Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số phương pháp để học sinh học tốt phân môn tập dọc nhạc ở lớp 6 theo mô hình trường THCS mới VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP - THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔNG THỌ
----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN
MÔN TẬP ĐỌC NHẠC Ở LỚP 6 THEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG THCS MỚI VNEN

Người thực hiện: Đào Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Thọ

SKKN thuộc môn: Âm Nhạc

THANH HOÁ NĂM 2018

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Bản thân tôi là người trực tiếp tham gia giảng dạy Hoạt động giáo dục Âm
nhạc theo mô hình trường tiểu học mới VNEN từ năm học 2012 – 2013 ở
trường THCS Đông Thọ -Thành phố Thanh Hóa, trong khi chưa có tài liệu
hướng dẫn học tập, tôi thấy rằng: học Âm nhạc là môn có đặc thù riêng cho nên
không nhất thiết phải áp dụng đúng 10 bước học tập trong mô hình trường trung
học cơ sở VNEN như các môn học khác. Bởi, đây là môn năng khiếu, không
phải tất cả các yêu cầu khi giáo viên đã hướng dẫn là học sinh đều thực hiện
đúng 100% vì nó còn phụ thuộc vào năng khiếu của từng em, những em có


năng khiếu thì sẽ cảm nhận tốt và thực hiện được ngay, ngược lại nếu em nào
năng khiếu âm nhạc hạn chế thì việc cảm nhận và thực hiện đúng sẽ mất nhiều
thời gian hơn.
Chưa có tài liệu hướng dẫn nên giáo viên nhất thiết phải nghiên cứu kĩ bài
dạy, xem những tài liệu liên quan đến bài học và chuẩn bị đầy đủ về phương
tiện dạy học, các đồ dùng trực quan cần thiết, soạn tài liệu hướng dẫn học cho
học sinh và kế hoạch bài dạy cho giáo viên.
Mặt khác, ngay từ những tiết học đầu tiên giáo viên cần lựa chọn, phân loại
đối tượng, với những học sinh có năng khiếu tốt về âm nhạc cho các em thường
xuyên tham gia các chương trình văn nghệ cũng như các hoạt động ngoại khóa.
Sau đó bồi dưỡng cho các nhóm trưởng, lớp trưởng, lớp phó phụ trách về văn
thể để các em có cách điều hành lớp trong giờ học Âm nhạc phù hợp nhất với
khả năng của từng lớp. Giáo viên định hướng cho các em lựa chọn đặt tên cho
nhóm của mình, mỗi nhóm tương ứng với nhóm nhạc, ca sĩ nổi tiếng hay tên
nốt nhạc…….
Học âm nhạc ở THCS là học các bài hát, nhạc lí, ÂNTT, nhưng học tập đọc
nhạc cũng rất quan trọng. Bởi đây là bước đầu các em được học cụ thể hơn về
lý thuyết âm nhạc như: xác định tên nốt nhạc, đọc và gõ tiết tấu, học nhạc lí,
đọc nhạc, ghép lời ca theo giai điệu vừa đọc…..
Qua 3 năm thực hiện dạy học theo mô hình mới, chuyển từ cô dạy trò thực
hành sang các em tự hợp tác với nhau trong nhóm để khám phá bài đọc nhạc là
điều không phải em học sinh nào cũng làm được vì đọc nhạc cần nhiều đến tư
duy của mỗi cá nhân học sinh. Vì vậy, cũng có những thuận lợi và khó khăn
riêng đối với học sinh trường tôi. Do đó tôi đã không ngừng tìm tòi, thay đổi
các phương pháp để làm sao mà các em có thể hiểu mà hợp tác với nhau được
tốt nhất mà giáo viên và học sinh không bị phụ thuộc dạy theo phương pháp cũ
và đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
Từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số phương pháp để học sinh học tốt
phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 theo mô hình trường Trung học mới
VNEN”.

