Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kinh nghiệm bồi dưỡng và luyện thi toán kangaroo trên mạng internet cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.86 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 5

Người thực hiện: Trần Thị Liên
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 1
SKKN môn:
Toán

THANH HOÁ1NĂM 2018


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học nhìn chung tư duy của các em đang phát triển. Một
số em khá, giỏi thích tìm tòi, khám phá những cái mới. Đặc biệt, những bài toán khó
thường rất hấp dẫn với các em. Các em dễ nhàm chán hoặc không hứng thú với
những bài toán dễ và đơn giản. Mặt khác, học sinh giỏi đạt giải cao trong các kì thi
còn do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, việc bồi dưỡng của
giáo viên, …và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ
đợi và cầu mong ở sự may mắn. Phương ngôn có câu: Trở thành nhân tài một
phần do tài năng còn chín mươi chín phần là ở sự tôi luyện. Theo quan điểm của


tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức
trước khi đi thi (các em kiến thức mà còn rỗng thì không thể thi tốt được). Do vậy
việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Song bồi dưỡng học sinh giỏi
những nội dung gì, bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn
đề còn nan giải. Vì thế bản thân tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện
thi toán Kangaroo trên mạng Internet”.
Được ban giám hiệu nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm
liền, tôi nhận thấy các em chỉ đạt được thành tích cao hơn so với lớp học. Các em
chưa thật sự nắm được vấn đề một cách vững chắc, thiếu sáng tạo, linh hoạt trong
một số tình huống nhất định, chỉ biết vận dụng theo lối mòn có sẵn, cho nên sẽ khó
đạt được thành tích tốt trong học tập.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi nghĩ rằng phải đầu tư nhiều hơn cho việc bồi
dưỡng các em về biện pháp học tập môn toán, giúp các em có đủ khả năng hiểu
được vấn đề một cách chắc chắn, biết phân tích đề bài một cách rõ ràng chính xác,
giải quyết vấn đề hợp lý để đi đến việc giải bài toán đạt kết quả như mong muốn.
Để giải quyết những vấn đề trên, tôi xin trình bày một số việc làm của mình
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán và giải toán trên mạng Internet.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu và thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán, bồi dưỡng học
sinh giải Toán trên mạng Internet, sau mỗi năm, tôi lại đúc rút ra một số kinh
nghiệm để giảng dạy tốt hơn, hiệu quả hơn.
1.3 Nhiệm vụ đề tài
Tìm tòi tài liệu, tư liệu, truy cập Internet,…
Nghiên cứu đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học, chương trình môn Toán ở Tiểu
học nói chung và chương trình giải Toán trên mạng Internet nói riêng.
Nghiên cứu đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học, chương trình môn Toán ở Tiểu
học nói chung và chương trình giải Toán trên mạng Internet nói riêng.
Xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh.
Đúc rút kinh nghiệm ứng dụng vào thực tế giảng dạy
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Học sinh khối 5 trường Tiểu học Điện Biên 1 Thành phố Thanh Hóa
2


(Năm học 2017 - 2018)
Phạm vi: Môn Toán nói chung và đi sâu vào biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
toán và luyện thi toán quốc tế Kangarroo trên mạng Internet
1.5. Hình thức tổ chức
Tổ chức theo qui mô nhóm
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu các bài thi trong mỗi đề tự luyện,
Phương pháp nghiên cứu tài liệu tự luyện toán Kangarooo.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát HS giải Toán trên mạng.
Phương pháp thực hành làm bài tập trên Internet.
Phương pháp thống kê kết quả tự luyện toán Kangarooo.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Bồi dưỡng học sinh giỏi toán và thi giải toán trên mạng Internet cho học sinh là
giúp bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và
học. Để tạo ra sân chơi trực tuyến môn Toán cho học sinh; tạo điều kiện cho học
sinh tiếp cận và sử dụng Internet là một phương thức học tập, học sinh được luyện
tập và tự đánh giá năng lực học tập môn Toán; tạo ra môi trường thân thiện, lành
mạnh để học sinh tích cực giao lưu, học tập; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học, đặc biệt là phòng máy có kết nối Internet.
Chúng ta đều biết, với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, việc phát triển năng lực học tập
của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó “hứng thú học tập” là yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Phần mềm luyện toán Kangaroo là
một sân chơi hấp dẫn, thu hút mọi học sinh tham gia.
Để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để đào tạo bồi dưỡng nhân tài

cho đất nước, việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ ở cấp Tiểu học là rất cần thiết
đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 4, lớp 5. Bản thân luôn được nhà trường tin tưởng
giao cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nên tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu,
tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm để làm sao việc bồi dưỡng đem lại hiệu quả.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a) Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu nhà trường, của các
bậc phụ huynh.
- Các em học sinh chăm ngoan, hiếu học, nhiều học sinh là con em cán bộ công
chức
- Giáo viên còn trẻ, nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết, đam mê với nghề và luôn
thấy rõ vai trò trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Giáo viên luôn có sự cầu tiến, không ngại khó ngại khổ và luôn có lòng yêu
nghề, mến trẻ, gần gũi giúp đỡ trẻ.
b) Hạn chế
+ Đối với giáo viên
3


- Tài liệu chưa nhiều nên giáo viên mất nhiều thời gian cho việc soạn thảo nội
dung.
- Giáo viên chủ yếu dạy theo kinh nghiệm của bản thân nên còn gặp khó khăn.
- Hình thức dạy học chưa phong phú
+ Đối với học sinh
- Học sinh chưa say mê môn toán, nhiều em còn sợ, lười suy nghĩ, ngại học bài
khó và chưa tự tin khi học chương trình nâng cao.
- Học sinh tiếp thu bài còn còn mang tính thụ động, gò ép, thiếu tính sáng tạo,
thiếu logic, thiếu cơ sở.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Nâng cao vai trò người thầy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi:

