Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của dây chìa vôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 65 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DÂY
CHÌA VÔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU HIỀN

Mã sinh viên: 1301141

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DÂY
CHÌA VÔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Vũ Văn Điền
2. HVCH. Hoàng Sỹ Hùng
Nơi thực hiện
Bộ môn Dược học cổ truyền



HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin
bày tỏ sự kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Văn Điền, giảng viên
bộ môn Dược học cổ truyền, người đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới HVCH. Hoàng Sỹ Hùng, học viên cao
học khóa 21, trường Đại học Dược Hà Nội, đã quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn
tôi trong quá trình nghiên cứu để có thể hoàn thành khóa luận.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô, các bạn và anh chị ở bộ môn Dược
học cổ truyền đã luôn đồng hành và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa
luận này.
Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi muốn gửi tới gia đình
và bạn bè, những người luôn ủng hộ và động viện tôi trong học tập và cuộc
sống.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Sinh viên,
Phạm Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2

1.1. Tổng quan về chi Cissus ................................................................................ 2
1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân bố.................................................................... 2
1.1.2. Thành phần hóa học, công dụng và tác dụng sinh học ............................... 4
1.1.2.1. Thành phần hóa học ................................................................................. 4
1.1.2.2. Công dụng và tác dụng sinh học .............................................................. 8
1.2. Tổng quan về loài Cissus modeccoides Planch. ........................................... 11
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố ................................................................... 11
1.2.2. Thành phần hóa học .................................................................................. 12
1.2.3. Công dụng và tác dụng dược lý................................................................. 12
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 13
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu ...................................................... 13
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ............................................................................ 13
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................ 13
2.1.2.1. Hóa chất, dung môi ................................................................................ 13
2.1.2.2. Trang thiết bị .......................................................................................... 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 14
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật ............................................................................. 14
2.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học ........................................................... 14
2.2.2.1. Định tính các nhóm chất......................................................................... 14
2.2.2.2. Nghiên cứu chiết xuất, phân lập các hợp chất........................................ 14
Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................... 16
3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật...................................................................... 16
3.1.1. Đặc điểm thực vật của dây Chìa vôi (Cissus modeccoides Planch.) ........ 16
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu của dây Chìa vôi (Cissus modeccoides Planch.) ......... 17


3.1.3. Đặc điểm soi bột của dây Chìa vôi (Cissus modeccoides Planch.)........... 21
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học ................................................................... 23
3.2.1. Định tính các nhóm chất............................................................................ 23
3.2.1.1. Chiết xuất và phân lập các chất .............................................................. 30

3.2.1.2. Phương pháp chiết xuất .......................................................................... 30
3.2.1.3. Phân lập bằng phương pháp sắc ký cột .................................................. 32
3.3. Bàn luận ........................................................................................................ 36
3.3.1. Về đặc điểm thực vật ................................................................................. 36
3.3.2. Về thành phần hóa học .............................................................................. 37
Kết luận ............................................................................................................... 39
Kiến nghị ............................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

13

Carbon 13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy

C-NMR

(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13)
1

H-NMR

Proton Magnetic Resonance Spectroscopy
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton)


BMI

Chỉ số khối cơ thể

COX-2

Cyclooxygenase-2

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer

DPPH

2,2 – diphenyl – 1 - picrylhydrazyl

EtOH

Ethanol

HBV DNA

Tải lượng vi rút viêm gan B

HMBG1

High mobility group box 1

MeOH


Methanol

MPO

Myeloperoxidase

MS

Mass Spectroscopy (Phổ khối lượng)

NMR

Nuclear magnetic resonance spectrometry (phổ cộng
hưởng từ hạt nhân)

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TLTK

Tài liệu tham khảo

TGF-β

Transforming growth factor beta

TT

Thuốc thử


v/v

Volume to volume ratio


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1-1. Phân bố của một số loài trong chi Cissus

3

2

Bảng 1-2. Thành phần hóa học của một số loài trong chi

4

Cissus
3

Bảng 3-1. Kết quả định tính các nhóm chất


29

4

Bảng 3-2. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của N4R64 và

35

hyperoside [500/125 MHz, δ (ppm)]


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
1

Tên hình
Hình 3-1. Cơ quan sinh dưỡng của dây Chìa vôi (Cissus

Trang
16

modeccoides Planch.)
2

Hình 3-2. Vi phẫu thân dây Chìa vôi (Cissus modeccoides

19

Planch.)
3


Hình 3-3. Vi phẫu lá dây Chìa vôi (Cissus modeccoides

21

Planch.)
4

Hình 3-4. Bột thân dây Chìa vôi (Cissus modeccoides

22

Planch.)
5

Hình 3-5. Bột lá dây Chìa vôi (Cissus modeccoides Planch.)

