Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHƯƠNG PHÁP đổi mới NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG dạy bài “cấp cứu BAN đầu các TAI nạn THÔNG THƯỜNG và BĂNG bó vết THƯƠNG” môn GIÁO dục QPAN CHO học SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT dân tộc nội TRÚ NGỌC lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.97 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG
DẠY BÀI “CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG
THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG” MÔN GIÁO DỤC
QPAN CHO HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT DÂN TỘC
NỘI TRÚ NGỌC LẶC

Người thực hiện: Phạm Tuấn Dũng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục quốc phòng và an ninh

THANH HOÁ NĂM 2018
1


MỤC LỤC

1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận ..............................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................3
2.3. Các giải pháp đã thực hiện.........................................................................3


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..........................................................7
3. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................8
3.1. Kết luận......................................................................................................8
3.2. Kiến nghị....................................................................................................8

2


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, công tác huấn luyện quân sự phổ
thông cho học sinh , sinh viên từ trung học phổ thông đến cao đẳng, đại học đã
được thực hiện theo quy định tại Nghị định 219 CP, ngày 28-12-1961 của Hội
đồng Chính phủ (nay là Chính phủ). Đây là tiên đề cho việc tổ chức giáo dục
quốc phòng cho học sinh, sinh viên sau này. Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, Đảng, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị nhằm đẩy mạnh
thực hiện công tác này. Đặc biệt sau khi luật GDQP&AN được ban hành và có
hiệu lực thì công tác GDQP&AN trở thành bộ phận không thể tách rời của hệ
thống giáo dục quốc dân, là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục,
đào tạo từ THPT đến đại học.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị định của Đảng, Chính phủ về
công tác GDQP&AN những năm qua, Bộ GD&ĐT tích cực phối hợp với Bộ
Quốc phòng, các bộ ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm
thực hiện tốt công tác GDQP&AN cho HS. Qua đó giáo dục thế hệ trẻ nhận thức
đúng về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
góp phần quan trọng hoàn thiện nhân cách con người trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, việc tổ chức phương pháp giảng dạy chưa phù hợp với đặc thù
môn học và đối tượng học sinh dẫn đến chất lượng GDQP&AN ở một số trường
còn chưa đồng đều, nhất là các trường ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vì
vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy môn học GDQP&AN là yêu cầu cấp thiết,

quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng môn học. Đặc biệt là môn học có
tính đặc thù cao, nếu giáo viên không có phương pháp giảng dạy phù hợp, linh
hoạt dễ dẫn đến sự “khô cứng” và nhàm chán
Trong những năm qua, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa luôn chỉ đạo và
tổ chức thực hiện chủ trương đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học trên tất cả
các môn học, trong đó bộ môn Giáo dục quốc phòng – An ninh cũng được quan
tâm và đầu tư và triển khai một cách sâu rộng và hiệu quả.
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong
nhà trường đặc biệt tạo ra các hứng thú cho các em học sinh học tập môn GDQP
– AN. Bằng những kinh nghiệm của mình tôi xin mạnh dạn nghiên cứu và đưa
ra sáng kiến “ Phương pháp đổi mới nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “ Cấp
cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” môn GDQP –
AN cho học sinh khối 10 trường THPT DTNT Ngọc Lặc”, với hy vọng được
đóng góp ý kiến nhỏ bé của mình vào chương trình giáo dục kiến thức kỹ năng
Quốc phòng - An ninh cho học sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục phát triển toàn
diện trong giai đoạn mới
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích là tìm ra những điểm còn hạn chế và tồn tại dẫn đến hiệu quả
chưa cao trong công tác giảng dạy môn học GDQP-AN bài giảng “Cấp cứu ban
đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”. Nhằm bổ xung những
phương pháp mới nhất để tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất cũng như
trang bị về kiến thức, kỹ năng. Giúp học sinh nắm chắc và thực hiện cũng như
vận dụng tốt trong quá trình tập luyện và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
3


