BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ THÚY
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2
TRÊN ĐỊA BÀN BẮC NINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
HÀ NỘI – 2018
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ THÚY
Mã sinh viên: 1301407
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2
TRÊN ĐỊA BÀN BẮC NINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
DS. Kiều Thị Tuyết Mai
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kinh tế dƣợc
HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới DS. Kiều
Thị Tuyết Mai, giảng viên bộ môn Quản lý – Kinh tế Dƣợc, trƣờng Đại học Dƣợc
Hà Nội, ngƣời thầy đã hết lòng hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thành khóa luận này. Bằng tất cả kinh nghiệm và sự nhiệt tình, cô đã giúp đỡ và
truyền cảm hứng cho tôi trên con đƣờng nghiên cứu khoa học.
Tiếp theo, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý - Kinh tế Dƣợc đã
truyền cảm hứng, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài tại
bộ môn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng Đào
tạo và toàn thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình 5 năm học tập tại trƣờng, đã mang đến cho tôi những kiến
thức bổ ích và nhiều kinh nghiệm quý báu để làm hành trang cho tôi bƣớc vào cuộc
đời dƣợc sĩ.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những ngƣời đã luôn ủng
hộ, động viên và yêu thƣơng tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi
rất mong có đƣợc sự góp ý quý báu của các thầy cô và các bạn sinh viên.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018.
Sinh viên
Phan Thị Thúy
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 2
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ............................................................. 2
1.1.1. Định nghĩa: .................................................................................................. 2
1.1.2. Phân loại ...................................................................................................... 2
1.1.3. Dịch tễ học của bệnh Đái tháo đường ......................................................... 3
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG ........................................................... 4
1.2.1. Chất lượng cuộc sống (Quality of life) ........................................................ 4
1.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (Health related quality of
life- HRQOL) ......................................................................................................... 5
1.2.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống ................................................................... 6
1.3. ĐÁNH GIÁ CLCS BẰNG BỘ CÔNG CỤ EQ5D. ...................................................... 7
1.3.1. Bộ công cụ EQ5D-3L................................................................................... 8
1.3.2. Thang đo trực quan (VAS) ........................................................................... 8
1.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ......... 9
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 14
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 14
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 14
2.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ ................................................................................................. 15
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................... 17
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................ 18
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học ...................................................................... 18
3.1.2. Một số đặc điểm về thể trạng bệnh nhân ................................................... 19
3.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐTĐ TYP 2, ................. 20
3.2.1. Đánh giá khía cạnh chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ EQ5D .......... 20
3.2.2. Khả năng vận động của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ......................................... 21
3.2.3. Khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 .................................... 24
3.2.4. Khả năng hoạt động thường ngày của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ................... 26
3.2.5. Mức độ đau đớn của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 .............................................. 28
3.2.6. Sự lo lắng/buồn chán của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ..................................... 30
3.2.7. Điểm chất lượng cuộc sống quy theo thang điểm EQ5D .......................... 32
BÀN LUẬN
............................................................................................................... 37
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 41
ĐỀ XUẤT .................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 50
DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
STT
Nội dung
Số trang
2.1
Cách xử lý số liệu trong nghiên cứu
16
3.2
Một số đặc điểm nhân khẩu học của nhóm nghiên cứu
18
3.3
Một số đặc điểm về thể trạng bệnh nhân
19
3.4
Đánh giá khía cạnh chất lƣợng cuộc sống theo bộ công cụ EQ5D
20
3.5
Khả năng vận động của bệnh nhân ĐTĐ typ 2
21
3.6
Khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân ĐTĐ typ 2
24
3.7
Khả năng hoạt động thƣờng ngày của bệnh nhân ĐTĐ typ 2
26
3.8
Mức độ đau đớn của bệnh nhân ĐTĐ typ 2
28
3.9
Sự lo lắng/buồn chán của bệnh nhân ĐTĐ typ 2
30
3.1
Điểm chất lƣợng cuộc sống quy theo thang điểm EQ5D
32
3.11 So sánh chất lƣợng cuộc sống của BN ĐTĐ typ 2 giữa bệnh viện A
và bệnh viện B theo thang điểm EQVAS
3.12 Chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 theo thang điểm
EQVAS
34
34
DANH MỤC HÌNH
1.1
Dịch tễ đái tháo đƣờng năm 2017& 2045
4
1.2
Thang đo trực quan
9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADA
AsianDQOL
Tên tiếng Anh
Tên tiếng Việt
American Diabetes Association
Hiệp hội đái tháo đƣờng Hoa Kì
The Asian Diabetes Quality of life
Chất lƣợng cuộc sống bệnh nhân đái
tháo đƣờng châu Á
BN
Bệnh nhân
Bệnh viện A
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc
Ninh
Bệnh viện B
Bệnh viện đa khoa huyện Lƣơng Tài
CLCS
Chất lƣợng cuộc sống
ĐTĐ
Đái tháo đƣờng
Human Development Index
Chỉ số phát triển con ngƣời
Health-Related Quality of Life
Chất lƣợng cuộc sống liên quan sức
khỏe
IDF
International Diabetes Federation
Liên đoàn đái tháo đƣờng thế giới
MCS
Mental Component summary
Sức khỏe tinh thần
NICE
National Institute for Clinical
Excellence
Viện nghiên cứu lâm sàng quốc gia
PCS
Physical Component Summary
Sức khỏe thể chất
QOF
Quality of life
Chất lƣợng cuộc sống
The Quality of Life Enjoyment
and Satisfaction QuestionnaireShort Form
Câu hỏi dạng ngắn về hài lòng và
chất lƣợng cuộc sống
VAS
Visual analogue scale
Thang trực quan
SF6
The Short Form 6 Dimensions
questionnaire
Bộ câu hỏi dạng ngắn gồm 6 câu hỏi
World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới
The World Health Organization
Quality of Life BREF
Chất lƣợng cuộc sống theo Tổ chức y
tế thế giới
HDI
HRQOF
QLESQ-SF
WHO
WHOQOLBREF
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đƣờng là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới,
có xu hƣớng gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng
quan tâm, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển. Theo báo cáo của IDF năm 2017
số ngƣời bị đái tháo đƣờng trên toàn thế giới là 422 triệu ngƣời, dự đoán năm 2045 số
ngƣời mắc bệnh sẽ tăng lên 642 triệu ngƣời. Đây thực sự là hồi chuông báo động đối
với các nƣớc đang phát triển [34].
Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triển bệnh rất nhanh. Tỷ lệ bệnh nhân
ĐTĐ tăng nhanh từ 2,7% (2001), 5% (2008) và 6% (2017). Đái tháo đƣờng đang là
vấn đề ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nƣớc. Trong hoàn cảnh đó, thủ tƣớng Việt Nam đã ban hành quyết định phê
duyệt chiến lƣợc quốc gia phòng chống Đái tháo đƣờng và các bệnh lây nhiễm khác
nhằm hạn chế số ngƣời mắc bệnh trong cộng đồng, hạn chế biến chứng và giảm quá tải
tại các bệnh viện [5].
Việc đánh giá tác động của bệnh, dùng thuốc, can thiệp y tế khác cũng nhƣ ảnh
hƣởng của biến chứng ĐTĐ lên bệnh nhân là hết sức cần thiết. Chính vì vậy nghiên
cứu chất lƣợng cuộc sống trên bệnh nhân đái tháo đƣờng đƣợc đánh giá phổ biến trên
thế giới. Các nghiên cứu là công cụ hữu ích để đánh giá sự hiệu quả của các can thiệp
y tế. Ở Việt Nam, việc đánh giá chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân chƣa đƣợc thực
hiện nhiều, đặc biệt là trên bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2. Với mong muốn đánh giá
chất lƣợng cuộc sống trên bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2 và một số yếu tố ảnh hƣởng
đến chất lƣợng cuộc sống bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu:
- Đánh giá chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2 tại
một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bằng bộ công cụ EQ5D.
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.
Khái quát về bệnh Đái tháo đƣờng
1.1.1. Định nghĩa:
Bệnh đái tháo đƣờng là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc
cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa
carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thƣơng ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở
tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [2].
1.1.2. Phân loại
Tổ chức y tế thế giới phân loại ĐTĐ thành:
1.1.1.1.
ĐTĐ typ 1
Đái tháo đƣờng typ I chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân đái tháo
đƣờng thế giới. Nguyên nhân do tế bào
đảo tụy bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt
insulin tuyệt đối cho cơ thể. Đái tháo đƣờng typ 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và
thƣờng đƣợc phát hiện trƣớc 40 tuổi. Ngƣời bệnh đái tháo đƣờng typ 1 sẽ có đời sống
phụ thuộc insulin hoàn toàn [34].
1.1.1.2.
ĐTĐ typ 2
Đái tháo đƣờng typ 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đƣờng trên thế giới,
thƣờng gặp ở ngƣời trƣởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi.
Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, đái tháo
đƣờng týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hƣớng phát triển nhanh. Đặc trƣng của đái tháo
đƣờng typ 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tƣơng đối. Đái tháo
đƣờng typ 2 thƣờng đƣợc chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu
tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Đặc điểm lớn nhất của đái tháo đƣờng typ 2
là có sự tƣơng tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trƣờng trong cơ chế bệnh sinh. Ngƣời
mắc bệnh đái tháo đƣờng typ 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen: tăng
cƣờng luyện tập thể dục thể thao, tránh các stress tâm lý, duy trì cân nặng hợp lý, hạn
chế sử dụng các chất kích thích (rƣợu, bia, thuốc lá…), hạn chế các thức ăn có chứa
nhiều tinh bột, ăn nhiều hoa quả, rau xanh… kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose
máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều
trị bằng cách dùng insulin [1],[2].
2
1.1.1.3.
ĐTĐ thai kỳ
Đái tháo đƣờng thai kỳ thƣờng gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp
khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đƣờng thai nghén sau sinh theo 3 khả
năng: bị đái tháo đƣờng, giảm dung nạp glucose, bình thƣờng [1],[2].
1.1.3. Dịch tễ học của bệnh Đái tháo đường
1.1.3.1.
Tình hình ĐTĐ trên toàn thế giới
Theo thống kê của IDF, năm 2017 có 425 triệu ngƣời sống chung với bệnh
ĐTĐ, trong đó 1/4 là những bệnh nhân trên 65 tuổi. Ƣớc tính số bệnh nhân mắc ĐTĐ
typ 1 của trẻ em và thanh thiếu niên đã đạt đến 1 triệu ngƣời. Dự đoán đến năm 2045
có 629 triệu ngƣời mắc ĐTĐ và 352 triệu ngƣời có nguy cơ mắc ĐTĐ. Năm 2017 có
327 triệu ngƣời mắc ĐTĐ trong độ tuổi từ 20-79, và dự đoán đến năm 2045 con số này
sẽ tăng lên 438 triệu ngƣời. Cuối năm 2017 có 4 triệu ca tử vong xảy ra do ĐTĐ và
biến chứng của ĐTĐ [34]. Bên cạnh đó, số ngƣời tiền ĐTĐ cũng đang trở thành vấn
đề sức khỏe chính toàn cầu do ngƣời tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao phát triển thành
bệnh ĐTĐ cũng nhƣ nguy cơ tăng cao về các bệnh lý tim mạch. Theo ƣớc tính của
IDF chỉ tính riêng các đối tƣợng rối loạn dung nạp glucose của năm 2013 là 316 triệu
ngƣời (6,9%), ƣớc tính con số này sẽ tăng lên 471 triệu ngƣời (8,0%) vào năm 2035
[19].
Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ bắt đầu giảm ở những nƣớc có thu nhập cao, nhƣng gia
tăng rõ rệt ở các nƣớc có thu nhập thấp và trung bình. Đông Nam Á và phía Tây Thái
Bình Dƣơng là 2 khu vực có số lƣợng bệnh nhân cao nhất thế giới. Năm 2017, Trung
Quốc có 121 triệu ngƣới mắc ĐTĐ, Ấn Độ cũng có đến 74 triệu ngƣời mắc [34].
Năm 2012, theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới có 1,5 triệu ca tử
vong do đái tháo đƣờng gây ra. Những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đƣờng gây
ra là đau tim, đột quỵ, suy thận, biến chứng loét bàn chân. Tổ chức Y tế Thế giới kêu
gọi các chính phủ có các chính sách tuyên truyền mạnh mẽ giúp ngƣời dân có lối sống
lành mạnh, lối sống và chế độ ăn hợp lý, vận động cơ thể thƣờng xuyên, tránh tăng cân
quá mức để giảm thiểu nguy cơ mắc đái tháo đƣờng [34].
Trong năm 2017 ngân sách bảo hiểm y tế dành cho ĐTĐ và những biến chứng
liên quan đạt 727 tỷ đô la Mỹ. Con số này tăng 8% so với dự kiến đề ra vào năm 2015
[34]. Đông Nam Á là một trong những khu vực có số lƣợng bệnh nhân cao nhất thế
3
giới và là khu vực có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ cao thứ hai thế giới (Dự đoán từ năm
2017 đến năm 2045 mức độ gia tăng ĐTĐ của Đông Nam Á là 84%) [34].
