Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát thực trạng điều trị của bệnh nhân lao đang được quản lý, điều trị tại trung tâm y tế quận long biên, hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 64 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

MAI THỊ NHUNG

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LAO
ĐANG ĐƢỢC QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN LONG BIÊN,
HÀ NỘI NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Hà Nội - 2018
HÀ NỘI - 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

MAI THỊ NHUNG
Mã sinh viên: 1301304

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LAO
ĐANG ĐƢỢC QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN LONG BIÊN,
HÀ NỘI NĂM 2018
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng


Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dƣợc
2. Trung tâm Y tế Quận Long Biên

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Thị Thanh Hƣơng – Bộ môn Quản lý và kinh tế Dƣợc. Cô là người
trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để giúp tôi thực hiện đề tài này. Đối với tôi,
cô luôn là tấm gương về tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm và luôn
quan tâm tới sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm y tế Quận Long
Biên, thành phố Hà Nội, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình triển khai đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Minh Quốc – Trung tâm y tế
quận Long Biên, YS. Lê Thị Mơ - cán bộ chuyên trách phòng khám lao ở
trung tâm y tế đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ ngay từ những ngày đầu tiên
triển khai đề tài đồng thời cũng cho tôi những lời khuyên hữu ích giúp tôi hoàn
thành tốt khóa luận.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã giảng dạy cho tôi những kiến thức quý giá
trong 5 năm học vừa qua, giúp tôi có thể chuẩn bị hành trang kiến thức cũng như
có thêm tình yêu, nhiệt huyết với nghề.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình, anh chị em bạn bè,
những người luôn bên cạnh, động viên, khích lệ, chia sẻ và quan tâm tôi. Đây
thực sự là nguồn động lực lớn giúp tôi có thể hoàn thành khóa luận cũng như có
thể tiếp tục phấn đấu học tập và rèn luyện.
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2018

Sinh viên
Mai Thị Nhung


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................3
1.1. Bệnh lao và một số cách phân loại ...........................................................3
1.1.1. Khái niệm bệnh lao.................................................................................3
1.1.2. Phân loại bệnh lao..................................................................................3
1.2. Dịch tễ học bệnh lao và chiến lƣợc phòng chống lao. .............................4
1.2.1. Dịch tễ học bệnh lao và kế hoạch phòng chống trên thế giới ................4
1.2.2. Dịch tễ học bệnh lao ở Việt Nam và chương trình chống lao quốc gia ..6
1.3.Tuân thủ điều trị ở bệnh nhân lao tại cộng đồng và các yếu tố liên
quan.............................................................................................................................8
1.3.1. Tuân thủ điều trị lao ...............................................................................8
1.3.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị lao.............................................9
1.3.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao........11
1.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ................................................................13
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..16
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................16
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................16
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................16
2.2.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu. ......................................................16
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu. .......................21
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................23

2.2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................23


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................24
3.1. Kiến thức và thực trạng về tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao ..........24
3.1.1. Kiến thức của bệnh nhân về bệnh lao và các nguyên tắc điều trị .....24
3.1.2.Thực trạng về tuân thủ điều trị lao của bệnh nhân.............................26
3.2. Các yếu tố liên quan đến việc thực hành tuân thủ điều trị của bệnh
nhân lao ....................................................................................................................28
3.2.1.Thông tin về một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị
lao ..........................................................................................................................28
3.2.2.Các yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân
lao đang được quản lý và điều trị tại TTYT quận Long Biên. ...............................30
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ..................................................................................33
4.1. Kiến thức và thực trạng về tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao ........33
4.1.1. Hiểu biết của bệnh nhân về bệnh lao và các nguyên tắc điều trị .......33
4.1.2. Thực trạng về tuân thủ điều trị lao của bệnh nhân ............................34
4.2. Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao ...36
4.2.1.Thông tin về một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị
lao ..........................................................................................................................36
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân
lao đang được quản lý và điều trị tại TTYT quận Long Biên. ...............................37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT


Chữ viết tắt

1

AFB

2

BHYT

3

CTCLQG

4

CI

5

DOTS

6

ĐTNC

Giải nghĩa
Acid fast Bacillus
(Trực khuẩn kháng cồn, kháng toan)
Bảo hiểm y tế

Chương trình chống lao quốc gia
Khoảng tin cậy
Directly Observed Treatment Short
(Điều trị có giám sát trực tiếp)
Đối tượng nghiên cứu
Human Immunodeficiency Virus

7

HIV

(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người)

8

NTĐT

Nguyên tắc điều trị

9

TTYT

Trung tâm Y tế

10

TCYTTG


Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng
1.1

1.2

Tên bảng
Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao
trên thế giới
Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao tại
Việt nam

Trang
10

11

2.3

Các biến số nghiên cứu

16

2.4

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu


22

3.5

Hiểu biết của bệnh nhân về bệnh lao

24

3.6

Hiểu biết về nguyên tắc điều trị của bệnh nhân lao

24

3.7

3.8
3.9
3.10

Mức độ hiểu biết về từng nguyên tắc điều trị lao của bệnh
nhân
Thái độ của bệnh nhân về sự cần thiết của việc tuân thủ
nguyên tắc điều trị
Hiểu biết về tác hại của việc không tuân thủ NTĐT lao
Mức độ hiểu biết về tác hại của việc không tuân thủ các
NTĐT lao

