Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.05 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

0


STT
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3

Nội dung
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Thực trạng chữ viết của học sinh trường Tiểu học Đông Hương.
Các giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang
01
01
01
01
02
02
03
03
03
04
10
11
11
11

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người, là công cụ đắc lực
trong việc ghi lại và truyền bá toàn bộ kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại.
1


Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học
đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ
mở ra trước mắt các em. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết

là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào
tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
Dạy chữ chính là dạy người. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết
cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận,
viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự
trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”.
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một
phân môn có tầm phần quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các em
lớp 1. Học vần, tập đọc giúp cho học sinh đọc thông viết thạo. Viết đúng, đẹp,
nhanh, rõ ràng học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt
hơn. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã
trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp
dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều
đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Ngoài ra Tập Viết còn góp phần
quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như:
Tính cẩn thận bền bỉ, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mỹ bởi người xưa nói: “Nét
chữ, nết người” là hàm hai ý sau: Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con
người. Thứ hai, thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người.
Với ý thức và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên, bản thân tôi
luôn suy nghĩ và trăn trở. Trong giảng dạy, tôi đã không ngừng tích lũy kinh
nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em viết chữ đẹp, luôn tìm ra phương pháp
dạy học thích hợp về viết chữ đẹp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” Để
nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp, kịp thời đáp ứng dạy theo chuẩn kiến thức
kĩ năng. Đồng thời giúp học sinh có vốn kĩ năng ban đầu thuận lợi cho việc phát
huy viết chữ đẹp sau này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Hiện nay, mỗi giáo viên rèn chữ viết cho học sinh có những cách khác nhau,
chưa có sự thống nhất. Việc dạy tập viết trong chương trình chưa được thẩm
định là có nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục hay không. Mục đích nghiên

cứu của đề tài này là đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể, thiết thực giúp giáo
viên nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết lớp 1, cụ thể là giúp học
sinh có kỹ năng viết chữ đúng và đẹp.
-Thông qua các biện pháp này tôi có thể nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức
được việc nghiên cứu, tìm tòi phương pháp giảng dạy là một nhu cầu cũng như
nhiệm vụ của mình để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Đề tài cũng góp
phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Nhận
thức được tầm quan trọng của phân môn Tập viết lớp 1, tôi đã học hỏi, tìm ra
một số biện pháp giúp học sinh viết chữ đúng mẫu và đẹp, mong các em trở
thành những con người phát triển toàn diện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
2


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những biện pháp góp phần rèn chữ viết
cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học hiện nay nói chung và học sinh lớp 1D
trường tiểu học Đông Hương nói riêng.
- Trọng tâm là vở Tập viết, vở Thực hành luyện viết của học sinh, sách giáo
khoa Tiếng Việt lớp 1, Vở ô li và một số tài liệu tham khảo khác.

Tổng số học sinh 31 em, trong đó nữ 14 em, nam 17 em, dân tộc 0 em
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Sau khi xem xét thực tế của vấn đề tôi đã quyết định sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu. Trong những phương pháp đó tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
a/ Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra là dùng để theo dõi, điều tra chất lượng chữ viết của
học sinh trong lớp. Ngoài ra tôi còn điều tra quan sát về tư thế ngồi học, cách
cầm bút, cách để vở của học sinh lớp.
b/ Phương pháp đàm thoại, trao đổi
Phương pháp này tôi dùng để trao đổi với giáo viên trong tổ chuyên môn và

các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong trường, với học sinh và gia đình học
sinh về phương pháp học, cách học.
c/ Phương pháp trắc nghiệm
Tôi sử dụng phương pháp này bằng cách đưa ra các bài kiểm tra viết cho học
sinh trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm để so sánh kết quả.
d/ Phương pháp thực hiện
Khi đưa ra biện pháp thực hiện, tôi áp dụng trực tiếp vào quá trình giảng
dạy ở lớp.
e/ Phương pháp So sánh, kiểm tra lẫn nhau.
g/ Phương pháp luyện tập và thực hành.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Tôi nghĩ rằng đây là một đề tài mang nhiều tính mới cả về nội dung và hình
thức. Bởi vì việc tìm ra các biện pháp giúp học sinh lớp 1 không những viết đúng
mà còn phải viết đẹp, từ lâu đã được nhiều giáo viên quan tâm nghiên cứu. Trong
thực tế đã có nhiều giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài này, cũng có
nhiều sách báo viết đến nhưng các sáng kiến kinh nghiệm đó mới chỉ đưa ra những
biện pháp chung mà chưa có những biện pháp cụ thể giúp học sinh viết đúng và
đẹp. Chưa chỉ rõ được sự cần thiết của việc áp dụng quan điểm tích hợp môn Tiếng
Việt vào dạy phân môn Tập viết lớp 1. Xuất phát từ tình hình nêu trên và thực tế
dạy học ở lớp mình, qua khảo sát học sinh ở các lớp khác tôi đã mạnh dạn nghiên
cứu tiếp sáng kiến này của năm học trước để đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhất
nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 theo đúng chuẩn kiến thức
và kỹ năng thuận lợi cho việc phát huy viết chữ đúng và đẹp ở các lớp trên.
- Năm học 2017- 2018 tôi vẫn tiếp tục sử dụng các phương pháp: Điều tra,
đàm thoại, trao đổi, trắc nghiệm, thực hiện. Nhưng tôi đã đưa thêm phương
pháp: So sánh, kiểm tra lẫn nhau và phương pháp: luyện tập và thực hành vào
giờ Tập viết với tất cả học sinh trong lớp.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:

