SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÂU LẠC
BỘ THỂ DỤC THỂ THAO NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BA ĐÌNH
Người thực hiện : Đỗ Thị Hạnh
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Ba Đình,
SKKN thuộc lĩnh vực : Quản lý
THANH HÓA, NĂM 2018
1
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là quốc gia trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế. Để thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác
định vị trí quan trọng của giáo dục qua các chủ trương, nghị quyết Ban chấp
hành Trung Ương khóa VIII, IX. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng
định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng
đầu, là nền tảng của động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đặc biệt nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI tiếp
tục khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được
ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ”. {1}
Luật Giáo dục sửa đổi đã nêu rõ: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu
tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù thuộc lĩnh vực đầu tư có
điều kiện và được ưu đãi đầu tư.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.{2}
Mục tiêu của Giáo dục tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn
bị cho học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở.{3}
Giáo dục thể chất chiếm vị trí hết sức quan trọng, là chìa khóa để nâng cao
tầm vóc và thể trạng cho học sinh. Trong những năm gần đây, Chính phủ đang
triển khai thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam
giai đoạn 2011-2030 nhằm phát triển thể chất cho học sinh tiểu học. Trong Đề án
“Đổi mới Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020, định
hướng đến năm 2025” của Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa xác định giải
pháp thứ 7 để thực hiện mục tiêu Đề án là phát triển thể dục thể thao thành phố :
“ Tập trung đầu tư, phát triển thể dục thể thao trường học, tạo sự chuyển biến cơ
bản về chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh”.{4}
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh trong trường học
còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức từ phía gia đình, nhà trường
và xã hội, do đó ảnh hưởng lớn đến phát triển thể trạng, sức khỏe, giữa phát triển
trí tuệ, thể chất và sự phát triển toàn diện, nhân cách học sinh.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm xây
dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao ngoài giờ chính khóa ở Trường
Tiểu học Ba Đình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
2
Đề xuất những biện pháp xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao
ngoài giờ chính khóa ở Trường Tiểu học Ba Đình .
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thực trạng chỉ đạo dạy và học môn Thể dục ở Trường Tiểu học Ba Đình.
- Đề xuất một số biện pháp xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao
ngoài giờ chính khóa ở Trường Tiểu học Ba Đình
1.4. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên dạy môn Thể dục và học sinh trường Tiểu học Ba Đình.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản và các vấn đề liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp thống kê, phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1 .Cơ sở lý luận:
Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Phát triển thể chất là một quá
trình diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời con người, chịu sự tác động tổng hợp
của các yếu, trong đó yếu tố cơ bản là bẩm sinh, di truyền và yếu tố xã hội. Yếu
tố xã hội là điều kiện sống, chế độ lao động, học tập, vui chơi giải trí, chế độ
dinh dưỡng, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao ảnh
hưởng lớn đến phát triển thể chất ở lứa tuổi tiểu học.
Nhiều nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc tập luyện thể dục thể thao giúp
các em phát triển toàn diện, cải thiện cơ quan thần kinh và nội tạng, tăng cường
trao đổi chất trong cơ thể, kích thích sự phát triển của hệ xương, phát triển hài
hòa các yếu tố thể lực, cải thiện sức khỏe và đời sống tinh thần, khơi dậy và phát
huy tiềm năng di truyền trong cơ thể. Thiếu vận động hợp lý, tác dụng của dinh
dưỡng sẽ bị hạn chế nhiều, thậm chí sinh bệnh tật, béo phì. {5}
Nhiệm vụ chính của thể dục thể thao trường học là nâng cao sức khỏe, phát
triển thể lực, trang bị những kỹ năng vận động cơ bản và cần thiết cho cuộc sống
lao động, sinh hoạt, hình thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và
giáo dục các phẩm chất đạo đức, nhân cách học sinh. Đồng thời, thông qua tập
luyện, thi đấu thể dục thể thao các em bộc lộ khát vọng vươn lên, tiềm năng cá
nhân được phát huy cao nhất. Từ đó phát hiện những học sinh có năng khiếu
giới thiệu cho các trung tâm thể dục thể thao để có định hướng phát triển năng
khiếu của các em.