25


25
26
26

3.1

Thực trạng tuân thủ các NTĐT của bệnh nhân lao

26

3.12

Mức độ tuân thủ đúng từng nguyên tắc điều trị

27

3.13

3.14

3.15

3.16

3.17

3.18

Những lý do bệnh nhân không tuân thủ đúng các nguyên tắc
điều trị

Thông tin về khoảng cách, số lần điều trị, loại bệnh lao,
BHYT
Thông tin về tác dụng phụ, sự giám sát điều trị và sự kỳ thị
của những người xung quanh với bệnh nhân lao
Mối liên quan giữa khoảng cách từ nhà BN đến trạm y tế xã
và việc thực hành tuân thủ các NTĐT lao của bệnh nhân
Mối liên quan giữa số lần điều trị bệnh lao và việc thực hiện
các NTĐT lao của bệnh nhân
Các yếu tố liên quan đến việc thực hành tuân thủ các NTĐT
lao

28

28

29

30

30

31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ chín trong các bệnh trên thế
giới và đứng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng [30]. Theo số liệu của tổ chức y tế thế
giới (TCYTTG) năm 2017 [30], có thêm khoảng 6,3 triệu ca lao mới được báo cáo
trong năm 2016 (cao hơn so với 6,1 triệu ca trong năm 2015) và khoảng 1,3 triệu
người tử vong do lao, trong đó có khoảng 374.000 ca tử vong do đồng nhiễm lao/HIV,

khoảng 98% số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp. Trong báo cáo
lao toàn cầu năm 2017, TCYTTG đã đưa ra danh sách 30 nước có gánh nặng bệnh lao
cao.
Trong danh sách này, Việt Nam xếp thứ 15 trong 30 nước có gánh nặng bệnh
nhân lao cao trên thế giới [32]. Hàng năm cả nước có khoảng 126.000 bệnh nhân lao
mới (tương đương với 133/100.000 dân). Số người chết do lao khoảng 13.000
(14/100.000 dân). Lao mới mắc các thể giảm so với ước tính là 2,6%; lao/HIV dương
tính mới mắc cũng giảm còn 4,2%. Vấn đề nổi bật trong phòng chống lao hiện nay là
lao kháng thuốc và đặc biệt là kháng đa thuốc. Theo số liệu của TCYTTG năm 2017,
tỷ lệ lao đa kháng thuốc đối với bệnh nhân mắc mới không giảm nhưng tỷ lệ lao kháng
thuốc điều trị lại thì tăng 26%, trong khi con số này năm 2015-2016 chỉ có 23%. Chi
phí điều trị bình quân cho một ca bệnh lao kháng đa thuốc gấp 100 lần so với bệnh
nhân không kháng thuốc, nhiều ca bệnh dù tốn rất nhiều tiền nhưng vẫn không chữa
được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lao kháng thuốc, trong đó nguyên nhân hàng đầu
là không tuân thủ nguyên tắc điều trị lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế [2].
Quận Long Biên nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, tập
trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường sông và
đường không. Năm 2017 Phòng khám lao Trung tâm y tế quận Long Biên quản lý và
điều trị 131 người bệnh lao [14], tính đến 01 tháng 05 năm 2018 hiện quản lý và điều
trị 66 người bệnh lao, trong đó có 3 bệnh nhân mắc đồng thời HIV. Theo báo cáo kết
quả công tác phòng chống bệnh Lao quận Long Biên năm 2017, tỷ lệ điều trị khỏi
bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới đạt >90%, không có bệnh nhân bỏ trị. Tuy nhiên một
số người dân ở đây còn thiếu kiến thức về bệnh, cán bộ y tế đã đến nhà vận động, gửi
giấy mời nhưng không đi khám [18]. Tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị bệnh lao đóng
vai trò then chốt trong việc bảo đảm điều trị khỏi bệnh. Trái lại, không tuân thủ điều trị
sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ cho bản thân người bệnh và cộng đồng do tạo điều kiện cho
1


vi khuẩn lao kháng thuốc mà hậu quả là không thể điều trị khỏi, hoặc điều trị tốn kém

gấp hàng trăm lần so với điều trị lao không kháng thuốc. Vi khuẩn lao kháng thuốc lây
lan ra cộng đồng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Xuất phát từ thực tế trên và để có thêm
cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp trong việc xây dựng, triển khai các hoạt
động của chương trình chống lao quốc gia tại quận Long Biên, đề tài : “Khảo sát thực
trạng điều trị của bệnh nhân lao đang đƣợc quản lý, điều trị tại trung tâm y tế
quận Long Biên, Hà Nội năm 2018” được nghiên cứu với 2 mục tiêu sau:
1/ Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao đang được quản lý và
điều trị ở Trung tâm y tế quận Long Biên năm 2018.
2/ Xác định một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ các nguyên tắc điều trị của
bệnh nhân lao đang được quản lý và điều trị tại Trung tâm y tế quận Long Biên.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh lao và một số cách phân loại
1.1.1. Khái niệm bệnh lao
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây
nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao
phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung
quanh [1],[2].
Người nghi lao phổi khi có các triệu chứng sau:
- Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao
quan trọng nhất.
Ngoài ra có thể có:
- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
- Sốt nhẹ về chiều.
- Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.
- Đau ngực, đôi khi khó thở.