200
183
180
159
156
160
151
140
110
120
100
80
60
40
82 84
82
62
46
35
67
58
16
20
62
42
26
41
Năm 2017 (triệu ngƣời)
Năm 2045 (triệu ngƣời)
39
16
15
Mức độ gia tăng (%)
0
Bắc Mỹ Châu Nam và Châu Trung Tây Đông
và vùng Âu
Trung Phi
Đông Thái Nam Á
Caribe
Mỹ
và Bắc Bình
Phi Dƣơng
Hình 1.1. Dịch tễ Đái tháo đường năm 2017 & năm 2045 [34].
1.1.3.2.
Tình hình ĐTĐ tại Việt Nam
Báo cáo năm 2016 cho biết, dân số mắc bệnh đái ĐTĐ đang có xu hƣớng ngày
càng trẻ hoá. Có đến 60% bệnh nhân đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn. Đáng
cảnh báo là cứ 7 ngƣời lớn thì có 1 ngƣời mắc các yếu tố tiền đái tháo đƣờng. Trong
đó dƣới 1 trong 10 bệnh nhân mắc đái tháo đƣờng đƣợc điều trị đạt mục tiêu [3].
Ngoài ra tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở Việt Nam rất cao, với 66% nam giới trƣởng
thành, là một yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ [24].
Theo IDF, năm 2017 nƣớc ta có 3,54 triệu ngƣời trƣởng thành mắc đái tháo
đƣờng, chiếm tỷ lệ 6% dân số. Ngoài ra, số ca đái tháo đƣờng không đƣợc chuẩn đoán
lên đến hơn 1,88 triệu ngƣời. Nhƣ vậy tỷ lệ thực mắc còn cao hơn số liệu đã thống kê
đƣợc [34].
1.2.
Khái quát về chất lƣợng cuộc sống
1.2.1. Chất lượng cuộc sống (Quality of life)
Theo định nghĩa của WHO, CLCS là nhận thức của mỗi cá nhân về các khía
cạnh của cuộc sống phù hợp với văn hóa và các giá trị mà ở nơi mà họ sinh sống, có
liên quan đến những mục đích, kỳ vọng, chuẩn mực, những mối quan tâm của họ. Đây
đƣợc là một khái niệm rộng và phức tạp bị ảnh hƣởng bới các yếu tố nhƣ sức khỏe thể
chất, tâm lý, niềm tin… [59].
4
CLCS là một phạm trù rộng và mang tính chủ quan. Công cụ đƣợc sử dụng phổ
biến nhất để đo lƣờng CLCS là các chỉ số phát triển con ngƣời (HDI), với các nội dung
cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống nhƣ là một nỗ lực để nâng cao cuộc sống cho
các cá nhân trong một xã hội nhất định. HDI đƣợc sử dụng bởi Chƣơng trình Phát triển
của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con ngƣời của Liên Hiệp Quốc. Đây là
một tiêu chí tổng hợp phản ánh CLCS [11].
Hiện nay, tiêu chí để đánh giá CLCS của một nƣớc dựa trên bảng chỉ số phát
triển con ngƣời của Liên Hợp Quốc, chuyên theo dõi tỉ lệ mù chữ ở ngƣời lớn, tuổi thọ
trung bình và mức thu thập. Bên cạnh những yếu tố xếp hạng truyền thống nhƣ kinh tế,
an ninh, tỉ lệ thất nghiệp, còn có những yếu tố khác nhƣ việc áp dụng các biện pháp
tránh thai, sức khoẻ của trẻ em, tỉ lệ tội phạm, tử hình... [11].
1.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (Health related quality of lifeHRQOL)
Từ năm 1948, khi Tổ chức Y tế Thế giới xác định sức khỏe không chỉ là việc
bệnh nhân mắc bệnh mà còn là sự hiện diện của thể chất, tinh thần và hạnh phúc. Vấn
đề CLCS trở nên quan trọng hơn trong thực hành chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu
[30].
Chất lƣợng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQOL) ngày càng đƣợc sử
dụng nhiều trong nghiên cứu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là cung cấp cho bệnh nhân,
cán bộ y tế thông tin về tác động của bệnh và can thiệp y tế, ngoài ra HRQOF giúp
quyết định chính sách và phân bổ nguồn lực y tế [18].
Chất lƣợng cuộc sống liên quan sức khỏe là một phần của CLCS, phản ánh sự
ảnh hƣởng của bệnh tật và những liệu pháp điều trị lên bệnh nhân, do chính họ cảm
nhận. Đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe (HRQOL) đã trở thành một trong những
phần quan trọng trong việc đo lƣờng kết quả đầu ra của bệnh nhân cũng nhƣ các can
thiệp y tế sử dụng [61].
HRQOF rất quan trọng trong việc đo lƣờng tác động của các bệnh mạn tính.
Hai bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng tƣơng tự nhau nhƣng cảm xúc, suy nghĩ khác
nhau thì CLCS khác nhau, hiệu quả điều trị có thể đƣợc đánh giá khác nhau [43].
Hiện nay việc phân biệt hai khái niệm CLCS và CLCS liên quan còn gặp khó
khăn. CLCS liên quan đến sức khỏe là một phần để đánh giá CLCS. Có rất nhiều yếu
tố ảnh hƣởng đến CLCS của một cá nhân, nó bao gồm có CLCS liên quan đến sức
5
khỏe và CLCS không liên quan đến sức khỏe. Hai khái niệm này không phân biệt rõ
ràng với nhau vì tất cả các khía cạnh trong CLCS đều ít nhiều ảnh hƣởng trực tiếp hay
gián tiếp đến CLCS liên quan đến sức khỏe [23].
1.2.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống
Các nghiên cứu đánh giá CLCS đƣợc tiến hành để đo lƣờng tác động của
bệnh, biến chứng tới bệnh nhân đồng thời cũng là một công cụ lƣợng giá hiệu quả của
các giải pháp can thiệp y tế lên đời sống sức khỏe. Chính vì vậy, các nghiên cứu về
CLCS đƣợc tiến hành rất phổ biến trên thế giới với đối tƣợng, phƣơng pháp và công cụ
nghiên cứu vô cùng phong phú và đa dạng. Trên lĩnh vực kinh tế dƣợc, các nghiên cứu
CLCS còn là đầu vào quan trọng trong các mô hình đánh giá chi phí - hiệu quả.
1.2.3.1.
Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống trực tiếp
Phƣơng pháp ƣớc tính trực tiếp yêu cầu ngƣời trả lời đánh giá một tình trạng giả
định dựa trên tình trạng của bệnh nhân đối với các đáp án của câu hỏi. Phƣơng pháp
trực tiếp đƣợc sử dụng phổ biến nhất là phƣơng pháp đặt cƣợc chuẩn, phƣơng pháp
đánh đổi thời gian và thang trực quan.
Đặt cƣợc chuẩn là phƣơng pháp đánh giá CLCS của bệnh nhân dựa vào việc
xác định tỉ suất nguy cơ tử vong tối đa mà đối tƣợng có thể chấp nhận. Ngƣời trả lời sẽ
đƣợc lựa chọn giữa hai tình huống. Có ba trƣờng hợp có thể xảy ra đối với phƣơng
pháp đặt cƣợc chuẩn [14].
Phƣơng pháp đánh đổi thời gian là phƣơng pháp tiến hành phỏng vấn đối tƣợng
nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu bệnh nhân sẵn lòng đánh đổi bao nhiêu thời gian sống
với tình trạng bệnh tật để có đƣợc trạng thái sức khoẻ tốt. Tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp
đặt cƣợc chuẩn, có 3 trƣờng hợp xảy ra và ngƣời phỏng vấn sẽ có 2 tình huống để lựa
chọn [40],[50].
Việc tính toán trực tiếp giá trị HRQOL cụ thể cho từng trạng thái sức khỏe rất
tốn kém kinh phí và thời gian, đòi hỏi cao trình độ nhận thức của ngƣời trả lời những
trạng thái sức khỏe đƣợc mô tả. Việc ƣớc tính trực tiếp thƣờng đƣợc khuyến cáo đối
với các quyết định lâm sàng hoặc quyết định bảo hiểm cá nhân.
1.2.3.2.
Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống gián tiếp
Các công cụ đánh giá chất lƣợng cuộc sống là một yếu tố thiết yếu để đánh giá
chăm sóc sức khỏe. Hàng trăm bộ công cụ chung và công cụ riêng đã đƣợc sử dụng để
đánh giá HRQOL [51]. Các bộ công cụ khác nhau cho kết quả đầu ra khác nhau. Các
6
bộ công cụ đánh giá CLCS ngày càng phát triển phát triển để tập trung không chỉ vào
những đối tƣợng chung mà còn đối tƣợng chi tiết hơn. Các công cụ đánh giá CLCS có
hơn 20 ngôn ngữ khác nhau, có thể lấy ngôn ngữ phù hợp và xin phép sử dụng nó theo
trung tâm quốc gia phù hợp [59].
Phƣơng pháp ƣớc tính gián tiếp ngày càng đƣợc sử dụng nhiều, đƣợc khuyến
cáo sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị và ảnh hƣởng của bệnh
lên chiến lƣợc điều trị sức khỏe cộng đồng. Các bộ công cụ gián tiếp thƣờng đƣợc sử
dụng để đánh giá CLCS gồm có SF36, EQ5D, QWB, HUI. Các bộ công cụ đều có
những ƣu điểm và hạn chế riêng, không có bộ công cụ nào đƣợc đánh giá là tốt nhất.
Dựa vào mục đích nghiên cứu khác nhau các nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn một bộ công
cụ riêng hoặc kết hợp nhiều bộ công cụ với nhau. [51].
Hiện nay EQ5D là phƣơng pháp đƣợc khuyến khích sử dụng bởi nhiều tổ chức
có uy tín nhƣ Viện nghiên cứu lâm sàng quốc gia của Anh (NICE) hay Hội đồng quản
lý Bảo hiểm y tế Hà Lan [22],[51].
1.3.
Đánh giá CLCS bằng bộ công cụ EQ5D.
EQ5D là một công cụ đo chất lƣợng cuộc sống liên quan đến sức khỏe đƣợc
phát triển bởi Tập đoàn EuroQol có thể đƣợc sử dụng trong rất nhiều điều kiện điều trị
và sức khỏe khác nhau. Bộ công cụ EQ5D bao gồm 2 phần, phần một là bộ 5 câu hỏi
về 5 khía cạnh của chất lƣợng cuộc sống và phần hai là thang đo trực quan EQVAS.
Hiện nay EQ5D là bộ công cụ đƣợc khuyến khích sử dụng bởi nhiều tổ chức có uy tín
nhƣ Viện nghiên cứu lâm sàng quốc gia của Anh (NICE) hay Hội đồng quản lý Bảo
hiểm y tế Hà Lan [10].
Hiện nay có 3 phiên bản EQ5D:
- EQ5D-5L: Bộ 5 câu hỏi về 5 khía cạnh, mỗi câu hỏi với 5 lựa chọn phản hồi
về 5 mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- EQ5D-3L: Bộ 5 câu hỏi về 5 khía cạnh, mỗi câu hỏi với 3 lựa chọn phản hồi
về 3 mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- EQ5D-Y: Bộ câu hỏi dành cho trẻ em.
EQ5D có thể đƣợc sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng, các cuộc điều tra sức
khỏe dân số, trong đo lƣờng kết quả thƣờng quy và nhiều loại nghiên cứu khác. Trong
thử nghiệm lâm sàng: có thể đánh giá hiệu quả điều trị bằng cách đo trạng thái sức
khỏe bằng EQ5D tại các thời điểm khác nhau, ví dụ nhƣ trƣớc và sau khi điều trị.
7
Trong khảo sát sức khỏe dân số: dữ liệu đƣợc thu thập bằng EQ5D có thể đƣợc sử
dụng để đánh giá và so sánh tình trạng sức khỏe giữa các nhóm bệnh nhân, giữa bệnh
nhân và dân số nói chung, hoặc giữa dân số chung của các quốc gia khác nhau. Đo
lƣờng kết quả thƣờng quy: dữ liệu theo chiều dọc đƣợc thu thập với EQ5D có thể đƣợc
sử dụng ở cấp độ cá nhân để theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian;
ở cấp độ bệnh viện để theo dõi hiệu quả dịch vụ chăm sóc y tế tại bệnh viện; ở cấp độ
quốc gia EQ5D đƣợc dùng để theo dõi sức khỏe của ngƣời dân và đƣa ra những chính
sách y tế hợp lý.
1.3.1. Bộ công cụ EQ5D-3L
EQ5D-3L là bộ 5 câu hỏi về 5 khía cạnh (Khả năng vận động, tự chăm sóc bản
thân, hoạt động sinh hoạt hằng ngày, mức độ đau đớn, sự lo lắng) với 3 lựa chọn phản
hồi (không gặp vấn đề gì, gặp một số vấn đề, gặp vấn đề nghiêm trọng) tƣơng ứng với
243 trạng thái sức khỏe. Mỗi trạng thái sức khỏe có thể chuyển đổi thành mức thỏa
dụng tƣơng ứng với giá trị dao động từ -0,594 đến 1, 1 biểu thị cho trạng thái sức khỏe
hoàn hảo, 0 biểu thị cho cái chết [55].
