Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số giải pháp nhằm tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia ở trường tiểu học đông vệ 2 thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.43 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Vai trò của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với sự phát
triển giáo dục
2.2.Thực trạng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện nay ở trường Tiểu học
Đông Vệ 2, thành phố Thanh Hoá.
2.3. Một số giải pháp chủ yếu đã thực hiện để xây dựng trường chuẩn
quốc gia
2.4. Kết quả đạt được
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

1
1
1
2
2
2
2
3
5
11
12


12
13

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo, trong đó chú
trọng đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của
toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD & ĐT.
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục & đào tạo,
với phương châm đầu tư cho giáo dục là đầu cho phát triển. Trong những năm
qua, Các địa phương trong Tỉnh nói chung, thành phố Thanh Hóa nói riêng đã có
nhiều giải pháp để phát triển giáo dục đào tạo trong đó có giải pháp là đẩy mạnh
việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ( CQG) theo quy định tại thông tư số 59/
2012/TT-BGD ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 5
tiêu chuẩn là: Tổ chức và quản lý nhà trường; Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên và học sinh; Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; Quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội đến Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục đào tạo.
Để xây dựng được trường học đạt chuẩn, một trong những tiêu chuẩn quan
trọng, khó thực hiện nhất là tiêu chuẩn thứ 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy
học.
Xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Đông Vệ ( Nhiệm kỳ 2015 – 2020) và Nghị
quyết chi bộ trường Tiểu học Đông Vệ 2 ( Nhiệm kỳ 2015 - 2017) khẳng định
việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ quan
trọng có tính chất chiến lược nhằm phát triển giáo dục của địa phương. Từ Nghị
quyết đó nhà trường đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, xây dựng kế hoạch

cụ thể gắn với 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Trong đó đặc biệt quan
tâm đến công tác quy hoạch, công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Sau 4 năm triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng, nhà trường đã được
công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 2 ( Tháng 8 năm 2017).
Với cương vị là phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực cơ sở
vật chất nhà trường, trong những năm qua tôi đã làm tốt công tác tham mưu cho
Hiệu trưởng về việc thực hiện tiêu chuẩn 3 đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc
gia.
Qua thực tế đã làm tôi xin đúc kết kinh nghiệm “Một số giải pháp về
tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo tiêu chuẩn
trường chuẩn Quốc gia ở trường Tiểu học Đông Vệ 2 Thành phố Thanh Hóa

1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở trường
Tiểu học Đông Vệ 2; trên cơ sở đó đề xuất, triển khai thực hiện một số giải pháp
phù hợp để phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tiêu chuẩn trường
chuẩn Quốc gia và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường..
1.3. Đối tượng nghiên cứu

1


Nghiên cứu, tổng kết được một số giải pháp tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia ở trường Tiểu
học Đông Vệ 2, thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả
Phương pháp đối chiếu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, tổng kết kinh nghiệm.

2. NỘI DUNG
2.1. Vai trò của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với sự phát triển
giáo dục
Hoạt động giáo dục đào tạo là một hoạt động sản xuất xã hội đặc thù, chất
lượng, hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố cơ bản
đóng vai trò quyết định thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
là cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học và giáo dục.
Trong quá trình giáo dục, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm của
người Thầy ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của người thầy không
ngừng phát triển, hàm lượng trí tuệ của lao động ngày càng cao. Ngày nay, với
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò
chính yếu. Với ý nghĩa đó, người thầy là nhân tố chủ yếu, hàng đầu của quá
trình giáo dục.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị tham gia vào quá trình Dạy - Học với tư cách
là yếu tố bổ trợ cho sự kết hợp giữa người Dạy với người Học và giữa tri thức
với kỹ năng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị do con người sáng tạo ra, “là sức mạnh của
tri thức đã được vật thể hóa”, nó “nhân” sức mạnh của người thầy trong quá
trình giáo dục. Cơ sở vật chất, trang thiết bị (CSVC-TTB) luôn là yếu tố động
nhất. Vì, cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những phát minh và sáng
chế kỹ thuật, CSVC-TTB không ngừng được cải tiến và hiện đại hoá.
Cơ sở vật chất là toàn bộ những điều kiện, phương tiện, trang thiết bị,
phục vụ cho tổ chức hoạt động dạy- học và giáo dục để tạo ra chất lượng và hiệu
quả giáo dục.
Đối với hoạt động dạy học trong các trường học, trình độ, năng lực của
đội ngũ giáo viên cùng các phương tiện dạy học, điều kiện cơ sở vật chất tạo ra
môi trường giáo dục. Đây là những thành tố cơ bản quyết định chất lượng, hiệu
quả của mọi cơ sở giáo dục và đào tạo. Ngày nay do điều kiện kinh tế, kỹ thuật
tăng lên, nên chúng ta càng phải chú trọng tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất,
trang thiết bị để phục vụ công tác dạy và học.