Nhóm nguy cơ cao cần chú ý:
- Người nhiễm HIV.
- Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em.
- Người mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường, suy thận
mạn,...
- Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá, thuốc lào.
- Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như Corticoid, hóa chất điều
trị ung thư,...
Các trường hợp có bất thường trên Xquang phổi đều cần xem xét phát hiện lao
phổi.
1.1.2. Phân loại bệnh lao
+ Phân loại bệnh lao theo vị trí giải phẫu
- Lao phổi: Bệnh lao tổn thương ở phổi - phế quản, bao gồm cả lao kê. Trường
hợp tổn thương phối hợp cả ở phổi và cơ quan ngoài phổi được phân loại là lao phổi.
- Lao ngoài phổi: Bệnh lao tổn thương ở các cơ quan ngoài phổi như: Màng phổi,
hạch, màng bụng, sinh dục tiết niệu, da, xương, khớp, màng não, màng tim,... Nếu lao
3


nhiều bộ phận, thì bộ phận có biểu hiện tổn thương nặng nhất (lao màng não, xương,
khớp,...) được ghi là chẩn đoán chính.
+ Phân loại người bệnh lao theo tiền sử điều trị lao
- Mới: Người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng thuốc
chống lao dưới 1 tháng.
- Tái phát: Người bệnh đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định là khỏi
bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại với kết quả AFB(+).
- Thất bại điều trị: Người bệnh có AFB(+) từ tháng điều trị thứ 5 trở đi, phải
chuyển phác đồ điều trị, người bệnh AFB(-) sau 2 tháng điều trị có AFB(+), người
bệnh lao ngoài phổi xuất hiện lao phổi AFB(+) sau 2 tháng điều trị, người bệnh trong
bất kỳ thời điểm điều trị nào với thuốc chống lao hàng 1 có kết quả xác định chủng vi

khuẩn lao kháng đa thuốc.
- Điều trị lại sau bỏ trị: Người bệnh không dùng thuốc liên tục từ 2 tháng trở lên
trong quá trình điều trị, sau đó quay trở lại điều trị với kết quả AFB(+).
- Khác:
+ Lao phổi AFB(+) khác: Là người bệnh đã điều trị thuốc lao trước đây với thời
gian kéo dài trên 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị hoặc
không rõ tiền sử điều trị, nay chẩn đoán là lao phổi AFB(+).
+ Lao phổi AFB(-) và lao ngoài phổi khác: Là người bệnh đã điều trị thuốc lao
trước đây với thời gian kéo dài trên 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và
kết quả điều trị hoặc được điều trị theo phác đồ với đánh giá là hoàn thành điều trị,
hoặc không rõ tiền sử điều trị, nay được chẩn đoán lao phổi AFB(-) hoặc lao ngoài
phổi.
- Chuyển đến: Người bệnh được chuyển từ đơn vị điều trị khác đến để tiếp tục
điều trị (lưu ý: những người bệnh này không thống kê trong báo cáo “Tình hình thu
nhận người bệnh lao” và “Báo cáo kết quả điều trị lao”, nhưng phải phản hồi kết quả
điều trị cuối cùng cho đơn vị chuyển đi) [2].
1.2. Dịch tễ học bệnh lao và những chiến lƣợc phòng chống lao
1.2.1. Dịch tễ học bệnh lao và những kế hoạch phòng chống trên thế giới

1.2.1.1. Dịch tễ học bệnh lao trên thế giới
Theo báo cáo lao toàn cầu năm 2017 của TCYTTG có: 6,3 triệu người mắc lao
mới xuất hiện tương đương tỷ lệ 139/100.000 dân. 14,4 triệu người bệnh lao cũ và lao
4


mới lưu hành. 4,1 triệu người bệnh lao phổi AFB (+), (tương đương 62/100.000 dân)
bao gồm 476.774 trường hợp HIV (+) (với 85% số bệnh nhân đã điều trị ARV). Bệnh
lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng
1,3 triệu người tử vong do lao, trong đó có 374.000 ca tử vong do đồng nhiễm
lao/HIV. 98% số ca tử vong là ở các nước đang phát triển. 129.689 người bắt đầu điều