Trước hết, ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi vì
người thầy có vai trò chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt học sinh để đi
đến các phương pháp học nói chung và giải toán nói riêng. Nếu học sinh có kiến
thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh mà không được bồi dưỡng, nâng cao tốt thì sẽ
ít có hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên lại phải lựa chọn đúng
đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảo chương trình bồi dưỡng một
cách hợp lí, khoa học và sáng tạo. Giáo viên phải thường xuyên tham khảo, tìm tòi
nhiều tài liệu và thực hành giả như học sinh. Giáo viên cần lựa chọn phương pháp
dễ hiểu và không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên phải sát sao
hướng dẫn học sinh luyện tập, thực hành trên máy.
Thực tế cho thấy một số em có tố chất tốt nhưng ý thức học tập không cao, cẩu
thả, thiếu nỗ lực cố gắng thường thi đạt kết quả thấp. Vì thế, để học sinh luôn cố
gắng hết khả năng của mình, giáo viên cần thường xuyên tác động tới ý thức học tập
của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, như : Nêu gương các anh chị những
năm trước, kể cho các em nghe một số kì thi tiêu biểu,…; cho các em thấy được nếu
nỗ lực cố gắng sẽ đạt giải cao trong các kì thi là niềm vinh dự tự hào không chỉ cho
mình mà còn cho cả bố mẹ, thầy cô, bạn bè , trường, lớp,…; ngược lại nếu thiếu cố
gắng một chút thôi có thể không đem lại kết quả gì.
Qua quá trình bồi dưỡng, ai cũng nhận thấy rằng để có kết quả đội tuyển thi tìm
kiếm tài năng toán học và thi toán Kangaroo có kết quả cao thì người thầy không
những là người giỏi về chuyên môn mà còn phải là người có năng lực sư phạm, có
khả năng hiểu biết sâu rộng và có khả năng cập nhật được những thay đổi nhanh
chóng về khoa học, công nghệ. Ngoài ra người thầy cũng phải là người có khả năng
thích ứng với những thay đổi trong nghành nghề và xã hội. Có như vậy thì người
thầy mới có thể phát huy được hiệu quả nhất vai trò và ảnh hưởng của mình trong
quá trình dạy học.
- Để việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng hiệu quả thì người thầy phải luôn
tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, phải thường xuyên đọc các loại
sách: Tuyển tập đề thi học sinh giỏi bậc Tiểu học môn toán của nhà xuất bản giáo
dục; Phát triển và nâng cao toán 5 của Phạm Văn Công; Các đề thi toán Tiểu học

quốc tế của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam; Toán nâng cao lớp 5 của nhà xuất bản
giáo dục; Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5; phương pháp giải các bài toán ở Tiểu
4


học(tập 1; 2); Những đề toán hay của toán tuổi thơ của nhà xuất bản giáo dục;
Welearn maths in english(em học toán bằng tiếng Anh của nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội); Tự luyện Violympic toán bằng tiếng Anh lớp 5 của nhà xuất bản
giáo dục; Thách thức toán Singapore; Unleash The Maths Olympian in you! Tery
Chew (Đánh thức tiềm năng toán học quyển 4; 5); Luyện thi Olympic toán quốc tế
Olympiad Maths Trainer; Các đề thi toán Olympic APMOPS; IMC; IMSO;
WMTC(Sách song ngữ Anh- Việt); tạp chí Toán tuổi thơ; vận động tư duy cùng
Kangaroo(Sách song ngữ Anh- Việt) ...
- Ngoài những kiến thức trong sách giáo viên còn tìm hiểu thêm các đề thi toán tiếng Anh trên mạng; tìm hiểu các phần mềm luyện thi violympic toán, luyện thi
toán Kangaroo;...
- Nâng cao kiến thúc không chỉ học hỏi, tìm tòi trong sách hay qua các phần
mềm luyện thi mà việc trao đổi cùng đồng nghiệp cũng rất quan trọng: nó đã mang
lại cho bản thân và đồng nghiệp những bài toán hay, những cách giải ngắn gọn, dễ
hiểu mà trong sách và trên không có.
2.3.2 Lựa chọn đúng đối tượng học sinh:
Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn
đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu
quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em học giỏi, hoặc chọn nhầm
những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức.
* Những căn cứ để lựa chọn:
+ Lựa chọn các đối tượng học sinh thông qua các giờ học: Những học sinh thông
minh, có tố chất và yêu thích môn toán thường chăm chú nghe giảng, hăng say phát
biểu ý kiến, câu trả lời hoặc cách giải thường đúng, chính xác hoặc có những cách
giải hay và thể hiện sự sáng tạo.
+ Lựa chọn dựa vào việc chấm, chữa bài: Những em thông minh, chắc chắn

thường có ý thức học tập tốt, làm bài đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa
học và thường có ý thức xung phong chữa bài tập cũ hoặc có ý kiến hay, góp phần
cho bài tập phong phú hơn.
+ Lựa chọn thông qua các bài thi kiểm tra: Lựa chọn những học sinh trình bày
bài chặt chẽ, khoa học sáng tạo và hay tìm ra cách giải hay, ngắn gọn, dễ hiểu. Để
đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng như sự tiến bộ của
học sinh thì cần tổ chức thi, kiểm tra và sàng lọc qua nhiều vòng.
2.3.3 Xây dựng chương trình bồi dưỡng:
*) Xây dựng chương trình phù hợp với các đối tượng học sinh và phù hợp với
từng kì thi như: Thi toán quốc tế Kangaroo; Thi tìm kiếm Tài năng Toán học trẻ; thi
Toán tuổi thơ.
Hiện nay, chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng
tiết, từng buổi học cho từng kì thi như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa, hầu
hết sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng trình tự như
chương trình học chính khóa, mà thường đi theo các dạng với nhiều nội dung khác
nhau. Trong khi đó, giáo viên thường tổ chức học sinh vừa học chính khóa vừa phối
hợp nâng cao. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan
5


trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc
tốt.
a.Với chương trình luyện thi toán Quốc tế Kangaroo: Đề thi gồm có 24 bài
thi trắc nghiệm. Bước đầu giáo viên cho học sinh làm quen với các bài toán trong
sách “Vận động tư duy cùng Kangaroo”, sau đó hướng dẫn các em lập nich và luyện
thi toán Quốc tế Kangaroo trên mạng Internet. Sau mỗi bài thi giáo viên có thể copy
đề rồi in ra giấy rồi yêu cầu học sinh làm lại để giáo viên chấm và kiểm tra cách làm
bài và kết quả của học sinh.Phần mềm luyện thi gồm có 4 hình thức luyện thi, mỗi
hình thức gồm một đề bao gồm các bài tập đã được thiết kế sẵn. Riêng bài tập tự
luyện học sinh được lựa chọn số bài theo ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh, lựa