23

6

Hình 3-6. Sắc ký đồ N4R64 khi so sánh với cao phân đoạn

33

ethyl acetat
7

Hình 3-7. Cấu trúc hóa học của N4R64


36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Cissus là một chi thuộc họ Vitaceae, gồm nhiều loài có các tác dụng
dược lý như kháng tiểu đường, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, chữa gãy
xương,.. [18]; hiện nay có 350 loài phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới như
châu Phi, châu Á, châu Úc và châu Mỹ trong đó có ít nhất 12 loài được sử dụng
để điều trị bệnh [35], ở Việt Nam có 14 loài, trong đó có một số loài được dùng
để làm thuốc [6].
Dây Chìa vôi – Cissus modeccoides Planch., có tên gọi khác là Bạch phấn
đằng, Rau chua, có sẵn ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi ở vùng trung du và đồng
bằng miền núi [2], được sử dụng để chữa phong thấp, sưng tấy, đau lưng, đau
nhức xương, ung nhọt sưng lở, trĩ và bỏng; được sử dụng kết hợp với nhiều
dược liệu khác trong các bài thuốc để chữa phong thấp, đau xương, tê mỏi; chữa
rắn độc cắn hay chữa mụn nhọt ổ gà ở nách [2]. Tuy nhiên, hiện nay cả trong
nước và nước ngoài hầu như có rất ít nghiên cứu về dây Chìa vôi. Vì vậy, để góp
phần xây dựng cơ sở dữ liệu về dây Chìa vôi làm cơ sở cho việc khai thác sử
dụng dược liệu này bền vững, an toàn và hiệu quả hơn, bước đầu chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài ‘Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học
của dây Chìa vôi’ được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm thực vật, vi phẫu và soi bột thân, lá dây Chìa vôi thu hái ở
Bắc Giang.
2. Nghiên cứu định tính các nhóm chất hữu cơ và phân lập một thành phần
trong dây Chìa vôi.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về chi Cissus
Vị trí phân loại:
Theo hệ thống phân loại thực vật của Armen Takhtajan (2009) [38], chi Cissus
có vị trí phân loại như sau:
Giới thực vật (Plantae)
Phân giới thực vật bậc cao (Kormobionta)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp hoa hồng (Rosidae)
Bộ Nho (Vitales)
Họ Nho (Vitaceae)
Chi Cissus.
1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân bố
Đặc điểm hình thái
Cây bụi leo, có tua cuốn đối diện với lá. Lá đơn, thường có răng, có khi chia
thùy; lá kèm 2, nhỏ. Cụm hoa có cuống, thành tán hay ngù, đối diện với lá; hoa
có cuống. Đài hình đấu. Cánh hoa 4, xếp van, tách ra ở đỉnh khi hoa nở. Nhị 4,
đối diện với cánh hoa, đính xung quanh đĩa; bao phấn hướng trong. Đĩa mật
nguyên, lượn sóng hay chia thùy. Bầu dính suốt chiều cao với đĩa mật; 2 ô, 2
noãn cong; vòi dạng cột; đầu nhụy ít rõ. Quả mọng hơi nạc; hạt độc nhất, có hai
hố nhỏ ở gốc [6].
Phân bố
Chi Cissus có khoảng 350 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới như
Châu Phi, Châu Á, Úc, Trung - Nam Mỹ và Bắc Mỹ (Mexico); 15 loài (hai loài
đặc hữu) ở Trung Quốc [35]. Ở Việt Nam, chi Cissus có 14 loài [1] và có một số
loài được dùng làm thuốc. Phân bố của một số loài trong chi Cissus có ở Việt
Nam [6] được tóm tắt ở bảng sau:

2



Bảng 1-1. Phân bố của một số loài trong chi Cissus
STT
1

Tên khoa học

Tên thông thường

Phân bố

Hồ đằng bốn cạnh - Ấn Độ, Sri Lanka, Ả Rập, châu

Cissus
quadrangularis

Phi và Thái Lan.