EQ5D-3L hiện nay đã có sẵn phiên bản tiếng Việt dành cho Việt Nam, hiệu quả
tƣơng đƣơng so với bản gốc và các bản ngôn ngữ khác. Bộ câu hỏi EQ5D-3L có số
lƣợng câu hỏi ngắn, dễ sử dụng, đơn giản, phù hợp với ngƣời cao tuổi. Các bộ câu hỏi
khác nhƣ HUI, SF-36 có số lƣợng câu hỏi nhiều hơn, các câu hỏi dài hơn nên sẽ khó
khăn đối với ngƣời tham gia.
EQ5D-3L đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc phân tích chi phí - hiệu quả của
các tổ chức nhƣ Viện nghiên cứu lâm sàng quốc gia (NICE) ở Anh và Hội đồng bảo
hiểm chăm sóc sức khỏe tại Hà Lan. Do đó, EQ5D-3L dễ dàng truy cập vào dữ liệu
tiện ích cho các loại bệnh nhân khác nhau và đƣợc sử dụng tại Việt Nam trong các
nghiên cứu đánh giá HRQOL trên ngƣời chấn thƣơng tủy sống [2], ƣớc tính HRQOL
trên ngƣời cao tuổi [18], trên các bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống [8], bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 [6].
1.3.2. Thang đo trực quan (VAS)
Thang đo trực quan (VAS) là dụng cụ đo tâm lý đƣợc thiết kế để ghi lại các đặc
điểm của mức độ triệu chứng liên quan đến bệnh ở từng bệnh nhân và sử dụng nó để
đo lƣờng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và kiểm soát bệnh, VAS cũng có thể
đƣợc sử dụng để theo dõi quá trình của một bệnh mạn tính [54].
8
Nhằm giúp đối tƣợng nghiên cứu có thể xác định trạng thái tốt hay xấu của sức
khỏe, phƣơng pháp này vẽ ra một thang điểm. Ở thang điểm này, số điểm 100 tƣơng
ứng với tình trạng sức khỏe tốt nhất và 0 điểm tƣơng ứng với tình trạng sức khỏe xấu
nhất có thể hình dung đƣợc. Ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ chỉ ra trên thang điểm này tình
trạng sức khỏe (tốt hay xấu) của họ. EQVAS thƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
dịch tễ và lâm sàng để đo cƣờng độ hoặc tần số của các triệu chứng khác nhau [37].
Hình 1.2. Thang đo trực quan
VAS đƣợc sử dụng rộng rãi do tính đơn giản của công cụ này, EQVAS nhạy
cảm hơn với những thay đổi nhỏ so với các thang điểm miêu tả đơn giản khác vì
khoảng giá trị của thang EQVAS rộng. Bên cạnh đó, thời gian để hoàn thành một
đánh giá EQVAS rất ngắn (chỉ vài phút). Phƣơng pháp không yêu cầu đào tạo đối với
ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn mà chỉ cần họ có khả năng sử dụng thƣớc
để đo khoảng cách và xác định điểm số [26].
Tuy nhiên, dựa trên cảm nhận cá nhân của ngƣời đánh giá, EQVAS đƣợc nhận
định là có tính chủ quan cao. Đó cũng chính là nhƣợc điểm lớn nhất khi thang điểm
công cụ EQVAS không rõ ràng, rất khó để có thể giải thích điểm số và mỗi ngƣời sẽ
có cách cảm nhận mức điểm CLCS riêng. Bệnh nhân khó có thể tìm đƣợc một điểm
số phù hợp với chất lƣợng cuộc sống của mình [26].
1.4.
Đánh giá chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đƣờng
Các nghiên cứu đánh giá chất lƣợng cuộc sống đƣợc tiến hành để đo lƣờng tác
động của bệnh, biến chứng tới bệnh nhân đồng thời cũng là một công cụ lƣợng giá
hiệu quả của các giải pháp can thiệp y tế đến đời sống sức khỏe. Chính vì vậy, các
nghiên cứu về chất lƣợng cuộc sống đƣợc tiến hành rất phổ biến trên thế giới với đối
tƣợng, phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu vô cùng phong phú và đa dạng. Trên lĩnh
vực kinh tế dƣợc, các nghiên cứu chất lƣợng cuộc sống còn là đầu vào quan trọng
trong các mô hình đánh giá chi phí - hiệu quả.
9
Một số bộ công cụ đánh giá CLCS cho bệnh nhân ĐTĐ
Các công cụ đƣợc sử dụng để định lƣợng CLCS liên quan sức khỏe bệnh ĐTĐ
rất đa dạng, bao gồm các công cụ chung, công cụ riêng, các đánh giá về tình trạng
chức năng cũng nhƣ sự hài lòng về tâm lý. Sử dụng công cụ chung để so sánh về tình
trạng sức khỏe của bệnh nhân ĐTĐ với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính khác. Nhà
nghiên cứu chỉ ra sự liên quan của các yếu tố đến CLCS liên quan sức khỏe nhƣ kiểm
soát đƣờng máu, các phƣơng án điều trị, số lƣợng và loại biến chứng mắc phải, các
bệnh mắc kèm, yếu tố nhân khẩu học. Với việc sử dụng công cụ riêng, nhà nghiên cứu
hƣớng đến các yếu tố ảnh hƣởng CLCS liên quan đến sức khỏe của chỉ riêng bệnh
ĐTĐ nhƣ các triệu chứng, thái độ, sự lo lắng của bệnh nhân, khả năng tự chăm sóc,
mức độ hài lòng với điều trị, duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tình hình kiểm soát bệnh,
mức độ hỗ trợ của gia đình và xã hội.
Những bộ công cụ đặc thù có vai trò quan trọng trong việc đánh giá cụ thể các
biểu hiện đặc trƣng của ĐTĐ, tuy nhiên nó không thực sự hiệu quả trong các nghiên
cứu phân tích chi phí - hiệu quả [26].
Ngƣợc lại, các bộ công cụ đánh giá chung cho phép so sánh các bệnh khác nhau
hoặc so sánh các phƣơng pháp điều trị với nhau, có thể giúp ích trong việc đƣa ra các
quyết định định hƣớng về y tế. Một số công cụ chung thƣờng đƣợc sử dụng đánh giá
CLCS bệnh ĐTĐ:
-
Medical Outcomes Study 36-item Short-Form Health Survey (SF-36) của tổ
chức RAND (Mỹ).