chọn hệ thống bài tập phù hợp với khả năng của mình (mới đầu các em có thể chọn
bài dễ và tăng dần độ khó).
Ví dụ: khi làm bài tập tự chọn trước hết các em lựa chọn cho mình các mạch
kiến thức như: Hình học; Lôgic; số học; tổ hợp, sau đó chọn các câu tùy ý (tối đa
mỗi mạch kiến thức 5 câu) bắt đầu từ câu dễ; câu trung bình và câu khó.
b. Với chương trình luyện thi Tìm kiếm tài năng Toán học trẻ: Đề thi vòng 1
gồm 30 cây trắc nghiệm, vòng 2 gồm 8 câu tự luận. Cách ôn luyện về cơ bản thì
giống chương trình luyện thi toán Quốc tế Kangaroo trên mạng Internet, ngoài ra
giáo viên cần luyện thêm cho học sinh các dạng toán về vận dụng thực tiễn và các
dạng toán của các đề thi ở các năm trước.
c.Với chương trình luyện thi Toán tuổi thơ: Cấu trúc của đề Toán tuổi thơ
thường gồm 16 bài trong đó từ bài 1 đến bài 15 là trắc nghiệm và bao gồm đầy đủ
các mạch kiến thức đã học còn bài 16 là tự luận, bài này thường là bài toán giải có
nội dung hình học hoặc các dạng toán cơ bản đã học.
+ Chương trình luyện thi Toán tuổi thơ cũng được vận dụng phần lớn từ chương
luyện thi toán Quốc tế Kangaroo, bước đầu cho các em quen với cấu trúc đề thi
bằng ngôn ngữ tiếng Việt, sau đó giáo viên hướng dẫn khi các em chọn ngôn ngữ đề
thi là tiềng Anh trong phần mềm luyện thi toán Quốc tế Kangaroo trên mạng
Internet. Ngoài ra giáo viên luyện thêm cho học sinh các kiến thức về dãy số, các
bài toán giải với các dạng toán đã học, các bài toán về kim đồng hồ, các bài toán có
nội dung hình học, toán chuyển động,...
*) Xây dựng chương trình phải đầy đủ các mạch kiến thức
Điều cần thiết là giáo viên cần phải nắm vững nội dung, chương trình học, cần
phải soạn thảo nội dung với đầy đủ các mạch kiến thức như: Hình học; Lôgic; số
học; tổ hợp; giải toán;... và dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình
học chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao (tức là: trước hết phải khắc sâu kiến
thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng để nâng cao dần).
*) Xây dựng chương trình từ đơn giản đến phức tạp:
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn
giản đến phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập, củng cố

Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có 1 tiết
luyện tập, củng cố và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ôn tập hay luyện tập chung để
củng cố khắc sâu.
6


Cần soạn thảo 1 tiết học có những nội dung sau:
- Kiến thức truyền đạt (lí thuyết, ví dụ, ….)
- Bài tập vận dụng.
- Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự như bài ở lớp)
- Cần phải soạn thảo nội dung chương trình cho việc bồi dưỡng đảm bảo thời
lượng: Tiết; Tuần; Học kì, Cả năm.
Tuy nhiên, việc soạn thảo chương trình còn tùy thuộc vào mức độ tiếp thu của
từng học sinh (làm sao cho các em có thể “tiếp thu” được).
Cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải. Vì hầu hết các
em chưa tự mình tổng hợp được mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo
viên.
Để các em vững vàng kiến thức, mở rộng được nhiều dạng bài tập thì mỗi dạng
bài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải. Đồng thời thỉnh thoảng phải
củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu.
Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu, lập nich vào
thi như học sinh để thấy được những vướng mắc có thể xảy ra đối với học sinh. Từ
đó giáo viên có những định hướng đúng đắn, đúc rút và cô đọng nội dung chương
trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượng học sinh và thời gian ôn luyện.
2.3.4 Xây dựng hình thức dạy học phù hợp:
+ Dạy học cá nhân: Đây là hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên trực tiếp
dạy cho một cá nhân hoặc giáo viên có thể dùng phiếu học tập giao việc cụ thể cho
từng học sinh. Trong quá trình luyện tập giáo viên có thể dạy cá nhân cho một học
sinh có lực học xuất sắc nhất trong nhóm, với hệ thống bài tập khi giáo viên giao
cho cả nhóm thì học sinh đó luôn luôn làm nhanh, xong trước, kết quả chính xác,

cách giải hay và sáng tạo, đối tượng học sinh này cần luyện thêm một số bài khó,
nội dung phức tạp hơn. Hoặc khi dạy chung cho một nhóm nhưng giáo viên luôn
quan tâm đến từng học sinh một, có những biện pháp phù hợp tác động đến từng
học sinh trong quá trình dạy học. Ngoài ra giáo viên có thể dùng phiếu học tập với
nội dung phù hợp cho từng học sinh. Giáo viên cũng có thể dạy cá nhân cho đối
tượng học sinh thông minh, có tố chất nhưng chưa được va chạm với nhiều dạng
toán nâng cao nên quá trình làm bài thường chậm hơn và khó khăn hơn trong một số
dạng toán. Với đối tượng học sinh này, giáo viên bổ sung cho học sinh phần kiến
thức còn hạn chế để các em theo kịp các bạn trong nhóm.
Ví dụ: Khi giáo viên đưa ra một bài tập mà hầu hết các em trong nhóm làm bài
tốt, kết quả và cách giải đúng, còn lại 1 hoặc 2 em chưa làm được hoặc làm được
một phần thì giáo viên không cần chữa bài cả nhóm làm mất thời gian mà giáo viên
chỉ cần giảng riêng hoặc gợi ý cho 1; 2 em đó dựa trên bài làm của học sinh đã đến
phần nào và yêu cầu các em hoàn thành bài làm của mình. Nếu trong trường hợp có
một học sinh xuất sắc làm bài nhanh, chính xác thì giáo viên sẽ giao thêm bài tập
khó hơn và sẽ dạy cá nhân cho học sinh này.
+ Dạy học theo nhóm: Đây là hình thức dạy học hợp tác, qua đó học sinh được
tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của bản thân với bạn bè. Hình thức tổ chức dạy
học này khai thác được trí tuệ của tập thể học sinh đồng thời học sinh được rèn
7


luyện qua hoạt động tập thể. Là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường
học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp.
Việc rèn cho học sinh các kĩ năng hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để
các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, để cùng giải quyết một câu hỏi
khó, một bài toán khó hay một số từ ngữ, thuật ngữ tiếng Anh về toán học còn lạ
hoặc một đề toán bằng tiếng Anh khó dịch mà một học sinh bình thường không thể
giải quyết được.
Hình thức dạy học theo nhóm thường áp dụng để dạy những bài toán khó, những