Linn.

- Ở Việt Nam, cây trồng ở thành
phố Hồ Chí Minh và một số nơi
khác.

2

Cissus

hastata Chìa vôi mũi giáo


- Trung

Quốc,

Thái

Lan,

Singapore, bán đảo Mã Lai.

(Miq.) Planch

- Ở Việt Nam, có ở Bà Rịa – Vũng
Tàu (Côn Đảo).
3

Cissus

Chìa vôi sáu cạnh

hexangularis
Thorel

- Nam

Trung

Quốc,

Lào,


Campuchia và Thái Lan.
- Ở Việt Nam, cây mọc ở Hà Nội,

ex

Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế,

Planch.

Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Đồng Nai, Bình Dương,
Tây Ninh, Kiên Giang.
4

Cissus

- Ấn

repens Chìa vôi bò

Lam.

Độ,

Trung

Quốc,

Lào,


Campuchia, Malaysia.
- Ở Việt Nam, có ở Cao Bằng,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Ninh
Bình, Lâm Đồng, Ninh Thuận,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Kiên Giang.

5

Cissus javanica Chìa vôi java

- Ấn Độ, Trung Quốc, Đông

DC.

Dương, Mianma, Philippin và
Indonesia.
- Việt Nam có ở Lâm Đồng, Đồng
3


Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà
Rịa - Vũng Tàu.
6

- Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma,

Cissus assamica Chìa vôi lông
(Laws.) Craib


Philippin, Thái Lan và Indonesia.
- Ở Việt Nam có ở Lào Cai, Thanh
Hóa, Quảng Trị, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa
– Vũng Tàu, Kiến Giang.

7

Hồ đằng lông sao

Cissus

Ở Việt Nam phân bố ở Braian, gần
Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

astrotricha
Gagnep.
8

Hồ đằng vuông

Cissus

- Lào

subtetragona

- Ở Việt Nam có ở Lạng Sơn, Hà


Planch.

Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa,
Quảng Nam và các tỉnh Tây
Nguyên

1.1.2. Thành phần hóa học, công dụng và tác dụng sinh học
1.1.2.1.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy các loài trong chi Cissus
có chứa các nhóm chất chính như flavonoid, dẫn chất của stilbene, các triterpen
và coumarin,.. Các chất phân lập từ chi Cissus được trình bày trong Bảng 1-2.
Bảng 1-2. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Cissus
Tên loài
Cissus

Thành phần hóa học

TLTK

Dịch chiết methanol của thân và lá chứa:

quadrangularis - Flavonoid: kaempferol (1), quercetin (2), luteolin

[20],

Linn.


[37]

4


1

2

- Dẫn chất của stilbene: resveratrol (3), piceatanon,
pallidol và quadgrangularin A, B, C

3

- Triterpen: lupeol, fiedelin; α và β-amyrine; βsitosterol (4), ketosteroid

4

- Phenol, tanin, carotene và vitamin C
5


Rễ và thân chứa hàm lượng cao ion canxi và phospho
Cissus

Dịch chiết methanol của bộ phận trên mặt đất chứa:

sicyoides L.

- Hàm lượng lớn α-tocoferol (vitamin E)

- Flavonoid glyoside (cissoside I, II, III), flavonol [14],
(kaempferol, quercetin và các dẫn chất như

[41],

kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranoside (5), quercetin- [19]
3-O-α-L-rhamnopyranoside,

quercetin-3-O-β-D-

galactopyranoside (6),..), flavon.

5

6

- Stilbene loại benzofuran (cissusin)
-Coumarin:

5,6,7,8-tetrahydroxycoumarin-5β6


xylopyranoside, sabadine
Cissus repens Dịch chiết methanol của phần trên mặt đất chứa dẫn [40],
Lam.

chất stilbene: các stilbene C-glucoside

[44]


Cissus

Dịch chiết methanol của phần trên mặt đất chứa:

assamica

- Triterpenoid: acid ursolic, lupeol

(Laws.) Craib.