CSVC trường học là toàn bộ trường lớp, phòng ốc, thiết bị đồ dùng, cảnh
quan khuôn viên, sân chơi bãi tập, … có vai trò rất quan trọng, quyết định đến
chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Việc xây dựng, nâng cấp, bổ
sung CSVC là việc làm thường xuyên hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế.
Đó không phải việc của riêng cá nhân hay tổ chức nào mà là của toàn xã hội.
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Giáo dục là lĩnh
vực nhạy cảm nhất của xã hội, luôn có tác động cả hai mặt đối với đời sống
2


chính trị, xã hội của đất nước. Trong giáo dục, cơ sở vật chất ( CSVC) truờng
lớp là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu
quả giáo dục. Đặc biệt trong việc xây dựng trường đạt CQG, cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học là một trong năm tiêu chí bắt buộc. Vì vậy công tác xã hội hoá giáo
dục nếu làm tốt thì việc xây dựng cơ sở vật chất sẽ có nhiều thuận lợi và trái lại.
Điều đó luôn phù hợp phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Điều 3 trong Điều lệ trường Tiểu học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của
trường tiểu học ngoài công tác tổ chức, quản lý dạy học, quản lý GV và HS, có
quy định " phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực
hiện hoạt động giáo dục". Nhà trường phối hợp với chính quyền, các tổ chức
đoàn thể ở địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD CMHS), các tổ
chức và cá nhân có liên quan nhằm:
Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường; các biện pháp giáo
dục học sinh và quan tâm, giúp đỡ học sinh cá biệt.
Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng
CSVC, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây
dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, tạo điều
kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, TDTT phù hợp với lứa tuổi.
2.2.Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện nay ở trường Tiểu học
Đông Vệ 2, thành phố Thanh Hoá.

Trường Tiểu học Đông Vệ 2 được thành lập năm 1989, trường đóng trên
địa bàn của khu phố Hải Thượng Lãn Ông, khuôn viên, diện tích chật hẹp đường
vào ngõ ngách, quanh co.
Tháng 10 năm 2013, trường được chuyển về khu Đô thị Nam thành phố
mặt bằng 530. Học sinh của trường ở khu vực 9 khối phố gồm: Hải Thượng Lãn
Ông, Quang Trung 1 đến Quang Trung 3, Ngọc Dao, Quảng Xá 3, Đông Phát 1
và Đông Phát 2. Trường Tiểu học Đông Vệ 2 là một trong 45 trường tiểu học
công lập của thành phố Thanh Hóa do phòng giáo dục và đào tạo thành phố trực
tiếp quản lý. Quy mô nhà trường ngày một tăng về số lớp và số học sinh.
Năm học
2013-2014
2014-2015
2015-2016
2016-2017
2017-2018

Số lớp
12
13
17
18
21

Số học sinh
365
431
564
676
855


Tăng ( giảm)
Tăng 66 HS
Tăng 133 học sinh
Tăng 112 học sinh
Tăng 179 học sinh

2.2.1. Về cơ sở vật chất:
Về diện tích đất quy hoạch: 5537 m2 , sân chơi rộng 949 m2 , sân tập thể dục
733,5 m 2
Khối các công trình xây dựng: 18 phòng học, một khu nhà hiệu bộ diện
tích 570 m2 với đầy đủ các phòng chức năng gồm 12 phòng (Hội trường, phòng
truyền thống, phòng Ban giám hiệu, phòng Tin học, phòng thiết bị, phòng y tế,
phòng tài vụ...), một nhà tập đa năng với diện tích 300 m 2, một nhà ăn bán trú
200 m2 và bếp nấu.
3


2.2.2. Về trang thiết bị dạy học:
Trường có 1 phòng máy vi tính với 30 máy, 8 máy tính xách tay, 18 bộ
máy chiếu phục vụ giảng dạy và học tập; 4 bộ dùng cho công tác quản lý và bộ
phận kế toán.
Trường có thư viện, phòng đọc diện tích 80,5 m2 có đủ 4 loại Sách:
Sách tham khảo: 1520 cuốn
Sách giáo khoa: 569 cuốn
Sách nghiệp vụ: 423 cuốn
Sách thiếu nhi: 830 cuốn
Tổng số là: 3342 cuốn
Bình quân: 4,9 cuốn/ Giáo vên và học sinh.
Bộ đồ dùng tối thiểu phục vụ dạy học đảm bảo quy định của Bộ GD&ĐT,
Cụ thể:

Số đồ dùng dạy học tối thiểu: 1 bộ/lớp;
Số bộ tài liệu dạy học ở khối lớp 1: 6 bộ; lớp 2: 4 bộ; lớp 3: 5 bộ; lớp 4: 3
bộ; lớp 5: 3 bộ.
Giáo viên có bộ đồ dùng cần thiết (thước kẻ, giấy, bút)
Giáo viên có đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy
100% học sinh có đủ SGK và đồ dùng học tập
Thiết bị phục vụ dạy học và thiết bị dạy học tự làm được sử dụng hiệu quả
cao và được tăng cường bổ sung hàng năm.
Thư viện đã đạt thư viện chuẩn.
*Ưu điểm
Trong những năm học qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND phường, thành phố Thanh Hóa, sự phối kết
hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, sự ủng hộ của các
doanh nghiệp, các nhà tài trợ và đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của Cha mẹ học
sinh tự nguyện hỗ trợ đóng góp mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học, nhà
trường cũng đã vận động các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư tạo điều kiện
giúp đỡ vật chất và tinh thần cho nhà trường như: mua máy chiếu, đồ dùng dạy
học, trang thiết bị cho học sinh bán trú, trang trí băng zôn, khẩu hiệu cho các
phòng học với số tiền hàng trăm triệu đồng mỗi năm:
Có sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, sự phối hợp có hiệu quả của Ban chấp
hành Công đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội trong trường để thực hiện thắng
lợi mọi nhiệm vụ của Chi bộ, của chính quyền, của Công đoàn đề ra.
Tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết, nhất trí, có tinh thần trách nhiệm với
mọi công tác được nhà trường phân công, đóng góp công sức để xây dựng nhà
trường ngày một khang trang, thân thiện, vững mạnh.
Nhà trường có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu đô thị mới, dân số tăng cơ
học nhanh.
Nhà trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ 2
* Hạn chế
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu; Nội thất phục vụ cho các phòng

chức năng còn hạn chế như trang thiết bị nghe, nhìn, máy chiếu, loa đài ở các
phòng học đã gần hết thời gian bảo hành nên dần bị hư hỏng.
4