2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc lớp 6 theo

2


mô hình trường Trung học mới VNEN.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 6 trường THCS Đông Thọ - Thành phố Thanh Hóa.
- Phân môn tập đọc nhạc lớp 6 theo mô hình VNEN
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan sinh động
- Phương pháp thực hành – luyện tập
- Phương pháp củng cố kiểm tra
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao,
nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một
cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu
thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “Năng khiếu”, điều này không
phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những
phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu
nhạc, những lời ca, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm
thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những
giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các
em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc
tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các
em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với mức độ

khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập,
người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú
tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan
trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc
Bản thân tôi là giáo viên được học chuyên ngành sư phạm Âm nhạc chính
quy ra trường năm 2007, qua 11 năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, và gần 4 năm
dạy học theo mô mình VNEN tại trường THCS Đông Thọ, bản thân ít nhiều đã
đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy việc dạy Tập đọc
nhạc đầu tiên phải cho học sinh hiểu dù dạy theo phương pháp nào, mô hình
nào thì bản chất của Tập đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu của bản
nhạc. Vì vậy mà yêu cầu bắt buộc học sinh phải xác định chính xác tên nốt
nhạc, đọc đúng cao độ nốt nhạc, đọc đúng tiết tấu, đọc đúng giai điệu và biết
ghép lời ca của bài tập đọc nhạc.
Tuy nhiên, qua quá trình công tác, tôi nhận thấy khả năng đọc nhạc và ghi
chép nhạc của một số em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng trong việc
nhớ tên nốt, nhớ cao độ để đọc bài nhạc và khi học chuyển sang mô hình mới
lại càng khó khăn hơn đối với những học sinh này. Trước những hạn chế thực

3


tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học tập đọc nhạc khá
hiệu quả mà tôi đã tiến hành mấy năm nay.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Việc dạy của giáo viên:
Qua thời gian giảng dạy thực tế ở trường, qua dự giờ thao giảng, trao đổi
với các anh chị em đồng nghiệp ở trường bạn, tôi nhận thấy bản thân có những
ưu điểm và nhược điểm như sau:
* Ưu điểm:
Bản thân tuổi còn trẻ nên việc dạy âm nhạc và các hoạt động hoạt giờ có

nhiều thuận lợi, luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
Là giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành sư phạm âm nhạc chính quy
nên có đầy đủ vốn kiến thức .
Được nhà trường rất quan tâm, tạo điều kiện về phòng học riêng cũng như các
trang thiết bị phục vụ cho dạy học như đàn, máy chiếu, đài, tranh ảnh, bảng phụ
... tương đối đầy đủ.
* Nhược điểm:
Thời gian đầu khi dạy học, tôi tự nhận thấy mình thường vấp phải những
khuyết điểm như: soạn tài liệu học tập cho học sinh học hay soạn giáo án để
giảng dạy còn gặp rất nhiều khó khăn; việc hướng dẫn cho nhóm trưởng điều
hành việc học của nhóm cũng rất khó và đôi khi thấy phức tạp; có đổi mới
phương pháp nhưng đôi lúc vẫn chưa phù hợp với đối tượng học sinh của mình;
Với giờ học tập đọc nhạc theo mô hình VNEN thì tạo không khí học tập sổi nổi
thật khó ...
2.2 Việc học của học sinh:
Qua thực tế giảng dạy và qua dự giờ một số tiết tập đọc nhạc ở lớp 6 tôi nhận
thấy rằng:
- Tâm lí học sinh rất thích học môn âm nhạc nhưng nhiều em rất ngại học tập
đọc nhạc vì phải nhớ tên nốt, nhìn nhanh nốt nhạc và đọc đúng giai điệu bản
nhạc .
- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 6 rất năng động, khi đọc nhạc
chưa biết kiềm chế được âm thanh, học nhóm dễ gây ồn ào cho cả lớp.
- Mức độ cảm nhận âm nhạc của học sinh không đồng đều.
Qua thực trạng trên cho thấy, việc rèn kĩ năng học tập đọc nhạc cũng như kĩ
năng cảm nhận âm nhạc, khả năng hiểu biết bản nhạc là rất quan trọng. Vì vậy
để khắc phục tình trạng trên tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình
về vấn đề giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 theo mô hình
trường tiểu học mới VNEN.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để có một tiết học nhạc theo mô hình mới hiệu quả, đúng đặc trưng bộ

môn trong khi chưa có tài liệu hướng dẫn, giáo viên phải biết so sánh được
điểm giống và khác nhau giữa mô hình hiện hành và mô hình VNEN. Cách dạy
của giáo viên như thế nào và cách học của học sinh như thế nào mới đúng.