-
EuroQol (EQ5D) của tổ chức EuroQol Group [60].
Các nghiên cứu đánh giá CLCS của bệnh nhân ĐTĐ
Các nghiên cứu đánh giá chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đƣờng
rất đa dạng về phƣơng pháp, mẫu nghiên cứu, công cụ đo lƣờng và kết quả nghiên cứu.
Trong các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi SF36, kết quả đều khẳng định CLCS của BN
ĐTĐ typ 2 thấp hơn nhóm ngƣời khỏe mạnh [19],[32],[53]. Tuy nhiên cách đánh giá
và kết quả thu đƣợc giữa các nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau. Nghiên cứu của
Vaatainen nhận định CLCS thông qua bộ câu hỏi SF36 của nhóm bệnh thấp hơn nhóm
chứng, với OR = 2,84. Các tác giả cho biết sự khác biệt điểm số chủ yếu do các khía
cạnh: đau cơ thể, di chuyển, sinh lực [53]. Trong khi đó, ở một nghiên cứu khác, sự
thay đổi điểm số lớn nhất trên công cụ SF36 lại là khả năng gắng sức và giới hạn thể
10
chất [12]. Khi tiến hành so sánh các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá
CLCS liên quan với bệnh ĐTĐ bao gồm: thang trực quan, EQ5D, SF-6D và bộ câu hỏi
của WHO, kết quả cho thấy rằng bốn phƣơng pháp đo có liên kết mạnh với nhau. Chỉ
số EQ5D và SF-6D cho kết quả tƣơng đồng cao còn thang VAS và bộ câu hỏi của
WHO có mức chênh lệch nhiều hơn [60].
Các nghiên cứu còn tìm hiểu mối liên hệ giữa yếu tố giới tính, tuổi, chỉ số BMI,
chỉ số HbA1c, trình độ văn hóa, thói quen tập thể dục, thời gian mắc bệnh, các yếu tố
tâm lý tiêu cực và các biến chứng nhƣ biến chứng vê tim, thận, mắt lên CLCS của
bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Nghiên cứu của Daniele về ảnh hƣởng của các hoạt động thể
chất, bệnh mắc kèm, triệu chứng trầm cảm lên CLCS của bệnh nhân ĐTĐ cho thấy:
nhóm bệnh có điểm số thấp hơn nhóm chứng, đáng kể nhất là giới hạn thể chất và khả
năng gắng sức (khác biệt tƣơng ứng là 40,0 và 31,8 điểm) [19].
Nghiên cứu của A.Mikailiukstiene và cộng sự (2013) cho kết quả điểm số
CLCS của nam giới cao hơn trong tất cả các khía cạnh đánh giá của bộ công cụ SF36
[31]. CLCS đo bằng bộ công cụ đặc hiệu DSQL cũng cho điểm số DSQL của bệnh
nhân nam thấp hơn (48,8 ± 12,7 so với 51,9 ± 13,1), tƣơng ứng với CLCS cao hơn của
bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ [29].
Nhìn chung, CLCS của BN giảm khi tuổi của BN tăng lên. Khi đánh giá bằng
công cụ EQ5D [47] và QLESQ-SF [56] đều cho thấy tuổi tác có tƣơng quan âm với
CLCS.
Nghiên cứu của L. Kuznetsov và cộng sự (2015) cho thấy khi HbA1c tăng từ
6,3% đến 6,8% thì điểm số ADDQOL giảm tƣơng ứng từ -0,4 đến -0,5 [27]. Chỉ số
BMI cũng là một trong những chỉ số đƣợc các nghiên cứu quan tâm, hai nghiên cứu
khác đánh giá dựa trên công cụ chung SF12 và SF36 cho kết quả tƣơng tự nhau. Trong
nghiên cứu của C. K. Wong và cộng sự (2013), các tác giả cho biết BMI có tƣơng
quan âm với CLCS với hệ số β = -0,28 [63]. Nghiên cứu của V. Nilsen và cộng sự
(2014), giảm cân nặng làm làm tăng điểm PCS của bệnh nhân [64]. Tuy nhiên, tăng
BMI lại có ảnh hƣởng tích cực lên MCS [63].
Yếu tố gây ảnh hƣởng xấu nhất lên CLCS của bệnh nhân ĐTĐ trong kết quả của
các nghiên cứu trƣớc đây đã thực hiện là sự xuất hiện của các biến chứng, trong đó
phải kể đến biến chứng trên mắt, tim, thận, biến chứng loét bàn chân và hạ đƣờng
huyết. CLCS đối với các bệnh nhân có biến chứng thấp hơn so với các bệnh nhân
11
không có biến chứng. Các biến chứng nhƣ cắt cụt chi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy
thận đều làm giảm đáng kể giá trị thoả dụng của bệnh nhân. Trong đó, suy thận có tác
động tiêu cực lớn nhất lên CLCS của bệnh nhân [33]. Giá trị thoả dụng này cũng
tƣơng đồng với nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 3178 bệnh nhân ĐTĐ tại Mỹ. Trong
một nghiên cứu so sánh CLCS của các bệnh nhân ĐTĐ có và không có biến chứng tim
mạch, kết quả cho thấy giá trị trung bình chung của bệnh nhân ĐTĐ là 0,754, với điểm
chênh lệch giữa nhóm có biến chứng và không có biến chứng là 0,062 (p<0,001) [13].
Để đánh giá CLCS của bệnh nhân ĐTĐ tại 5 nƣớc châu Âu, Koopmanschap và
cộng sự sử dụng bộ công cụ EQ5D trên 4.189 bệnh nhân. Giá trị thoả dụng trung bình
của bệnh nhân đạt 0,69, nhóm bệnh nhân chƣa có biến chứng có giá trị cao hơn là
0,76. Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố giới tính, biến chứng, phƣơng pháp điều trị,
tuổi, béo phì và tăng glucose huyết lần lƣợt ảnh hƣởng đến giá trị thoả dụng CLCS của
bệnh nhân ĐTĐ.
Một số nghiên cứu về CLCS đã đƣợc tiến hành tại Việt Nam đều sử dụng bộ
công cụ SF-36. Theo một nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại bệnh viện
đa khoa huyện Mê Linh thu đƣợc kết quả nhƣ sau: CLCS ở mức trung bình kém và
kém khá cao (42%), 54,2% bệnh nhân có điểm CLCS ở mức trung bình khá và 3,8%
bệnh nhân có điểm CLCS ở mức khá tốt, tốt [7].