câu hỏi có độ khó tương đối, có hướng mở, đòi hỏi có nhiều thời gian, có tư duy cao
và có nhiều người tham gia thảo luận, tranh cãi mới vỡ lẽ ra vấn đề.
Ví dụ: Xe lửa chạy qua cây cầu dài 270m hết 36 giây; vượt qua cây cột điện hết
12 giây; vượt qua xe đạp cùng chiều hết 20 giây. Tính vận tốc của xe đạp theo đơn
vị km/giờ?
Ví dụ: Khi dạy toán- tiếng Anh giáo viên yêu cầu một nhóm học sinh cùng dịch,
cùng thảo luận, cùng tìm tự và cách xác định từ, dữ liệu mấu chốt: khi bài toán cho
diện tích thì chắc chắn sẽ phải tìm cạnh, chiều rộng, chiều dài, chiều cao,...
+ Dạy học cả lớp: Đây là hình thức tổ chức dạy học mà đối tượng tiếp nhận
kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp học. Theo hình thức dạy học này hoạt động
trong giờ học chủ yếu là giáo viên còn học sinh làm việc ít và tiếp nhận thông tin
thụ động nhưng nó có ưu điểm giúp giáo viên cung cấp lượng thông tin nhiều hơn,
đối tượng nhận thông tin cũng lớn hơn phù hợp với hình thức dạy theo trường lớp
hiện nay. Hình thức dạy học này thường sử dụng khi dạy phần kiến thức mới, củng
cố bài.
+ Dạy dưới hình thức trò chơi: Học sinh Tiểu học luôn luôn hiếu động, ham
chơi thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán.Vì thế dạy học dưới hình thức trò chơi để
giúp học sinh kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá, phát hiện cái mới. Trò
chơi toán học còn giúp các em củng cố kiến thức của bài học, luyện tập lại kiến thức
của bài mới, phát hiện kiến thức mới của bài học một cách nhẹ nhàng, bớt căng
thẳng, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu, gây hứng thú học tập cho học sinh. Bài
toán sau đây có thể dạy dưới hình thức trò chơi:
Ví dụ 2: Tâm đang cắt Bánh Chưng. Hỏi bạn ấy có thể cắt được thành nhiều
nhất bao nhiêu miếng bánh bằng ba nhát cắt thẳng?

a) 9 miếng
b) 8 miếng
c) 5 miếng
d) 6 miếng
g) 7 miếng

2.3.5 Xây dựng nội dung bồi dưỡng:
Trước hết phải chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học
sinh. Không nên máy móc theo các sách giải. Cần vận dụng và đổi mới phương
pháp dạy học, tạo cho học sinh có cách học mới, không gò bó, không áp đặt, tôn
8


trọng và khích lệ những sáng tạo mà học sinh đưa ra.
Những bài kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập mang tính chất
vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp các em ghi nhớ được
tốt hơn.
Ví dụ: Ra bài toán vui, bài toán là một bài thơ, bài toán lấy tên học sinh hay đáp
số là ngày, tháng có ý nghĩa, đáng ghi nhớ, hoặc lấy ví dụ mang tính chất thực tiễn,
dễ hiểu,.....
Tuy nhiên những bài toán như thế, giáo viên cần tìm hiểu kĩ, thử và kiểm tra kết
quả nhiều lần.
Giáo viên tung các bài tập cho học sinh phải luôn theo hướng “mở”, có như vậy
mới phát huy và làm phong phú sự sáng tạo của học sinh
Hầu hết ở các bài luyện tập, giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tự tìm ra cách
giải, không nên làm thay học sinh, giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để cho các em
bó tay rồi chữa. Ngược lại, khi chữa bài, giáo viên cần phải giải một cách chi tiết, tỉ
mỉ (không giải tắt). Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn chỉnh cách trình bày
của học sinh một cách kịp thời. Cần theo dõi và chấm bài làm của học sinh hàng
ngày thật kĩ để kịp thời phát hiện, uốn nắn những thiếu sót cho các em.
Một số bài để khắc sâu kiến thức cho các em, giáo viên có thể gợi ý để các em
tìm ra nhiều cách giải, hiểu sâu sắc được bản chất của bài toán. Như thế vừa phát
huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh, vừa gây được hứng thú học tập với các
em.
Để giúp học sinh học tốt môn toán nói chung và môn toán ở Tiểu học nói riêng,
giáo viên cần giúp học sinh nắm bắt và vận dụng quy trình giải một bài toán,

phương pháp kiểm tra kết quả vào việc làm toán.
* Các bước giải một bài toán:
- Bước 1. Đọc kĩ đề (3 - 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm rồi tóm
tắt bài toán.
- Bước 2. Xác định bài toán thuộc dạng nào đã học, tìm tòi cách giải và giải ra
giấy nháp.
- Bước 3. Thử lại kết quả.
- Bước 4. Ghi vào vở rồi đọc lại bài làm.
* Các phương pháp kiểm tra kết quả:
- So sánh với thực tiễn.
- Làm phép tính ngược lại.
- Giải theo cách khác.
- Thay kết quả vào để kiểm tra.
Đối với học sinh lớp 5, giáo viên cần giúp các em hệ thống lại các phương pháp
giải toán thường sử dụng ở Tiểu học và một vài phương pháp đơn giản của Trung
học cơ sở để các em nắm vững và vận dụng. Ví dụ : có thể cho các em vận dụng
việc khai căn bậc hai trên máy tính thay cho việc thử chọn để tìm cạnh hình vuông,
hay tìm bán kính hình tròn khi biết diện tích có số đo là số thập phân phức tạp.
Tuy nhiên, đối với học sinh Tiểu học, phương pháp trực quan hình ảnh vẫn là
9


quan trọng hơn cả. Vì thế, đối với những bài có thể minh họa được bằng hình ảnh,
hình vẽ, sơ đồ,…, giáo viên nên hướng dẫn học sinh vận dụng hình vẽ, sơ đồ hoặc
lấy ví dụ thực tế đơn giản sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Một số bài giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tính nhanh, tính nhẩm như :
Đưa về một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, nhân nhẩm với 10; 11;
100; 1000; 0,1; 0,01; 0,001;....
Những bài chọn giá trị bằng nhau có thể hướng dẫn học sinh dự đoán : Chữ số
giống nhau, cùng đơn vị, căn cứ chữ số tận cùng,… Còn đối với bài chọn theo thứ tự