4


Dưới đây là một số giải pháp mà tôi đã sử dụng trong những năm học vừa
qua:
3.1 So sánh cấu trúc bài học tập đọc nhạc ứng dụng phương pháp hiện hành
và dạy học theo mô hình VNEN.
* Phương pháp hiện hành: Giáo viên dạy theo 7 bước dạy cơ bản sau:
1. Giáo viên giới thiệu bài Tập đọc nhạc
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Tập đọc nhạc
3. Luyện tập cao độ
4. Luyện tập tiết tấu
5. Tập đọc từng câu
6. Tập đọc cả bài
7. Ghép lời ca
8. Củng cố bài, kiểm tra.
* Phương pháp có ứng dụng VNEN
- Về nội dung : Giữ nguyên mục đích, yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng
tiểu học hiện hành; Giữ nguyên qui trình và thời gian dạy học của phân môn tập
đọc nhạc hiện hành; Sử dụng phân phối chương trình và sách giáo khoa hiện
hành để giảng dạy; Về đánh giá học sinh theo thông tư số 30/2014/TT –
BGDĐT.
- Về phương pháp: Chuyển hoạt động dạy học phân môn tập đọc nhạc truyền
thống hiện nay là giáo viên chủ động hướng dẫn học sinh đọc nhạc sang học
sinh học tập hợp tác và thông qua sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm
học tập, học sinh hoàn toàn chủ động để khám phá và tìm ra giai điệu của bản

nhạc. Học sinh tự đánh giá bản thân mình, và được bạn bè đánh giá thông qua
hoạt động nhóm.
- Về hình thức: Giáo viên xây dựng tài liệu học tập cho học sinh học và lồng
ghép, thay đổi một số một số hình thức lên lớp mà trong đó giáo viên vẫn mang
tính chủ đạo sang các hoạt động học sinh chủ động học tập.
3.2 So sánh về cách thức tổ chức của chương trình hiện hành và mô hình
VNEN:
Quy trình dạy môn tập đọc nhạc
Quy trình dạy môn tập đọc nhạc có
hiện hành
ứng dụng phương pháp VNEN
Giới thiệu bài Tập đọc nhạc:
A . Hoạt động cơ bản
- Giáo viên treo bài Tập đọc nhạc lên
bảng và giới thiệu ngắn gọn về tên, tác
giả bài Tập đọc nhạc.
Tìm hiểu về bài Tập đọc nhạc:
Cá nhân xem bản nhạc rồi thảo luận
Giáo viên hỏi: Bản nhạc viết ở nhịp nhóm sau đó đưa ra nhận xét của nhóm
nào? Trong bài có những kí hiệu âm về nhịp của bài? tên các nốt nhạc và
nhạc nào? Nốt thấp nhất và nốt cao hình các nốt nhạc có trong bài ?
nhất là nốt nào? Có những hình nốt
nào?Bài Tập đọc nhạc có thể chia - Giáo viên đàn cao độ theo thang âm

5


thành mấy câu?...
Luyện tập cao độ:
- Giáo viên hỏi học sinh về cao độ các

nốt trong bài Tập đọc nhạc từ thấp đến
cao, giáo viên viết lên bảng thành
thang âm.
- Đàn cho học sinh đọc thang âm ấy.
Luyện tập tiết tấu:
Giáo viên viết tiết tấu lên bảng, gõ làm
mẫu và hướng dẫn học sinh luyện tập
tiết tấu

của bài và cho học sinh đọc theo chiều
lên và xuống
- GV thể hiện âm hình tiết tấu của bài
rồi yêu cầu học sinh đọc và vỗ tay
theo.
- Giáo viên đàn giai điệu toàn bài một
lần.
- Nhóm tìm hiểu, thảo luận để khám
phá giai điệu của bản nhạc.