3


Học sinh lớp 1, ngay từ những ngày đầu tiên đi học ở trường Tiểu học còn
nhiều bỡ ngỡ, rụt rè. Việc giúp các em làm quen với chữ viết thật là khó khăn,
bởi đôi tay cầm bút còn vụng về lóng ngóng. Là giáo viên dạy lớp 1, tôi luôn
trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: Ở lớp 1 có nên tiến hành dạy các em viết đẹp ngay
không ? Qua việc giảng dạy sau mỗi tiết học môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng
đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc mà đòi hỏi các em vừa viết đúng, viết
đẹp ngay là một điều khó có thể thực hiện được. Do vậy, đối với giáo viên cần
có sự dạy dỗ công phu, nhiệt tình, tập trung xây dựng biện pháp rèn chữ viết cho
phù hợp với lứa tuổi, để các em tiếp thu được một cách vững chắc, chúng ta cần
được sự kết hợp với gia đình để được sự kèm cặp sát sao của phụ huynh học
sinh. Vậy để việc rèn chữ viết đẹp cho từng học sinh, của tập thể lớp 1D có hiệu
quả, trước tiên cần xây dựng được nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng đó là cơ sở
để viết chữ đẹp và cũng chính là yếu tố có tính quyết định việc rèn chữ viết đẹp
của các em trong quá trình học tập.
2.2. Thực trạng chữ viết của học sinh trường Tiểu học Đông Hương.
- Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất
yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là viết bút mực. Mặc khác, chữ viết của
khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn
chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản
chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “
bắt chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa
tuổi học sinh lớp một.
- Thực tế chữ viết của học sinh lớp 1D hiện nay không đồng đều, học sinh viết
chữ đúng, đẹp tương đối ít, còn lại các em viết chữ chưa đẹp, viết cẩu thả, chưa
biết cách trình bày vở, khoảng cách giữa các chữ chưa đều, chưa đúng, chưa ý
thức được cái đẹp điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
Nguyên nhân dẫn đến chữ viết chưa đẹp của học sinh.

* Về phía giáo viên:
Thuận lợi:
- Được sự giúp đỡ của BGH trường; tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ
chức những tiết thao giảng để thảo luận về chuyên môn và rút ra những ý kiến
hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức
bồi dưỡng giáo viên, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi
giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều
kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ
đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay
xử lí các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm.
Khó khăn:
- Học sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của chữ viết.
- Các em ở lứa tuổi nhỏ, mải chơi nên còn rất hiếu động, viết ẩu.
- Một số giáo viên tuổi cao, mắt kém nên việc rèn chữ cho học sinh còn gặp
nhiều khó khăn.
* Về phía học sinh:
4


Thuận lợi:
- Học sinh lớp 1 đa số các em còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học
tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên, khen thưởng ….
- Một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm. Có quan tâm về việc học tập của con
em mình không khoán trắng cho nhà trường, cho giáo viên, và có trách nhiệm
cùng với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ
sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con
em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
- Một số phụ huynh thường xuyên gọi điện, gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hỏi

