Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.84 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1
A . PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết giáo dục là quốc sách hàng đầu, nói đến giáo dục là nói
đến chất lượng bởi nó là then chốt, là mối quan tâm lớn nhất của bao nhiêu thế hệ.
Sung sướng biết bao khi các bậc phụ huynh nhìn thấy con mình biết đọc, biết viết
những nét chữ đầu tiên trên trang giấy trắng. Bởi vậy vấn đề rèn chữ viết cho học
sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Để các em viết đúng quy trình, viết
đẹp và đều nét chữ không phải là dễ dàng và đây cũng là một quá trình học tập, rèn
luyện. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của
nét người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện
cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc
bài vở của mình ”. Đó là điều mà bấy lâu nay nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở
góp nhiều công sức cải tiến phương pháp giảng dạy của mình cho phân môn tập viết.
Trong những năm gần đây ở Tiểu học chú trọng nhiều đến việc rèn chữ cho học sinh
qua phong trào “Vở sạch chữ đẹp”. Năm học 2012 - 2013 tỉnh Quảng Bình đã tổ chức
ngày hội thi viết chữ đẹp cấp Tiểu học.Tất cả giáo viên, học sinh và các bậc phụ
huynh đã hưởng ứng nhiệt tình cho ngày hội này.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh nói chung và học sinh lớp tôi nói
riêng chữ viết chưa đẹp, cỡ chữ, độ cao và khoảng cách chưa chính xác, còn hay sai,
bên cạnh đó tư thế để viết nhiều em chưa chú ý. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung.
Mặc dù hiện nay, vào thời điểm công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Tác
động không nhỏ tới đời sống mọi mặt xã hội, có thể không cần chữ viết đẹp vì đã có
máy tính. Nhưng với những ý nghĩa giáo dục như đã nêu trên thì việc rèn chữ cho học
sinh ngày càng cần thiết, nó góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
Chính vì vậy trong quyết định ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Tiểu học của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 4/5/2007 số 14/2007/QĐ - BGDĐT cũng
đã nêu rất rõ yêu cầu giáo viên tiểu học phải viết đúng mẫu, biết cách hướng dẫn học
sinh “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”.


1
Trước tình hình thực tế như vậy vấn đề đặt ra là người giáo viên càng phải có
những phương pháp, biện pháp gì khắc phục để rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp
đối với học sinh Tiểu học? Đó là việc làm hết sức quan trọng đối với người giáo viên
dạy Tiểu học hiện nay.
Trong năm học này, bản thân tôi trực tiếp dạy lớp 1, đã đầu tư nhiều thời gian
để tìm ra phương pháp, biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 đạt kết quả cao. Để
góp phần nâng cao chất lượng chữ viết tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ
về việc: “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”.
II. CƠ SỞ CỦA VIỆC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận:
- Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu Học
nhất là đối với học sinh lớp Một. Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt
và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp, góp
phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà
trường đó là kỹ năng viết chữ.
- Dạy Tập viết cụ thể là dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẽ,
dòng kẽ, hình dáng, tên gọi các nét, độ cao, cỡ chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh,
dấu phụ, các khái niệm liên kết nét hoặc liên kết chữ cái … . Từ đó hình thành ở các
em về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết.
- Dạy học sinh biết được những kỹ năng và thao tác viết chữ từ đơn giản đến
phức tạp bao gồm những kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái
tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở
kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết
đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng là
một kỹ năng đặc thù của việc dạy Tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm.
Bên cạnh đó giáo viên cần nắm vững chương trình tập viết hiện hành của Bộ Giáo
Dục và Đào tạo để không những nâng cao chất lượng dạy viết chữ mà còn phối hợp
với các hợp phần khác nhằm phát huy vai trò công cụ của việc Tập viết. Chương trình
tiểu học ban hành theo Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể như sau:
2
- Lớp 1: Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh. Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ, tập ghi
dấu thanh đúng vị trí, làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định,
tập viết các số đã học.
- Ở lớp Một việc dạy Tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần. Học sinh
luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu đó là: Luyện tập viết chữ trong các tiết
học âm, chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiết tập viết.
Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng tập viết còn được triển khai trong các giờ học chính
tả.
- Khi học tập viết, học sinh được quan sát trực tiếp chữ mẫu và cách viết mẫu của
giáo viên, nghe giáo viên phân tích cách viết để hình thành biểu tượng chữ viết. Sau
đó học sinh được luyện tập nhiều lần được sửa chữa rồi mới viết vào vở. Do vậy, hoạt
động của giáo viên và học sinh có cao hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện về
cơ sở vật chất như lớp học, ánh sáng, bàn ghế: phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Ánh sáng phòng học: Phòng học phải có đủ ánh sáng cho mọi học sinh ngồi
học theo quy định của vệ sinh học đường. Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo: Độ
chiếu sáng trong không gian lớp học từ 200 – 500 lux (lux: đơn vị đo độ chiếu sáng
Quốc tế)
2. Bảng lớp: Bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải, cạnh dưới của bảng ngang
tầm đầu của học sinh ngồi trong lớp.
3. Bàn ghế học sinh: Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình
của từng đối tượng học sinh.
4. Bảng viết của học sinh (Bảng con): Cần chú ý những điều kiện tối thiểu về
việc chuẩn bị bảng con của học sinh. Bảng làm bằng chất liệu mica màu trắng và
dụng cụ viết bằng bút dạ học sinh sẽ không chủ động khi viết chữ.
5. Phấn viết, khăn lau bảng và bút viết: Không cho học sinh dùng phấn cứng
quá hoặc phấn kém phẩm chất. Khăn lau bảng cần sạch sẽ, có độ ẩm, được gấp lại
nhiều lần, độ dày thích hợp. Giai đoạn đầu của lớp Một học sinh dùng bút chì đến
tuần 8 mới dùng bút kim mực.