tăng dần thì cần hướng dẫn học sinh ngoài việc tính nhanh, tính nhẩm còn cần phải
kẻ bảng ra giáy nháp thành hai mươi ô như trên máy, tính và ghi kết quả trên giấy
nháp để lựa chọn chính xác hơn.
*) Các bài toán về hình học: giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bằng hộp
toán có sẵn trong thư viện nhà trường để các em đếm số khối lập phương được sơn
một mặt của hình lập phương hay hình hộp chữ nhật chính là khối lập phương có
cạnh 1cm nằm trên diện tích toàn phần của hình đó với mỗi kích thước trừ đi 2(vì
các hình hộp ở cạnh được sơn hai mặt còn các hình ở 4 đỉnh đợc sơn 3 mặt và các
lớp trong thì không sơn mặt nào chính là thể tích củahình đó với mỗi kích thước trừ
đi 2cm. Từ đó hình thành công thức để các em dựa vào đó mà thực hiện cụ thể là:
+ Số hình lập phương không sơn mặt nào.
- Hình lập phương = (cạnh – 2) x (cạnh – 2) x (cạnh –2)
- Hình hộp chữ nhật = (dài – 2) x (rộng -2) x (cao – 2)
+ số hình được sơn 1 mặt và 2 mặt là:
+ đối với loại sơn 1 mặt
- Hình lập phương = (cạnh – 2) x (cạnh – 2) x 6
- Hình hộp chữ nhật = (((dài – 2) x (rộng -2)) x 2) x (cao – 2) x (dài – 2) x (rộng
– 2)x 2
+ Đối với loại sơn 2 mặt: thực chất bài này chính là tổng các hình lập phương có
cạnh 1cm của tổng độ dại các cạnh của hình đó trừ đi mỗi cạnh 2cm (vì các hình lập
phương ở đỉnh đều được sơn 3 măt). Từ đó ta có công thức cụ thể như sau:
- Hình lập phương = (cạnh – 2) x 12 (hình lập phương có 12 cạnh)
- Hình hộp chữ nhật = (((dài – 2) x (rộng -2)) x 2) x 2 + (cao – 2) x 4
( Hình hộp chữ nhật thì tổng độ dài 12 cạnh chính là hai lần chu vi đáy cộng với
4 lần chiều cao).Thông qua công thức này thì các em có thể nhanh chóng tìm ra kết
quả bài toán mà không mất nhiều thời gian cho những dạng toán này.
*) Các bài toán về tỉ số phần trăm: Với dạng toán về tỉ số phần trăm, thông
thường các em chỉ tìm tiền bán ra lãi so với tiền vốn nên các em luôn xem tiền vốn
là 100% cách tính tiền bán ra mà lãi so với vốn thì đơn giản hơn các em chỉ lấy tiền
vốn chia cho 100 rồi nhân với (số phần trăm tiền lãi + 100% tiền vốn). Chẳng hạn

như đề toán:” Một cửa hàng mua vào 50 000 đồng một họp bánh. Hỏi của hàng đó
bán ra với giá bao nhiêu để được lãi 20%?
- Các em có thể thực hiện ngay:
(50 000 : 100) x (100 + 20) = 60 000 đồng
10


- Còn đặc biệt là phần tìm tiền lãi so với giá bán đa số học sinh bỡ ngỡ thì chúng
ta phải phân tích cho học sinh hiểu được “Tiền bán ra gồm có 100% trong đó gồm
có tiền vốn và tiền lãi” lúc bây giờ tiền vốn tiền vốn không phải là 100% như các đề
toán khác mà các em vẫn thường gặp.
- Chẳng hạn như đề toán: “Một cửa hàng mua vào 50 000 đồng một hộp bánh.
Hỏi cửa hàng đó bán ra với giá bao nhiêu để được lãi 20% giá bán?
- Đối với bài toán này, thì tiền vốn hộp bánh 50 000 đồng chỉ là 80% vậy để lãi
được 20% giá bán thì cửa hàng đó phải bán ra là:
(50 000 : 80) x (80 + 20) = 62 500 đồng
- Đối với dạng này thì chúng ta yêu cầu học sinh cần đọc kĩ yêu cầu của đề bài
để tránh nhầm lẫn giữa tiền lãi so với tiền vốn và lãi so với giá bán.
*) Các bài toán “tính nhanh”
Đối với các dạng toán “tính nhanh” thì chúng ta chỉ cần cho các em quan sát các
thừa số ở các tích có giống nhau hay không(nếu giống) thì áp dụng qui tắc nhân một
số với một tổng (hoặc một hiệu) kết hợp với tính nhẩm nahnh trên số thập phân,
chắc chắn các em đã nhớ để làm trọn vẹn một bài thi. Ngoài giờ thực hành tại
trường về nhà các em còn có thể thực hành trên phần mềm tự luyện thi toán
Kangaroo.
*) Các bài toán về chuyển động:
Ví dụ: Hiện tại đồng hồ đang chỉ 9 giờ, kim giờ và kim phút đang vuông góc với
nhau. Hỏi sau ít nhất bao lâu thì kim giờ và kim phút lại vuông góc với nhau?
Thực tế bài toán này thuộc dạng toán chuyển động đuổi nhau thì luôn có khoảng
cách là 3

*) Các bài toán tổ chức dưới dạng trò chơi
Ví dụ 1:Khối nào nhận được khi gập mảnh giấy như hình vẽ dưới đây?

a)

b)

c)

11


d)

g)

Ví dụ 2: Nam xếp những chiếc bánh chưng như trong hình vẽ (Chú ý rằng các số
được viết trên mỗi đỉnh của mỗi cột chỉ số bánh chưng được chồng lên nhau tại vị trí
đó). Hỏi số nào thay thế dấu “?” là hợp lý?

a) 3 và 30
b) 4 và 40
c) 7 và 70
d) 6 và 60
e) 5 và 50
Ví dụ 3: Hình dưới đây là những chiếc cân đang ở vị trí thăng bằng. Biết rằng
những túi cùng màu có cùng số cân. Hỏi túi màu đỏ nặng bao nhiêu kg?

a) 1kg
b) 4kg

c) 3kg
d) 2 kg
g) 5kg
*) Cách thiết kế một đề toán tiếng Anh
THREADS
From lesson 1 to 15: multiple tests; lesson 16: self-reflection

Sente
Threads
nce
1
The average of A, B and C is 70. The value of A is 2 more than B.
The value of B is 11 more than C. Find the values of A, B and C?
2
The average of five number is 20. The average of the five number
is 18 when one of the numbers is changed to 4. What is the
original value of the changed number?
3
The sum of eight consecutive whole numbers is 188. List all the
eight numbers?
12

Answer


4

5
6


7

8

9
10

11

12

13

14
15

16

It took Samuel 18 min to walk to the library at a speed of
40m/min. He retuned from the ligrary at a walking speed of
60m/min. What was his average speed the whole trip?
The average of A and B is 20. The average of B and C is 15. The
average of C and D is 18. Find the average of A and D?
Matthew needs to get a perfect score of 100 for his last English
test in this year so as to improve on his average score for the
whole year from 84 to 86. How many English tests are there
altogeter in this year?
1
1
1