han về việc học tập của con em mình ở trường.
Khó khăn:
- Một số học sinh bố mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà hoặc cô, dì, chú,
bác… nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
- Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học
tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn 1 số em yếu về mặt thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn
bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
-Việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó khăn bởi đôi tay còn vụng
về, lóng ngóng. Chưa nắm được quy trình viết chữ cái. Nhiều em còn viết chữ
ngược, số ngược.
- Học sinh chưa thực hiện tốt, nghiêm túc các quy định trong giờ Tập viết như:
+ Cầm bút chưa đúng cách.
+ Ngồi viết chưa đúng tư thế.
+ Vị trí đặt vở khi viết chưa đúng.
Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn với mục đích đề tài được đặt ra
cùng với những nguyên nhân nêu trên nên bản thân tôi đưa ra một số giải pháp,
biện pháp và việc làm cụ thể để góp phần giúp học sinh viết chữ đẹp như sau:
Đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh lớp tôi
và có kết quả như sau:
BẢNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH
Năm học
Viết Viết chưa Nhóm chữ viết chưa đẹp
Sĩ số học sinh
(Đầu kì 1)
đẹp
đẹp
(đa số )
Nhóm khuyết trên 14 em
2017-2018
31

3
28
Nhóm nét cong
9 em
Các lỗi khác
5em
2.3. Các giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
Qua quan sát học sinh viết và qua bảng kết quả trên của các em, tôi nhận thấy
học sinh thường mắc các lỗi sau:
- Chữ viết chưa liền mạch, nối chữ chưa đúng quy định.
- Chữ viết chưa đúng cỡ, chưa đúng độ cao, độ rộng, điểm đặt bút, điểm dừng
bút chưa đúng.
- Vị trí dấu thanh, dấu phụ đặt chưa đúng. Nhiều em viết dấu quá to hoặc quá
bé, dấu đặt xa chữ, có em dấu chạm vào chữ, dấu không đúng chữ ghi âm chính.
Trước thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay. Tôi thấy, cần phải tìm ra
những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập viết cho
5


học sinh lớp 1. Xuất phát từ mong muốn giúp học sinh viết đúng, viết đẹp tôi đã
tìm hiểu, tham khảo nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp cụ thể.
2.3.1: Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định để dạy
học sinh.
Việc nắm chắc các mẫu chữ hiện hành theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và việc viết đúng mẫu chữ quy định là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu
được đối với người giáo viên Tiểu học. Đây chính là một tiêu chí mà mọi giáo
viên phải đặt ra và thực hiện. Có nắm chắc các mẫu chữ thì giáo viên mới viết
đúng và đẹp theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ đó mới hướng dẫn được học sinh
viết đúng và đẹp. Chữ mẫu của giáo viên được coi như “khuôn vàng, thước
ngọc”, chuẩn mực để học sinh noi theo. Lứa tuổi của các em là lứa tuổi hay

“bắt chước” và làm theo mẫu. Giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như
thế ấy. Đặc biệt là học sinh lớp 1. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày
trên bảng là trang viết mẫu mực của mình để học sinh học tập.
- Giáo viên dạy cho học sinh biết đâu là dòng kẻ, đâu là đường kẻ ngang, đường kẻ
thẳng đứng. Dựa vào đây để rèn tính cẩn thận, kỷ luật và tính thẫm mỹ cho học sinh
- Cho học sinh xác định số đường kẻ từ đường kẻ ngang số 1 trở lên (có 6 đường
kẻ ngang), số dòng kẻ (5 dòng kẻ). Biết được đường kẻ thẳng đứng tạo thành
các ô vuông với đường kẻ ngang.
- Thống nhất các loại đồ dùng như bảng, vở tập viết, vở ô li có đường kẻ, dòng
kẻ...tương tự.
Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản:
Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản học
sinh sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái giúp cho việc nối các nét thành chữ
cái sẽ dễ dàng hơn. Để giúp cho học sinh viết đúng cỡ chữ, viết đẹp thì không
thể coi thường phần viết nét chữ cơ bản:
nét ngang
nét cong hở phải
nét sổ
nét cong hở trái
nét xiên trái
nét cong kín
nét xiên phải
nét khuyết trên
nét móc xuôi
nét khuyết dưới
nét móc ngược
nét thắt
nét móc hai đầu
Với 13 nét cơ bản này tôi yêu cầu học sinh học thuộc và viết chính xác. Từ
những nét cơ bản này học sinh viết sang các con chữ rất dễ dàng.

Ngoài ra học sinh còn phải nắm được độ cao các mẫu chữ viết thường, viết
hoa theo cỡ chữ vừa, cỡ chữ nhỏ và chữ số:
+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ vừa:
- Chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
- Các chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị: d, đ, q, p.
- Các chữ cái được viết với độ cao 3 đơn vị: t.
- Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: r, s.
- Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e,
ê, n, m.
+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỏ:
6


- Các chữ cái được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê,
n, m.
- Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
- Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: d, đ, q, p.
- Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị: t.
- Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
- Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
+ Mẫu chữ cái viết hoa cỡ vừa:
- Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với
độ cao 8 đơn vị là: Y, G.
+ Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỏ:
- Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với
độ cao 4 đơn vị là: Y, G.
+ Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.
Bên cạnh đó giáo viên cần giải thích các thuật ngữ như:
Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có
thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.

Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có
thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
* Giáo viên cần rèn cho học sinh viết đúng trọng tâm các nhóm chữ:
Nhóm 1: Gồm các chữ: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, x: những chữ có nét cong, cong
tròn, đặt bút ngay dưới đường kẻ ngang thứ 3, phía trên trong ô vuông của dòng
thứ 2, đặt bút vòng lên đụng đường kẻ thứ 3,vòng trái xuống dụng đường kẻ thứ
1, vòng lên ngay điểm đặt bút, viết sao cho tròn đều.
Lưu ý: Chiều rộng con chữ là 1ô rưỡi tính từ nét viết đầu tiên.
- x: Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết nét cong trái, dừng bút giữa dòng kẻ thứ 1,
đặt bút và dừng bút tương tự cho nét cong phải.
- g: Có nét khuyết dưới quay xuống 5 dòng
- d, đ, q, p, những nét này có nét thẳng, quay lên hay quay xuống thì cao độ vẫn
4 dòng.
- Chữ e: Đặt bút trên đường kẻ thứ 1(1/3 dòng kẻ thứ 1) và dừng bút ngay trên
đường kẻ 1(bằng ngang điểm đặt bút)
Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k: Đây là các chữ có nét khuyết trên cao 5dòng =
5ô li. Điểm đặt bút và dừng bút ở đường kẻ thứ 2.
Nhóm 3: Gồm các chữ: v,n,m : những chữ này bắt đầu từ nét móc xuôi, đặt bút
ở giữa dòng kẻ thứ 2, có độ cao 2 đơn vị, dừng bút ngay đường kẻ 2.
Nhóm 4: Gồm các chữ: i, u, ư (t): những chữ này bắt đầu là nét xiên trái. Đặt bút
ngay đường kẻ thứ 2, cao 2 đơn vị, dừng bút ngay đường kẻ thứ 2 ngang bằng
với chỗ đặt bút. (Riêng chữ t cao 3 đơn vị)
Nhóm 5: Gồm các chữ: r, s: bắt đầu bằng nét xiên trái, đặt bút ngay đường kẻ 1
nét thắt đầu trên đường kẻ 3, dừng bút ngay đường kẻ 2.
Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng
trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.

7



Ví dụ: Khi viết e, u, ư, n, m, nh, ph hoặc chữ đứng trước liền với các nét móc
xuôi, nét móc ngược, nét xiên, nét khuyết như: (en, ưu, in, nhện) ên, un, um, im,
inh, ênh, phim....
Lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác,
không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang
điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ thuật
nối chữ, viết liền mạch người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ trên cho
chính xác.
Ví dụ: Khi viết chữ x, g, a, ă, â, d, đ, q, và các vần có nét cong đứng trước; on,
oc, an....
Rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết.
Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết
thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. (Từ rê được hiểu theo
nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt của giấy, do vậy giữa đầu bút
và mặt giấy không có khoảng cách)
Ví du: n, m, h, p, ph.
Nhấc bút: Là động tác kết thúc khi viết xong một chữ, ta nhấc bút bắt dầu viết
chữ kế tiếp.
- Giáo viên là người hướng dẫn kỹ thuật viết đúng viết đẹp. Người giáo viên
phải nắm vững và sử dụng chính xác thuật ngữ khi dạy tập viết. Bên cạnh đó học
sinh phải hiểu và thực hiện theo thật chính xác.
2.3.2: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết và một số quy định về nề nếp học tập
đối với học sinh.
- Giáo viên viết mẫu trên bảng lớp, phải viết chậm để 100% học sinh được nhìn
thấy tay cô viết từng nét chữ.
- Khi viết mẫu giáo viên nên thường xuyên nhắc lại điểm đặt bút, quy trình viết
các nét, độ cao, độ rộng, và cuối cùng là điểm dừng bút của các con chữ.
Ngoài ra tôi hướng dẫn cho học sinh nắm được một số các kí hiệu mà tôi đã
quy định và ghi kí hiệu này lên góc trái phía trên bảng để các em thực hiện trong