2.2. Thực trạng chỉ đạo dạy và học thể dục thể thao của Trường Tiểu
học Ba Đình:
Trường Tiểu học Ba Đình có cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, khuôn viên
diện tích và các phòng học, phòng chức năng đáp ứng nhu cầu dạy và học, sân
trường rộng rãi, có cây xanh mát thuận lợi cho việc vui chơi và tổ chức các hoạt
3
động tập thể. Bên cạnh đó nhà trường có sân chơi cát, là nơi học sinh chơi các
trò chơi vận động phù hợp lứa tuổi, góp phần thuận lợi phát triển thể dục thể
thao trường học.
Thể dục thể thao trong trường học bao gồm các giờ học bắt buộc và những
hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học của học sinh.
Trường Tiểu học Ba Đình không có biên chế giáo viên dạy môn Thể dục.
Vì vậy để chất lượng giảng dạy đi vào chiều sâu, nhà trường đã hợp đồng 3 giáo
viên có trình độ Đại học sư phạm Thể dục. Việc thực hiện giảng dạy môn Thể
dục nghiêm túc theo nội dung, chương trình của Bộ Giáo dục quy định. Giáo
viên đã quan tâm đầu tư cho chuyên môn, cố gắng đổi mới phương pháp dạy
học.
Việc chỉ đạo dạy và học môn Thể dục ở Trường Tiểu học Ba Đình được
quan tâm, là việc làm thường xuyên, liên tục. Quan tâm đầu tư về tài liệu, trang
thiết bị dạy học tương đối đảm bảo yêu cầu. Nhà trường có kế hoạch sắp xếp và
tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên và tham gia các
chuyên đề , các kỳ giao lưu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đã xây
dựng tiêu chí thi đua khen thưởng đối với giáo viên và học sinh gắn với chất
lượng dạy và học, chỉ đạo thực hiện một cách khoa học và cơ bản, đưa quá trình
dạy học đi vào nền nếp, kỷ cương. Phát huy được tính tự giác, tinh thần trách
nhiệm của mỗi cá nhân cũng như tập thể cán bộ giáo viên học sinh. Tạo được
bầu không khí dân chủ, đoàn kết thân ái và gắn bó trong công việc.
Tuy nhiên chương trình dạy Thể dục nội khóa còn thiên về các hoạt động
mang nặng tính hình thức, không gây hứng thú cho học sinh. Phụ huynh học
sinh chưa thật sự quan tâm đến việc rèn luyện thể dục thể thao của con em, hầu
hết học sinh là con em cán bộ công chức và buôn bán nên bố mẹ không có thời
gian quan tâm đến tập luyện cho con, ngay ở các khu dân cư không có sân chơi
bãi tập vì vậy các em ít có cơ hội để rèn luyện thể dục thể thao, chủ yếu phụ
huynh mới chú trọng về vấn đề dinh dưỡng. Bên cạnh đó nhà trường chưa có
sân tập riêng và các trang thiết bị dạy học hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu của
từng lĩnh vực. Trình độ của giáo viên để đáp ứng các hoạt động thể dục thể thao
còn hạn chế. Chính vì những khó khăn trên đã ảnh hưởng tới chất lượng thể dục
thể thao trong nhà trường.
Trên cơ sở lý luận quản lý nói chung và trên cơ sở điều tra thực trạng về
việc chỉ đạo dạy học môn Thể dục ở Trường Tiểu học Ba Đình, tôi mạnh dạn đề
xuất một số kinh nghiệm xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao ngoài
giờ chính khóa nhằm nâng cao thể chất, góp phần phát triển chất lượng giáo dục
toàn diện của nhà trường.