- Hợp chất khác: acid n-hexadecanoic, acid 3,3'- [9]

[42],

dimethyl ellagic, β-Sitosterol, bergenin, Vitamin E, 4vinylphenol,...
Cissus hastata Dịch chiết methanol của phần trên mặt đất chứa 4- [9]
(Miq.) Planch.

methoxy-3,5-dihydroxybenzoic

acid,

23-R-

methylcholesterol, acid n-hexadecanoic, β-sitosterol
và 2,6,10,14,18,22-tetracosahexaene,..
Cissus

Dịch chiết ethanol của bộ phận trên mặt đất có chứa [25]


pteroclada

các polyphenol bao gồm bergenin (7), norbergenin,

hayata

bergenin-11-O-α-D-galactopyranoside,

resveratrol,

myricetin và acid gallic

7

Cissus ibuensis Phân đoạn n-butanol của dịch chiết ethanol lá cây [8]
Hook

phân lập được các flavonoid glycoside bao gồm rutin,
dẫn chất của kaempferol như kaempferol 3-O- αrhamnopyranosyl (1→6)-β-D-galactopyranoside, ..

Cissus

Phân đoạn chloroform của dịch chiết ethanol lá cây [15]
7


rheifolia

phân lập được alkaloid (cryptopleurine, kayawongine),


Planch.

flavonoid (vitexin)

Cissus pallida

Dẫn chất stilbene: pallidol (resveratrol dimer)

[29]

1.1.2.2. Công dụng và tác dụng sinh học

➢ Công dụng
- Cissus quadrangularis L.: dùng dây C. quadrangularis L. sắc làm trà cho phụ
nữ sau sinh uống cho lại sức, lá và chồi hoa giã làm bột trị rối loạn tiêu hóa [5];
chữa đau nhức xương, tăng sức mạnh của xương, thân và rễ được sử dụng để
điều trị gãy xương. Thân có vị đắng nên thường được dùng để đắp ngoài xương
gãy, hoặc đắp ngoài tại vị trí đau lưng hoặc đau cột sống [28]; điều trị bệnh
Scorbut, rối loạn kinh nguyệt, tăng tiết sữa [5], [28] [37].
- Cissus sicyoides L.: dùng để chữa tiểu đường, lợi tiểu, chống viêm và chống co
giật [18].
- Cissus repens Lam.: giã cây dùng đắp ung nhọt lở loét, dây và lá trị sâu quảng,
rắn cắn, mụn nhọt, rễ dùng để chữa sốt, giảm đau, lâm ba kết hạch và viêm thận
[5].
- Cissus assamica (Laws) Craib.: dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng để giải
độc, lọc huyết; trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ [5]; ngoài ra còn dùng để trị rắn
độc cắn [18].
- Cissus hastata (Miq.) Planch.: dây và thân được dùng để trị phong thấp, đòn
ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt [5].
- Cissus hexangularis Thorel ex Planch.: cành lá dùng để trị đòn ngã, dao chém

[5].
- Cissus javanica DC.: dùng để trị mày đay, thấp sang, viêm da dị ứng, gãy
xương đứt gân, đòn ngã tổn thương và phong thấp tê bại [5].
- Cissus astrotricha Gagnep.: lá dùng làm thuốc trị vết thương do chấy rận [6].
- Cissus subtetragona Planch.: rễ cây được dùng làm thuốc trị tê thấp, trúng độc
và co gân [6].
8


➢ Tác dụng sinh học
Một số tác dụng sinh học đã được nghiên cứu trên một số loài của chi
Cissus, cụ thể:
- Tác dụng chống viêm:
Dịch chiết methanol của C. quadrangularis L. có tác dụng giảm đau, chống
viêm được cho là do sự có mặt của flavonoid luteolin và β-sitosterol, làm giảm
hoạt động của bạch cầu ở ổ viêm; cùng với calci oxalat, carotene, tetraterpenoid,
β-sitosterol, amyrine và ketosteroid có tác dụng chống viêm và làm nhanh quá
trình làm lành mô [37].
Ngoài ra, tác dụng chống viêm còn được nghiên cứu ở loài C. repens Lam.
trên chuột, đánh giá bằng mức độ phù và phân tích mô bệnh học khi gây viêm
bằng λ-carrageenan, cho thấy liều 500 mg/kg thì gần như tương đương với tác
dụng của indomethacin 10 mg/kg [12].
Tương tự, với mô hình gây viêm bằng λ-carrageenan, dịch chiết MeOH của
lá C. aralioides liều 300 và 600 mg/kg làm giảm tình trạng phù chân trên chuột
có ý nghĩa thống kê và có phụ thuộc liều. Khi gây phù chân bằng formalin, dịch
chiết C. aralioides liều 150, 300 và 600 mg/kg cũng làm giảm tình trạng phù có
ý nghĩa thống kê, kết quả tương đương với aspirin liều 200 mg/kg [27].
- Tác dụng giảm đau:
Tác dụng giảm đau trên chuột của C. repens Lam. được đánh giá bằng tình
trạng quằn quại khi gây đau bằng acid acetic và liếm chân khi gây đau bằng

