Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đánh gia đối thoại trong tố tụng hành chính theo luật TTHC 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.48 KB, 10 trang )

A MỞ ĐẦU
Do tính đặc thù của lĩnh vực hành chính với quan hệ một bên là cơ quan hành
chính Nhà nước thi hành quyền lực hành chính công và một bên là cá nhân, cơ
quan, tổ chức chịu sự điều hành quản lý, nên Luật tố tụng hành chính không quy
định nguyên tắc hoà giải như khi giải quyết các vụ việc dân sự. Khi giải quyết vụ
án hành chính Tòa án thực hiện thủ tục đối thoại để tạo điều kiện cho các đương sự
(người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) gặp gỡ
trao đổi trực tiếp với nhau, để hiểu biết nhau hơn, làm rõ được những nguyên nhân
của những khác biệt trong nhận thức, những sai sót, hạn chế trong công tác quản lý
Nhà nước(nếu có). Cũng thông qua đây người khởi kiện có thể hiểu rõ hơn về
những quy định pháp luật liên quan đến việc khởi kiện, từ đó các bên có thể đi đến
những quan điểm đồng nhất, làm giảm hoặc giải quyết được mâu thuẫn, xung đột,
có thể tự giải quyết với nhau, người khởi kiện có thể rút một phần hoặc toàn bộ nội
dung đơn kiện, người bị kiện có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính,
hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.Qua đó giúp quá trình
giải quyết vụ án hành chính được nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chi phí và
công sức, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử. Để làm rõ hơn về những
điều này tôi xin chọn đề tài " đánh gia đối thoại trong tố tụng hành chính" làm bài
tiểu luận kết thúc môn .

1


B NỘI DUNG
I.Về nguyên tắc đối thoại
Tại khoản 2 Điều 134 Luật tố tụng hành chính quy định việc đối thoại phải đảm
bảo các nguyên tắc sau:
+ Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự. Việc đối thoại có
thể tiến hành tại Toà án hoặc tại địa điểm khác do Toà án và các đương sự thống
nhất, song phải diễn ra thực sự công khai, dân chủ, có sự tham gia của các bên
đương sự và những người có liên quan. Các chủ thể tham gia phải thực sự bình


đẳng với nhau trong việc đưa ra các quan điểm, đánh giá, đề nghị trong quá trình
đối thoại.
+ Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính
trái với ý chí của họ. Do đó, các bên cần quan tâm đến yêu cầu, lợi ích chính đáng,
hợp pháp để có quyết định phù hợp. Các bên đối thoại cần đánh giá một cách trung
thực, chính xác về tình tiết của vụ án; thực hiện nguyên tắc này tạo điều kiện để
các bên đưa ra những quan điểm, đề nghị thiện chí trong quá trình đối thoại.
+ Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp
luật, trái đạo đức xã hội. Các bên đối thoại cần dựa trên các quy định của pháp luật
để đánh giá khách quan về yêu cầu của mỗi bên, về tính hợp pháp của đối tượng
khởi kiện. Mặt khác, nguyên tắc này đòi hỏi các bên đương sự tham gia đối thoại
ngoài việc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mình còn phải tôn trọng quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của Nhà nước. Mọi thoả thuận thông qua
đối thoại có nội dung trái pháp luật và đạo đức xã hội đều không được thừa nhận.
II. Những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được
Luật tố tụng hành chính năm 2015 (Điều 135) quy định ba trường hợp không tiến
hành đối thoại: “Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đã được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. Đương
2


sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng. Các bên đương sự
thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại”.
Về nguyên tắc, Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định đối thoại là một thủ tục
bắt buộc mà Toà án phải tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, tuỳ
vào từng trường hợp, xuất phát từ ý chí của các đương sự, những nguyên nhân
khách quan dẫn đến vụ án không tiến hành đối thoại được. Trong những trường
hợp trên, Toà án phải lập biên bản về việc không tiến hành đối thoại được để lưu
hồ sơ làm căn cứ tiến hành giải quyết vụ án.
III. Về trình tự, thủ tục, thành phần tiến hành đối thoại

Theo quy định tại Điều 136, Điều 137 Luật tố tụng hành chính năm 2015 để thủ tục
đối thoại thành công cần có vai trò tổ chức của Toà án; Thẩm phán phải thông báo
cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại. Phiên đối
thoại được tiến hành đồng thời với phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công
khai chứng cứ giữa các đương sự.
Điều 12 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã quy định về thủ tục đối thoại:
"Trong quá trình giải quyếtvụ án hành chính, Tòa án tạo điều kiện để các đương sự
đối thoại về việc giải quyết vụ án”. Nhưng theo như quy định trên thì đối thoại
không phải là thủ tục bắt buộc nên thực tiễn việc thực hiện thủ tục đối thoại gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc và có cách hiểu, cách áp dụng khác nhau.
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên thì Luật tố tụng hành chính năm
2015 đã quy định đối thoại là thủ tục bắt buộc quy định cụ thể tại Điều 20 "Tòa án
có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối
thoại với nhau về việc giải quyết các vụ án theo quy định của Luật này”. Đồng thời
Luật tố tụng hành chính năm 2015 cũng đã bổ sung mới các quy định về nguyên
tắc đối thoại; về những vụ án không tiến hành đối thoại được; về thông báo phiên