các giờ học như sau:
- Kí hiệu ngồi đúng tư thế học tập và trật tự khi giáo viên chỉ vào trong
hình:
- Kí hiệu lấy bảng khi giáo viên chỉ vào trong hình, cất bảng khi giáo viên
chỉ ra ngoài hình:
- Kí hiệu V: vở ( mở vở khi giáo viên chỉ vào kí hiệu )
- Kí hiệu ngồi giãn khoảng cách khi giáo viên chỉ vào hình:
- Kí hiệu ngồi thẳng lưng khi giáo viên chỉ vào hình:
Việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các kí hiệu trên nhằm mục đích đảm
bảo tính kỉ luật, trật tự trong lớp học, giúp học sinh tập trung chú ý vào các hoạt
động học tập tránh gây mất trật tự và lộn xộn trong giờ học nhất là khi thao tác
sử dụng đồ dùng học tập.
Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về
tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
8


+ Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn,
đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề
vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải
cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái
sang phải và từ phải sang trái dễ dàng.
+ Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái
và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút;
đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều
khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay
khi viết.
Bên cạnh đó việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng
lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình từng nét của chữ cái. Do vậy khi viết
mẫu cho học sinh tôi viết chậm lại đủ để cho học sinh quan sát, vừa viết vừa kết

hợp nhịp nhàng với giảng giải, phân tích: Đặt bút từ điểm nào, rê bút như thế
nào, đưa bút vào vị trí nào, thứ tự các nét viết ra sao, dừng bút ở điểm nào? Tôi
phân tích cả cách viết dấu phụ, dấu thanh để học sinh dễ dàng nhận biết được
cách viết. Tôi hướng dẫn cả về khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng (bằng một
con chữ o) để học sinh không viết sát quá hoặc cách xa quá. Đồng thời tư thế
đứng viết của giáo viên cũng phải hợp lý để học sinh quan sát được tay của cô
khi viết và theo dõi được cả quy trình viết chữ. Khi hướng dẫn viết mẫu trên
bảng lớp lời nói của giáo viên phải nhẹ nhàng, gần gũi, chuẩn mực và dễ hiểu,
tránh dùng các khái niệm khó hiểu hoặc cách nói mơ hồ không rõ ràng, nên
dùng đúng các thuật ngữ cách gọi khi dạy viết chữ Tiếng Việt như: chữ ghi âm,
chữ ghi vần, chữ ghi tiếng, chữ ghi từ... Hướng dẫn tỉ mỉ cách viết từng con chữ,
nét nối chính xác theo đúng quy định cho học sinh. Không nên nói nôm, nói
ngọng, nói lộn xộn hoặc nói quá nhiều gây căng thẳng khó hiểu cho học sinh.
2.3.3: Rèn giữ vở sạch và trình bày vở.
Khi học sinh chuyển viết bút mực, giáo viên thường xuyên nhắc nhở để các
em nhớ và trình bày vở đúng, sạch, đẹp. Chất lượng chữ viết của học sinh không
chỉ phụ thuộc vào điều kiện chủ quan (năng lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì,
trình độ sư phạm của giáo viên) mà còn có sự tác động của các yếu tố khách
quan (điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học tập viết).
Do vậy muốn rèn cho học sinh thói quen viết chữ rõ ràng, sạch đẹp, giáo viên
cần quan tâm hướng dẫn nhắc nhở các em thường xuyên về các mặt:
- Vở phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực
ra vở, không làm quăn mép vở.
- Dùng bìa kê tay để giữ cho vở không bị quăn mép.
- Vở viết của học sinh chọn cùng một loại giấy trắng, không nhoè mực...
2.3.4: Rèn cách để vở khi viết.
- Ở lớp 1, học sinh chủ yếu rèn viết chữ đứng nên học sinh cần để vở ngay ngắn
trước mặt.
- Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt nhìn
thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp.

- Khi viết xuống dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên
mặt bàn làm điểm tựa khi viết.
9