1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh trường THPT DTNT Ngọc Lặc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp nghiên cứu trao đổi, thực tiễn qua công tác soạn, giảng.
- Phương pháp nghiên cứu tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.
2. Nội dung
2. 1. Cơ sở lý luận
Vận dụng thực tiễn vào bài giảng là chúng ta đưa những thông tin có thật vào
bài giảng thông qua thông tin tư liệu, để học sinh có sự liên hệ, so sánh giữa
thực tiễn và kiến thức đang được học, kiến thức đang học với thực tế thông qua
các phương tiện dạy học (PTDH), thiết bị dạy học (TBDH). Sử dụng PTDH,
TBDH phải coi đó là phương tiện để nhận thức không chỉ thuần tuý là sự minh
hoạ. Đây là nguồn thông tin cực kì quan trọng giúp học sinh hứng thú tìm tòi,
phát hiện kiến thức mới. Coi trọng phân tích, quan sát nhận xét dẫn đến hình
thành khái niệm. Giáo viên nắm vững tư tưởng này để truyền đạt kiến thức đầy
đủ, đúng yêu cầu về mức độ nhận thức, sử dụng PTDH, TBDH hiện đại trong
điều kiện có thể sẽ tác động sâu vào trong nhận thức. Tận dụng PTDH, TBDH
sẵn có, chỉnh sửa cải tiến cho phù hợp sẽ kích thích được sự hứng thú học tập
cho học sinh tham gia học tập văn hóa trên lớp cũng như các tiết thực hành
ngoài sán tập.
Môn GDQP-AN được bố trí dạy chung thời khóa biểu của toàn trường,
điểm tổng kết được tính chung với điểm tổng kết cả năm của học sinh, vì vậy nó
cũng làm thay đổi thái độ học tập cũng như rèn luyện tác phong của học sinh đối
với môn học.
Mục 3 - Điều 3 Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/7/2007
về GDQP&AN nêu rõ; Nguyên lý giáo dục quốc phòng, bồi dưỡng kiến thức
Quốc phòng - An ninh thực hiện đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, có tính nhân dân, dân tộc, hiện đại.
Trong Điểm 4 - Mục III - Quan điểm và lịch sử phát triển của chương trình
trong chương trình GDQP - AN cấp THPT kèm theo Quyết định số:
79/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo nêu rõ: Môn học GDQP&AN cấp THPT trong giai đoạn hiện nay cần coi
trọng việc giáo dục nhận thức về Quốc phòng - An ninh cho học sinh, giáo dục

lịch sử và truyền thống dân tộc gắn với lịch sử truyền thống địa phương gắn với
phần thực hành kỹ năng quân sự, an ninh và tổ chức Hội thao Giáo dục Quốc
phòng - An ninh theo qui định.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
2.2.1. Thực trạng
Thuận lợi
- Bản thân tôi đã được rèn luyện qua quân ngũ, mặt khác được Sở giáo
dục và đào tạo Thanh Hóa và nhà trường tạo điều kiện được tham gia nhiều lớp
tập huấn do Bộ giáo dục & đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức
cho giáo viên Giáo Dục Quốc Phòng - An ninh.
4


- Được sự quan tâm của nhà trường về mọi mặt nên việc triển khai công
tác giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng được khá nhiều thuận lợi.
- Đồng nghiệp trong tổ TD – GDQP luôn hòa đồng có tinh thần tương trợ,
trao đổi lẫn nhau trong công tác chuyên môn cũng như công tác tổ chức và
phương pháp giảng dạy.
Khó khăn
- Do trường THPT DTNT Ngọc Lặc là trường mới được thành lập năm
học 2017-2018, số lượng học sinh còn ít, cả trường có 6 lớp 10, mặt khác trang
thiết bị môn GDQP&AN chưa được cấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng dạy và học của Thầy và trò.
- Môn học mang tính khô khan, đòi hỏi phải có tính kỷ luật, kiên trì tốt.
Không ngại khó ngại khổ nên trong công tác giảng dạy cũng gặp một số khó
khăn.
- Đối với giáo viên tham gia giảng dạy môn không phải là giáo viên
chuyên trách nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phương pháp giảng dạy và kết
quả môn.
2.2.2. Phương pháp