Các khối phòng chức năng, phòng học cơ bản và phòng học đặc thù còn thiếu.
Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân Khách quan: Nguồn lực đầu tư cho nhà trường để tăng
cường cơ sở vật chất trang thiết bị còn hạn chế, nhu cầu học tập của con em
thuộc khu vực địa bàn và giáp ranh tăng cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu của
giáo dục.Những mâu thuẫn, bất cập, mất cân đối giữa yêu cầu phát triển giáo
dục đào tạo nhanh với mức độ đầu tư còn thấp; giữa mục tiêu của xã hội với kết
quả giáo dục & đào tạo, giữa đào tạo và sử dụng, giữa yêu cầu giáo dục toàn
diện, nâng cao chất lượng giáo dục với các chỉ tiêu điều kiện đảm bảo như đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, nguồn tài
chính cho giáo dục.
Nguyên nhân chủ quan: Một bộ phận đội ngũ nhà giáo chưa kịp với yêu
cầu đổi mới giáo dục. Kỹ năng sư phạm và công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân, phụ huynh tham gia tích cực công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn
chế. Do vậy việc huy động các nguồn lực chưa đạt được mục tiêu, kế hoạch đề
ra.
2.3. Một số giải pháp chủ yếu đã thực hiện để xây dựng trường chuẩn quốc
gia.
2.3.1.Tăng cường công tác tham mưu, chủ động đề xuất với các cấp lãnh đạo
đặc biệt là UBND thành phố và Đảng ủy, HĐND, UBND phường, các tổ chức
chính trị xã hội trên địa bàn Phường.
Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch theo lộ trình phấn đấu đạt 5 tiêu
chuẩn của trường chuẩn Quốc gia, từng bước tranh thủ sự ủng hộ của các cấp
lãnh đạo, sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn vận động ủng hộ tự nguyện vật lực, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị

đồ dùng dạy học.
Xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền là hết sức quan trọng,
quyết định sự đầu tư CSVC cho nhà trường và tạo cơ chế cho công tác XHH
giáo dục ở điạ phương được triển khai thuận lợi.
Để thực hiện được việc này, trước hết cấp ủy, chi bộ bàn bạc, xác định mục
tiêu và hướng đi cho nhà trường trong thời gian cụ thể. Sau khi xây dựng được
nghị quyết, Ban giám hiệu nhà trường tổ chức triển khai đến toàn thể CBGV,
NV trong các cuộc họp hội đồng, các tổ chức trong nhà trường để mọi người
được tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng thành kế hoạch chung của nhà trường.
Chúng tôi xác định CSVC là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy
học và xây dựng nhà trường đạt CQG. Chính vì vậy vấn đề quy hoạch tổng thể
nhà trường là việc đầu tiên cần làm.
Trên cơ sở nhất trí của cấp ủy, chi bộ và toàn thể CBGV, NV nhà trường,
chúng tôi đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương về định hướng xây dựng, quy hoạch tổng thể khuôn viên trường.
Sau khi được sự nhất trí của cấp ủy, chính quyền địa phương chúng tôi đã
tổ chức hội nghị triển khai quy hoạch tổng thể nhà trường, giao cho tổ chức, cá
nhân (là CBGV nhà trường) tiến hành vẽ sơ đồ quy hoạch.
Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng, cải tạo và nâng
cấp CSVC, khuôn viên trường.
5


Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn,
tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, nhân dân để mọi người hiểu được mục đích,
ý nghĩa, bước đi của nhà trường trong việc xây dựng và giữ vững danh hiệu
trường chuẩn Quốc gia tạo điều kiện cho phát triển giáo dục toàn diện.
Tăng cường giáo dục và quán triệt các nội dung thực hiện một cách khoa
học và thống nhất từ công tác lãnh đạo đến các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn
thể trong nhà trường;