formalin. Kết quả cho thấy tình trạng đau quằn quại được giảm có ý nghĩa thống
kê khi được sử dụng dịch chiết methanol của C. repens Lam. liều 500 mg/kg
đường uống, và liều 100 hoặc 500 mg/kg có thể làm giảm có ý nghĩa thống kê
khả năng đáp ứng đau của chuột khi gây đau bằng formalin [12].
- Chống oxi hóa và gốc tự do:
Khả năng dọn dẹp gốc tự do của dịch chiết C. quadrangularis L. được thử
bằng phương pháp DPPH, cho kết quả C. quadrangularis L. có khả năng chống
oxy hóa chủ yếu là do sự có mặt của β-carotene [37] [47], mức độ chống oxy
hóa khác nhau ở các nồng độ khác nhau [47].
9


- Tác dung kháng khuẩn:
Dịch chiết methanol và dichloromethan của thân và rễ C. quadrangularis L.
có tác dụng kháng Staphylococcus aureus, E. coli và Pneumoniae aeruginosa
[37]. Các vi khuẩn Gram (+) (Bacillus subtilis, Bacillus cereus, S. aureus và các
chủng Streptococcus) có độ nhạy cảm cao hơn, ngược lại vi khuẩn Gram (-) thì
kháng mạnh [47]. Tác dụng kháng khuẩn giảm dần theo thứ tự với dịch chiết
phân đoạn ethyl acetat > methanol > nước [47]. Dịch chiết ethanol của phần trên
mặt đất có tác dụng kháng nấm chủng Entamoeba histolytica [37].
Dịch chiết của lá C. aralioides trong methanol và nước có tác dụng ức chế
sự phát triển của Salmonella enterica [17].
Dịch chiết methanol của C. ibuensis Hook có tác dụng kháng khuẩn phổ
rộng bao gồm các vi khuẩn Gram (+) như Staphylococcus aureus, Streptococcus
faecalis, Bacillus cereus; vi khuẩn Gram (-) như Escherichia coli, Salmonella
typhi và nấm Candida albicans, Candida tropicalis [33].
- Tác dụng lên chuyển hóa:
C. quadrangularis L. trong công thức kết hợp với một số thực phẩm bổ sung
(trà xanh, đậu nành, vitamin nhóm B, selenium, chromium) có tác dụng làm
giảm cân nặng, BMI, vòng eo của người béo phì có ý nghĩa thống kê sau 8 tuần

sử dụng [32]. Tương tự, một nghiên cứu khác cho thấy cân nặng giảm có ý
nghĩa thống kê khi sử dụng CQR-300 (dịch chiết chuẩn của C. quadrangularis
L. chứa 2,5% ketosterol) so với placebo [31].
Ngoài ra, chuột bị gây tiểu đường bằng alloxan có mức glucose máu giảm có
ý nghĩa thống kê khi sử dụng dịch chiết nước lá C. sicyoides L. tươi trong 7
ngày liều 100 và 200 mg/kg, dùng đường uống; mức triglycerid giảm 48% với
mức liều 200 mg/kg trong 4 ngày [39].
Ngoài các tác dụng trên, một số tác dụng dược lý khác được tìm thấy khi
nghiên cứu các loài thuộc chi Cissus như:
+ Tác dụng liền xương: hiệu quả liền xương của C. quadrangularis L. là nhờ cơ
chế kích thích nguyên bào xương chuyển hóa và tăng hấp thu ion calci và
phospho, ngoài ra loài này chứa vitamin và steroid – có tác dụng liền xương
10