- Để giải quyết các vấn đề trên tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp này nhằm nghiên cứu các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT
Thanh Hóa cũng như kế hoạch triển khai công tác thực hiện giảng dạy môn học
GDQP-AN của Ban giám hiệu nhà trường . Nghiên cứu phân phối chương trình,
số tiết qui định của bài giảng đó. Xây dựng giáo án và phương pháp, tổ chức bài
giảng.
- Nghiên cứu kỹ thuật động tác nhằm thực hiện một cách chính xác, phân
tích ngắn gọn, dễ hiểu đối với học sinh
b. Phương pháp quan sát
- Kết hợp tốt các giác quan với phương tiện, tri giác với hiện tượng. Tình
đặc thù của phương pháp này là quan sát học sinh luyện tập để biết điểm học
sinh tập sai và kịp thời sửa tập.
- Sử dụng phương pháp quan sát đánh giá cơ sở vật chất, kiểm tra thực địa
hiện có để từ đó xây dựng giáo án, kế hoạch bài giảng sao cho phù hợp.
c. Phương pháp thực nghiệm
- Sử dụng phương pháp này nhằm khích lệ người học, lôi cuốn sự chú ý,
khơi dậy hứng thú và kích thích tư duy người học ở thời điểm đầu buổi học,
nhằm tạo ra tâm thế sẵn sàng học tập tốt.
- Thông qua hoạt động nêu lên tính cấp thiết, tầm quan trọng của vấn đề
học tập trong lí luận, đời sống, hoạt động quân sự, quốc phòng và an ninh.
- Qua phương pháp thực nghiệm làm sáng tỏ nhiệm vụ nghiên cứu những
vấn đề liên quan đến bài học.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Nghiên cứu các văn bản của Bộ giáo dục và Sở GD&ĐT Thanh
Hóa
a. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo
5



- Trong những năm qua, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã gửi các văn bản chỉ
đạo rất cụ thể và chi tiết công tác giảng dạy GDQP-AN tại các trường phổ thông
trên toàn tỉnh. Vì vậy việc nghiên cứu kỹ, chi tiết mục tiêu, yêu cầu, nội dung và
tầm quan trọng của môn học cũng như cách thức thực hiện tổ chức giảng dạy
môn học trong năm là hết sức quan trọng, nó có tính chất quyết định đến việc
chuyển tải kiến thức, an ninh chính trị, kỹ năng quân sự, tham gia xây dựng
quân đội và bảo vệ tổ quốc.
b. Nghiên cứu kế hoạch giảng dạy của nhà trường.
- Vào đầu năm học mới, BGH nhà trường, tổ nhóm chuyên môn luôn có
kế hoạch giảng dạy môn học một cách cụ thể và chi tiết. Giáo viên nắm bắt lên
kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp với hướng dẫn của Sở GD&ĐT đồng thời
phù hợp với đặc thù của nhà trường và đối tượng học sinh.
2.3.2. Nghiên cứu phân phối chương trình
- Nghiên cứu, phân công, hướng dẫn và xây dựng kế hoạch theo phân
phối chương trình dạy theo từng chủ đề, từng nội dung bài giảng Từ đó xây
dựng lên kế hoạch cho từng tiết cũng như thể hiện rõ được mục tiêu yêu cầu, nội
dung, thời gian cũng như phương pháp và tổ chức tiết dạy thật cụ thể, đảm bảo
hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra của nội dung bài học.
2.3.3. Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan
- Môn học GDQP-AN có lý luận cơ bản, nhưng đòi hỏi có kỹ năng quân
sự, an ninh cần thiết. Trong quá trình học tập, người học vừa được trang bị kiến
thức lý thuyết, vừa được rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì vậy, việc nghiên cứu
tài liệu có liên quan đến bài học là hết sức quan trọng. Trong bài “Cấp cứu ban
đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” có cả nội dung lý thuyết và
thực hành, việc trang bị tốt nội dung lý thuyết cho học sinh, sẽ giúp cho các em
có cái nhìn toàn diện hơn về những vấn đề liên quan đến các tai nạn thường gặp
trong sinh hoạt của thời bình, cũng như thời chiến. Mặt khác, nó tạo ra hiệu ứng
tích cực cho các em hiểu rõ hơn về những khó khăn, gian khổ mà cac lớp ông
cha ta đã từng trải qua, tạo động lực tích cực, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự
hào dân tộc thông qua các hoạt động thực hành băng bó vết thương.