2.3.2.Tăng cường công tác quản lý quy hoạch và khai thác sử dụng cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học
Thực hiện tốt công tác quy hoạch và xây dựng các khối công trình theo
quy hoạch đã được phê duyệt, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phòng giáo
dục và đào tạo về công tác thiết kế xây dựng các hạng mục công trình, đảm bảo
phù hợp để phục vụ cho việc khai thác sử dụng đạt hiệu quả; Tham gia việc
giám sát quá trình xây dựng đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Tham mưu và tổ chức thực hiện việc mua sắm trang thiết bị dạy học đảm
bảo thiết thực hiệu quả tránh lãng phí.
Phối kết hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát việc sử dụng vốn
hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí.. tạo niềm tin trong
nhân dân.
Chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện và kiểm tra thường xuyên việc khai
thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phục vụ cho công tác dạy và
học đạt chất lượng.
2.3.3. Công khai và dân chủ trong đơn vị, với Ban đại diện cha mẹ học sinh
quá trình bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
Để công tác xây dựng cơ sở vật chất đạt hiệu quả cao, một vấn đề hết sức
quan trọng đó là công khai dân chủ. Mọi vấn đề khi đưa ra bàn bạc cũng như
tiến hành đều phải hết sức minh bạch và được công khai, có kiểm tra chặt chẽ và
rất cụ thể, chi tiết. Đặc biệt là vấn đề tài chính phải rạch ròi, tránh việc tư túi
"Thương mại hoá" trong giáo dục, tạo uy tín đối với nhân dân địa phương cũng
như các cấp lãnh đạo và bản thân phải là người trọng tài hết sức công tâm trong
điều hành công việc.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học, thực hiện “3 công khai” theo
thông tư 09 trong trường học đó là Công khai về chất lượng giáo dục, Công khai
các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân
viên, về cơ sở vật chất; Công khai tài chính. Bám sát vào các thông tư, nghị định
đã ban hành để thực hiện. Tổ chức công khai vào các buổi họp hội đồng, họp
ban chấp hành cha mẹ học sinh theo tháng, quý. Giải pháp này đã đem lại thành

công trong quá trình huy động các nguồn lực.
2.3.4.Tiết kiệm các nguồn chi trong đơn vị, mua sắm trang thiết bị, tăng
cường cơ sở vật chất
Sau khi Phòng Tài chính kết hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo phân
nguồn ngân sách sự nghiệp giáo dục trong năm về đơn vị. Chúng tôi tổ chức họp
Ban Giám hiệu mở rộng thông báo nguồn và lên kế hoạch chi thật cụ thể đến
từng nhóm nguồn, kế hoạch chi cho từng tháng. Ngoài những Nhóm nguồn
thuộc chế độ con người, chúng tôi cân đối điều chỉnh, tiết kiệm chi ở Nhóm 2 và
6


Nhóm 4. Đưa ra bàn bạc và được sự đồng tình nhất trí của Ban Giám hiệu, Ban
chấp hành Công đoàn trường. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị.
Chúng tôi yêu cầu kế toán thông báo cho toàn thể Hội đồng được biết, công khai
tài chính vào các tháng cuối quý.
Chính vì cách chi tiêu tương đối hợp lý chúng tôi đã tiết kiệm chi mua
sắm, bổ sung được tương đối như: Thay toàn bộ đường dây điện, đóng mới biểu
bảng văn phòng, mua bàn ghế văn phòng, bộ Bàn ghế tủ phòng Hiệu trưởng, bộ
Bếp ga phục vụ nấu ăn cho học sinh, Máy tính bàn, máy tính laptop, Màn
chiếu,... trị giá: hơn 100 triệu đồng.
2.3.5. Huy động tốt các nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tranh thủ
sự ủng hộ của Cha mẹ học sinh cho sự nghiệp giáo dục
Tham mưu cho phòng tài chính – kế hoạch, cho UBND, HĐND thành
phố quyết định phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục sát với thực tế và linh
hoạt điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
Tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục:
Tích cực khai thác nội lực từ các nguồn hỗ trợ đóng góp tự nguyện của
cha mẹ học sinh để tu sửa, nâng cấp, sắm mới trang thiết bị dạy học, xây dựng
các phòng chức năng đạt chuẩn, nối mạng Internet với trang thiết bị hiện đại.
Tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức cho mọi người về quan điểm

phát triển giáo dục của Đảng, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục.
Cùng với các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội tham gia phát triển giáo dục
và đào tạo.
Vận động phụ huynh học sinh, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ đầu tư
trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa cho học sinh nghèo, học sinh có
hoàn cảnh khó khăn.
Mở rộng quỹ khuyến học, quỹ hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó và tăng
cường mối quan hệ với các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp các tổ chức KT XH tạo điều kiện để giám sát các hoạt động giáo dục, góp ý kiến cho hoạt động
phát triển giáo dục của nhà trường.
Tăng cường công tác xã hội hóa, vận động phụ huynh, các doanh nghiệp,
các nhà tài trợ, huy động các nguồn lực mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học
đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, thư viện chuẩn.
Tranh thủ sự tham gia ủng hộ của cha mẹ học sinh (CMHS) nhà trường,
trung tâm là ban đại diện (BĐD) CMHS là lực lượng quan trọng và gần gũi nhà
trường nhất. Đây là nhân tố quan trọng, nếu biết phát huy sẽ là cầu nối giữa nhà
trường với cộng đồng và góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển
nhà trường trong cơ chế xã hội hóa giáo dục “ Nhà nước và nhân dân cùng làm"
như hiện nay. CMHS, BĐD CMHS là lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi
ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường, một đối tác trong việc xã hội hoá
(XHH) giáo dục của nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Vì vậy, để làm tốt công tác huy
động, phối hợp với hội CMHS trong việc xây dựng CSVC nhà trường. Để phát
huy tốt vai trò của cha mẹ học sinh chúng tôi đã làm những giải pháp như sau:
Tổ chức họp BĐD CMHS đầu năm với nội dung được chuẩn bị trước bao
gồm việc báo cáo tóm tắt những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua,
7


phương hướng nhiệm vụ năm học này. Đề xuất những phương hướng công tác
cụ thể đối với hội CMHS trong năm học, đặc biệt là các vấn đề về xây dựng, cải