2.3. Một số kinh nghiệm xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao
ngoài giờ chính khóa ở Trường Tiểu học Ba Đình:
2.3.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:
4
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy thể dục thể thao trong nhà trường vấn đề
quan trọng là cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh phải hiểu được vai trò quan
trọng của việc học môn Thể dục hiện nay. Nhà trường đã tuyên truyền tới toàn
thể cán bộ, giáo viên, học sinh về phát triển thể chất, đặc biệt gắn với phong trào
thể dục thể thao trong trường Tiểu học. Việc tuyên truyền được tổ chức dưới
nhiều hình thức khác nhau, đối với cán bộ giáo viên nhà trường thông qua các
buổi họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên môn…, với phụ huynh thông qua
các cuộc họp phụ huynh học sinh, thông qua các buổi hội thảo, việc trao đổi của
giáo viên với phụ huynh hằng ngày …
Sau khi được tuyên truyền về chủ trương và kế hoạch tổ chức các câu lạc
bộ thể dục thể thao của nhà trường, phụ huynh hết sức phấn khởi. Nhận thức của
phụ huynh có nhiều thay đổi đó là học sinh có nhiều lựa chọn tham gia với nội
dung mình yêu thích, được vận động, tập luyện thể dục thể thao giúp giảm bớt
căng thẳng sau giờ học, tinh thần vui vẻ, thoải mái và quan trọng nhất là nâng
cao sức khỏe cho các em. Chính vì vậy nhà trường đã được sự ủng hộ và hợp tác
nhiều chiều, đặc biệt sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
2.3.2.Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:
Đối với đội ngũ giáo viên, trường Tiểu học Ba Đình đã tập trung thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Do điều kiện nhà trường không
có biên chế giáo viên dạy Thể dục, nhà trường đã xin ý kiến của Phòng Giáo
dục, phòng Nội vụ để hợp đồng giáo viên giảng dạy tại trường.
Nhà trường phân công một Phó hiệu trưởng chuyên môn đảm nhận việc chỉ
đạo, theo dõi, giảm sát, quản lý hoạt động giáo dục thể chất. Căn cứ vào nhiệm
vụ năm học và các công văn hướng dẫn của ngành, cán bộ quản lý trực tiếp chỉ
đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, nội dung sinh hoạt chuyên
môn, tổ chức sinh hoạt định kỳ. Tổ chức các chuyên đề chuyên sâu về các hình
thức và phương pháp đổi mới dạy học, đồng thời xây dựng các tiết dạy chuyên
đề, thông qua đó giáo viên phân tích những mặt tốt cần phát huy những vấn đề
chưa phù hợp để rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức các kỳ thi
dạy giỏi cấp trường, giúp cho giáo viên có điều kiện học hỏi lẫn nhau. Vì vậy,
trình độ của đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng lên. Hiện tại nhà trường
có 3/3 giáo viên có trình độ Đại học sư phạm giáo dục Thể chất, đáp ứng nhu
cầu giảng dạy tại trường. Chính vì vậy việc giảng dạy các tiết trong giờ chính
khóa đảm bảo hiệu quả tốt.
2.3.3. Xây dựng các câu lạc bộ thể dục thể thao ngoài giờ chính khóa:
Với mục tiêu tạo cho học sinh có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động thể
dục thể thao và theo sở thích của bản thân để nâng cao sức khỏe, nhà trường cho
học sinh đăng ký tham gia vào các câu lạc bộ như bóng bàn, cầu lông, Vovinam,
Aerobic, bóng đá, cờ vua, bơi lội. Trên cơ sở học sinh đăng ký nhà trường thành
lập các câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ có quy định riêng về thời gian, dụng cụ cá
5
nhân phải chuẩn bị và nội quy tham gia, hoạt động 2 buổi/tuần sau giờ học chính
khóa buổi chiều, hoặc vào thứ 7, chủ nhật, riêng câu lạc bộ bơi lội tổ chức vào 3
tháng hè.