2.3.4. Nghiên cứu về cơ sở vật chất, thực địa, xây dựng bài giảng, thục
luyện giáo án, trình ký giáo án.
a. Kiểm tra cơ sở vật chất
- Cơ sở vật chất cũng là một vấn đề quan trọng trong việc quyết định
thành công của bài học. Vì vậy căn cứ vào nội dung bài học, số lượng của học
sinh, cở sở vật chất của nhà trường để chúng ta chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
cho buổi học.
- Trường THPT DTNT Ngọc Lặc có 6 lớp ở khối 10, mỗi lớp 30 mươi học
sinh, trong một buổi học cần chuẩn bị tối thiểu 10 cuộn băng gạc loại tốt, tranh
ảnh minh họa, nẹp cứu thương..
b. Kiểm tra thực địa
- Địa điểm luyện tập phải được làm vệ sinh sạch sẽ, tuyệt đối đảm bảo an
toàn trước, trong và sau khi tập luyện.
2.3.5 Xây dựng bài giảng, thục luyện giáo án, ký duyệt giáo án.
a. Xây dựng bài giảng (Soạn giáo án):
6


- Giáo án được soạn theo đúng hướng dẫn và mẫu giáo án của Sở
GD&ĐT Thanh Hóa và có ký duyệt và đóng dấu treo của BGH nhà trường ở
trang đầu.
- Giáo án phải đảm bảo về nội dung, thời gian, định lượng cụ thể, chi tiết
và đúng theo phân phối chương trình
- Vật chất bảo đảm phải nêu rõ đối với giáo viên cần có những gì. học
sinh trang phục, vở ghi vv băng cuộn…
- Địa điểm tùy thuộc vào tiết lý thuyết hay thực hành để đưa ra địa điểm
cho phù hợp.
- Nội dung cần phải thể hiện từng nội dung một cách cụ thể chi tiết:
+ Đối với hoạt động của giáo viên thực hiện qua ba bước:
+ Bước 1: Làm nhanh, khái quát động tác

+ Bước 2: Làm chậm, vừa phân tích động tác
+ Bước 3: Làm tổng hợp, có phân chia cử động
+ Đối với hoạt động của học sinh: yêu cầu nghe, ghi chép, quan sát nắm bắt và
thực hành động tác theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tổ chức thục luyện phân nhóm, thực hiện đổi nội dung.
- Tổ chức hội thi, hội thao, kiểm tra đánh giá kết quả bài học.
- Ra bài tập, nhắc nhở học sinh.
- Xuống lớp.
b. Thục luyện giáo án
- Mục đích nhằm chuẩn bị tốt các nội dung liên quan đến bài dạy, sửa
chữa những điểm còn hạn chế, tồn tại, phát huy tối đa khả năng tiếp thu nội
dung bài học của học sinh.
c. Kiểm tra, ký duyệt giáo án
- Mục đích: phát hiện những sai sót, những nội dung còn thiếu hoặc chưa
phù hợp đối tượng là người học. Nội dung kiểm tra bao gồm về cách thức, quy
định của một giáo án, về mục tiêu yêu cầu của bài, thời gian, tổ chức phương
pháp bài giảng, cở sở vật chất, địa điểm tập luyện…
2.3.5. Nghiên cứu về phương pháp và tổ chức bài giảng, tổ chức tập
luyện.
a. Phần mở đầu
Nhận lớp:
- Để mục đích giảng dạy đạt hiệu quả cao thì đây là bước quan trọng
nhằm tạo ra sự thoải mái, vui vẻ và hứng khỏi cho người học, các bước tiến
hành như sau:
Bước 1:
+ Nhận lớp.
+ Kiểm tra sỹ số.
+ Kiểm tra trang phục, phương tiện dụng cụ học tập đối với học sinh.
Bước 2 :
7