6. Vở tập viết: Vở tập viết là phương tiện luyện tập thực hành quan trọng của
học sinh. Vở tập viết đã in sẵn chữ mẫu thể hiện nội dung và yêu cầu của bài tập viết.
3
Giáo viên cần nắm vững yêu cầu và đặc điểm của từng bài để hướng dẫn cách viết
thích hợp.
- Để hình thành kỹ năng viết chữ cho học sinh, việc dạy Tập viết phải trải qua hai
giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Giai đoạn này hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết,
giúp các em hiểu và ghi nhớ được hình dáng, kích thước, quy định viết từng chữ cái.
Cái hiểu biết này giúp học sinh viết chữ một cách tự giác. Nhờ vậy, kết quả đạt được
sẽ nhanh và chắc chắn hơn.
* Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ viết
thông qua các hình thức luyện tập viết chữ.
Tóm lại: Dạy Tập viết ở Tiểu Học là truyền thụ cho học sinh những kiến thức
cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết học sinh nắm bắt được
các kiến thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái Tiếng Việt, thể hiện bộ chữ cái này trên
bảng, vở … đồng thời được hướng dẫn các yêu cầu kĩ thuật viết nét chữ, chữ cái, viết
từ và câu. Ngoài ra, trong việc dạy học sinh hình thành kĩ năng viết chữ cần phải tính
đến các yếu tố cảm xúc về tâm lý, nếu trẻ viết với tâm lý vui vẻ, phấn chấn. Các em
vui khi được tiếp xúc với thế giới các con chữ và viết được một chữ. Gooc-ki gọi là:
“Yếu tố bùng nổ tâm lý”, đồng thời cũng là cảm xúc mãnh liệt nhưng cũng rất hồn
nhiên sinh động khi trẻ học viết chữ.
2. Cơ sở thực tiễn:
Đầu năm học khi nhận lớp, học sinh tôi rất khờ, nhiều em chỉ biết cầm bút chì
ngồi nhìn các bạn viết, tôi thật sự boăn khoăn lo lắng, nỗi lo lắng ấy tràn ngập trong
lòng tôi hằng ngày, hằng giờ. Từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ phải tìm hiểu thực tế vì sao
các em chưa viết được, viết chưa đẹp. Đó là một vấn đề cấp bách đối với bản thân tôi.
Sau đó tôi tiến hành tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng non yếu
này. Có rất nhiều nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Gia đình học sinh đa số ở vùng nông thôn sống bằng nghề nông, gia đình đông con,

hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến
việc học tập của con em.
- Bản thân mỗi em chưa phát huy được tính tự học tự rèn ở trường cũng như ở nhà.
Mặt khác phụ huynh chưa đôn đốc nhắc nhở còn thơ ơ với việc học tập.
4
- Các em còn ham chơi hơn ham học.
- Học sinh chưa nắm được cấu tạo nét, điểm đặt bút, dừng bút của các nét cơ bản,
các con chữ … Chưa nắm được quy trình viết hay viết ngược chữ.
- Cầm bút chưa đúng cách, ngồi viết chưa đúng tư thế, chưa khoa học.
- Dụng cụ hoc tập còn thiếu ở một số em.
- Một số học sinh chưa được qua mẫu giáo.
III. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
TÀI LIỆU PHỤC VỤ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU VIẾT SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM.
1. Thời gian nghiên cứu:
- Tháng 9/ 2011 đến tháng 5/ 2012.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng tác động trực tiếp là học sinh lớp 1D.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Trường Tiểu học Quảng Long
- Chương trình dạy tập viết lớp 1.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp luyện tập
- Phương pháp so sánh, đối chứng
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
5. Tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm:

- Vở tập viết lớp 1
5
- Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 1
- Dạy tập viết ở trường tiểu học.
- Chuẩn kiến thức,kĩ năng môn Tiếng Việt (phân môn tập viết lớp 1)
- Tạp chí thế giới trong ta của các năm.
- Quyết định 31 về mẫu chữ viết để dạy và học ở trường Tiểu học.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. ĐIỀU TRA, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU NĂM HỌC:
1. Thực trạng dạy và học phân môn tập viết:
a. Thực trạng chung:
Đây là lớp học đầu cấp, các em đến trường đang còn bỡ ngỡ với những con
chữ. Nhìn thì thấy rất đơn giản nhưng để viết đúng mẫu, cỡ chữ, viết đúng khoảng
cách và thành thạo thì trẻ cần phải gắng công khổ luyện dưới sự tận tình chăm sóc
của thầy cô.
Ở trường Tiểu học đã từ lâu rất chú trọng đến chữ viết nhưng học sinh vẫn viết
xấu là do nhiều nguyên nhân: Từ phía nội dung chương trình,từ phía phụ huynh, học
sinh và giáo viên.
Như chúng ta đã biết, ngay ở học kì 1 phân môn tập viết có một tiết riêng mà 2
tuần mới viết một bài, những bài còn lại trong vở nó được lồng ghép với tiết Học vần.
Do vậy, để đầu tư cho học sinh viết chữ đẹp toàn lớp thì rất khó. Những em có năng
khiếu về chữ viết rất ít, giáo viên phải đi từng em để cầm tay mà thời gian thì có hạn.
Đó là vở tập viết chưa kể vở âm - vần cũng không có trong chương trình học chính
khóa.
Về phía phụ huynh, các bậc cha mẹ ít nắm được quy trình viết như là điểm đặt bút,
điểm dừng bút của các con chữ.
Về phía học sinh các em chưa đủ ý thức để học vì còn quá nhỏ.
Chính vì vậy, việc rèn chữ viết cho học sinh chủ yếu là được thực hiện ở lúc
tập viết ở vở tập viết. Vậy làm thế nào để rèn chữ đạt kết quả cao? Đây là vấn đề đặt
ra cho mỗi giáo viên, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự tìm ra cho mình một giải pháp