Căn cứ vào năng lực của giáo viên dạy Thể dục, vào cơ sở vật chất của nhà
trường, Trường Tiểu học Ba Đình tổ chức các câu lạc bộ dưới các hình thức sau:
* Tổ chức tại trường, do giáo viên dạy Thể dục đảm nhận: Căn cứ vào năng
lực của giáo viên, một số câu lạc bộ giáo viên của nhà trường có thể đảm nhận
về mặt chuyên môn và kỹ thuật, nhà trường bố trí giáo viên trực tiếp hướng dẫn
như môn Vovinam, cờ vua. Những câu lạc bộ này có thuận lợi là giáo viên phụ
trách câu lạc bộ cũng chính là người dạy môn Thể dục chính khóa, vì vậy công
tác tổ chức, quản lý và nắm bắt tâm sinh lý học sinh dễ dàng, câu lạc bộ nhanh
chóng đi vào ổn định.
Hình ảnh câu lạc bộ Vovinam sau giờ học chính khóa trên sân trường
* Tổ chức tại trường nhưng giáo viên phụ trách là của trung tâm thể dục
thể thao: Với những câu lạc bộ mà chuyên môn không phải sở trường của giáo
viên Thể dục, nhà trường phối hợp với Trung tâm Thể dục thể thao Thành phố
hỗ trợ về giáo viên. Với những câu lạc bộ này có khó khăn ban đầu về công tác
tổ chức, nhưng ngược lại, giáo viên là người có chuyên môn sâu, kỹ thuật tốt, có
kinh nghiệm trong các đợt thi đấu thể dục thể thao nên sẽ rất thuận lợi cho
những học sinh có thiên hướng phát triển năng khiếu thể dục thể thao.
6
Các thành viên câu lạc bộ Aerobic sau giờ học chính khóa
* Phối hợp với trung tâm thể dục thể thao hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ
câu lạc bộ:
Với những câu lạc bộ yêu cầu cơ sở vật chất mà nhà trường không đáp ứng
được như môn bơi lội ( nhà trường không có bể bơi), bóng đá ( nhà trường
không có sân cỏ), nhà trường phối hợp với Trung tâm Thể dục thể thao Thành
phố đầu tư bể bơi thông minh, tổ chức câu lạc bộ trong 3 tháng học sinh nghỉ hè.
Đây là câu lạc bộ được nhiều học sinh và phụ huynh yêu thích nhất, bởi vì vừa
được rèn luyện về sức khỏe, vừa diễn ra mùa hè nóng nực lại được hoạt động
dưới nước mát nhưng quan trọng hơn là giúp học sinh có kỹ năng phòng chống
đuối nước. ( Trong khi vấn đề phòng chống đuối nước cho học sinh là vấn đề
nhức nhối trong cả nước mỗi khi nghỉ hè).
Sinh hoạt câu lạc bộ bơi lội trong hè 2017
Đối với câu lạc bộ bóng đá, do điều kiện nhà trường không có sân cỏ nên
đã phối hợp với Trung tâm thể dục thể thao Thành phố, tổ chức cho học sinh
7
được thuê trên sân cỏ phường Đông Vệ. Do việc đưa đón học sinh phức tạp hơn
tổ chức tại trường nên thường diễn ra vào thứ 7 và chủ nhật. Đây là bộ môn yêu
thích của nhiều học sinh nam và được phụ huynh rất quan tâm. Trong năm học
2017-2018, toàn trường có 960 học sinh tham gia các câu lạc bộ thể dục thể
thao, chiểm tỉ lệ 74%.
Các thành viên câu lạc bộ bóng đá trong ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
2.34.Tổ chức các hoạt động ngoại khóa:
Căn cứ vào chủ đề và các sự kiện trong năm học, nhà trường tổ chức các
sân chơi vận động cho học sinh như các trò chơi dân gian: nhảy dây, kéo co,
nhảy bao bố, cướp cờ….Thông qua các hoạt động này vừa tạo không khí vui
tươi, rèn luyện sức khỏe vừa giúp các em có kỹ năng hợp tác, phối hợp hoạt
động nhóm, tinh thần tập thể, vừa lưu giữ được các trò chơi dân gian làm phong
phú trong đời sống tinh thần của các em.