Tại Bệnh viện Nhân Dân 115, tác giả Trần Ngọc Hoàng và cộng sự đã tiến hành
nghiên cứu trên 200 bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Điểm số CLCS theo 8 lĩnh vực sức khỏe dao
động từ 41,09 đến 62,63: cao nhất là hoạt động xã hội và thấp nhất là sức khỏe tổng quát.
Trong phân tích đơn biến, tai biến mạch máu não và biến chứng bàn chân làm giảm điểm
số 8 lĩnh vực sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong phân tích đa biến, chỉ có biến
chứng bàn chân, tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành làm giảm CLCS ngƣời bệnh
[4].
Các nghiên cứu đánh giá CLCS của bệnh nhân ĐTĐ bằng bộ công cụ EQ5D
Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có CLCS nhìn chung thấp hơn so với nhóm ngƣời khỏe
mạnh. Trong các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi EQVAS, điểm số trung bình của
nhóm bệnh là 69,0; 54,8; 69,05 thấp hơn so với nhóm chứng với kết quả tƣơng ứng là
81,5; 79,3; 76,63 [15],[16],[44]. Với bốn độ tuổi 32-44, 45-54, 55-64, trên 65, thang
EQVAS cho điểm số nhóm ĐTĐ typ 2 đều thấp hơn nhóm chứng. Điểm số tƣơng ứng
là 68,2 so với 83,9; 62,4 so với 79,2; 54,9 so với 78,1; 50,2 và 69,8 [15].
12
Đối với kết quả của bộ công cụ EQ5D, nghiên cứu của Grandy cho thấy
CLCS của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đạt 0,798 điểm, thấp hơn 0,04 điểm so với nhóm
chứng [16]. Trong khi đó, nghiên cứu của Golicki chỉ ra điểm khác biệt dao động từ
0,033 đến 0,085 tùy thuộc theo độ tuổi (nhóm 32-44: 0,902 so với 0,935, nhóm 45-54:
0,855 so với 0,9, nhóm 55-64: 0,809 so với 0,894, nhóm trên 65: 0,739 so với 0,798, p
= 0,018) [15].
Các nghiên cứu trên thế giới khi sử dụng bộ công cụ EQ5D là rất đa dạng,
đánh giá ảnh hƣởng của bệnh ĐTĐ typ II lên CLCS của bệnh nhân trên nhiều yếu tố
trong đó kế đến các yếu tố có ảnh hƣởng lớn nhƣ giới tính, tuổi tác, thời gian mắc,
trình độ văn hóa và đặc biệt là các ảnh hƣởng của biến chứng lên CLCS của bệnh nhân
ĐTĐ typ II.
Theo nghiên cứu của tác giả Javanbakht cho thấy CLCS của bệnh nhân nam cao
hơn CLCS của bệnh nhân nữ khi đánh giá trên cả hai thang điểm EQVAS và EQ5D;
với điểm số theo thang EQ5D và EQVAS của nữ giới lần lƣợt là 0,67 và 55,1 so với
0,74 và 57,9 của nam giới. Một số các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tƣơng tự.
Ngoài ra, 2 nghiên cứu sử dụng công cụ EQ5D cho cùng kết quả bệnh nhân lớn
tuổi hơn có điểm số CLCS thấp hơn [35,49]. Đểm số bệnh nhân ≤49 tuổi cao hơn bệnh
nhân trên 50 tuổi, tƣơng ứng là 63,9 (19,4) so với 54,7 (20,7) [35].
Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 1 năm có điểm số thấp hơn so với bệnh
nhân mắc bệnh ≤ 1 năm. Giảm điểm số lớn nhất sau với thời gian mắc bệnh 11-15 năm
với β =-0,06 (SE=0,03).
Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 10 năm có điểm số thấp hơn ngƣời mắc
bệnh <5 năm, với OR=0,89, (95% CI: 0,86 - 0,92). Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh
càng lâu điểm số EQ5D càng giảm. Bệnh nhân có thời gian chẩn đoán dƣới 5 năm có
điểm thỏa dụng 0,81 (0,18) trong khi bệnh nhân chẩn đoán đƣợc hơn 19 năm có điểm
số là 0,77 (0,19). [44]
Các biến chứng với sự thay đổi lớn nhất đến CLCS của bệnh nhân là đột qụy
(0,099), suy tim (0,045) và nhồi máu cơ tim (0,026). Bệnh thiếu máu cục bộ làm giảm
0,01 điểm song không có ý nghĩa thống kê. Biến chứng làm giảm CLCS lớn nhất là
đột quỵ (-0,111), tiếp theo là suy tim (-0,082), thiếu máu cơ tim cục bộ (-0,052), nhồi
máu cơ tim (-0,022). [32,44]
13
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán Đái tháo đƣờng typ 2, khám chữa bệnh ngoại trú có bảo
hiểm y tế tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh và bệnh viện đa khoa huyện
Lƣơng Tài từ ngày 1/10/2017 đến 31/10/2017.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Tiêu chuẩn lựa chọn & tiêu chuẩn loại trừ
Tiêu chuẩn lựa chọn (TCLC):
(1) BN đƣợc chẩn đoán Đái tháo đƣờng typ 2, khám chữa bệnh ngoại trú tại trung
tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh và bệnh viện đa khoa huyện Lƣơng Tài.
(2) Bệnh nhân có bảo hiểm y tế.
(3) Bệnh nhân đồng ý tham gia phỏng vấn.
(4) Thời gian khám bệnh: 1/10/2017 - 31/10/2017.
Tiêu chuẩn loại trừ:
(1) Bệnh nhân < 18 tuổi.
(2) Bệnh nhân đã từng trả lời phỏng vấn.
(3) Bệnh nhân không biết chữ.
Phƣơng pháp thu thập số liệu:
- Thu thập dữ liệu đánh giá CLCS của bệnh nhân thông qua phỏng vấn bằng bộ câu
hỏi EQ5D và thang trực quan EQVAS: trình bày ở Phụ Lục.
- Nghiên cứu viên ngồi chờ tại phòng khám ngoại trú ở hai cơ sở y tế. Tiến hành
chọn mẫu phỏng vấn thuận tiện (Khi có bệnh nhân đƣợc chuẩn đoán ĐTĐ typ 2, điều
dƣỡng viên sẽ báo cho nghiên cứu viên để tiến hành phỏng vấn).
- Nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn bệnh nhân thông qua bộ câu hỏi có sẵn:
+ Thông tin chung của bệnh nhân (giới, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
thời gian mắc bệnh…)
+ Các câu hỏi liên quan đến CLCS theo thang điểm EQ5D (khả năng vận
động, khả năng tự chăm sóc, khả năng hoạt động thƣờng ngày, mức độ đau đớn, sự lo
lắng)
+ Thang đo trực quan EQVAS.