1
1
1
1
1
+
+ )x( + +
+ ) - (1 +
+
31
41
51
31
41 51
61
31
1
1
1
1
1
1
+
+ )x(
+
+ )
41
51
61
31

41
51

Evaluate ( 1 +

The base of a triangle is increased by 10% and its height is
increased by 20%. Find the new area of the triangle as a
percentage of the original one?
Evaluate

2007  2006 x 2008
2007 x 2008  1

The average mass of a group of childen is 36kg. If

3
of the
7

number of children are girls and their average mass is 32 kg, find
the average mass of the boys.
A car travelled from Town A to Town B at a speed of 30km/h.
The driver returned from Town B in the same car at a speed of
60km/h. What was the average driving speed for the two trips?
There is a total of 136 balls. The ratio of the number of red balls
to white balls is 1: 2. The ratio of the number of white balls to
black balls is 3 : 4. How many red balls are there?
The ratio of Car A,s speed to Car B,s speed is 8:7. If Car A leaves
Town X for Town Y and Car B leaves Town Y for Town X at the
same time, they take 18 minutes to meet. How long will Car A

take to catch up with Car B if they start from Town X and Town
Y respectively at the same time, heading towards the same
direction as shown below?
How many consecutive zeros, beginning from the ones digit. Are
there in 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x... x 99 x 100?
The highest score for a maths final examination in Class 5G was
99. The lowest score for the same examination was 91. At least 5
students had the same score. What was the minimum number of
students in Class 5G
A Primary School had 2000 student last year. This year, the
13


number of boys increases by 20%, while the number of girls
decreases by 20%. The total student population goes down by
4%. How many boys are there in the school this year?
*) Cách hướng dẫn học sinh thực hành giải toán trên mạng:
+ Dạy thông qua mạng Internet: Giáo viên hướng dẫn học sinh lên phòng Tin học;
mỗi em một máy tính lập nic và luyện thi theo từng dạng bài.
- Để giúp học sinh có kĩ năng thực hành giải toán trên mạng Internet thì trước
hết giáo viên cũng cần truy cập mạng và vào giải như học sinh. Từ đó nắm bắt cách
thức vào thi, các dạng bài, cũng như những kĩ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh.
Đồng thời qua đó dự đoán những dạng bài mà học sinh có thể lúng túng ở chỗ nào
để có biện pháp khắc phục.
- Điều cần thiết là giáo viên cần thường xuyên tổ chức, theo dõi học sinh thực
hành để nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời. Thực tế
cho thấy nếu không được uốn nắn kịp thời thì ngay cả những em giỏi lại dễ bị rớt
ngay từ vòng cấp trường, bởi các em vẫn thường giải theo thói quen ở nhà là không
cần phải tính toán kĩ, khi thi bị điểm thấp thì thoát ra thi lại để đạt điểm cao hơn.
- Cần khuyến khích học sinh lập nhiều nich để thực hành thành thạo hơn.

- Việc giúp các em vững vàng tâm lý trước và trong khi thi cũng rất quan trọng.
Bởi các em học sinh Tiểu học thường “ bản lĩnh” thi cử chưa tốt. Một số em hồi
hộp, lo sợ khi vào phòng thi; có em do tâm lý thi 1 bài chưa tốt đã nghĩ là mình
hỏng rồi thế là buông xuôi, thậm chí bỏ những bài sau hoặc thoát ra. Vì vậy giáo
viên cần giúp các em có tâm lý thoải mái trước khi vào phòng thi, đồng thời dặn dò
các em hết sức bình tĩnh, tính toán kĩ càng, thi hết sức mình cho dù điểm có thấp
Các bước thực hành khi tham gia luyện thi toán Kangaroo:
- Bước 1: Vào google gõ kangaroo math vn
- Bước 2: Vào mục đăng nhập, đăng kí và nhấp chuột vào mục đăng kí tài
khoản rồi hoàn thành các thông tin yêu cầu. Sau khi hoàn thành sẽ bấm chuột vào
mục Đăng Kí (nếu thông tin trùng lặp dẫn đến việc đăng kí không thành công thì
nhập lại theo yêu cầu mà phần mềm hướng dẫn). Sau khi đăng kí thành công, phàn
mềm sẽ hiển thì bảng sau:

- Bước 3: làm bài luyện thi. Trong bảng này sẽ hiển thị nhiều phần luyện thi,
14


học sinh lựa chọn cho mình nội dung luyện thi trong từng buổi học như: Bài thi
tháng; thử thách hàng tuần; bài tập tự luyện; bài thi năm;….. Lựa chọn phần nào tì
bấm chuột vào phần đó chúng ta sẽ có nội dung các bài tập luyện thi, học sinh bắt
đầu làm bài.

Khi mới luyện thi, học sinh có thể lựa chọn số câu, mức độ khó dễ hay nhiều ít
phụ thuộc vào khả năng của bản thân mình.

Học sinh nào học tiếng Anh chưa tốt thì lựa chọn đề bằng tiếng Việt.
15



- Bước 4: Nôp Bài khi đã hoàn thành tất cả các bài tập thì sẽ bấm chuột vào
Nôp Bài . Phần mềm sẽ hiển thị số bài làm đúng.
- Bước 5: Xem lại bài thi(kiểm tra kết quả)
Trong trường hợp học sinh còn nhiều bài làm sai thì sẽ vào mục Xem lại bài
thi, phần mềm sẽ hiển thị bài nào làm đúng bài nào làm sai để giúp các em kiểm tra
lại kết quả các bài sai.(ô màu xanh là bài làm đúng còn ô màu đỏ bài làm sai cần
phải nghiên cứu lại để tìm ra kết quả.