2.3.5. Tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp trường và tham gia các giải
thi đấu:
Thông qua việc tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường đã làm không khí
thể dục thể thao sôi nổi đến tất cả các lớp, và lan tỏa đến từng phụ huynh, phong
trào thể dục thể thao trong toàn trường được nâng lên một bước. Đồng thời giúp
nhà trường phát hiện những tài năng để bồi dưỡng và gửi đi đào tạo tại các trung
8
tâm của Thành phố và của Tỉnh để phát triển thể thao thành tích cao, góp phần
đào tạo nhân tài cho đất nước.
2.4. Kết quả thực hiện:
Năm học 2017 – 2018, áp dụng kinh nghiệm xây dựng mô hình câu lạc bộ
thể dục thể thao ngoài giờ chính khóa, nhà trường thu được kết quả như sau:
Hoàn
Hoàn
Chưa hoàn Số
Sơ
Số
Tổng thành tốt
thành
thành
giải giải giải
Năm
số Số
Tỉ
Số
Tỉ
Số
Tỉ lệ cấp cấp Quốc
học
học lượng lệ
TP Tỉnh gia
lượng lệ
lượng %
sinh
%
%
2015-2016
2016-2017
2017-2018
1194
1239
1296
931
998
1192
78
80,5
92
263
241
104
22
19,5
8
0
0
0
23
25
40
12
13
25
3
4
8
Qua bảng thống kê cho thấy chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt, số
học sinh hoàn thành tốt tăng so với năm học 2015-2016 là 14%. Số học sinh đạt
giải qua các kỳ thi đấu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng giải. Đặc biệt
phong trào thể dục thể thao trong toàn trường được nâng lên một bước. Mô hình
câu lạc bộ thể dục thể thao ngoài giờ chính khóa của nhà trường đã được phát
triển trong nhiều trường Tiểu học của Thành phố Thanh Hóa. Điều đó chứng tỏ
việc xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao ngoài giờ chính khóa ở
trường tiểu học Ba Đình bước đầu có hiệu quả tốt.
3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận :
Thực hiện xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao ngoài giờ chính
khóa ở trường tiểu học Ba Đình đã giúp cho phong trào thể dục thể thao trong
nhà trường phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần hoàn thành mục tiêu
giáo dục thể chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
Xuất phát từ thực trạng chỉ đạo dạy và học môn Thể dục ở trường tiểu học
Ba Đình, mặc dù việc giảng dạy môn Thể dục ở trường tiểu học còn gặp nhiều
khó khăn, song trường tiểu học Ba Đình đã tìm ra một số biện pháp hữu hiệu
trong việc xây dựng mô hình câun lạc bộ thể dục thể thao cho học sinh và đã đạt
kết quả tốt. Đó là các biện pháp như sau:
- Tổ chức công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên
và phụ huynh học sinh đối với hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường, để
đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy các giờ chính khóa, chú trọng việc đổi
mới dạy và học môn Thể dục. Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,
đây là yếu tố quyết định chất lượng dạy và học. Có nhiều hình thức bồi dưỡng
giáo viên, tăng cường tự học và giao lưu, chia sẻ, học hỏi thông qua các giờ thao
giảng, học hỏi thông qua các các cuộc thi .
9
- Căn cứ vào năng lực trình độ của giáo viên giảng dạy bộ môn, căn cứ vào
cơ sở vật chất của nhà trường, phối hợp với Trung tâm thể dục thể thao tổ chức
các câu lạc bộ thể dục thể thao ngoài giờ chính khóa.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa và tham gia các kỳ Hội khỏe Phù
Đổng các cấp, các cuộc thi đấu thể dục thể thao, từ đó phát triển phong trào thể
dục thể thao cả chiều rộng và chiều sâu, giúp học sinh nâng cao sức khỏe, rèn
nhiều kỹ năng cần thiết, tạo cơ hội cho học sinh có khát vọng vươn lên phát triển
thể thao thành tích cao.