thích hợp góp phần nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp toàn diện cho học sinh.
6
b. Thực trạng chữ viết ở học sinh lớp 1 trường Tiểu học Quảng Long.
Nhiều em mới vào học còn đọc chớt (phát âm chưa chuẩn) cho nên dẫn đến
việc hay viết sai, ý thức tự luyện viết của các em rất hạn chế. Gia đình các em đa số
là nông dân, tuy còn nhỏ nhưng các em vẫn phải làm việc phụ giúp bố mẹ nên có
phần nào ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
Ở trường, các em được thầy cô giáo giảng dạy chu dáo, tận tình đưa tay giúp
các em viết từng nét chữ, bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học. Nhưng do
thiết bị, đồ dùng dạy học cũng như kích cỡ bàn ghế, phòng học, ánh sáng chưa đúng
theo quy định nên cũng hạn chế việc hình thành kiến thức, kĩ năng cho các em.
II. YÊU CẦU CƠ BẢN, PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1/ Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1:
a. Kiến thức, kĩ năng:
+ Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao,
cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ,
chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
+ Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành
chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra
học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở…
bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc (không mắc quá 5
lỗi chính tả).
- Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết.
Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng.
Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh
rèn luyện cách viết các chữ vừa học.
- Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc như: đường kẻ ngang,
quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện
viết ở nhà.
Vở tập viết của Bộ giáo dục phát hành giúp học sinh không ngừng nâng cao về

chất lượng chữ viết mà còn phối hợp với các môn học khác nhằm phát huy vai trò của
phân môn tập viết. Chương trình tập viết lớp một gồm có:
7
Học kỳ I: Sau mỗi bài học vần học sinh được luyện viết những chữ các em vừa
học và mỗi tuần có thêm 1 tiết tập viết.
Học kỳ II: Mỗi tuần có 1 tiết tập viết, mỗi tiết 35 phút và học sinh được làm
quen với chữ viết hoa.
b. Cơ sở tâm lý:
Tâm lý tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức. Nếu trẻ được
viết trong tư thế thoải mái, tâm trạng phấn khởi thì dễ có kết quả tốt. Ngược lại, nếu
trẻ buồn phiền thì chữ viết cũng bị ảnh hưởng.
- Lý thuyết hoạt động: Để viết được chữ thì học sinh phải hoạt động (phải tiêu hao
năng lượng của thần kinh và bắp thịt). Hoạt động viết của học sinh được thực hiện
qua thao tác sau:
- Làm quen với đối tượng: Khi giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ tri giác bằng mắt, tai và
tay sẽ làm theo.
- Nói điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay theo các đường nét của chữ cái để
nhấn mạnh cách viết đồng thời nhận ra tên gọi, hình dáng chữ đó.
- Nói thầm kiến thức mới thu nhập được để tái hiện hình ảnh đó trong óc trước khi
viết.
- Làm thử: Hình ảnh đã có trong óc cần được thể hiện trên bảng, trên giấy bằng các
dụng cụ như bút bảng, phấn, bút mực.
- Kiểm tra lại kết quả so với mẫu để rút kinh nghiệm cho lần sau.
c. Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết:
- Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương bàn tay của trẻ đang
độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về, chóng mệt mỏi.
- Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản ứng tự nhiên là
các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển.
- Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải biết kỹ
thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải có điểm

tựa là mép cùi của bàn tay. Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ khó vận động,
nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.
8
- Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổ tay,
cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết không đúng và
nhanh được.
d. Đặc điểm đôi mắt trẻ khi viết:
- Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Vì vậy, nếu chữ viết được trình bày với
kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ
chữ, từ đó dẫn đến cận thị.
- Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay chưa ghi
lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại nhiều
hay ít tuỳ theo từng học sinh, thì các em mới chép đúng mẫu.
2/ Phương pháp thưc hiện:
a) Phương pháp trực quan:
Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết
hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình
dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ
cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.
Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện
đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng
to trên bảng hoặc trên máy chiếu, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu… Tiêu
chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp.
Chữ mẫu có tác dụng:
- Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ
đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ cái
cần viết trong bài học.
- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ
của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền
mạch, viết nhanh.

- Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loại chữ
mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
9
Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý
quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết,
nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng
củng cố việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết
đúng.
b) Phương pháp đàm thoại gợi mở:
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên
dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc
hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống
nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ A, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ A gồm có bao nhiêu nét? là
những nét nào? chữ A cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?…
Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai
trò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái
chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau.
c) Phương pháp luyện tập:
Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng
dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu
là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng
và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng
bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộ môn
Tiếng Việt và các môn học khác.
Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồi
viết. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:
*Tập viết chữ (Chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu) trên bảng lớp.
Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bức
đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ

hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Từ đó, giáo
viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ
tự các nét viết).
10
*Tập viết chữ vào bảng con của học sinh:
Học sinh luyện tập viết bằng phần (hoặc bút bảng) vào bảng con trước khi viết
vào vở. Học sinh có thể viết chữ cái, vần, chữ khó vào bảng. Khi sử dụng bảng, giáo
viên phải hướng dẫn học sinh cả cách lau bảng, cách giơ bảng, cách sử dụng và bảo
quản phấn…
*Luyện viết trong vở:
Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ
mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng
cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các em viết đủ, viết
đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết.
Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết.
Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc
làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự
kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến trẻ.
* Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp.
Chất lượng về chữ viết của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện chủ
quan (năng lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì, trình độ sư phạm của giáo viên…) mà
còn có sự tác động của những yếu tố khách quan (điều kiện, phương tiện phục vụ cho
việc dạy và học Tập viết). Do vậy, muốn rèn cho học sinh nếp viết rõ ràng, sạch đẹp,
giáo viên cần quan tâm hướng dẫn, nhắc nhở các em thường xuyên.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết thông
qua 2 hình thức: viết trên bảng (bảng cá nhân – bảng con, bảng lớp) bằng phấn và
viết trong vở tập viết (tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối với lớp
1) bằng bút chì, bút mực. Do vậy, để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh
cần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu sau:
- Chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau đúng qui định:

+ Bảng con có dòng kẻ đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết.
+ Phấn viết có độ dài vừa phải.
+ Khăn lau sạch.
Lưu ý: Sử dụng bảng con hợp lí và đảm bảo vệ sinh:
11
+ Ngồi viết đúng tư thế.
+ Cầm và điều khiển viên phấn đúng cách.
+ Viết xong cần kiểm tra lại. Tự nhận xét và bổ sung chỗ còn thiếu, giơ bảng
ngay ngắn để giáo viên kiểm tra nhận xét.
+ Đọc lại chữ đã viết trước khi xoá bảng.
- Vở tập viết, bút chì, bút mực:
Vở tập viết lớp 1 cần được giữ gìn sạch sẽ, không để quăn góc hoặc giây bẩn.
Bút chì dùng ở 7 tuần đầu lớp 1 cần được bọc cho cẩn thận, đầu chì không nhọn quá
hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ. Riêng về bút mực, trước đây đòi hỏi học sinh hoàn
toàn sử dụng loại bút có quản, ngòi bút nhọn đầu viết được nét thanh nét đậm. Từ khi
loại bút bi được sử dụng phổ biến thay thế cho bút chấm mực, việc học tập viết của
học sinh có phần tiện lợi (viết nhanh, đỡ giây mực…) song chất lượng chữ viết có
phần giảm sút.
* Thực hiện đúng qui định khi viết chữ:
- Tư thế ngồi viết: Tư thế lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách
vở 25 – 30cm; nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị
xê dịch; hai chân để song song, thoải mái (tham khảo hình vẽ minh hoạ ở trang 2, vở
Tập viết 1 – tập 1)
- Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa)
với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá): khi viết, dùng ba ngón
tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay,
khuỷu tay và cánh tay cử động theo, mềm mại, thoải mái.
- Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn
trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở
phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết độ nghiêng