- Bước 6: Xem xếp hạng Sau khi hoàn thành bài thi tháng thì học sinh sẽ vào
16


mục Xếp hạng để kiểm tra thứ tự xếp hạng của mình.
Trong quá trình luyện thi, nếu học sinh nào có khả năng học tốt tiếng Anh thì
giáo viên hướng dẫn học sinh làm trên phận mềm luyện thi bằng tiếng Anh bằng
cách: Bấm chuột vào mục Bài tập tự chọn sau đó lựa chọn nội dung thi là tiếng
Anh. Học sinh tiệp tục nhấp chuột vào ô trống tương ứng với các mục: Hình học;
logic; số học; tổ hợp rồi lựa chon số lượng bài thi cho các câu dễ, trung bình và khó.
(mỗi loại tối đa là 5 câu), sau khi hoàn thành thì học sinh sẽ bấm vào mục Bắt đầu
bài thi, khi hoàn thành bài thi thì học sinh sẽ nộp bài. và kiểm tra kết quả như phần
luyện thi bằng tiếng Việt.( trong quá trình luyện thi nếu học sinh cảm thấy thông tin
cá nhân của mình không bảo mật tuyệt đối thì các em có thể thay đổi thông tin cá
nhân)

*) Chia sể với đồng nghiệp và phụ huynh cách nâng cấp phần mềm
Trong thời gian ôn luyện nếu có học sinh xuất sắc hoàn thành tốt các phần thi thì
giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cũng như kêu gọi phụ huynh nâng cấp phần mềm
luyện thi.
- Bước 1: Vào ô màu đỏ có chữ Nâng cấp phần mềm
- Bước 2: Chuyển khoản 500 000 đồng vào tài khoản theo hướng dẫn trong

5 ngày phần mềm sẽ được nâng cấp
Sau khi phần mềm được nâng cấp thì giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
tự chọn, làm bài tập tự luyện theo tuần, theo tháng và theo năm
2.3.6 Đánh giá kết quả học sinh
a) Kiểm tra đánh giá thường xuyên: Hình thức kiểm tra này còn được gọi là kiểm
tra hàng ngày vì nó được diễn ra hằng ngày và được người giáo viên tiến hành
thường xuyên thông qua việc quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh mang
tính hệ thống; qua quá trình học bài mới; qua việc ôn tập, củng cố bài cũ; qua việc
vận dụng tri thức vào thực tiễn; qua các câu hỏi, các bài tập thực hành ngay trong
17


tiết học nhằm mục đích điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy- học của thầy giáo và học
sinh, thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống.
Tạo điều kiện vững chắc để hoạt động dạy - học chuyển dần sang những bước mới.
b) Kiểm tra đánh giá định kì: thường được tiến hành đánh giá qua bài kiểm tra
sau khi học xong một số bài, một số chương; học xong một phần chương trình; học
xong một học kì. Vì vậy khối lượng tri thức, kĩ năng kĩ xảo nằm trong phạm vi kiểm
tra là tương đối lớn. Giúp thầy trò nhìn nhận lại kết quả hoạt động sau một thời gian
nhất định. Đánh giá được việc nắm tri thức, kĩ năng kĩ xảo của học sinh sau một thời
hạn nhất định. Giúp cho học sinh củng cố, mở rộng tri thức đã học. Tạo cơ sở để các
em tiếp tục học sang những phần mới, chương mới.
Các hình thức kiểm tra nêu trên được thực hiện bằng phương pháp kiểm tra
miệng; kiểm tra viết; kiểm tra thực hành: Kiểm tra miệng giúp giáo viên thu được
tín hiệu ngược nhanh chóng từ học sinh có trình độ khác nhau để thúc đẩy học sinh
học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng biểu
đạt ngôn ngữ một cách nhanh gọn, chính xác, rõ ràng. Kiểm tra viết giúp giáo viên
kiểm tra tất cả các học sinh trong lớp cùng một lúc trong một thời gian nhất định. Có
thể kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp. Giúp học
sinh phát triển năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Kiểm tra thực hành nhằm mục

đích kiểm tra kĩ năng kĩ xảo thực hành ở học sinh như đo đạc, thí nghiệm lao động.
c) Kiểm tra đánh giá qua kết quả thi thử trên mạng của học sinh thông qua kết
quả đúng hoặc bảng xếp hạng thứ tự thi theo tháng để biết học sinh sai gì vè kịp thời
bổ sung các kiến thức cần thiết cho học sinh.
- Sau khi kiểm tra đánh giá thì giáo viên cần phải tuyên dương những em có kết
quả cao, qua mỗi bài thi giáo viên hướng dẫn học sinh rút kinh nghiệm để đạt kết
quả cao hơn ở lần thi sau: ví dụ rút kinh nghiệm về việc thao tác chậm, tính toán
chưa chính xác, đọc chưa kĩ đề bài dẫn đến nhầm lẫn,... Sau mỗi bài thi của học sinh
giáo viên cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm như: đề dễ quá hoặc quá khó, đề dài
hay ngắn, mạch kiến thức nào cần hạ xuống, nâng lên hoặc cần phải ôn luyện lại kĩ
hơn,....
2.3.7 Chia sẻ với phụ huynh và đồng nghiệp về cuộc thi
*) Chia sẻ với phụ huynh về cuộc thi nhằm mục đích giúp phụ huynh hiểu rõ về
tầm quan trọng và tác dụng của cuộc thi từ đó phụ huynh sẽ tạo điều kiện giúp đỡ,
hỗ trợ con em mình mọi vấn đề cần thiết phục vụ cho kì thi như: thời gian học; máy
tính xách tay; mua tài liệu; mua phần mềm luyện thi, nhắc nhở hoặc cùng con tham
gia luyện thi ở nhà..... Chia sẻ với đồng nghiệp để cùng nhau làm việc, cùng nhau,
cùng bồi dưỡng học sinh luyện thi, cùng nhau nghiên cứu những bài toán khó, cùng
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
+ Toán quốc tế Kangaroo:
- Chia sẻ về cách lập nich đăng kí thi; cách luyện thi theo tuần; theo tháng; theo
năm và bài tập tự luyện.
- Chia sẻ về cách luyện thi từng thời điểm theo ngôn ngữ tiếng Việt hoặc theo
ngôn ngữ tiếng Anh.
- Chia sẻ về cách kiểm tra kết quả trên hệ thống phần mềm, cách xem xếp hạng
18


kì thi.
- Chia sẻ về cách giải các bài toán khó.