3


họp đối thoại; thành phần, thủ tục đối thoại; biên bản đối thoại và xử lý kết quả đối
thoại(quy định tại các điều từ Điều 134 đến Điều 140).
Với quy định mới và cụ thể hơn về đối thoại trong Luật tố tụng hành chính năm
2015 sẽ tạo cơ chế hòa giải giữa các bên, kết quả đối thoại được coi là một trong
các căn cứ để giải quyết vụ án, hạn chế việc phải mở phiên tòa đồng thời đảo đảm
tính hiệu quả của cơ chế đối thoại trong thực tiễn khi giải quyết các vụ án hành
chính.
Tính hiệu quả của cơ chế đối thoại trong thực tiễn khi giải quyết các vụ án hành
chính:

Xuất phát từ mối quan hệ hành chính không ngang bằng giữa một bên chỉ đạo, điều
hành và bên kia là chấp hành, nhưng khi ra tòa, thông qua thủ tục đối thoại đã tạo
điều kiện bình đẳng để các bên đương sự gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nhau.
Thực tế cho thấy, trong nhiều vụ án hành chính, đương sự khiếu kiện gay gắt, đã
thực hiện quyền khiếu nại đến các cơ quan hành chính nhưng không đồng ý nên
khởi kiện. Khoản 3 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính quy định: “... trường hợp
người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người
bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền
phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền
và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định”.
Với quy định này, luật đã cụ thể hóa người đại diện theo ủy quyền trong trường
hợp người dân kiện cơ quan, tổ chức; đề cao vai trò người đứng đầu, đảm bảo được
quyền lợi của các bên liên quan trong vụ án hành chính. Điều này cũng sẽ tạo
thuận lợi cho người khởi kiện. Vì người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi ký ban
hành một văn bản, quyết định nhưng chính văn bản, quyết định đó bị khởi kiện thì
khi ra tòa, nếu người có thẩm quyền ký văn bản, quyết định trực tiếp đứng ra giải
quyết tại tòa sẽ có toàn quyền quyết định các nội dung trong văn bản, quyết định
đã bị khởi kiện.
4


Ví dụ cụ thể vụ án hành chính ở tỉnh Hậu Giang : ông Lê Văn Thành, ở ấp 4, xã Vị
Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, khởi kiện Quyết định số 2602 ngày
13/8/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Vị Thủy về việc giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Thị Giàu với ông Thành và Quyết định số
242 ngày 27/2/2014 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về giải quyết khiếu nại lần
hai. Tòa án mở phiên đối thoại, tại buổi đối thoại, bà Lê Thị Phượng (người được
ông Thành ủy quyền) yêu cầu giải quyết hủy các quyết định giải quyết khiếu nại
giữa bà Giàu với ông Thành và công nhận cho ông Thành đứng tên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên 5.000m2. Vì nguồn gốc đất là của ông Thành, khoảng

năm 2002, ông Thành cho con trai là Lê Thành Thi canh tác một phần để sinh
sống. Năm 2008, ông Thi mất, sau đó ông Thành làm thủ tục xin được Nhà nước
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bà Giàu (vợ ông Thi) ngăn cản. Quyết
định số 2602 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Vị Thủy giải quyết công nhận
phần đất trên cho bà Giàu, ông Thành không đồng ý khiếu nại tiếp theo thì Uỷ ban
nhân dân tỉnh ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, công nhận cho bà
Giàu trên 3.000m2. Nay ông Thành không đồng ý với quyết định giải quyết của Uỷ
ban nhân dân, vì nguồn gốc đất là của ông, ông muốn đứng tên để sau này chia cho
cháu chứ không để cho bà Giàu đứng tên. Bà Giàu cũng thừa nhận nguồn gốc đất
của ông Thành, nay ông Thi mất, bà muốn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất để có phần đất cho con, chứ bà không yêu cầu quyền lợi riêng cho bà.
Sau khi người khởi kiện đưa ra yêu cầu, thẩm phán phân tích các căn cứ pháp luật,
ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (người được Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền), tham dự phiên đối thoại quyết định Uỷ ban nhân
dân tỉnh sẽ rút lại quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Vì quyết định giải quyết
lần hai trên tinh thần thỏa thuận của gia đình giữa bên ông Thành và bà Giàu tại
buổi gặp gỡ, đối thoại với Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 26-12-2013. Do đó,
Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận sự thống nhất của các bên. Nếu tại phiên đối thoại
5


