nếu có) cho Ban TÀI
CHÍNH tổng hợp trình Lãnh đạo Tổng Công ty xem xét, ra quyết định góp vốn
chính thức.



 Trong trường hợp quá thời hạn nêu trên mà chưa đạt được sự nhất trí giữa các
Ban liên quan và giữa PVEP với Đơn vị gọi vốn. Ban Tài chính sẽ thông qua
Trưởng đại diện và đề xuất lên Lãnh đạo Tổng Công ty chuyển phần vốn góp đã
được các bên thống nhất. Phần vốn góp chưa có sự thống nhất sẽ được tiếp tục
xử lý cho tới khi có sự thống nhất giữa PVEP và Đơn vị gọi vốn.
5.

Một số lưu ý trong quá trình quản lý và xử lý vốn góp vào vào dự án.
 Làm rõ với Đơn vị gọi vốn khi số dư tiền tại tài khoản chung của đề án cao vào
thời điểm cuối tháng và có giải trình cụ thể trong tờ trình Lãnh đạo Tổng Công
ty để xem xét phê duyệt cấp vốn.
 Xác định số tiền phải góp trên cơ sở nhu cầu chi tiêu cho giai đọan gọi vốn và số
dư tồn quỹ tại thời điểm gọi vốn/cuối tháng trước tháng gửi thư gọi vốn.
 Số dư tiền của mỗi bên tham gia trong hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng,
tránh tình trạng một số bên tham gia trong hợp đồng phải gánh vốn cho một hoặc
nhiều bên góp thiếu vốn so với đề nghị của Đơn vị gọi vốn.
 Yêu cầu Đơn vị gọi vốn gửi trả số tiền vốn góp nếu số dư tiền tại tài khoản
chung lớn hơn mức cho phép theo quy định trong JOA.


6. HỒ SƠ
STT

Tên hồ sơ lưu

Người lưu

Nơi lưu

Thời


gian

lưu
1.

2.

Hợp đồng chuyển nhượng, Hợp

Từ thời điểm

đồng Dầu khí ký kết giữa nước Nhân
viên
chủ nhà với các chủ đầu tư, quản lý đề án
JOA , Giấy chứng nhận đầu tư, của Ban

Ban

Tài

hợp

đồng

chính;

Ban

được ký kết


Kế hoạch &

xong đến khi

Giấy phép đăng ký chuyển tiền

Quản lý Dự

quyết

ra Nước ngoài (đối với Đầu tư

án

thanh lý hợp

toán

ở Nước ngoài)

đồng.

Bộ hồ sơ góp vốn hàng tháng

vô thời hạn

(thư gọi vốn, ý kiến Trưởng đại Kế toán ngân
diện và các Ban, quyết định góp hàng


Ban
chính

vốn và các giấy tờ liên quan

Tài

kể từ khi thực
hiện

chuyển

vốn góp.

khác)
II- NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH CẤP VÀ GÓP VỐN VÀO DỰ ÁN DẦU KHÍ
Quy trình đưa ra 1 hành lang khép kín, đảm bảo khoản cấp vốn đầu tư vào các dự án
phù hợp với thực hiện công việc.
Các Ban liên quan cùng Quản lý và cấp vốn vào dự án sát với việc thực hiện công việc
theo CTCT&NS đã được các Bên tham gia hợp đồng phê duyệt.
Giám sát số thực thanh thực chi tại các dự án, đảm bảo và hạn chế số dư tồn quỹ tại các
dự án tránh số dư tồn quỹ vượt quá quy định.
Tuy nhiên, việc thực hiện quy trình đã không tránh khỏi các Thủ tục hành chính quá
nhiều, lãng phí thời gian, lãng phí vật tư văn phòng của các Ban chức năng, dễ dẫn đến
tình trạng chậm cấp, góp vốn vào các dự án.


Một số hợp đồng không quy định số dư tồn quỹ, vì vậy việc hạn chế số dư tồn quỹ tại
các dự án đã gây khó khăn lớn nhất cho việc quản lý vốn đầu tư vào các dự án của
PVEP. Việc thay đổi, bổ sung quy định Hợp đồng rất khó thực hiện được, do vậy dẫn

đến tình trạng có 1 số dự án số dư tồn quỹ lớn mà PVEP không thể can thiệp vì đặc thù
của Hợp đồng Dầu khí. Nên việc chiếm dụng vốn tại các dự án vẫn xảy ra.
Đối với việc lập kế hoạch cấp vốn vào các dự án cần nâng cao chất lượng, loại bỏ lãng
phí, hạn chế số dư gặp khó khăn nhất định vì là nghành đặc thù, và kỹ thuật là sương
sống của nghành, để nhân viên giám sát tài chính tăng hiệu quả quản lý, thực hiện các
mục tiêu giảm số ngày xử lý hồ sơ cũng như tác nghiệp, giảm thời gian đợi chờ, phải có
được đội ngũ nhân viên có chất lượng kiến thức công việc tốt, xử lý chức năng công
việc đảm bảo các hạng mục đầu tư vào dự án đúng mục đích, đúng công việc phù hợp
với CTCT&NS đã được phê duyệt, không sai mục đích, sai công việc.

Vì vậy, cần có giải pháp thật tốt để thực hiện lập CTCT&NS hàng năm của các dự án,
nhằm nâng cao chất lượng, loại bỏ lãng phí, hạn chế số dư, các Ban phải sử dụng và
đào tạo các nhân viên xứ lý công việc chuyên nghiệp, nhanh và thực hiện chuẩn hóa cụ
thể thời gian từng khâu trong quy trình cấp và góp vốn vào dự án. Việc đào tạo, thực
hành xử lý công việc trong quy trình phải đảm bảo thời gian đã quy định, việc này phải
được kiểm tra thường xuyên. Như vậy sẽ rút ngắn số ngày xử lý đối với một bộ hồ sơ
cấp và góp vốn vào dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình, tài liệu của Đại học Griggs do ETC cung cấp.
- Quy trình Cấp và góp vốn của PVEP.



×