trị lao kháng thuốc (tăng nhẹ so với năm 2015 là 125.629 trường hợp mắc lao mới
kháng đa thuốc) với tỷ lệ 4,1% (độ tin cậy 95% khoảng [CI]: 2,8–5,3%) trường hợp
mới và 19% (độ tin cậy 95% khoảng [CI]: 9,8–27%) các trường hợp được điều trị
trước đây đã kháng thuốc. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức
tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia năm 2016 [7],[31].
1.2.1.2. Kế hoạch ngăn chặn bệnh lao
Kế hoạch ngăn chặn lao toàn cầu đã được đẩy mạnh bằng các cam kết từ các
nước thành viên có tỷ lệ lao cao tại tuyên ngôn Amsterdam năm 2000, cam kết
Washington về việc ngăn chặn lao năm 2001 và diễn đàn của các thành viên ngăn chặn
lao tại Delhi năm 2004. Năm 2005, TCYTTG đã thông qua một nghị quyết nhằm “duy
trì nguồn tài chính cho kiểm soát và phòng ngừa lao”, trong đó các quốc gia thành viên
thiết lập một cam kết cùng thiên niên kỷ thứ 6 với mong muốn là “Thế giới không còn
bệnh lao” với các mục tiêu:
- Giảm mạnh gánh nặng toàn cầu do bệnh lao gây ra trong năm 2015 theo tiêu chí của
“những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” và mục tiêu của liên minh ngăn chặn lao.
- Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh lao trên phạm vi toàn
cầu.
- Giảm gánh nặng kinh tế xã hội do bệnh lao gây ra.
- Bảo vệ người nghèo và các đối tượng nhạy cảm khỏi mắc bệnh lao, lao/HIV và lao
kháng đa thuốc.
Các giai đoạn triển khai trên toàn cầu:
- Đến năm 2005, phát hiện ít nhất 70% những trường hợp lao phổi AFB(+).
- Đến năm 2015, giảm mức độ lây lan của bệnh lao và tỷ lệ tử vong xuống 50% so với
năm 2000.
- Đến năm 2050, bệnh lao không còn là một nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng (< 1
trường hợp AFB(+)/1 triệu dân) [17].

5



1.2.2. Dịch tễ học bệnh lao ở Việt Nam và chương trình chống lao quốc gia

1.2.2.1. Dịch tễ học bệnh lao ở Việt Nam
Tại Việt Nam, Bệnh lao vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh lây truyền. Theo Báo
cáo lao toàn cầu năm 2017, Việt Nam xếp thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh
lao cao nhất trên thế giới với 126.000 ca mắc lao mới ( tương ứng với 133/100.000
dân). Trong đó, có 4.200 bệnh nhân lao mới đồng nhiễm HIV, chiếm 3% trong số bệnh
nhân lao mới. Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người điều trị bệnh lao mới là 4,1%. Số bệnh
nhân lao tử vong trong năm 2016 là 13.000 người với tỷ lệ tử vong do lao là
14/100.000 dân, số ca tử vong do đồng nhiễm HIV là 850 ca, chiếm tỷ lệ 0,9/100.000
dân [7],[31].
1.2.2.2.Chương trình chống lao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng
người mắc bệnh với nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn; bệnh có thể chữa khỏi nếu phát
hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian. Vì vậy, công tác phòng, chống
bệnh lao là một nhiệm vụ quan trọng lâu dài của cả hệ thống chính trị trong đó ngành
Y tế là nòng cốt.
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo bảo đảm các nguồn lực cho công tác phòng, chống
bệnh lao, đồng thời cần huy động mọi nguồn lực xã hội để hỗ trợ công tác phòng,
chống bệnh lao.
- Phòng, chống bệnh lao chủ yếu dựa vào cộng đồng và được mạng lưới phòng
chống lao và bệnh phổi từ trung ương đến địa phương thực hiện, có sự phối hợp giữa
các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập [4].
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu hết năm 2020:
- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 131 người trên 100.000
người dân;
- Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10 người trên 100.000 người dân;
- Khống chế số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số
người bệnh lao mới phát hiện.

+ Tầm nhìn đến năm 2030:

6


Tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng
đồng xuống dưới 20 người/ 100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt
Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao [4].
-Giải pháp:
+ Giải pháp chính sách, pháp luật:
- Rà soát, sửa đổi và bổ sung các chính sách phù hợp với thực tiễn công tác phòng,
chống bệnh lao.
- Xây dựng chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ làm công tác phòng, chống bệnh lao.
- Nghiên cứu ban hành quy định để người có Thẻ bảo hiểm y tế được thuận lợi trong
khám, chữa bệnh lao từ Quỹ bảo hiểm y tế.
+ Giải pháp truyền thông:
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về phòng, chống bệnh lao.
- Tuyên truyền về bệnh lao và công tác phòng, chống lao để người dân không mặc cảm
kỳ thị đối với bệnh lao và chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn
đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao do ngành y tế cung cấp.
- Các tổ chức, cộng đồng, người bệnh, người nhà người bệnh tham gia tích cực vào
tuyên truyền về bệnh lao để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và chủ động phòng, chống
bệnh lao.
+ Giải pháp chuyên môn kỹ thuật và dịch vụ phòng, chống bệnh lao:
- Tăng cường phát hiện lao sớm và điều trị có hiệu quả bệnh lao
- Đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật mới vào khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và
dự phòng bệnh lao
+ Giải pháp hợp tác quốc tế:
- Hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực và thế giới để cùng giải quyết vấn đề
phát hiện, điều trị và lan truyền bệnh lao qua biên giới cũng như các đối tượng di biến.