[21]. Tại tuần thứ 4, quan sát trên X - quang cho thấy xương bị gãy trước đó của
chuột liền hoàn toàn sau khi uống dịch chiết ethanol của C. quadrangularis L.
liều 500 mg/kg, uống hằng ngày [22].
+ Tác dụng chống loét: dịch chiết C. quadrangularis L. có hiệu quả với vết loét
do ethanol gây ra trên chuột [16]. Triterpenoid và β-sitosterol có trong dịch chiết
methanol có tác dụng kháng peroxy hóa lipid vì vậy có tác dụng ngăn ngừa loét
dạ dày [24].
+ Tác dụng chống dị ứng: C. sicyoides L. có đặc tính chống dị ứng in vitro có
thể là nhờ tác dụng của resveratrol [34].
+ Tác dụng an thần và chống lo âu: dịch chiết C. sicyoides L. có tác dụng an
thần, chống lo âu trên chuột, có thể là do tác dụng của flavonoid, linalool, αtocopherol có trong lá cây [14].
1.2. Tổng quan về loài Cissus modeccoides Planch.
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Đặc điểm thực vật

Dây leo, dài 2 - 4 m hay hơn. Thân màu lục, hơi có khía, thường pha lơ nhạt
hay màu tía, phủ phấn trắng. Tua cuốn đơn, mọc đối diện với lá. Lá mọc so le,
gốc hình tim, đầu nhọn, gân hình chân vịt, dài và rộng 6 - 8 cm, là gốc gần như
nguyên, mép khía răng, lá ở phần trên xẻ sâu thành 5 - 7 thùy (thường là 5), thùy
hình mác hẹp dài, có răng cưa, mặt trên xanh lục sẫm, mặt dưới hơi trắng; cuống
lá to dày; lá kèm thuôn, rụng sớm [2].
Cụm hoa mọc thành ngù, đối diện với lá, ngắn hơn lá, lá bắc thuôn, rụng
sớm; hoa màu vàng nhạt; đài hình đấu hay hình chén, nhẵn, 4 răng nhỏ, tràng 4
cánh; nhị 4, bao phấn tròn; bầu nhẵn. Mùa hoa quả từ tháng 7 - 9 [2].
Quả ít gặp [2].
Phân bố
Dây Chìa vôi phân bố ở vùng nhiệt đới. Ở châu Á thường gặp ở một số tỉnh
Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một số nước khác.
Ở Việt Nam, dây Chìa vôi được phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và
trung du. Ở vùng núi cây ít gặp. Cây thường mọc lẫn trong các lùm bụi, gò đống
11


quanh làng (vùng đồng bằng); ở ven các đồi cây bụi, bờ nương rẫy (vùng trung
du và núi thấp) [2].
1.2.2. Thành phần hóa học

Thân dây Chìa vôi chứa hợp chất phenolic, acid amin, saponin, acid hữu cơ.
Ngọn và lá non có nước 91,3%, protid 1,4%, glucid 5,4%, xơ 1,1%, tro 0,8%,
caroten 1,5 mg%, vitamin C 45 mg%. Hiện chưa có nghiên cứu chiết xuất và
phân lập các hoạt chất trong cây Chìa vôi [2].
1.2.3. Công dụng và tác dụng dược lý

-


Công dụng
Dây Chìa vôi chữa phong thấp, sưng tấy, đau lưng, đau xương, tê mỏi, đau

đầu, ung nhọt sưng lở, trĩ, tràng nhạc, bỏng. Lá, dây Chìa vôi giã đắp chỗ đau,
liều lượng không hạn chế. Lá giã với muối, nhai nuốt nước, bã đắp để chữa rắn
cắn. Ngoài ra, dây chìa vôi kết hợp với kim tiền thảo và một số dược liệu khác
có tác dụng điều trị sỏi niệu quản [2]. Dây Chìa vôi được dân tộc Mường và Dao
ở vườn quốc gia Ba Vì sử dụng trong điều trị viêm khớp [13].
-

Tác dụng dược lý

Dây chìa vôi có tác dụng lợi tiểu; làm tăng tỷ lệ sống và kéo dài thời gian cầm
cự của chuột khi tiêm liều độc nọc rắn hổ mang cho chuột [2].

12


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Phần trên mặt đất dây Chìa vôi thu hái vào tháng 7/2017 tại xã Cẩm Lý,
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, về rửa sạch thái thành đoạn ngắn 3 - 4 cm phơi
sấy khô cho vào túi nilon kín bảo quản để nghiên cứu.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Hóa chất, dung môi
- Các dung môi hữu cơ dùng để chiết là các dung môi tinh khiết : EtOH 96%,
MeOH, n-hexan; chloroform; dicloromethan; ethyl acetate; n-butanol.
- Các chất tẩy – nhuộm tiêu bản: Nước Javen, cloral hydrat, acid acetic, đỏ son
phèn, xanh methylen.