- Giáo viên đàn giai điệu từng câu yêu
cầu học sinh nghe và kiểm tra lại giai
Tập đọc từng câu
điệu bài Tập đọc nhạc.
- Giáo viên đàn giai điệu toàn bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc bài Tập đọc nhạc.
- GV đàn giai điệu từng câu yêu cầu - GV hướng dẫn lại từng câu nhạc nếu
học sinh học theo kiểu nối tiếp
học sinh đọc chưa chuẩn xác.
B. Hoạt động thực hành
Tập đọc cả bài

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc toàn
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hành
bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc cả tập đọc nhạc theo nhiều hình thức:
bài hòa với tiếng đàn, vừa đọc vừa gõ Nhóm, cặp đôi, cá nhân…
- Giáo viên yêu cầu cả lớp đọc cả bài
tiết tấu.
vừa đọc vừa gõ tiết tấu.
Ghép lời ca
- Giáo viên đàn giai điệu, nửa lớp đọc
nhạc đồng thời nửa kia tập ghép lời rồi - Thảo luận để ghép lời ca.
đảo ngược lại.
- GV yêu cầu cả lớp đọc nhạc, hát lời
- Giáo viên chỉ định học sinh hát lời.
ca.
Củng cố kiểm tra
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc C . Hoạt động ứng dụng
nhạc, ghép lời thể hiện cường độ của - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
phách mạnh, phách nhẹ và kết hợp gõ nhạc, ghép lời thể hiện cường độ của
phách mạnh, phách nhẹ và kết hợp gõ
phách.
- Học sinh trình bày bài tập đọc nhạc phách.
- Học sinh trình bày bài tập đọc nhạc
theo tổ, nhóm, cá nhân
- Giáo viên dặn học sinh học bài ở theo tổ, nhóm, cá nhân
- Giáo viên dặn học sinh học bài ở nhà.
nhà.
Đánh giá:
GV tổ chức cho học sinh tự nhận xét
kết quả học bài TĐN theo 3 mức độ:

+ Mức độ 1: Đọc đúng nốt nhạc và hát
được lời ca

6


+ Mức độ 2: Đọc được giai điệu theo
tên nốt nhạc
+ Mức độ 3: Chỉ hát được lời ca, chưa
đọc được nốt nhạc.
3.3 Xây dựng phương pháp học tập đọc nhạc theo mô hình VNEN:
Để xây dựng phương pháp học tập theo mô hình VNEN, việc đầu tiên cần
làm đó là tôi lựa chọn những em nhóm trưởng thật năng động, có năng khiếu
học nhạc để điều hành cả nhóm.
Để học tốt tập đọc nhạc thì việc nhớ các kí hiệu trên bản nhạc như: khóa
Son, khuông nhạc, các hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, …
đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc là rất quan trọng. Vì vậy, để mở
đầu cho tiết học tôi yêu cầu lớp trưởng thường xuyên cho các bạn chơi trò chơi
“ Khuông nhạc bàn tay”:
Lớp trưởng sẽ xòe bàn tay trái của mình ra, yêu cầu tất cả các bạn cùng xòe tay
trái ra và đồng thời lớp trưởng sẽ đọc bài thơ:
Nhìn vào 5 ngón bàn tay
Giống như khuông nhạc nó thay 5 dòng
Bàn tay mà học thật thông
Em đọc nốt nhạc thật không khó gì!
Này đây ngón út tên MI
Ngón SON đeo nhẫn, ngón SI ngay kề
Ngón trỏ tên gọi là RÊ
Ngón FA liền kề - anh cả bàn tay
Bàn tay ta lật ta xoay

Lẩm nhẩm một tí thuộc ngay ấy mà
Bây giờ học đến khe FA
Là khe thứ nhất, khe LA thứ nhì
Khe ĐÔ để ở trên SI
Nằm dưới ngón cái, khe MI cuối cùng
Khó gì mà đọc chẳng thông
Lại đây bạn nhé học cùng cho vui…

Giáo viên thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt
nhạc trên khuông nhạc. Đồng thời, thường xuyên ra các bài tập về xác định tên
các nốt nhạc và các bài tập về gõ tiết tấu để thi đua giữa các nhóm.
Để giúp học sinh đọc được một bài tập đọc nhạc mà hạn chế tối đa việc trợ
giúp của thầy cô giáo cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình
tự nhất định. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo logo hướng dẫn ở tài
liệu hướng dẫn mà giáo viên soạn cho học sinh học chứ không nhất thiết phải
theo đúng qui trình của 10 bước học tập. Giáo viên theo dõi quá trình làm việc
của các nhóm và sẽ ra hiệu lệnh khi đến hoạt động cả lớp.