của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ. Như vậy, dù viết
theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ
khác nhau về cách để vở).
- Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết; viết theo
yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết chòi ra
12
mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ, không được tẩy xoá mà cần để cách
một khoảng ngắn rồi viết lại.
3/ Những biện pháp thực hiện:
Từ tình hình thực tế của lớp, nguyên nhân và trên cơ sở lý luận đã đưa ra, bản
thân tôi đã cố gắng cải tiến, áp dụng các phương pháp giảng dạy của mình với mục
tiêu rèn học sinh viết được, viết đúng và viết đẹp hơn. Qua quá trình nghiên cứu tôi
đã tìm ra một số biện pháp rèn chữ viết và vân dụng vào thực tế như sau:
- Tập cho các em tô các nét cơ bản bằng bút chì (giai đoạn đầu của lớp một)
- Cung cấp đầy đủ kiến thức về các nét cơ bản: nét ngang, sổ thẳng, xiên phải, xiên
trái, móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu, cong hở trái, cong hở phải, cong kín, khuyết
trên, khuyết dưới, nét thắt …. Cho học sinh nắm thật vững học sinh nào viết các nét
chưa đúng, chưa đẹp yêu cầu rèn ngay tại lớp hoặc ở nhà đến khi viết được mới thôi.
Qua phần rèn viết âm, tiếng, từ các em chỉ cần ghép các nét đã học viết tạo thành âm,
tiếng dễ dàng hơn.
- Giáo viên hướng dẫn kĩ phần cấu tạo nét chẳng hạn: Con chữ a gồm nét cong c
(cong trái) và nét l (móc ngược). Chữ b gồm nét khuyết trên và nét
ϑ
(nét thắt trên).
- Cho học sinh xác định được độ cao từng con chữ mà Quyết định 31/2002/QĐ-
BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Mẫu chữ
cái viết thường: Các con chữ: h, b, g, y, l được viết với chiều cao 2,5 đơn vị (tức 5 ô
li).
+ Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị (3 ô li vở)
+ Chữ cái r, s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị

+ Chữ cái d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị
+ Các chữ cái còn lại: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x được viết với
chiều cao 1 đơn vị.
+ Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị
+ Chiều cao của các chữ số là 2 đơn vị
+ Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị. Riêng chữ cái viết hoa y, g
được viết với chiều cao 4 đơn vị.
13
- Xác định khoảng cách âm với âm, vần với vần, tiếng với tiếng, từ với từ là một thân
con chữ o.
- Học sinh nắm kỹ cách đưa bút, lia bút, cách viết liền mạch.
+Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét
đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
+Kỹ thuật lia bút:
Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với
nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) không
chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút.
Ví dụ: b nối với a -> ba
+ Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét
chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ
điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
- Xác định được điểm đặt bút, dừng bút của con chữ, …
+Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có
thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
+ Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng
có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
+ Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3
đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang.
- Ở trường cần cho học sinh rèn viết ở bảng con nhiều lần nhằm giúp các em viết vào
vở nhanh và đúng để luyện viết trên giấy ô li theo 5 dòng kẻ.

- Học sinh viết sai giáo viên sửa ngay tại lớp.
- Về nhà giáo viên cần định hướng rõ phần bài viết ở nhà để các em tự rèn ở nhà dễ
dàng hơn.
14
- Mặt khác cho học sinh thi đua viết giữa bạn này với bạn kia hoặc tổ này với tổ kia
để tạo sự thích thú học tập cho học sinh.
- Giáo viên thường xuyên uốn nắn, nhắc nhở, cầm tay học sinh viết yếu, viết chưa
được nhằm giúp các em cố gắng rèn chữ viết.
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh để xem học sinh tự học
đến mức độ nào để cho giáo viên giúp đỡ và rèn luyện thêm.
- Kết hợp với gia đình, phụ huynh học sinh, giúp phụ huynh học sinh hiểu được tầm
quan trọng của chữ viết. Mặt khác, giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của
từng em. Thường xuyên đến thăm gia đình để kịp thời nắm bắt tình hình học tập ở
nhà của học sinh. Từ đó, giáo viên kịp thời phối hợp giữa nhà trường và gia đình để
có biện pháp rèn luyện tốt hơn.
- Giáo viên nắm chất lượng học tập ngay từ đầu năm để sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý.
Em có chữ viết đẹp ngồi cạnh em viết chưa đẹp tạo điều kiện học bạn.
- Đưa em viết chưa được, chưa đẹp lên ngồi bàn đầu để giáo viên cầm tay, uốn nắn,
nhắc nhở thuận tiện hơn.
- Hằng ngày, giáo viên phải uốn nắn nhiều đến học sinh viết chưa được, chưa đẹp.
- Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp
mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình
dáng, kích thước mẫu chữ, tìm sự giống và khác nhau giữa chữ cái đang học với chữ
cái đã học trước đó trong cùng một nhóm. Chẳng hạn khi dạy chữ cái h giáo viên có
thể đặt câu hỏi: “Chữ h cấu tạo bằng những nét nào? (nét khuyết trên và nét móc 2
đầu), chữ cái h có độ cao mấy đơn vị chữ? (cao 2,5 đơn vị), chữ cái h giống chữ cái l
đã học ở nét nào? (giống nét khuyết trên) …”. Vai trò của người giáo viên ở đây là
người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái để học sinh nắm được
chắc chắn sau đó tiến hành luyện viết dễ dàng hơn.
- Giáo viên cần chú ý đến những giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn

học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu
(cúi đầu viết đúng hình dáng, cấu tạo nét, đúng cỡ chữ, sau đó là viết đúng tốc độ quy
định và đẹp)
15
- Khi học sinh luyện tập viết chữ giáo viên cần uốn nắn để các em cầm bút đúng cách
và ngồi viết đúng tư thế. Muốn học sinh lớp Một viết đúng, đẹp người giáo viên cần
phải:
+ Viết chữ mẫu đúng và đẹp
+ Nắm kỹ nội dung từng bài dạy để rèn thêm những yêu cầu rèn viết phù hợp
với tình hình thực tế lớp mình.
+ Có đức tính kiên trì, chịu khó, tận tụy với công việc. Sự nhiệt tình, chu đáo
của giáo viên là một trong những yếu tố để đảm bảo sự thành công của giờ dạy tập
viết. Đồng thời việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi người học phải nắm vững các thao tác
kỹ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác đó. Giống như cụ Cao Bá Quát ngày xưa
khi mới đi học ông viết chữ xấu như gà bới sau nhờ kiên trì luyện tập ngày đêm quên
cả nghỉ ngơi, ông đã trở thành người nổi tiếng viết chữ đẹp.
III / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua quá trình nghiên cứu, vận dụng thử nghiệm các biện pháp trên, bước đầu
đã đạt được kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh như sau:
Các đợt Tổng số HS
Loại A Loại B Loại C
SL % SL % SL %
Giữa kì 1 19 9 47.4 7 36.8 3 15.8
Cuối kì 1 19 12 63.2 6 31.6 1 5.2
Giữa kì 2 19 15 78.9 4 21.1 0 0
Cuối kì 2
19 17 89.5 2 10.5 0 0
So sánh kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh các đợt tăng dần ở
loại A. Sở dĩ có được kết quả này là nhờ vào sự vất vả của bản thân tôi đã đầu tư,
chuẩn bị khá chu đáo về nội dung cũng như hình thức tổ chức dạy học cho học sinh