+ Giải pháp về cung ứng thuốc và hậu cần kỹ thuật phòng, chống bệnh lao:
- Hoàn thiện cơ chế quản lý, cung ứng thuốc chữa bệnh lao và hậu cần kỹ thuật phù
hợp cho công tác phòng, chống bệnh lao kịp thời.
- Củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế trong việc
tham gia phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao.
- Đầu tư nghiên cứu sản xuất thuốc trong nước đáp ứng nhu cầu điều trị cho người
bệnh lao.
7


+ Giải pháp về nguồn tài chính cho công tác phòng, chống bệnh lao:
Nguồn kinh phí phòng, chống lao được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
+ Giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh lao:
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo chuyên khoa; cập nhật kiến thức phòng, chống
bệnh lao cho các thầy thuốc đa khoa và chuyên khoa khác.
- Nâng cao năng lực quản lý về phòng, chống bệnh lao cho cán bộ quản lý các cấp
thông qua các chương trình đào tạo.
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống bệnh lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS,
các bệnh phổi mạn tính và các hoạt động y tế dự phòng khác.
+ Giải pháp về kiểm tra giám sát:
- Đẩy mạnh hoạt động và hoàn thiện việc theo dõi, báo cáo ở tất cả các cơ sở y tế bằng
áp dụng công nghệ thông tin.
- Nâng cao năng lực giám sát dịch tễ bệnh lao và đánh giá hiệu quả công tác phòng,
chống bệnh lao các tuyến.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng,
chống bệnh lao [4].
1.3. Tuân thủ điều trị ở bệnh nhân lao tại cộng đồng và các yếu tố liên quan
1.3.1. Tuân thủ điều trị lao

Tuân thủ điều trị là tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh lao theo hướng dẫn
của Bộ Y tế [2] bao gồm:
+ Phối hợp các thuốc chống lao
-

Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm
khuẩn, môi trường vi khuẩn), do vậy phải phối hợp các thuốc chống lao.

-

Phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại
trong giai đoạn duy trì.

-

Với bệnh lao đa kháng: phối hợp ít nhất 4 loại thuốc chống lao hàng 2 có hiệu
lực trong giai đoạn tấn công và duy trì.
+ Phải dùng thuốc đúng liều
Các thuốc chống lao tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng

nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn
8


kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến. Đối với lao trẻ em cần được điều chỉnh
liều thuốc hàng tháng theo cân nặng.
+ Phải dùng thuốc đều đặn
-

Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong

ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa.

-

Với bệnh lao đa kháng: dùng thuốc 6 ngày/tuần, đa số thuốc dùng 1 lần vào
buổi sáng, một số thuốc như: Cycloserine, Prothinamide, Ethionamide, Paraaminosalicylic acid tùy theo khả năng dung nạp của người bệnh - có thể chia
liều 2 lần trong ngày (sáng - chiều) để giảm tác dụng phụ hoặc có thể giảm liều
trong 2 tuần đầu nếu thuốc khó dung nạp, nếu người bệnh có phản ứng phụ với
thuốc tiêm - có thể tiêm 3 lần/tuần sau khi âm hóa đờm.
+ Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì

-

Giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi
khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến
kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các
vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát.

-

Với bệnh lao đa kháng: Phác đồ điều trị chuẩn cần có thời gian tấn công 8
tháng, tổng thời gian điều trị: 20 tháng. Các phác đồ ngắn hơn còn đang trong
thử nghiệm.
+ Phải xét nghiệm định kỳ kiểm tra
Xét nghiệm đờm theo dõi: người bệnh lao phổi cần phải xét nghiệm đờm theo

dõi 3 lần
- Phác đồ 6 tháng: Xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 2, 5 và 6.
- Phác đồ 8 tháng: Xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 3, 5, 7 (hoặc 8).
+ Phải tái khám định kỳ

1.3.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị lao
Trên thế giới có một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị và việc điều trị có giám sát
trực tiếp (DOTS) của CBYT với bệnh nhân. Kết quả các nghiên cứu được thể hiện
trong bảng sau:

9


Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao trên thế giới
Thiết kế
STT

Tác giả

Địa điểm

nghiên
cứu

Ali AO và

Khartoum

Định

Prins MH

State, Sudan

lượng


Cỡ

Kết quả

mẫu
2727

- Tỷ lệ TTĐT: 86%
- Các yếu tố liên quan đến
TTĐT: các yếu tố nhân

[19]

khẩu học
+ Vùng dân cư (nông thôn)

1

+ Bệnh nhân di chuyển
hoặc thay đổi địa chỉ
+ Thiếu sự hỗ trợ của gia
đình
+ Nghề nghiệp
Daiyu và

Chongqing,

Nghiên


cộng sự

Trung Quốc

cứu mô tả

[20]

401

-Yếu tố liên quan đến
TTĐT: điều trị có giám sát
trực

tiếp

(DOTS)

của

CBYT
-Yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện DOTS và TTĐT:
+ BN lao có trách nhiệm tự
uống thuốc lao của họ
+ BN và CBYT coi việc

2

quan sát trực tiếp là không

cần thiết
+ Hầu hết BN mới TTĐT
+ Chi phí điều trị đắt đỏ
+ Sự hỗ trợ ít ỏi về vật chất
của CTCLQG.
+ Khoảng cách từ nhà BN
đến CSYT