2.3.5: Hướng dẫn cách viết vở ô li trên lớp.
- Trong chương trình học kì 1không bắt buột học sinh viết vở ô li nhưng giáo
viên phải hướng dẫn học sinh viết thêm vào vở ô li ở trường.
- Cho học sinh viết lại các vần, các từ vừa học. Bên cạnh đó phối hợp với phụ
huynh nhắc nhở, đôn đốc và kiểm tra. Đến lớp giáo viên kiểm tra, sửa lỗi để
động viên khuyến khích các em.
Cách tiến hành:
* Ở học kì I. Học sinh viết cỡ chữ nhỡ. Giáo viên viết mẫu 1 chữ (1tiếng) cho
học sinh ở 6 tuần đầu. Trong thời gian này giáo viên phải tập luyện nhiều nhất
cho các em nhận biết và viết các con chữ; điểm đặt bút, qui trình viết, chiều cao,
độ rộng, điểm dừng bút.
- Từ tuần 6 trở về sau học sinh nhìn chữ mẫu của giáo viên trên bảng để ghi
chữ mẫu vào vở. Giáo viên chú ý sửa sai, nhắc nhở những em thường viết chưa
đẹp, chưa đúng. Những em được nhắc nhở sẽ viết lại đẹp hơn.
- Bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn cách để các em vừa đọc thông viết thạo;
khi viết mỗi chữ (vần), tiếng (từ) nào cũng phải đọc xem mình viết chữ (vần),
tiếng (từ) gì? Hình dung (nhớ lại xem chữ (vần), tiếng (từ) viết như thế nào? Đặt
bút ở đường kẻ nào? Qui trình viết, chiều cao, độ rộng, vị trí của dấu phụ, dấu
thanh đặt ở đâu? ...Khi viết nên đọc xem mình sẽ viết tiếng (từ) gì ? Đánh vần
nhẩm tiếng, từ cần viết, đánh vần như thế nào thì viết như thế đó, viết trái sang
phải, tiếng nào trước viết trước, khoảng cách giữa tiếng, từ..... Viết xong bài phải
đọc lại tất cả ít nhất 3 lần để soát lỗi.
* Ở học kì II, giáo viên cho học sinh viết bằng bút mực (nên sử dụng mực nước)
nhìn sách chép lại các câu ứng dụng (học vần), đến tuần 25 học sinh sẽ viết một
khổ thơ hoặc một đoạn văn vào vở ô li. Nhắc nhở học sinh tập đọc trước khi đến

lớp. Viết xong đọc lại 3 lần để soát lỗi chính tả và củng cố kỹ năng đọc.
- Để khuyến khích các em luyện viết giáo viên cần chấm, sửa lỗi cho mỗi bài
viết của các em. Sửa cụ thể trên bài của các em. Chữ của cô khi sửa phải chuẩn,
đúng và đẹp. Khuyến khích những học sinh viết đẹp. Động viên nhắc nhở,
những em viết chưa đẹp chưa đúng. Qua đó hình thành cho học sinh kỹ năng
đọc, viết, tính cẩn thận, tính kỉ luật, thẩm mỹ cho các em khi viết chữ.
- Phụ huynh là người đôn đốc, kiểm tra cho các em trước khi đến lớp. Giáo
viên sẵn lòng trao đổi với phụ huynh khi phụ huynh cần.
2.3.6: Giáo viên phối hợp với gia đình học sinh.
- Giáo viên họp phụ huynh đầu năm về nội qui trường, lớp để phụ huynh kịp
thời nhắc nhở, đôn đốc con em mình. Giáo viên và phụ huynh phải thống nhất
các nội dung cần rèn luyện học sinh và cùng nhau thực hiện sẽ tạo thói quen học
bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Giáo viên thống nhất cách để phụ huynh theo dõi, cách để phụ huynh kiểm
tra, đôn đốc con mình như : khi trẻ đi học về, hỏi hôm nay con học âm gì? (vần
gì?) vần đó có trong tiếng gì ?; từ gì ?; đọc bài cho bố, mẹ nghe; viết vần, viết từ
đã học (viết bài tập đọc) vào vở để cô kiểm tra.
- Giúp cha, mẹ các em xác định tầm quan trọng ở chương trình học lớp 1; Hết
chương trình lớp 1 thì trẻ sẽ đọc thông, viết thạo. Nếu đã đọc thông viết thạo rồi
sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn ở các môn học khác và ở
10


những lớp cao hơn. Ngược lại nếu đọc chậm, viết chậm thì các em sẽ không theo
kịp các bạn, trở nên chán nãn, thậm chí xin bố mẹ cho nghỉ học... Phụ huynh
phải xác định được tầm quan trọng ở chương trình học lớp 1.Có như vậy phụ
huynh mới quan tâm, tạo điều kiện cho con rèn nét chữ đẹp, rèn đọc....
- Trong quá trình dạy giáo viên phát hiện các em học còn khuyết chỗ nào sẽ báo
ngay phụ huynh để kịp thời cùng nhau chỉnh sửa cho các em.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác của phụ huynh thì các em sẽ nhanh chóng