trên lớp việc tự rèn, tự học khi ở nhà. Sử dụng tốt đồ dùng dạy học nhất là bộ chữ
mẫu kết hợp chữ viết đúng mẫu rõ ràng và đẹp của giáo viên. Từng bước cải tiến
được phương pháp giảng dạy, mạnh dạn sử dụng ling hoạt các phương pháp áp dụng
ngay vào tình hình thực tế học sinh của lớp mình đang phụ trách.
C. PHẦN KẾT LUẬN
16
Tóm lại, muốn học sinh lớp 1 viết được chữ, viết đúng cỡ chữ và kỹ năng viết
đẹp đòi hỏi người giáo viên cần phải:
- Giáo viên có đức tính kiên trì, chịu khó, hết lòng vì học sinh, u nghề mến trẻ với
phương châm: “ Tất cả vì học sinh thân u”.
- Cho học sinh xác định được tầm quan trọng của chữ viết, chịu khó rèn luyện kỹ
năng viết cho học sinh bằng nhiều hình thức khả thi nhất đối với học sinh lớp mình.
- Giáo viên phải vận dụng phương pháp quan sát và phương pháp thực hành là chủ
yếu
- Giáo viên dùng hình thức nêu gương em viết chữ đẹp ở lớp, ở khối cho học sinh
biết. Từ đó, học sinh xác định động cơ học tập đúng đắn của mình. Mặt khác, tự tạo
mọi điều kiện để học bạn.
- Giáo viên thường xun nhận xét, tun dương sự tiến bộ về chữ viết của học sinh
trong từng bài viết để học sinh thấy sự tiến bộ của mình dù chỉ là một tiến bộ nhỏ. Từ
đó học sinh tích cực rèn luyện nhiều hơn nữa.
- Giáo viên phải mẫu mực sư phạm, chữ viết đúng chuẩn, rõ ràng, đẹp.
- Phát huy cơng tác chủ nhiệm lớp, tìm hiểu rõ ngun nhân vì sao học sinh viết chưa
đẹp để giáo viên có biện pháp thích hợp, dạy nâng dần chất lượng chữ viết của lớp
lên.
- Giáo viên tạo điều kiện phối hợp mơi trường giáo dục giữa nhà trường và gia đình
học sinh.
Trên đây là một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1. Là một giáo
viên chủ nhiệm lớp, nếu như chúng ta thực hiện đảm bảo các nội dung, chương trình
và biện pháp đã nêu trên, Tơi tin tưởng rằng chúng ta sẽ đạt được những kết quả như
mong muốn để kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống dân tộc. Đào tạo những học

sinh có đủ điều kiện trở thành “Những chủ nhân tương lai của đất nước”.
Ý kiến đề xuất:
Qua một thời gian áp dụng, tơi thấy học sinh lớp có những chuyển biến
rõ rệt về chữ viết. Viết nắn nót, cẩn thận đã thành thói quen của học sinh. Các em
17
luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp. Bản thân giáo viên khi dạy
cũng thấy hứng thú, say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn.
Tuy vậy trong quá trình dạy học sinh tôi nhận thấy còn một vài bất cập sau
đây:
- Nâng cao chất lượng vở tập viết (giấy quá mỏng, học sinh viết bị nhòe)
- Vở tập viết nên in trên giấy vở ô li để học sinh viết chuẩn hơn (hiện nay vở tập viết
chỉ có dòng kẻ ngang)
- Vở tập viết nên kẻ 5 dòng kẻ giống như vở ô li
- Cần có quy định cụ thể về thời gian cho học sinh chuyển sang viết cỡ chữ nhỏ để
đảm bảo chất lượng chữ viết khi chuyển sang viết chính tả.Chỉ nên cho học sinh viết
cỡ chữ nhỡ hết học kì I, học kì II nên cho các em chuyển viết chữ nhỏ và tô chữ hoa
từ tuần 19. (Hiện nay học sinh viết cỡ chữ nhỡ đến hết tuần 24, tuần 25 chuyển ngay
sang viết chữ nhỏ. nên nhiều học sinh còn lúng túng, chữ viết xấu do các em ít có
thời gian viết chữ nhỏ trước khi chuyển sang phần viết chính tả.)
Với thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế dẫu sao không tránh khỏi nhiều
thiếu sót. Bản thân tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp, xây dựng của các nhà
chuyên môn, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là của hội đồng sáng kiến kinh nghiệm
các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn hảo hơn.
Hy vọng rằng càng ngày tôi càng có nhiều kinh nghiệm hơn nữa để vận dụng
vào dạy học đạt kết quả cao, đưa chất lượng đi lên ngày một hoàn thiện hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn.!
Quảng Long, ngày 20 tháng 5 năm 2012
Người viết:
Dương Thị Anh Vân
18

Đánh giá của HĐKH nhà trường:





Chủ tịch HĐKH
Đánh giá của HĐKH Phòng GD&ĐT Quảng Trạch:






Chủ tịch HĐKH
19
20

×