10


Eastment và
cộng sự

5 phòng
khám

Nghiên
393
cứu định
lượng

[27]

-Tỷ lệ TTĐT: 66%
-Yếu tố liên quan đến
TTĐT:
+ Tình trạng hôn nhân
( chưa kết hôn)


3

+ Sử dụng rượi, thuốc lá
+ Bệnh mắc kèm
+ Sự chăm sóc của người
thân và nhân viên y tế
Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao, kết quả
nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao tại Việt nam
ST

Tác giả

Địa điểm

T

Thiết kế

Cỡ

nghiên

mẫu

Kết quả

cứu
1


Hà Văn Như
(2013)
[12]

Bệnh viện lao

Nghiên

151

-Tỷ lệ TTĐT: 36,4%

và bệnh phổi cứu mô tả

-Các yếu tố liên quan đến

Bắc Giang

TTĐT:

cắt ngang

+ Tuổi
+ Dân tộc
+ Tình trạng hôn nhân
+ Thu nhập
+ Giám sát điều trị
+ Tác dụng phụ của thuốc
2


114

-Tỷ lệ TTĐT: 78,4%

Nguyễn Kim

19 trạm y tế

Nghiên

Soạn

xã, huyện

cứu cắt

(2014)

Diên Khánh,

ngang có

TTĐT:

[17]

tỉnh Khánh

phân tích


+ Thể lao

-Các yếu tố liên quan đến

+ Sự quan tâm, chăm sóc

Hòa

của người thân
+ Hiểu biết về NTĐT
11


+ Hiểu biết đúng và đầy đủ
các NTĐT
+ Nhận thức cần thực hiện
đầy đủ các nguyên tắc điều
trị
3

174

-Tỷ lệ TTĐT: 63,8%

Uông Thị

Phòng khám

Nghiên


Mai Loan và

lao quận Hai

cứu mô tả

-Các yếu tố liên quan đến

cộng sự

Bà Trưng Hà

cắt ngang

TTĐT:

(2011)

Nội

+ Trình độ học vấn

[10]

+ Nghề nghiệp
+ Động viên giám sát của
người thân
+ Giám sát của CBYT
+ Hiểu biết về các NTĐT


4

Nguyễn Đăng

Huyện Thanh

Trường

Trì, Hà Nội

(2009)

Nghiên

103

-Tỷ lệ TTĐT: 51,5%

cứu mô tả

-Các yếu tố liên quan đến

cắt ngang

TTĐT:

[15]

+Tác dụng phụ của thuốc
lao

+ Sự quan tâm của gia đình

1.3.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của bệnh nhân lao
Có thể tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị lao dựa vào các nghiên
cứu trên theo các nhóm dưới đây:
- Yếu tố cá nhân: Yếu tố nhân khẩu học (Giới tính, tuổi, dân tộc, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, điều kiện thu nhập), cơ địa đáp ứng với thuốc điều
trị, thể bệnh, giai đoạn bệnh, số lần mắc bệnh, tác dụng phụ của thuốc lao, kiến thức
về bệnh và nguyên tắc điều trị lao, tiếp cận thông tin về nguyên tắc điều trị lao, không
tin tưởng vào chất lượng, bệnh mắc kèm, uống rượu, hút thuốc.
- Yếu tố gia đình và cộng đồng: Sự giúp đỡ, động viên và giám sát của người thân
trong gia đình, sự kỳ thị, thiếu quan tâm của cộng đồng
- Yếu tố dịch vụ y tế: thái độ của CBYT, sự giám sát tuân thủ điều trị của CBYT,
sự tuyên truyền về các nguyên tắc điều trị của CBYT, sự sẵn có của các loại thuốc lao.
12


- Yếu tố khác: Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế, điều kiện địa lí, thời tiết [9][17].
1.3.4. Biện pháp đánh giá tuân thủ điều trị
- Phỏng vấn: Tuân thủ điều trị thuốc có thể được đánh giá nói chung với một câu
hỏi duy nhất: "Trong tháng qua, bạn có thường xuyên uống thuốc của bạn theo quy
định?".
- Dựa trên hồ sơ bệnh án:
+ Xác định được chỉ định, hướng dẫn điều trị qua đơn thuốc.
+ Xác định thời gian hẹn tái khám, thời gian hẹn xét nghiệm đờm.
- Kiểm đếm số lượng thuốc còn lại.
- Giám sát huyết thanh, nước tiểu hoặc nước bọt: đo nồng độ các loại thuốc hoặc
chất chuyển hóa trong dịch thể.
1.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
1.4.1. Giới thiệu về quận Long Biên, Hà Nội