xác định nhiệm vụ học tập của mình. Tạo cho các em có tinh thần cầu tiến, biết
hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết làm cho cha mẹ, thầy cô vui lòng. Đặc biệt
là các em sẽ đọc thông viết thạo, hình thành tính kỹ luật, kỹ năng, kỹ xảo, thói
quen viết đúng, viết đẹp khi các em đặt bút viết.
2.3.7: Động viên, khen thưởng.
- Để khuyến khích học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp giáo viên phải thường
xuyên chấm, chữa bài và sửa lỗi cho học sinh.
- Cuối mỗi tháng, sau khi chấm vở sạch chữ đẹp giáo viên có nhận xét và động
viên tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến độ về chữ viết, học sinh
viết đẹp giữ vở sạch...
- Đặt tiêu chuẩn thi đua để khuyến khích, động viên học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, kết quả giữ vở và rèn viết
chữ đẹp của tập thể học sinh lớp 1D đã đạt được những kết quả như sau:
KẾT QUẢ XẾP LOẠI VSCĐ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC NĂM 2018
TSHS
31

Loại A

Loại B

Loại C

SL

Tỉ lệ %

SL


Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

22

70,4%

9

29,6%

0

0%

Qua bảng số liệu khảo sát trên cho thấy chữ viết của học sinh đã có những
chuyển biến rõ rệt. Sau gần một năm áp dụng các biện pháp nêu trên chất lượng
chữ viết của học sinh đã được nâng lên đáng kể, không có học sinh viết chữ
loại C.
- Một số em đầu năm bài viết chưa hoàn thành, chữ viết chưa đúng mẫu, viết
nguệch ngoạc, trình bày bài còn bẩn, chưa trình bày bài theo đúng yêu cầu của
bài viết thì đến nay các em đã biết viết chữ đúng mẫu, đảm bảo được yêu cầu
của bài viết trong vở Tập viết và viết đúng tốc độ quy định trong chuẩn kiến
thức kĩ năng Lớp 1.
- 100% học sinh biết giữ vở sạch sẽ.
Không những các em chỉ hoạt động tốt trong phong trào rèn chữ viết, bên cạnh đó
các em đã thực hiện tốt được nền nếp, đẩy mạnh được chất lượng học tập của lớp.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận.

11


Qua nhiu nm ging dy lp 1 v qua quỏ trỡnh tớch ly, nghiờn cu, ỏp
dng ti Mt s bin phn rốn ch vit cho hc sinh lp 1. Tụi thy vic
rốn luyn k nng vit ỳng, vit p cho hc sinh Tiu hc núi chung v rốn k
nng vit ỳng, vit p cho hc sinh lp 1 núi riờng l rt cn thit. Vic ỏp
dng cỏc phng phỏp, bin phỏp khộo lộo, linh hot giỳp cho gi hc Tp vit
din ra mt cỏch nh nhng, hc sinh hng thỳ say mờ hc tp t ú nõng cao
cht lng v ch vit.
t hiu qu cao trong vic rốn ch vit cho hc sinh thỡ ngi giỏo viờn
cn nghiờn cu k cỏc mu ch vit trong trng Tiu hc, nghiờn cu k ni
dung bi dy trong cỏc bi Tp vit, nm vng mc ớch yờu cu ca tng bi
la chn phng phỏp, hỡnh thc t chc dy sao cho phự hp vi i tng hc
sinh m bo yờu cu chun kin thc k nng ca mụn hc. ng thi cn to
iu kin cho mi cỏ nhõn hc sinh bc l v phỏt trin kh nng, nng khiu
ca mỡnh. Ch p l mt nột vn húa truyn thng, th hin s ti hoa ca
ngi cm bỳt, l mún n tinh thn khụng kộm phn quan trng trong cuc sng
ca con ngi xa v nay. Do vy tụi thng xuyờn phi t luyn ch sao cho
ỳng v p. Mi nm hc tụi u cú v tp vit ca mỡnh vit sn, va luyn
ch va thun tin cho vic hng dn v lm mu cho hc sinh tp vit. Tụi
cũn su tm nhng bi vit, v vit sch p ca hc sinh nhng nm hc trc
gii thiu cho hc sinh hc tp.
Hc sinh lp 1 cũn nh nhn thc cũn hn ch, thi gian dnh cho vic luyn
vit cũn ớt nờn vic rốn ch vit cho hc sinh khụng phi ngy mt, ngy hai m
cú c. M nú l c mt quỏ trỡnh dy cụng kh luyn ca c thy v trũ. Vỡ
vy ũi hi ngi giỏo viờn phi linh hot, kiờn trỡ, bn b trong sut quỏ trỡnh