hôm nay, bà Phượng (người đại diện của ông Thành) không thống nhất với thỏa
thuận trên thì Uỷ ban nhân dân ban hành văn bản hủy quyết định đã giải quyết.
Người đại diện cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Vị Thủy cũng thống nhất rút
lại quyết định giải quyết tranh chấp đất giữa ông Thành với bà Giàu.
Trường hợp của bà Trần Thị Dư, ở ấp Tân Trị 1, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ, khởi
kiện hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh. Ông Võ Thành Tuấn (người đại diện các hàng thừa kế của bà Dư) cho
rằng, gia đình có phần đất bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng công trình đường ôtô
về trung tâm xã Tân Phú, huyện Long Mỹ. Nhà nước đã thu hồi đất của gia đình để

thực hiện công trình từ năm 2009 nhưng đến nay chưa được Uỷ ban nhân dân bồi
thường, hỗ trợ theo quy định. Việc kéo dài thời gian bồi thường, hỗ trợ làm thiệt
thòi đến quyền lợi của gia đình. Do đó, gia đình khởi kiện đến tòa án về hành vi
chậm thực hiện bồi thường, hỗ trợ các chính sách kèm theo khi Nhà nước thu hồi
đất. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (người được Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền), tham gia buổi đối thoại vụ án hành chính tại
tòa án, cho biết: “Sau buổi đối thoại, trong vòng một tuần, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ
có văn bản chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện Long Mỹ thực hiện quy trình, thủ tục
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho hộ bà Dư”.
Qua hai vụ án trên cho thấy, trong vụ án hành chính, người khởi kiện quyết định
hành chính hay hành vi hành chính, khi đối thoại, bên bị kiện thấy được trong quá
trình thực hiện chưa đúng cần sửa chữa, khắc phục nhưng người tham dự phiên đối
thoại là người có thẩm quyền quyết định, sau buổi đối thoại, cơ quan ban hành văn
bản xử lý sau đối thoại, người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì tòa án ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án.
Việc chấm dứt giải quyết vụ án hành chính qua đối thoại tạo điều kiện cho các bên
không phải đi lại nhiều lần tốn kém; cách giải quyết này cũng nhẹ nhàng hơn khi
các bên cùng đối diện thỏa thuận vấn đề mà còn ý kiến khác nhau…
6


IV. Xử lý kết quả đối thoại
Đây là một nội dung bổ sung mới quan trọng trong Luật tố tụng hành chính năm
2015 nhằm đảm bảo có hiệu quả, hiệu lực của thủ tục đối thoại. Kết quả đối thoại
có thể theo nhiều chiều hướng khác nhau, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hướng giải
quyết vụ án của Toà án. Tại Điều 140 Luật tố tụng hành chính quy định:
1. Trong trường hợp thông qua đối thoại các đương sự vẫn giữ nguyên quan điểm,
yêu cầu của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên toà xét xử.
2. Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì
Thẩm phán lập biên bản và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu

của người khởi kiện.
3. Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế,
huỷ bỏ, chấm dứt quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện thì Toà
án lập biên bản. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải
nộp cho Toà án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành
vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Toà án văn bản rút đơn
khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết
của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên toà xét xử vụ án.
Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện
thì Toà án thông báo cho đương sự khác biết. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày
nhận được thông báo của Toà án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì
Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ giải quyết
vụ án. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã
thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái
đạo đức xã hội thì quyết định của Toà án có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám
đốc thẩm"
C.KẾT LUẬN
7


Với những quy định mới và cụ thể hơn về thủ tục đối thoại trong Luật tố tụng hành
chính năm 2015, việc Toà án khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các đương sự
thoả thuận với nhau trong việc giải quyết vụ án trên cơ sở quy định của pháp luật.
Đối thoại trong vụ án hành chính còn có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện thuận
lợi cho Toà án trong quá trình tiến hành các thủ tục đối thoại giúp quá trình giải
quyết vụ án nhanh chóng, chính xác; tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức, góp
phần nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết xét xử các vụ án hành chính.

8



MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
B NỘI DUNG..........................................................................................................2
I.Về nguyên tắc đối thoại.....................................................................................2
II. Những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được..........................2
III. Về trình tự, thủ tục, thành phần tiến hành đối thoại.................................3
IV. Xử lý kết quả đối thoại...................................................................................7
C.KẾT LUẬN..........................................................................................................8

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật tố tụng Hành Chính ( chương 2) - Trường Đại học Kiểm
Sát Hà Nội.
2. Luật tố tụng hành chính năm 2010
3. Luật tố tụng hành chính năm 2015
4. />
10



×