- Chia sẻ với đồng nghiệp cách tạo hứng thú, tạo sự tự tin cho học sinh từ đó học
sinh phấn khới, hào hứng tham gia thi ngày càng đông.
- Chia sẻ với phụ huynh về tác dụng của các kì thi và sự cần thiết nâng cấp phần
mềm để phụ huynh hỗ trợ giúp đỡ các con về máy tính sách tay hoặc về mặt kinh
phí(nếu cần)
+ Toán tìm kiếm tài năng toán học trẻ
- Chia sẻ về hệ thống bài tập về kiến thức thực tiễn
- Chia sẻ về các dạng đề toán tìm kiếm tài năng toán học của các năm trước.
+ Toán Tuổi thơ
- Cấu trúc đề toán của Toán tuổi thơ là bằng ngôn ngữ tiếng Anh vì thế cần chia
sẻ với đồng nghiệp: trước hết cần phải cho các em luyện thi với đề bài bằng tiếng
Việt sau đó cho các em học các thuật ngữ toán tiếng Anh rồi hướng dẫn các em la,f
quen với các bài toán bằng tiếng Anh từ đơn giản đến phức tạp và tăng dần độ khó.
Trong quá trình luyện thi bản thân tôi cùng đồng nghiệp học hỏi kinh nghệm lẫn
nhau, cùng làm việc, cùng bồi dưỡng học sinh luyện thi và cùng nhau nghiên cứu
tìm tòi các dạng toán khó, mới lạ để dạy cho học sinh. Phân công công việc trong
khối ví dụ: đồng chí Liên và đồng chí Phương phụ trách nhóm 1(học sinh thông
minh vượt trội); đồng chí Liên và đồng chí Hoài phụ trách nhóm 2(học sinh có khả
năng nhưng mới bắt đầu làm quen với chương trình bồi dưỡng). Trong quá trình
luyện thi các đồngchí sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau nếu cần.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Năm học 2017-2018 Tôi và đồng nghiệp khối 5 đã áp dụng phương pháp trên để
hướng dẫn học sinh luyện thi và đã đạt hiệu quả cao trong các kì thi như: Tìm kiếm
tài năng toán học, toán quốc tế Kangaroo và toán Tuổi thơ như sau:
Đối với việc dạy và học: Học sinh hứng thú, chăm chỉ luyện tập, số lượng tham
gia đông, phụ huynh cùng con say mê ôn bài tù đó phát huy được khả năng, năng
lực của học sinh. Kết quả cụ thể: toán quốc tế Kangaroo cả trường có 153 học sinh
tham gia luyện thi trong đó khối 5 được 3 giải (1 em nằm trong top 2 và đạt giải vô
địch trường; 1 em trong top 5 và 1 em trong top 10)

Cấp Quốc gia:
Toán quốc tế Kangaroo cả trường có 151 học sinh tham gia luyện thi trong đó
khối 5 được 3 giải (1 em nằm trong top 2 và đạt giải vô địch trường; 1 em trong top
5 và 1 em trong top 10)
*) Trong kì thi toán quốc tế Kangaroo có 3 em đạt giải:
- Em Phạm Trần Hà Linh nằm trong top 2 học sinh xuất sắc và được giải thưởng
NHÀ VÔ ĐỊCH TRƯỜNG
- Em Nguyễn Đăng Quang nằm trong top 5 học sinh xuất sắc
- Nguyễn Xuân Lộc nằm trong top 10
*) Trong kì thi tìm kiếm Tài năng Toán học trẻ cả trường có 100 em tham gia luyện
19


thi trong đó khối 5 có 12 em lọt vào vòng 2, trong đó 10 em đạt giải khuyến khích
và có 2 em đạt huy chương Đồng đó là em:
- Nguyễn Đăng Quang
Huy chương Đồng cấp quốc gia
- Nguyễn Tuấn Dũng
Huy chương Đồng cấp quốc gia
*) Trong kì thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi
- Em Nguyễn Minh Khánh đạt giải Hoàng Giáp
*) Trong kì thi giao lưu toán tuổi thơ cấp Thành phố có 43 em tham gia dự thi đã có
31 em đạt giải xếp thứ 1 toàn thành phố: gồm 6 giải Nhất(trong đó có em Trịnh Linh
Nga thủ khoa toàn thành phố), 13 em giải Nhì, 7 em đạt giải ba và 5 em đạt giải
Khuyến khích và em Nguyễn Hữu Vũ được tham dự kì thi Toán tuổi thơ toàn quốc
vào ngày 8-6-2018 tại Lào Cai.
Đối với ban thân và đồng nghiệp: Giáo viên mở mang, tiếp cận nhiều kiến thức,
tiếp cận cái mới, trình độ tin học phát triển. Qua quá trình cùng làm việc với đồng
nghiệp, học hỏi được nhiều cách giải hay, nghiệp vụ sư phạm tăng lên rõ rệt.
Đối với nhà trường: Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi phát triển, chất lượng

dạy học đi lên. Trường xếp thứ 1 về giao lưu Toán tuổi thơ cấp thành phố và dẫn đầu
về số lượng và chất lượng học sinh tham gia cuộc thi toán quốc tế Kangaroo, tìm
kiếm tài năng toán học trẻ và thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi.
3: KẾT LUẬN
3.1 Kết luận chung
Nhìn chung nhờ áp dụng kinh nghiệm trên mà số lượng học sinh giỏi của trường
đạt được luôn dẫn đầu các trường trong địa bàn thành phố và có nhiều học sinh được
tham gia các kì thi toán cấp quốc gia đạt giải cao.
Qua thực tế bản thân tôi đã áp dụng nhiều năm cho thấy kết quả rất khả quan
như đã nêu ở trên. Vì thế tôi thiết nghĩ rằng các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo
và vận dụng. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ thỏa mãn với những gì đã đạt được mà
mỗi chúng ta cần phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo.
3.2 Những bài học kinh nghiệm
- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng người thầy đóng
vai trò vô cùng quan trọng vì vậy người thầy cần phải không ngừng học hỏi và tự
học để nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghệm, thường xuyên theo dõi và nghiên cứu
nội dung chương trình đặc biệt là chương trình luyện thi toán Kangaroo trên mạng
Internet và sáng tạo trong công tác giảng dạy. Ngoaifra người thầy phải lựa chọn
đúng đối tượng học sinh để đưa vào bồi dưỡng. Xây dựng nội dung, chương trình
bồi dưỡng khoa học, sáng tạo.Tham khảo tìm tòi nhiều tài liệu và thực hành giải như
học sinh. Lựa chọn phương pháp dạy học dễ hiểu và không ngừng đổi mới.Hướng
dẫn và theo dõi học sinh thực hành trên máy.
3.3 Những ý kiến đề xuất
Qua những năm bồi dưỡng, tôi nhận thấy rằng người thầy cần phải không ngừng
học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên xây
dựng nội dung chương trình và sáng tạo trong công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, để có những vụ mùa bội thu, ngoài vai trò của người thầy, ngoài
20



những nỗ lực cố gắng của học sinh, đòi hỏi phải có sự quan tâm hỗ trợ của nhà
trường để giáo viên có nhiều tài liệu tham khảo, có nhiều thời gian nghiên cứu, truy
cập Internet và tổ chức bồi dưỡng. Đồng thời giáo viên cũng cần phải biết lắng nghe
ý kiến đóng góp của đồng chí, đồng nghiệp, của phụ huynh học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi, bản thân tôi đã áp dụng và thu được
những kết quả khả quan. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp tham khảo và đóng
góp thêm ý kiến để bản sang kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa , ngày 14 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác
Trần Thị Liên

21



×