14
- Nghiên cứu viên lấy thông tin từ bệnh án ngoại trú của bệnh nhân: Các thông tin về
tình trạng bệnh của bệnh nhân bao gồm: HbA1c, BMI, các thuốc sử dụng, biến chứng.
Các phiếu phỏng vấn đƣợc nhập vào phần mềm Microsoft Excel 2013.
Cỡ mẫu:
Nghiên cứu mô tả với mục tiêu xác định giá trị trung bình CLCS của bệnh nhân
cỡ mẫu tối thiểu yêu cầu là:
N=
(1-α/2) x
= 384
N: cỡ mẫu nghiên cứu
α: mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05)
S: độ lệch chuẩn (theo một nghiên cứu đã đƣợc tiến hành S = 0,2 [16])
d: ƣớc lƣợng khoảng sai lệch cho phép (ƣớc lƣợng là 2%)
Z(1- α/2): hệ số tin cậy (Z(0,975)= 1,96)
Phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
Mẫu phiếu phỏng vấn: Phụ lục.
2.3. Xử lý kết quả
Nhập liệu
Các trƣờng dữ liệu liên quan đến nghiên cứu đƣợc nhập bao gồm: họ tên, giới
tính, năm sinh, tuổi, cân nặng, chỉ số HbA1c, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian
mắc ĐTĐ, biến chứng, thuốc điều trị, thang điểm EQ5D và EQVAS.
Xử lý dữ liệu:
Với 5 câu hỏi đánh giá 5 khía cạnh CLCS đƣợc quy điểm câu trả lời nhƣ sau:
- Không gặp vấn đề gì: 1 điểm
- Gặp một số vấn đề: 2 điểm
- Gặp vấn đề nghiêm trọng: 3 điểm.
EQ5D-3L có thể đƣa ra 243 bộ số tƣơng ứng với 243 trạng thái sức khỏe. Mỗi
trạng thái sức khỏe có thể chuyển đổi thành mức thỏa dụng tƣơng ứng với giá trị dao
động từ -0,594 đến 1, 1 biểu thị cho trạng thái sức khỏe hoàn hảo, 0 biểu thị cho cái
chết [55]. Hiện nay có 27 bộ giá trị quy đổi cho thang điểm EQ5D: Tây Ban Nha,Thụy
Điển, Anh, Đức, châu Âu, Nhật Bản… [39]. Nhóm nghiên cứu lựa chọn quy đổi giá trị
CLCS theo Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia thuộc khu vực châu Á, có điều kiện địa lý
khá tƣơng đồng với Việt Nam, và bộ quy đổi theo thang điểm của Nhật Bản đƣợc công
15
bố và sẵn có trên trang Wed của EuQoul. Mô hình này ƣớc tính điểm chỉ số EQ5D
dựa trên các cuộc khảo sát định giá chung về dân số sử dụng phƣơng pháp TTO hoặc
VAS ở các quốc giá khác nhau, đƣợc trình bày trong cuốn sách của tác giả Szende,
Devlin [52].
Dữ liệu đƣợc nhập, làm sạch và phân tích sử dụng phần mềm Microsolf Excel
2013 và Spss 22.0.
Bảng 2.1. Cách phân loại và xử lý biến
Biến
Cách phân loại biến
Giới tính đƣợc mã hóa:
Giới tính
1. BN nam
2. BN nữ
Loại biến
Biến nhị
phân
hóa:
1. <7%
Biến nhị
phân
2. ≥7%
hóa:
1. <23
với 5 khía cạnh của bộ công cụ
EQ5D (khả năng vận động, tự
mức độ đau đớn, sự lo lắng) : Test
Chi Square
- So sánh sự khác nhau của các
Chỉ số BMI đƣợc mã
BMI
- Kiểm tra mối quan hệ giữa biến
chăm sóc, hoạt động thƣờng ngày,
Chỉ số HbA1c đƣợc mã
HbA1c
Xử lý
nhóm khác nhau trong mỗi biến
Biến nhị
phân
về CLCS theo thang điểm EQ5D/ EQVAS : Test T_test.
2. ≥23
Sử dụng
insulin
Sử dụng insulin đƣợc mã
hóa:
Biến nhị
- Kiểm tra mối quan hệ giữa biến
phân
với 5 khía cạnh của bộ công cụ
1. Có
EQ5D (khả năng vận động, tự
2. Không
chăm sóc, hoạt động thƣờng ngày,
Biến
BN xuất hiện biến chứng
chứng
đƣợc mã hóa:
Biến nhị
phân
mức độ đau đớn, sự lo lắng) : Test
Chi Square
1. Có
- So sánh sự khác nhau của các
2. Không
nhóm khác nhau trong mỗi biến
về CLCS theo thang điểm EQ5D/ EQVAS : Test T_test.
16
Bảng 2.1. Cách phân loại và xử lý biến
Biến
Nhóm
tuổi
Nghề
nghiệp
Cách phân loại biến
Tuổi đƣợc mã hóa:
1. BN<40 tuổi
Loại biến
Xử lý
Biến thứ
- Kiểm tra mối quan hệ giữa biến
hạng
với 5 khía cạnh của bộ công cụ
2. Bn từ 40-65 tuổi
EQ5D (khả năng vận động, tự
3. BN>65 tuổi
chăm sóc, hoạt động thƣờng ngày,
Mã hóa:
1. Nông dân
Biến thứ
hạng
mức độ đau đớn, sự lo lắng): Test
Chi Square
2. Công viên chức
- So sánh sự khác nhau của các
3. Kinh Doanh
nhóm khác nhau trong mỗi biến
4. Hƣu trí
về CLCS theo thang điểm EQ-5D/
5. Nhân viên văn
EQVAS : Test Anova hoặc Test
Kruskal-Wallis. (Sử dụng test
phòng
Anova nếu phƣơng sai giữa các
6. Khác
Trình độ
Trình độ văn hóa đƣợc mã
văn hóa
hóa:
Biến thứ
hạng
nhóm
khác
nhau
dùng
test
Kruskal-Wallis)
1. Dƣới THPT
2. THPT
3. ĐH
4. Sau ĐH
5 khía
- BN đánh giá 1 điểm (Không gặp khó khăn gì): Không có vấn đề.
cạnh của
- BN đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề ở mức 2,3 điểm (Gặp 1 ít
bộ công
khó khăn, rất khó khăn): Có vấn đề
cụ EQ5D
\
17