- Qui định về thao trường bãi tập
+ Giữ gìn vệ sinh chung .
+ Trong khi tập cũng như giờ giải lao học sinh phải giữ trật tự tránh ảnh
hưởng đến các lớp xung quanh.
Nội dung
- Để đảm bảo đạt được kiến thức, yêu cầu một tiết dạy giáo viên cần phổ
biến thật rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tổ chức và phương pháp bài
giảng đó theo đúng giáo án đã soạn.
- Học sinh tập trung nghiêm túc nghe, ghi chép, quan sát giáo viên thuyết
trình, giảng giải. Nắm bắt được lý thuyết, các nguyên tắc, yêu cầu khi băng vết
thương.
b. Tổ chức giảng bài
* Tổ chức
- Đối với tiết giảng lý thuyết:
+ Trường THPT DTNT Ngọc Lặc mới thành lập, khu vực giảng đường
phục vụ học tập lý thuyết được trang bị đầy đủ các trang thiết bị học tập, rất
thuận lợi cho việc giảng dạy lý thuyết cho học sinh, vì vậy sử dụng PTDH,
TBDH sẽ tác động trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Là cơ sở
vững chắc cho các em tham gia thực hành đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua các
PTDH cho học sinh xem các tranh ảnh, video liên quan đến bài dạy sẽ kích thích
tư duy của học sinh, tạo điều kiện áp dụng thực tế vào nội dung bài học.
- Đối với tiết thực hành:
+ Căn cứ vào địa điểm, ví trí luyện tập, giáo viên bố trí đội hình luyện tập
một cách phù hợp, vừa tiện cho giáo viên truyền thụ kiến thức vừa thuận lợi cho
học sinh quan sát và thực hành động tác.
* Phương pháp
- Phần lý thuyết:
+ Phần cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường cần nêu rõ đại cương về

các tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong chiến tranh,
giúp các em nắm rõ những khái niệm, kiến thức cơ bản và những kỹ năng cần
thiết khi gặp tình huống các tai nạn thông thường trong đời sống sinh hoạt.
Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với
người bị nạn, bị thương tích. Mục đích là để cứu sống nạn nhân, hoặc làm hạn
chế những nguy hiểm đe dọa người bệnh, hoặc ngăn không cho tình trạng bệnh
nhân xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục.
Cấp cứu ban đầu có vai trò quan trọng, quyết định sự sống chết của người
bị nạn, phục hồi chức năng hay tàn tật vĩnh viễn. Thời gian là tối quan trọng
trong xử trí cấp cứu.
- Phần thực hành băng bó vết thương:
+ Vì đây là phần hướng dẫn học sinh thực hành các thao tác cơ bản của kỹ
thuật băng bó vết thương, vì vậy cần phải nói rõ và giúp các em hiểu mục
đích, ý nghĩa, nguyên tắc khi tiến hành băng bó vết thương.
+ Khi giới thiệu, làm mẫu cho học sinh quan sát thì giáo viên nên thực
hiện qua ba bước:
8


+ Bước 1: Làm nhanh, khái quát động tác
+ Bước 2: Làm chậm, vừa phân tích động tác
+ Bước 3: Làm tổng hợp, có phân chia cử động
c. Tổ chức tập luyện băng bó vết thường
- Căn cứ vào sĩ số lớp học, dụng cụ tập luyện, giới tính, giáo viên tổ chức
cho lớp học theo các phương pháp phù hợp, mục đích là đạt hiệu qủa cao nhất
của nội dung luyện tập. Có thể theo các bước sau :
+ Học sinh tự nghiên cứu động tác
+ Phân nhóm tập luyện
+ Vị trí luyện tập.
+ Ký tín hiệu luyện tập.

- Triển khai tập luyện: Học sinh tiến hành băng bó theo nội dung đã học.
Giáo viên quan sát và sửa sai kỹ thuật băng bó cho học sinh. Có kết hợp giữa
học sinh thực hành tốt tham gia hướng dẫn cho các học sinh thực hành còn yếu
kém.
2.3.6. Nghiên cứu tổ chức hội thi hội thao.
- Tổ chức hội thao nhằm mục đích thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau. Vì
vậy phương pháp tiến hành cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt: cở sở vật
chất, chia nhóm đồng đều, thời gian tổ chức, hình thức khen thưởng, động viên
kịp thời…
2.3.7. Kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Kết thúc bài giảng giáo viên tập trung kiểm tra đánh giá, rút kinh
nghiệm giờ học.
- Ra câu hỏi và bài tập về nhà.
- Kiểm tra cơ sở vật chất và dụng cụ phương tiện dạy học.
- Xuống lớp.
2.4. Kết quả đạt được
- Sau một thời gian nghiên cứu áp dụng các phương pháp trên vào thực
hành giảng dạy tai trường, tôi đã thu được kết quả như sau:
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém

10A1
15%
70%
15%

10A2

17,24%
79,31%
3,45%

10A3
20%
63,33%
16,67%

10A4
23,33%
73,33%
3,33%

10A5
10,34%
75,86%
13,79%

10A6
16,67%
76,67%
6,67%

Kết quả đạt được khá khả quan 100% từ trung bình trở lên trong đó 80% là khá
giỏi. Đặc biệt là bài “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó
vết thương” 85 – 90% là khá giỏi.
- Với phương pháp soạn, giảng trên tôi luôn tạo không khí trong giờ học
cho học sinh học sôi nổi, thoải mái, hứng thú dẫn đến kết quả giảng dạy là khá
cao.