ging dy phõn mụn Tp vit núi chung v dy hc sinh luyn vit núi riờng.
Vic rốn hc sinh luyn vit theo hng nờu trờn ó em ti s tin b vt bc
khụng ch phõn mụn Tp vit m cũn giỳp cỏc em cú ý thc vit ỳng v p
cỏc bi chớnh t v tt c cỏc mụn hc khỏc.
T kt qu trờn ó cho thy nhng bin phỏp m tụi a ra l thit thc, hiu
qu. Tuy nhiờn thc t cho thy khụng cú bin phỏp no l vn nng c m iu
quan trng l ngi giỏo viờn phi bit la chn, vn dng cỏc bin phỏp linh
hot hi ho, hp lớ thỡ quỏ trỡnh ging dy mi t hiu qu cao.
- Kin ngh.
* i vi nh trng:
- Duy trỡ cỏc phong tro thi ua Gi v sch - vit ch p. Hi thi vit ch
p cp trng.
- Thng xuyờn t chc cỏc bui chuyờn ỏnh giỏ v rỳt kinh nghim
nõng cao cht lng v sch ch p ca trng ca tng khi lp.
- a tiờu chun Gi v sch- vit ch p vo ỏnh giỏ thi ua ca thy v trũ.
- Trng by cỏc bi vit p, tp v sch cho hc sinh ton trng tham kho.
* i vi ph huynh:
- Mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo yêu cầu của nhà
trờng.
- To cho cỏc em tõm lý vui v, thoi mỏi nht khi n trng.
12


- Thờng xuyên kiểm tra sách vở, đôn đốc, kèm cặp con học
tập.
- Kt hp cht ch vi nh trng to iu kin cho cỏc em hc tp tt hn.
* i vi phũng GD & T
-Trang b thờm cỏc thit b dựng, v luyn vit ch p cho giỏo viờn v
hc sinh.
- Duy trỡ t chc cỏc hi thi Vit ch p cho giỏo viờn v hc sinh Tiu

hc.T chc cỏc chuyờn v ch vit p nhiu hn na giỏo viờn hc hi
v rốn luyn.
Trờn õy l mt s bin phỏp nh m bn thõn tụi ó rỳt ra trong quỏ trỡnh
nghiờn cu v ging dy lp mỡnh. Vi mong mun nõng cao cht lng ch
vit cho hc sinh. T cỏch i mi phng phỏp ca thy gúp phn rốn luyn v
t th ngi hc, cỏch cm bỳt, v v k thut vit ca trũ. ti Mt s bin
phỏp rốn ch vit cho hc sinh lp 1 l mt ti rt rng cho nờn nhng
nghiờn cu m tụi a ra ớt nhiu vn cũn hn ch khụng trỏnh khi nhng thiu
sút. Kớnh mong Hi ng khoa hc Thnh ph Thanh Húa, Ban giỏm hiu
trng Tiu hc ụng Hng, cựng cỏc ng nghip gúp ý, b sung ti
ca tụi c hon thin hn.
Tụi xin chõn thnh cm n!

13


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa,ngày 18 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trịnh Thị Thắng

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
STT

Tên tác giả


Tên tác phẩm

Nhà xuất bản

1

Phạm Văn Đồng

Báo Tiền phong
số 127
NXB Giáo dục

2

Đặng Thị Lanh
(chủ biên)

“ Dạy nét chữ, nết
người”
“Sách giáo viên
Tiếng Việt lớp 1 tập 1, 2”
Vở Tập viết 1
-Tập 1,2

3

Đặng Thị Lanh
Hoàng Hoà Bình
Hoàng cao Cương

Trần Thị Minh
Phương-Nguyễn
Trí (Biên soạn)

NXB Giáo dục
Việt Nam

Năm xuất
bản
1968.
2002
2015

14


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Thắng
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường tiểu học Đông Hương

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Dạy học góp phần hình thành kỹ năng giải

toán có lời văn lớp 3.
Một số kinh nghiệm dạy môn tập viết lớp 1
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 khắc
phục khó khăn khi thực hiện giải toán có

2.
3.

Cấp đánh
giá xếp
loại
(Phòng,
Sở, Tỉnh...)
Phòng

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

Phòng
Phòng

C
B

Năm học
đánh giá xếp

loại
2002 - 2003
2004 - 2005
2012 - 2013
15


4.
5.
6

lời văn.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy
học giải toán có lời văn ở học sinh lớp 2.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy
học giải toán có lời văn ở học sinh lớp 2.
Một số biện pháp góp phần rèn chữ viết
cho học sinh lớp 1.

Phòng

A

2013 - 2014

Sở

C

2013 - 2014


Phòng

A

2016 - 2017

16



×