ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2007-2008
TP Hồ Chí Minh
Câu 1 (1 điểm):
Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy
Cận).
Câu 2 (1 điểm):
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những
tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu
cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 3 (3 điểm):
Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ của em
về đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Câu 4 (5 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn thơ:
…Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
(Nguyễn Duy, Ánh trăng,
SGK Ngữ văn 9 tập 1 tr.156 NXBGD - 2005)
Đáp Án
Đề bài có sự kết hợp :
+ Phần kiểm tra kiến thức Văn – Tiếng Việt và Làm văn.
+ Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
nhằm giúp việc kiểm tra tòan diện, đa dạng hơn .
Riêng đề bài trong phần làm văn có tác dụng phân hóa trình độ học sinh . Vì đọan thơ
trong bài thơ “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có tính triết lí và chiều sâu
suy ngẫu, đối với học sinh cấp 2 là tương đối khó .
GỢI Ý THEO BIỂU ĐIỂM :
Câu 1: ( 1 điểm )
Chép đúng khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận )
“Mặt trời xuống biển như hòn lủa .
Sóng đã cài then, đêm sập cửa .
Đòan thuyền đánh cá lại ra khơi ,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi .”
· Không sai, thiếu, thừa một từ
· Không sai lỗi chính tả
· Không thiếu một câu thơ hoặc đảo trật tự một câu thơ.
Câu 2: ( 1 điểm )
Xác định rõ, đúng thành phần ( có gạch chân , hoặc ghi rõ)
* Thành phần tình thái : có lẽ
* Thành phần cảm thán : chao ôi
Câu 3: ( 3 điểm )
Viết 1 đọan văn nghị luận từ 10 đến 12 câu, có chủ đề : đạo lí Uống nước nhớ
nguồn
* Nội dung sát đề : lòng biết ơn
* Diễn đạt phù hợp với văn nghị luận
* Đúng qui định về số câu
* Không tách 2 đọan
Câu 4: ( 5 điểm )
Yêu cầu về kĩ năng:
1/ Nắm vững phương pháp nghị luận văn học – Cảm nhận cần gắn với sự phân tích
ngôn từ, hình ảnh… của đọan thơ.
2/ Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng.
3/ Diễn đạt tốt, lời văn giàu cảm xúc.
Yêu cầu về kiến thức:
Yêu cầu chung :
* Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng
* Cảm được cảm xúc ân tình với qúa khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy
* Cảm nhận sự kết hợp hài hòa giửa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự, giữa tính cụ thể
và tính khái quát trong hình ảnh của đọan thơ .
* Biết rút ra bài học về cách sống
Yêu cầu cụ thể ;
Khổ 3, 4 : Cảm nhận của tác giả trước vầng trăng của hiện tại :
+ Không gian : thành phố với cuộc sống tiện nghi hiện đại
+ Vầng trăng bị lãng quên
+ Vầng trăng tròn xuất hiện đột ngột: đối lập với “ phòng buyn-đinh tối om” : gợi
bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao mà nghĩa tình
Khổ 5, 6 :
+ Quá khứ nghĩa tình vẫn nguyên vẹn, thủy chung
+ Ánh trăng im phăng phắc: nhân chứng nghĩa tình, độ lượng mà nghiêm khắc.
o Con người có thể lãng quên nhưng thiên nhiên qúa khứ thì luôn trọn vẹn nghĩa
tình .
o Nhắc nhở con người : thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất
o Gợi lên đạo lí sống thủy chung : Uống nước nhớ nguồn
Giáo viên gợi ý : Trần Thị Hoa
Trường THCS Nguyễn Du - Phụ trách bộ môn Ngữ Văn Quận 1
(Theo Tuổi trẻ)