Quận Long Biên nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, tập trung
nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường sông và đường
không. Quận Long Biên có diện tích là 60,38km2, 14 phường với 308 tổ dân phố,
73.534 hộ gia đình (tăng 4.126 hộ so cùng kỳ 2016). Dân số cơ học tăng nhanh và già
hóa: dân số 28.6873 người (tăng 10.726 người). Trong đó: 5.144 trẻ dưới 1 tuổi,
18.661 trẻ từ 2 đến 5 tuổi, 34.823 trẻ dưới 6 tuổi, Phụ nữ 15-49 tuổi 76.324 người
(tăng 1.188 người), 36.654 người từ 60 tuổi trở lên [6].
Hệ thống phòng chống lao của quận Long Biên gồm có: Tổ chống lao, Phòng
khám lao Trung tâm Y tế quận và chuyên trách lao 14 phường. Công tác chống lao
được phối hợp chặt chẽ với các tuyến trên: Bệnh viện phổi Trung ương, Bệnh viện
Phổi Hà Nội, Khoa lao và bệnh phổi Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
1.4.2 Kết quả công tác phòng chống bệnh Lao quận Long Biên năm 2017
+ Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe:
- Đa dạng hóa hình thức: phát thanh loa đài, truyền thông trực tiếp, pa nô, áp
phích, khẩu hiệu, cấp phát tờ gấp…tại các cơ sở y tế và cộng đồng để nâng cao nhận
thức cho nhân dân về bệnh lao, 02 lần /tháng.
- Nội dung: những dấu hiệu nghi lao, nguyên nhân, ảnh hưởng của bệnh, cách
phòng tránh; việc tuân thủ điều trị đề phòng bệnh lao kháng thuốc, các địa chỉ khám
nghi lao...
13


+ Công tác khám phát hiện, thu nhận:
- Khám phát hiện lao các thể: lao phổi, lao ngoài phổi, đặc biệt lao trẻ em : 17
bệnh nhân. Chỉ tiêu thu nhận 131/141 ~92,9% ( trong đó thu nhận lao thường 124, lao
kháng thuốc 06, lao trẻ em 01) tính đến hết 29/12/2017.
- Chủ động khám phát hiện ở người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (là bệnh
nhân lao phổi), người viêm đường hô hấp mãn tính, tiểu đường, viêm dạ dày mãn tính,
người suy dinh dưỡng, điều trị Cocticoid kéo dài, suy giảm miễn dịch, người nhiễm
HIV, người đang điều trị Methadon…

- Trong năm 2017 Phòng khám lao Long Biên phối hợp với Bệnh viện Phổi Hà
Nội tổ chức các đợt khám nghi lao tại quận Long Biên:
+ Bệnh nhân đang điều trị Methadone: 384 người
+ Tổ chức khám chủ động lao trên địa bàn quận Long Biên cho 1000 dân, trong
đó 500 người được khám, tư vấn, làm xét nghiệm đờm, chụp Xquang miễn phí.
+ Phối hợp Bệnh viện Phổi Hà Nội điều tra dịch tễ lao toàn quốc lần 2 tại Tổ 9,
Tổ 12, Tổ 14, tổ 15 - phường Thượng Thanh – Long Biên – Hà Nội: 1000 người.
+ Quản lý, điều trị bệnh nhân:
- Điều trị đúng hướng dẫn của chương trình chống lao quốc gia; thực hiện
nghiêm túc chiến lược DOTS: “Điều trị có giám sát trực tiếp” của cán bộ y tế với
bệnh nhân lao. Bệnh nhân giai đoạn tấn công 100% điều trị có giám sát trực tiếp của
cán bộ y tế.
- Kiểm soát đờm 1,2,3 đối với bệnh nhân lao phổi. 100% bệnh nhân Lao phổi
AFB(+) âm hóa đờm sau tháng thứ 2, 3 điều trị.
- Tỷ lệ điều trị khỏi đạt >90%, không có bệnh nhân bỏ trị.
+ Giám sát chuyên môn:
- Giám sát sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân để bệnh nhân hợp tác tốt, không bỏ
trị, thực hiện tái khám định kỳ 01 tháng/ 1 lần.
- Giám sát sẹo BCG ở trẻ dưới 1 tuổi tại các phường.
- Giám sát hoạt động phòng chống lao tại Trạm Y tế phường 04 lần/ năm.
- Lượng giá hoạt động chương trình chống lao tuyến Quận và Phường.
+ Công tác đào tạo tập huấn:

14


Phối hợp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn về phòng chống lao cho cán
bộ y tế tuyến Quận, tuyến phường, cộng tác viên y tế, cán bộ y tế cơ quan xí nghiệp,
trường học…: 03 buổi.
+ Công tác giao ban và báo cáo:

- Tổ chức giao ban mạng lưới chuyên trách lao tuyến phường 04 lần/năm.
- Thực hiện công tác thống kê báo cáo tháng, quý đúng quy định [18].
1.4.3. Phương hướng nhiệm vụ năm 2018
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người dân trên địa bàn
quận nâng cao hiểu biết và cách phòng tránh bệnh lao. Không để bệnh nhân mặc cảm
với bệnh, giấu bệnh, xa lánh cộng đồng.
- Tăng cường công tác thu nhận bệnh nhân, công tác tự phát hiện bệnh nhân lao
phổi, lao màng phổi đặc biệt lao trẻ em. Người nghi lao được khám phát hiện ít nhất
0,5% dân số. Đẩy mạnh hoạt động khám nghi lao, lồng ghép khám người cao tuổi.
Phối hợp cùng các đơn vị tổ chức khám nghi lao cho đối tượng đang điều trị
Methadone, ARV.
- Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới đạt >90%.
- Ít nhất 85% bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới âm hóa đờm sau 2, 3 tháng điều
trị. Hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân bỏ trị đề phòng lao kháng thuốc.
- Phối hợp với tổ y tế 14 phường tổ chức các buổi tập huấn nâng cao ý thức
người dân và cách xác định dấu hiệu nghi lao cho cộng tác viên y tế, người dân trên
địa bàn quận.
- Duy trì hoạt động báo cáo tháng, quý đúng quy định. Tổ chức giao ban màng
lưới chuyên trách lao theo lịch [18].