tạo và nâng cấp CSVC, khuôn viên. Cụ thể hóa nhiệm vụ từng thời kỳ phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của nhân dân.
Sau khi hội nghị nhất trí các nội dung về xây dựng, cung cấp CSVC trong
năm học chúng tôi tiếp tục phối hợp với BĐD CMHS trường tổ chức hội nghị
thành lập ban kiến thiết xây dựng, nâng cấp CSVC, khuôn viên, lựa chọn những
người có hiểu biết về công việc, có điều kiện về thời gian để tham gia. Phân
công cụ thể công việc của từng cá nhân trong việc xây dựng dự toán, tiến hành
thi công, giám sát, nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng.
Xác định rõ cơ chế phối hợp giữa Hiệu trường, nhà trường với BĐD
CMHS trong quá trình thực hiện.
Sau khi có sự nhất trí, đồng thuận cùng với CMHS, nhà trường và Trưởng
BĐD báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương để xin ý kiến chỉ đạo và cơ chế
thực hiện.
Được cấp ủy, chính quyền địa phương đồng ý, nhà trường phối hợp thực
hiện cùng BĐD CMHS. Quá trình thực hiện đảm bảo dân chủ công khai, trên
nguyên tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để mối quan hệ giữa nhà
trường, phụ huynh và cộng đồng thực sự tin cậy lẫn nhau, vì sự phát triển chung
của nhà trường.
Phối hợp với BĐD quản lý và phát huy hiệu quả các nguồn lực huy động
được, đặc biệt là tài lực, vật lực, nhân lực.
Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm, cộng đồng trách nhiệm cùng BĐD
trong quá trình thực hiện công việc để cùng bàn bạc, trao đổi thống nhất, đồng
hành, tin tưởng lẫn nhau.
Chọn thời điểm để tiến hành công việc đảm bảo hiệu quả và chất lượng. Ví
dụ: Việc xây dựng cải tạo, nâng cấp khuôn viên, hệ thống thoát nước thải, sữa
chữa khu nhà vệ sinh thực hiện và hoàn tất trước khi bắt đầu năm học; lúc thời
tiết khô ráo, thuận lợi, học sinh đang nghỉ hè.
Luôn lắng nghe, tham khảo trưng cầu ý kiến góp ý của cán bộ nhà giáo
nghỉ hưu trong công tác tham mưu, vận động, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của
những người đi trước để hiện tại có sự cố gắng và trách nhiệm hơn trong việc

góp phần xây dựng trường CQG.
Trong khi hội CMHS tiến hành các công trình, chúng tôi thường xuyên
phối hợp để cùng BĐD, nhà thầu thống nhất những vấn đề phát sinh; điều chỉnh
hợp lý để đảm bảo việc xây dựng, thực hiện có chất lượng, công trình sử dụng
lâu dài; luôn lắng nghe, tham khảo ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân,
phụ huynh học sinh và ý kiến chỉ đạo cấp trên để có những điều chỉnh cần thiết.
Sau khi công trình hoàn thành, tiến hành nghiệm thu đưa vào sử dụng. Ban
nghiệm thu có đại diện chính quyền địa phương( thường là cán bộ văn hóa)
Trưởng BĐD CMHS từng lớp, BGH nhà trường, nhà thầu, Trưởng BĐD
CMHS trường. Việc nghiệm thu, bàn giao có biên bản, có ký xác nhận của các
bên, bàn giao cho nhà trường đưa vào sử dụng.

8


Sau khi nhận bàn giao công trình, chúng tôi đều phối hợp với BĐD CMHS
báo cáo toàn bộ kết quả thực hiện cho cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn
thể phụ huynh học sinh nắm được vào dịp họp phụ huynh gần nhất.
Công tác phối hợp, huy động CMHS trong việc cải tạo, xây dựng khuôn
viên CSVC nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường
hằng năm. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch để thực hiện trong năm học, mỗi giai
đoạn là hết sức quan trọng. Để chuẩn bị cho năm học sau, ngay từ cuối năm học
trước tôi đã cùng cấp ủy, BGH và BĐD CMHS trường đã có những dự kiến, bàn
bạc, xác định những nội dung trọng tâm, cơ bản cần phải làm được trong năm
học tới. Vì vậy việc xác định nội dung xây dựng, cải tạo hay nâng cấp luôn được
tính toán, bàn bạc và đi đến thông nhất từ cấp ủy, BGH, BĐD CMHS. Trong
cuộc họp phụ huynh cuối năm học, 2 nội dung chính được triển khai đến toàn
thể CMHS là báo cáo kết quả làm được của năm học hiện tại và phương hướng,
nhiệm vụ trọng tâm năm học tới. Phưong hướng, nhiệm vụ đã được thống nhất
với BĐD CMHS về việc huy động phụ huynh đóng góp xây dựng trong năm học