- Các thuốc thử cho phản ứng định tính: TT Bouchardat, TT Mayer, TT
Dragendorff, TT Diazo, FeCl3 5%, NaOH 10%, HCl, H2SO4 đặc,..
- Bột silica gel pha thuận cỡ hạt 40 – 63 µm; bột silica gel pha đảo cỡ hạt 30 –
50 µm; bột sephadex LH 20.
2.1.2.2. Trang thiết bị
- Phổ khối (MS và HR-MS nếu cần) đo trên máy HP 5989B (Viện Hóa học,
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
- Phổ công hưởng từ hạt nhân (NMR): 1H-NMR;

13

C-NMR; DEPT, HMBC,

HSQC (Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
- Máy cất quay chân không Buchi Rotavapor R-200
- Đèn tử ngoại CAMAG 2 bước sóng 254 nm, 366 nm
- Kính hiển vi nối camera, máy tính (Eclipse Ci-L) 520-526NSADBTW
- Tủ sấy Memmert
- Cân kỹ thuật Precisa XB 320C
- Cân xác định độ ẩm
- Bếp cách thủy BATHS
- Kính hiển vi quang học Labomed Cxl, máy chụp ảnh Canon
- Hệ thống cắt tiêu bản, vi phẫu thực vật
13


- Bản mỏng silica gel 60 F254 tráng sẵn trên tấm nhôm (Merck), bản mỏng RP18 F254S tráng sẵn trên tấm nhôm
- Bình chiết hình nón dung tích 10 lít.
- Dụng cụ thủy tinh: các loại cột đường kính từ 1-10 cm, dài từ 30-100 cm; bình
cầu ngoại dung tích 50 – 2000 ml; ống nghiệm, ống đựng mẫu NMR,..

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật
➢ Đặc điểm hình thái thực vật và giám định tên khoa học:
Quan sát, mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu theo các phương
pháp mô tả cây thuốc. Đối chiếu đặc điểm của cây với các tài liệu và nhờ sự
giám định của chuyên gia để giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu. Tiêu
bản mẫu khô được lưu tại phòng Tiêu bản cây thuốc, Bộ môn Thực vật – trường
Đại học Dược Hà Nội.
➢ Nghiên cứu đặc điểm vi học:
-

Đặc điểm vi phẫu: Vi phẫu được cắt theo phương pháp cắt trực tiếp, tẩy và

nhuộm bằng phương pháp nhuộm kép, quan sát dưới kính hiển vi để xác định
đặc điểm vi phẫu và chụp ảnh dưới kính hiển vi [7].
-

Đặc điểm bột: Lá, thân sấy khô ở 600C, nghiền nhỏ thành bột mịn bằng

thuyền tán, rây lấy bột mịn, lên tiêu bản, quan sát dưới kính hiển vi để xác định
đặc điểm bột và chụp ảnh dưới kính hiển vi [4].
2.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học
2.2.2.1.

Định tính các nhóm chất

Dùng thuốc thử đặc trưng của mỗi nhóm chất để định tính trong ống nghiệm
các nhóm chất trong dược liệu theo các tài liệu [3], [4].
2.2.2.2. Nghiên cứu chiết xuất, phân lập các hợp chất
-


Chiết xuất: chiết xuất bộ phận trên mặt đất cây chìa vôi bằng EtOH 960, cô

thu hồi dung môi tới cắn, hòa tan cắn với khoảng 500 ml nước, tiến hành chiết
lỏng – lỏng với các dung môi có độ phân cực tăng dần thu được 4 phân đoạn: nhexan, chloroform, ethyl acetat và n-butanol. Phân lập một hợp chất từ phân
đoạn ethyl acetat.
14


-

Phân lập bằng sắc ký cột
Cột sắc ký: cột thủy tinh, có nút mài kín, khóa tốt, có lưới thủy tinh xốp,

đường kính thay đổi từ 2 – 5 cm, chiều dài thay đổi từ 30 - 100 cm.
Chất hấp phụ là silica gel pha thuận cỡ hạt 40 - 63 µm và silica gel pha đảo
cỡ hạt 30-50 µm; hạt Sephadex LH 20.
Dung môi rửa giải: hỗn hợp dung môi thường dùng như dichloromethane,
methanol.
Kiểm tra các chất rửa giải bằng sắc kí lớp mỏng, gộp các chất có cùng sắc ký
đồ, cùng màu sắc lại kiểm tra độ tinh khiết. Sau đó đưa đi đo phổ để nhận dạng
chất.
-

Xác định cấu trúc chất phân lập được
Các chất phân lập được xác định cấu trúc dựa trên kết quả phân tích phổ

khối (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 1C-NMR, DEPT) và so sánh
dữ liệu thu được với các dữ liệu đã công bố.