9


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Như vậy chất lượng dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh sẽ
được nâng lên nếu như giáo viên tích hợp việc đổi mới phương pháp dạy học , đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, sưu tầm và cho các em
- Tôi viết đề tài này bày tỏ những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân
qua nhiều năm công tác và giảng dạy môn học GDQP- AN tại trường THPT. Để
học sinh nắm bắt được kiến thức cũng như vận dụng thực hành môn học QP-AN
nói chung thì giáo viên cần :
+ Nghiên cứu kỹ vị trí, vai trò, mục tiêu cũng như các văn bản chỉ đạo
của Bộ, Sở GD&ĐT đối với môn học GDQP-AN. Kế hoạch và triển khai thực
hiện môn học của tổ chuyên môn BGH nhà trường .
+ Nghiên cứu phân phối chương trình, tài liệu sách giáo khoa có liên
quan để tăng cường kiến thức QP, kỹ năng giảng bài.
+ Phải chuẩn bị vật chất, phương tiện dụng cụ môn học trước 1-2 ngày.
Đảm bảo số lượng chủng loại và chất lượng.
+ Cần xây dựng giáo án bài giảng theo mẫu qui định và đúng đủ nội
dung theo phân phối chương trình. Cần thể hiện dõ thời gian, tổ chức và phương
pháp cũng như hoạt động của thầy và trò làm nổi bật nội dung trọng tâm.
+ Thục luyện giáo án bài giảng một cách thuần thục cả về kiến thức, kỹ
năng cũng như tổ chức và phương pháp.
+ Giáo án phải được trình ký trước khi giảng bài một ngày được sự đồng
ý phê duyệt của tổ, nhóm chuyên môn.
+ Giảng bài giáo viên phải nắm bắt thật chắc về kiến thức, phương pháp
và tổ chức giảng dạy phù hợp với đặc trưng của môn học tiết học.
+ Tổ chức hội thi hội thao phải đưa ra mức độ đạt được, thời gian, tiêu
chí cụ thể để học sinh có sự ganh đua tích cực tạo sự hứng thú cho giờ học.

3.2. Kiến nghị
Để ngày một nâng cao chất lượng học tập cho học sinh đối với môn học
GDQP& AN nói riêng. Tôi xin có một số ý kiến đề xuất nhỏ như sau:
- Đối với giáo viên.
+ Trước tiên là phải yêu nghề, tâm huyết từ đó mới có lòng say mê tìm tòi,
nghiên cứu tài liệu…tìm ra các nguồn minh chứng cụ thể, ví dụ minh họa,
phương pháp giảng dạy mới, khắc phục khó khăn thiếu thốn phục vụ công tác
giảng dạy ngày một tốt hơn.
- Đối với nhà trường.
+ Hằng năm nên cho giáo viên chuyên trách bộ môn sửa chữa, bảo dưỡng
những thiết bị, dụng cụ, học cụ cũ, đầu tư thêm một số cơ sở vật chất như sân
bãi, kho để trang thiết bị, tài liệu, phòng học đa năng cho giáo viên giảng dạy và
thao giảng bằng giáo án điện tử, học sinh xem băng tư liệu…
+ Phối kết hợp tốt hơn nữa với Ban chỉ huy quân sự huyện Ngọc Lặc để có
thêm trang thiết bị, vũ khí huấn luyện cho học sinh và phục vụ công tác giảng
dạy cho giáo viên.

10


Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Thể dục –
Giáo dục quốc phòng, các bạn đồng nghiệp, các em học sinh đã giúp tôi hoàn
thành sáng kiến kinh nghiệm này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người

khác.
Người viết

Phạm Tuấn Dũng

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ về GDQP - AN
2. Sách giáo dục Quốc phòng, An ninh lớp 10,11,12
3. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12
4. Sách giáo viên giáo dục Quốc phòng, An ninh lớp 10,11,12
5. Tạp trí GDQP – AN.
6. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:
- Nguồn:

12



×