tới sẽ được đưa ra cho toàn bộ phụ huynh toàn trường bàn bạc, góp ý và đi đến
thống nhất, xác định về thời gian triển khai thực hiện, dự kiến kinh phí và
phương thức huy động. Sau khi phụ huynh thống nhất, chúng tôi và BĐD
CMHS báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trên cơ
sở đó triển khai thực hiện.
Trong những năm học qua, với cách làm như trên, mọi dự kiến, kế hoạch
của BĐD CMHS và nhà trường đều nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của cấp
ủy, chính quyền địa phương cũng như các tầng lớp nhân dân.
2.3.6. Huy động nguồn đóng góp xây dựng cơ sở vật chất từ cán bộ giáo viên,
nhân viên trong nhà trường
Do làm tốt công tác công khai tài chính minh bạch trong đơn vị nên đã
đem lại bầu không khí vui tươi phấn khởi, thoải mái, dân chủ nên giáo viên dễ
thông cảm, chia sẻ cùng với nhà trường về kinh phí cấp hạn hẹp mà cơ sở vật
chất lại thiếu nhiều, việc tham gia đóng góp được các thành viên trong trường
nhận thức rõ, họ hiểu được đóng góp vào những việc thiết thực để phục vụ cho
chính họ sau đó đến lợi ích chung của tập thể cho nên việc huy động cán bộ giáo
viên tham gia đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất được tập thể nhất trí
100%. Chúng tôi dành việc này cho Ban chấp hành công đoàn đứng ra tuyên
truyền, vận động, xem hạng mục nào phù hợp với mức đóng góp của cán bộ
giáo viên (Mỗi gia đình cán bộ giáo viên, nhân viên hoàn cảnh khác nhau), bàn
bạc, thống nhất. Bằng biện pháp này, chúng tôi đã thành công trong công tác huy
động. Qua 2 năm trở về đây nguồn đóng góp từ tập thể cán bộ giáo viên đã xây
dựng được 1số công trình nhỏ như: Trang trí lớp học, quyên góp ủng hộ xây
dựng thư viện thân thiện, trồng cây xanh trong sân trường, ủng hộ các đợt thi
học sinh giỏi thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ,... với số tiền công trình trên 20
triệu đồng
2.3.7. Huy động nguồn đóng góp từ các thành viên là Dâu, Rể trong nhà
trường
Huy động đến chính người thân của các thành viên trong trường qua các
buổi họp mặt, gặp mặt Dâu, Rể nhân dịp ngày 8-3, gặp mặt đầu xuân,.. thông

9


báo tình hình nhà trường cho các vị khách quý được biết, thấy được thực tế của
nhà trường, vận động tuyên truyền đến mọi thành viên cùng tham gia xây dựng
được 100% các thành viên tán thành. Họ cũng cảm thấy tự hào và trách nhiệm
đóng góp phần nhỏ xây dựng nơi có người thân họ đang công tác, nguồn đóng
góp là những món quà kỷ niệm trong đó có tên của họ, mọi người đều thấy tự
hào vì có tên mình mỗi lần có dịp đến thăm trường. Trong thời gian ngắn hội
Dâu, Rể tặng cho nhà trường máy điều hoà, hàng rào hoa trước nhà hiệu bộ, đá
lát sân khấu ngoài trời, bộ màn hình ti vi văn phòng......trị giá trên 50 triệu đồng.
Đây cũng là những món quà thật tình cảm và đầy ý nghĩa.
*Kết quả của công tác xã hội hóa và huy động các nguồn lực:
Năm học 2013 – 2014: Huy động phụ huynh đóng góp trên 200 ngày công
lao động để vận chuyển san lấp sân chơi, bãi tập và toàn bộ bàn ghế, tài sản từ
trường cũ ( Hải Thượng Lãn Ông ) ra khu trường mới ( Mặt bằng 530), trang trí
băng zôn, khẩu hiệu cho các phòng học với tổng trị giá 117.275.000 đồng, khắc
phục được tình trạng ngập nước mỗi khi có mưa..
Năm học 2014 – 2015 nhà trường đã huy động hội cha mẹ học sinh quyên
góp mua sắm đồ dùng bếp ăn bán trú, mua 8 bộ máy chiếu, màn hình lắp cho tất
cả các phòng học, đến nay 100% phòng học có máy chiếu đa năng. Bên cạnh đó
BGH cùng với giáo viên chủ nhiệm và Hội cha mẹ học sinh đã vận động Cha mẹ
học sinh đóng góp công sức và tiền của để trang trí “Lớp học thân thiện”, trồng
cây xanh tạo từng bước tạo cảnh quan môi trường “ Xanh- Sạch – Đẹp” với
tổng giá trị huy động là: 225.000.000 đồng
Năm học 2015 – 2016: Nhà trường đã mua mới bàn ghế học sinh, bàn ghế
văn phòng, lắp mới, sữa chữa máy tính, máy chiếu, máy in, lắp mạng Internet,
trang trí phòng Đội, làm sân khấu, xây dựng thư viện, phòng đọc theo chuẩn,
trồng hoa giấy xung quanh tường rào. Trang bị thiết bị cho 2 phòng học Âm
nhạc và Mỹ thuật với tổng số tiền 445.231.000 đồng. Trong đó nguồn ngân sách