15


CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
3.1.1. Đặc điểm thực vật của dây Chìa vôi (Cissus modeccoides Planch.)
Cơ quan sinh dưỡng
Dây leo, dài 2 - 4 m. Thân màu lục, thường pha lơ nhạt hay màu tía, tiết diện
tròn, phủ một lớp bột trắng. Tua cuốn đơn, mọc đối diện với lá.
Lá đơn, mọc so le. Cuống lá dài 5 - 7 cm, hình trụ, màu xanh hoặc xanh sẫm,
gốc hơi to và thường bị vặn. Phiến lá thường xẻ thùy chân vịt từ 3 - 5 thùy sâu
hoặc nông, gốc hình tim, dài 7 - 11 cm, rộng 6-9 cm; ít khi hình mũi giáo, gốc
hình tim, dài và rộng 7 - 10 cm; nhẵn cả hai mặt, mặt trên màu xanh lục sẫm,
mặt dưới nhạt hơn; mép lá có răng cưa. Gân lá hình lông chim, thường có 3 gân
gốc. Lá kèm rụng sớm, là 2 phiến hình bầu dục, nhỏ, mỏng, mọc rời, khi non
màu xanh lục, về sau chuyển màu nâu (Hình 3-1)

Hình 3-1. Cơ quan sinh dưỡng của dây Chìa vôi (Cissus modeccoides Planch.)
A. Dây có tua cuốn; B, C. Lá xẻ thùy; D, E. Lá hình mũi giáo; F. Lá kèm; G.
Bột trắng phủ thân
16


Cơ quan sinh sản
Do trong thời gian thực hiện nghiên cứu, cây chưa ra hoa, quả nên nhóm
nghiên cứu chưa phân tích được đặc điểm của cơ quan sinh sản.
Giám định tên khoa học
Quan sát các đặc điểm của loài nghiên cứu và tham khảo các tài liệu sẵn có
và sự xác nhận của Ths. Nghiêm Đức Trọng (giảng viên Bộ môn Thực vật – Đại
học Dược Hà Nội) dây Chìa vôi được giám định tên khoa học là Cissus

modeccoides Planch., họ Nho (Vitaceae). Cây được gửi tiêu bản tại bộ môn
Thực vật – Đại học Dược Hà Nội theo số hiệu HNIP/18519/18
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu của dây Chìa vôi (Cissus modeccoides Planch.)
➢ Quy trình tẩy, nhuộm
-

Vi phẫu được cắt theo phương pháp cắt trực tiếp.

-

Tẩy mẫu bằng nước Javen trong 15 phút, rửa với nước cất 3 lần.

-

Tẩy mẫu với Cloral hydrat trong 30 phút, rửa với nước cất 3 lần.

-

Ngâm mẫu trong acid acetic trong 15 phút, rửa với nước cất 3 lần.

-

Nhuộm xanh bằng xanh methylen trong 10 giây, rửa với nước cất 3 lần.

-

Nhuộm đỏ bằng cách ngâm vào dung dịch đỏ son phèn trong 5 phút, rửa

sạch với nước cất 3 lần.
-


Lên tiêu bản.

➢ Vi phẫu thân Dây chìa vôi (Hình 3-2):
Vi phẫu cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích, vùng trung trụ 4/5. Đi
từ ngoài vào trong có các đặc điểm sau:
+ Vùng vỏ:
- Biểu bì là 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin dày
- Dưới biểu bì là mô mềm vỏ ngoài, gồm 4-6 lớp tế bào hình đa giác hay hình
bầu dục
- Mô dày là một vòng liên tục, 4-5 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, có vách dày đều
xung quanh
- Mô mềm vỏ trong gồm các tế bào hình bầu dục hay hình đa giác, không đều,
càng vào trong tế bào càng to, tinh thể calci oxalat hình cầu gai có nhiều ở mô
17


×