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, vừa tạo tiền đề, vừa hỗ trợ
thúc đẩy lẫn nhau và cần phải được triển khai một cách đồng bộ. Vấn đề quan
trọng là phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình từng địa bàn,
từng nhà trường và cũng tùy từng thời điểm để vừa chỉ đạo đồng thời tất cả các
biện pháp trên vừa chú ý những biện pháp ưu tiên.
3.2. Kiến nghị :
Để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường tiểu học, đề nghị
các cấp các ngành quan tâm một số vấn đề sau:
- Cần có biên chế giáo viên dạy Thể dục ở các nhà trường, đây là đội ngũ
có trình độ đào tạo chuyên môn sâu, giúp cho việc giảng dạy và tổ chức các
phong trào thể dục thể thao thuận lợi.
- Cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, sân chơi bãi tập và các trang thiết bị
phù hợp với nhu cầu tổ chức các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường.
- Quan tâm đầu tư kinh phí để phát triển phong trào thể dục thể thao, các
kỳ Hội khỏe Phù Đổng ở các trường học.
Do điều kiện thời gian có hạn, chắc chắn đề tài còn nhiều khiếm khuyết, tôi
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp để đề tài hoàn thiện hơn, nhằm
chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục thể chất cho học sinh trong trường Tiểu học.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 11 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Đỗ Thị Hạnh
10
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Nghị quyết 29 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI.
[2]. Luật Giáo dục sửa đổi năm 2015.
[3]. Luật Giáo dục sửa đổi năm 2015
[4]. Đề án “Đổi mới Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa giai đoạn 20172020, định hướng đến năm 2025” của Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa.
[5]. Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12
của Trần Đức Dũng. ( Đề tài nghiên cứu cấp Bộ)
11
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Hạnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường tiểu học Ba Đình, thành phố
Thanh Hóa
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
1.
Sáng kiến kinh nghiệm chỉ đạo tổ chuyên
Cấp Sở
Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
B
2.
môn ở trường tiểu học Đông Thọ
Kinh nghiệm triển khai công tác xã hội
Cấp Sở
B
2002-2003
3.
hóa giáo dục của trường tiểu học
Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động GDNGLL
Cấp Sở
C
2005-2006
4.
ở trường tiểu học
Kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng
Cấp Sở
C
2006-2007
5.
kiểm tra nội bộ trong trường tiểu học
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm
Cấp Sở
C
2008-2009
6
học
Một số kinh nghiệm chỉ đạo nền nếp dạy
Cấp Sở
B
2010-2011
7
học
Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục Đạo
Cấp Tỉnh
B
2011-2012
8
đức cho học sinh tiểu học
Một số kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới dạy
Cấp Sở
B
2014-2015
giao tiếp ở trường tiểu học Ba Đình
Một số kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới dạy
Cấp Sở
B
2015-2016
học tiếng Anh ở trường tiểu học Ba Đình
10 Một số kinh nghiệm xây dựng mô hình
Cấp Sở
B
2016-2017
TT
Năm học
đánh giá
xếp loại
1999-2000
tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên tiểu
học tiếng Anh theo hướng tăng cường
9
đổi mới dạy học tiếng Anh ở trường tiểu
12
học Ba Đình.
MỤC LỤC
1. Mở đầu
Trang 2
1.1 Lý do chọn đề tài
Trang 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trang 2
13
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 3
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Trang 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trang 3
2. Nội dung
Trang 3
2.1. Cơ sở lý luận
Trang 3
2.2. Thực trang chỉ đạo dạy và học thể dục thể thao của
Trang 3
Trường Tiểu học Ba Đình
2.3. Một số kinh nghiệm xây dựng mô hình câu lạc bộ thể
Trang 4
dục thể thao ngoài giờ chính khóa ở trường Tiểu học Ba Đình
2.4. Kết quả thực hiện
Trang 9
3. Kết luận - Kiến nghị
Trang 9
14