của thành phố: 91.240.000 đồng; nguồn xã hội hóa từ cha mẹ học sinh:
273.400.000 đồng; nguồn tiết kiệm từ nguồn thu khác là 80.591.000 đồng
Năm học 2016 - 2017: Với sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh cùng
với nguồn kinh phí của ngân sách địa phương chúng tôi đã phối hợp với Ban Đại
diện cha mẹ học sinh san lấp sân chơi, xây khuôn viên xanh, trồng hoa râm bụt,
với diện tích trên 300 m 2 sân chơi, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học, cải
tạo cảnh quan sân trường với tổng kinh phí trên 335.000.000 đồng, làm cho
khuôn viên có sự thay đổi hẳn, xanh – sạch - đẹp hơn, bước đầu đáp ứng yêu
cầu khuôn viên trường học thân thiện học sinh tích cực và trường Chuẩn quốc
gia.
Năm học 2017 – 2018: Nhà trường đã được cha mẹ học sinh tự nguyện
mua tặng 20 bộ bàn ghế học sinh, 4 máy chiếu và 04 bộ máy tính, sách tham
khảo, sách giáo khoa. Nâng cấp sửa chữa hệ thống thoát nước thải, sữa chữa
thiết bị điện chiếu sáng, quạt mát. Tổng kinh phí 203.515.000 đồng.
Với cách làm căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường, điều kiện KT – XH
địa phương và nhu cầu thực tế trên quan điểm cái gì cần ưu tiên thực hiện trước,
nguồn lực nào cần huy động, thời điểm nào là phù hợp, … tất cả vì lợi ích chung
và hướng phát triển lâu dài của nhà trường vì vậy mà trong những năm học vừa
10


qua diện mạo CSVC nhà trường ngày một phát triển đi lên, hệ thống phòng học
có đầy đủ bàn ghế, trang thiết bị, máy chiếu, loa đài đảm bảo chuẩn.
Phòng học được trang trí thân thiện với môi trường, đẹp mắt tạo nên không gian
học tập sống động, khích lệ học sinh yêu lớp, yêu trường và ham thích đến
trường. Khu hiệu bộ có đầy đủ phòng làm việc, trang thiết bị. Khuôn viên tường
rào sạch đẹp có hàng hoa giấy bao quanh.
2.4. Kết quả đạt được
Trong 4 năm vừa qua với nhiều cách làm hợp lý, sáng tạo và quyết liệt,
khuôn viên nhà trường thay đổi, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng

được tăng cường bổ sung, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Có
được kết quả đó là do làm tốt công tác tham mưu, công tác quản lý, công tác xã
hội hóa giáo dục nên đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho nhà trường
góp phần làm cho trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp. Chính vì thế chất
lượng giáo dục nhà trường không ngừng được nâng cao.
Năm học 2016 – 2017 nhà trường được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập
thể Lao động Xuất sắc. Công đoàn được Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá
tặng bằng khen. Hoạt động đội được Liên ngành Sở giáo dục và đào tạo, Hội
đồng Đội, Hội chữ thập đỏ tặng khen.
Đội ngũ Nhà giáo được đánh giá xếp loại 100% đạt Lao động tiên tiến cấp
trường trở lên; Nhà trường, các đoàn thể và cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên
được các cấp khen thưởng tặng giấy khen và bằng khen.
Năm học 2017 – 2018 chất lượng giáo dục cuối học kỳ I và giữa học kỳ 2
như sau:
Thời
điểm
đánh
giá

Cuối
kì 1

Giữa
kì 2

Nội dung các môn học
Khối


số


1
2
3
4
5
Tổng
1
2
3
4
5
Tổng

254
171
188
123
115
851
254
171
188
123
115
851

HTT
171
100

100
23
80
474
171
100
100
55
80
504

67.3
58.5
53.2
18.7
69.6
55.7
67.3
58.5
53.2
44.7
69.6
55.9

HT
78
68
84
92
33

358
81
70
86
66
35
338

30.7
39.8
44.7
77.2
28.7
42.1
31.9
39.7
45.7
53.7
30.4
43.0

Chưa
đạt
5
3
4
5
2
19
2

3
2
2
0
9

2.0
1.7
2.1
4.1
1.7
2.2
0.8
1.8
1.1
1.6
0
1.1

Năng lực
Tốt
&
%
Đạt

Phẩm chất
Tốt
&
%
Đạt


252
168
188
123
115
846
254
171
188
123
115
851

252
168
188
123
115
846
254
171
188
123
115
851

99.2
98.2
100

100
100
99.4
100
100
100
100
100
100

99.2
98.2
100
100
100
99.4
100
100
100
100
100
100

*Với bản thân cá nhân tôi, quá trình xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đã đạt
được kết quả như mong muốn, tôi rút ra kinh nghiệm sau:
Tuyên truyền và nâng cao nhận thức đến từng người thân, nhân dân, các
cấp lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, cán bộ giáo viên,
11



các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm,.. nhận thấy rõ được tầm quan trọng trong
việc ủng hộ xây dựng nhà trường “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”.
Để công việc đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng kế hoạch phải sát với
thực tế mang tính khả thi. Trong quá trình thực hiện tuỳ thuộc vào thực tế để
điều chỉnh kế hoạch linh hoạt cho phù hợp thì mới mang lại hiệu quả cao.
Tham mưu kịp thời, đi đúng chủ trương đường lối, tạo niềm tin đối với
các cấp ban ngành, đoàn thể, Đại diện cha mẹ học sinh,..để được đồng tình ủng
hộ.
Quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều
chỉnh kịp thời nếu chưa hợp lý.
Công khai minh bạch các nguồn thu, nguồn huy động, đưa đại diện các tổ
chức đoàn thể, thường trực Ban đại diện CMHS cùng tham gia xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện và quyết toán kinh phí.
Từ những kết quả trên, tháng 8 năm 2017 nhà trường đã được UBND tỉnh
Thanh Hoá công nhận Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong những năm qua cùng với các trường trên địa bàn thành phố Thanh
Hóa, trường Tiểu học Đông Vệ 2 đã có nhiều giải pháp để tăng cường cơ sở vật
chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy- học tập.
Từ những kết quả trên có thể khẳng định rằng: Nhờ công tác tham mưu
tích cực, đúng hướng, tranh thủ được sự đồng tình, giúp đỡ trong lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp ủy đảng từ thành phố đến phường; sự ủng hộ đầy trách nhiệm
của các bậc phụ huynh và cán bộ nhân dân trong phường; sự hướng dẫn chỉ đạo
sát sao của phòng Giáo dục & Đào tạo và các phòng ban Ủy ban nhân dân thành
phố; Sự nỗ lực cố gắng đầy trách nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên
và người lao động trong nhà trường nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
không ngừng được tăng cường đảm bảo chuẩn và hiện đại đáp ứng yêu cầu
giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường năm sau cao hơn
năm trước, được đánh giá là một trong những đơn vị tốp đầu về chất lượng giáo