15


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân lao đang được quản lý, điều trị tại Phòng khám lao Trung tâm Y tế quận
Long Biên từ ngày 01/4/2018 đến 04/5/2018 đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.

- Bệnh nhân đã điều trị lao tại trung tâm y tế quận Long Biên ít nhất 2 tháng với
điều trị lao lần đầu và 3 tháng với điều trị lại.
- Bệnh nhân không bị mắc bệnh tâm thần, lú lẫn, điếc.
Nguồn số liệu thứ cấp: Hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú của bệnh nhân năm 2018 về
thông tin bệnh nhân đăng ký điều trị, ngày khám và xét nghiệm định kỳ của bệnh
nhân, những triệu chứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian: từ tháng 3/2018 đến tháng 5/2018

-

Địa điểm: Phòng khám lao trung tâm y tế Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.
+ Các biến số nghiên cứu:
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu
STT

Định nghĩa biến

Biến số

Phân loại

PP, kỹ

thuật thu
thập TT

A. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
1

Giới tính

Là giới nam hay nữ của ĐTNC

Phân loại

Phỏng vấn

Số

Phỏng vấn

1. Nam
2. Nữ
2

Tuổi

3

Trình độ học
vấn

= 2018 - năm sinh


Là bậc học cao nhất mà ĐTNC đạt Phân loại
được.
16

Phỏng vấn


1. Tiểu học, dưới tiểu học
2. Trung học cơ sở ( Cấp 2)
3. Trung học phổ thông
( Cấp 3)
4. Trung cấp, cao đẳng
5. Đại học, sau đại học
4

Nghề nghiệp

Công việc chính đang làm của Phân loại

Phỏng vấn

ĐTNC.
1. Học sinh, sinh viên
2. Làm nông, lâm, ngư nghiệp
3. Công nhân, thợ thủ công
4. Buôn bán, dịch vụ
5. Cán bộ công nhân viên
6. Lao động tự do
7. Hưu trí

8. Khác (ghi cụ thể)
5

Tình trạng hôn
nhân

Là tình trạng hôn nhân hiện tại của Phân loại

Phỏng vấn

người bệnh:
1. Độc thân
2. Đã kết hôn và sống cùng
vợ/chồng
3. Ly thân, ly hôn
4. Góa vợ/chồng

6

Khoảng cách từ

Là khoảng cách từ nơi ở của người Phân loại

nhà đến trạm y

bệnh đến CSYT tính bằng km:

tế xã

Phỏng vấn


1. < 5 km
2. 5 – 20 km
3. >20 km

7

Lần điều trị
bệnh

Là lần thứ bao nhiêu ĐTNC điều trị Phân loại
bệnh lao:
1. Lần đầu
2. >1 lần
17

Phỏng vấn


8

Thể bệnh

Là thể bệnh lao ĐTNC mắc phải:

Phân loại

Phỏng

1. Lao phổi


vấn/

Hồ

2. Lao ngoài phổi

sơ bệnh án

3. Không biết
9

Bảo hiểm y tế

Có thẻ BHYT hay không:

Phân loại

Phỏng vấn

1. Có
2. Không
B. Thông tin về hiểu biết của đối tượng về bệnh lao và các NTĐT
1

Hiểu biết về tác
nhân gây bệnh

2


Khả năng lây
bệnh

Tác nhân gây bệnh lao là gì:

Phân loại

Phỏng vấn

Bệnh lao lây theo đường nào là chủ Phân loại

Phỏng vấn

1. Vi khuẩn lao
2. Khác (ghi rõ)

yếu:
1. Đường hô hấp
2. Đường khác (ghi rõ)

3

Khả năng chữa
khỏi bệnh

4

Phân loại

Phỏng vấn


Phân loại

Phỏng vấn

1. Dùng thuốc đúng liều lượng: Phân loại

Phỏng vấn

1. Có
2. Không

Hiểu biết về các Có biết đến các NTĐT không.
nguyên tắc điều
trị lao

5

Bệnh lao có chữa khỏi được không:

Mức độ hiểu
biết về các
nguyên tức điều

1. Có
2. Không
Dùng đúng và hết số thuốc
được phát trong ngày

trị lao

2. Dùng thuốc đều đặn: Dùng Phân loại

Phỏng vấn

liên tục không bỏ thuốc ngày
nào theo chỉ dẫn của CBYT
3. Dùng

thuốc

đúng

cách: Phân loại

Phỏng vấn

Dùng thuốc 1 lần trong ngày
vào lúc đói, xa bữa ăn sáng
4. Dùng thuốc đủ thời gian quy Phân loại
18

Phỏng vấn


×