dục Bậc Tiểu học thành phố.
Trong thời gian tới, nhà trường đang nỗ lực phấn đấu bằng những giải
pháp phù hợp, thiết thực để tiếp tục tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, xây mới
10 phòng học, đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong giai đoạn mới.
3.2 Kiến nghị
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở trường Tiểu học Đông
Vệ 2 nói riêng và ngành giáo GD - ĐT thành phố Thanh Hóa nói chung là một
vấn đề quan trọng, cần thiết và phải huy động nhiều lực lượng tham gia thực
hiện. Chúng tôi xin nêu ra một số kiến nghị với các cấp, các ngành như sau:
* Đối với sở GD-ĐT
Cần có sự chỉ đạo đầu tư phù hợp trên cơ sở hỗ trợ các nguồn lực, tài lực,
nhân lực... cho phát triển GD - ĐT của thành phố Thanh Hoá giai đoạn 2017 2020 và định hướng đến năm 2025 theo Nghị quyết 29: “Đổi mới căn bản, toàn
12


diện giáo dục đào tạo...”. Chú trọng đến chất lượng dạy học môn Ngoại ngữ, Tin
học ở tất cả các bậc học để đáp ứng yêu cầu thời đại kỹ thuật số 4.0.
* Đối với Thành uỷ và UBND thành phố
Đầu tư phát triển GD & ĐT cần được coi như một phần không thể thiếu
trong chương trình phát triển KT-XH của Thành phố và phải được cụ thể hoá
bằng chủ trương, văn bản pháp quy của thành phố.
Trong quy hoạch tổng thể của thành phố cần ưu tiên dành quỹ đất phù hợp
cho xây dựng trường học đảm bảo đủ diện tích theo quy định của trường chuẩn
Quốc gia.
UBND thành phố nên ban hành một số cơ chế, chính sách như:
Cơ chế đầu tư xây dựng trường trọng điểm, trường chuẩn Quốc gia,
trường mới thành lập.
Cơ chế huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục từ công tác XHH.
Để các nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá (XHH), UBND thành phố

cần phải xây dựng hành lang pháp lý để các nhà trường làm căn cứ huy động
mọi nguồn lực cho giáo dục. Tạo điều kiện tốt nhất cho các dự án đầu tư phát
triển GD-ĐT.
* Đối với phòng GD-ĐT thành phố
Cần có những giải pháp tốt để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát
triển theo kế hoạch đã duyệt, đồng thời có biện pháp hữu hiệu để thực hiện đầu
tư cơ sở vật chất một cách tốt nhất.
* Đối với Đảng uỷ, UBND phường
Cần có kế hoạch dành quỹ đất đảm bảo đủ diện tích xây dựng trường lớp,
sân chơi, bãi tập, khuôn viên nhà trường theo hướng chuẩn. Tạo sự ổn định và
phát triển bền vững, lâu dài cho các nhà trường.
Cấp ủy, chính quyền cần quan tâm về mặt cơ chế, chính sách, đặc biệt là
công tác xã hội hóa giáo dục để nhà trường và BĐD CMHS, các tổ chức đoàn
thể có căn cứ pháp lí để phối hợp. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện CSVC
giữ vững tiêu chuẩn trường đạt CQG mức độ 2.
Trên đây là 7 giải pháp tôi đã áp dụng trong công tác chỉ đạo xây dựng cơ
sở vật chất trang thiết bị dạy học ở trường Tiểu học Đông Vệ 2 thành phố Thanh
Hoá, những kết quả đạt được đã làm thay đổi diện mạo, khuôn viên, cảnh quan
môi trường đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia. Vì vậy tôi xin chia sẻ để
đồng nghiệp cùng tham khảo. Rất mong được sự góp ý.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 3 năm 2018
NHÀ TRƯỜNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT

Bùi Thị Ngọc

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Đọc và nghiên cứu các tập san giáo dục có liên quan đến đề tài.
Tài liệu BDTX cho giáo viên tiểu học BGD & ĐT
Tạp chí giáo dục tiểu học.
Thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2006 về
“Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông
công lập”
Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, TT số 22/ 2016/TT-BGD ĐT Ban hành
quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học của Bộ giáo dục và đào tạo.
14


6.
7

Thông tư số: 59/ 2012/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 ban hành
quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường Tiểu học đạt mức chất
lượng tối thiểu, trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Đề án “ Đổi mới giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hoá giai đoạn 20172020, định hướng đến năm 2025”

15




×