7


Các thành viên trong nhóm phải tương tác với nhau để tìm hiểu, nhận xét
bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm của bài và đọc
thang âm ấy…
Tìm hiểu về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung
của bài tập đọc nhạc và tự đọc tiết tấu.….
Tất cả các thao tác để khám phá ra giai điệu của bản nhạc thì chủ động là
ở học sinh, các thành viên trong nhóm sẽ hỗ trợ nhau và nhóm trưởng sẽ là
người điều hành chính, sẽ cần trợ giúp của thầy cô giáo nếu thấy thật sự cần
thiết.

Khi luyện tập, củng cố thì giáo viên vẫn ôn theo nhóm, cặp đôi hoặc cá
nhân….. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới yêu cầu các
em tự ghép lời ca.
Cuối cùng là việc đánh giá, giáo viên có thể cho các nhóm tự đánh ra
nhóm mình ra giấy: đọc nhạc ở mức độ nào? Còn gặp phải khó khăn gì ở
các bước đọc nhạc? Nhóm này có thể đánh giá nhóm khác là đọc nhạc tốt
chưa? Còn sai chỗ nào?
Các em biết đánh giá bạn, đánh giá mình có nghĩa là các em đã biết tự chủ
động trong bài học, biết mình đúng, sai như thế nào, từ đó giúp các em khắc
phục được điểm yếu của mình.
Giáo viên phải là người động viên và hướng dẫn các em biết cách đánh
giá và đánh giá thế nào cho đúng và giáo vên cũng là người thường xuyên
động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập
đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
3.4 Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:
Việc học tập đọc nhạc theo mô hình VNEN là rất khó ở bước luyện tập theo
nhóm cần đến thực hành, khi đọc nhạc một lớp ít nhất có 5 nhóm thì cả 5 nhóm
đều đọc thì sẽ gây rất ồn, nên giáo viên phải hướng dẫn các em đọc nhỏ trong
nhóm sao cho vừa nghe và giáo viên phải đi thường xuyên theo dõi hoạt động
của các nhóm.
Giáo viên nên tăng cường phần hoạt động cả lớp khi đến bước luyện đọc
nhạc, phải kiểm tra nhiều cá nhân xem các em đọc nhạc ở mức độ nào và yêu
cầu học sinh nhận xét về phần đọc nhạc của mình và của bạn.
Cuối cùng GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần
luyện đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc tốt
nhất lớp đọc lại bài tập đọc nhạc vừa học để cách đọc và nội dung của bài tập
đọc nhạc một lần nữa được khắc sâu trong trí nhớ các em
Lưu ý: Cũng như phần dạy hát giáo viên không nên dừng lại quá lâu để
sửa chữa cho các em đọc kém, đọc sai để tạo sự tập trung cho cả lớp. Trong bất
kỳ tình huống “xấu” nào giáo viên không nên gây tâm lý tự ti vào khả năng ca

hát và đọc nhạc của học sinh. Phải luôn hình thành và củng cố lòng tự tin, động
viên khuyến khích kịp thời. Giáo viên phải luôn quan tâm sát sao tới học sinh
trong khi học bài cần thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi, khi đọc các âm cao

8


thì lực đẩy hơi to và mạnh, còn khi âm vực thấp thì lực đẩy hơi nhỏ và khẽ. Quá
trình thực hành nghe hát, nghe đọc nhạc và được thực hành nhiều lần sẽ giúp
các em nâng cao được khả năng ca hát và đọc nhạc của bản thân. Các em phải
được thực hành nhiều trong tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thường
xuyên được chơi trò chơi âm nhạc. Đồng thời qua các câu chuyện kể âm nhạc
học sinh còn được nghe các tác phẩm âm nhạc có giá trị, những tác giả nổi
tiếng trong nước và thế giới tạo cho các em có thói quen thích học âm nhạc và
hoạt động âm nhạc.
3. 5 Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên
khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang
nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi
chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các
em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là
không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn
tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính
xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép
nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết
các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc
ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến
thức đó hỗ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu
của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu lặng đen, lặng đơn,
ngắt câu…

Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện
một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện
ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Nên bản thân tôi thường
hướng dẫn cách chép tại lớp để phần thực hành chép nhạc vào hoạt động ứng
dụng về nhà các em thực hiện.
3.6 Phối hợp với gia đình để rèn đọc nhạc cho học sinh:
Cái hay ở mô hình VNEN là luôn luôn có sự đồng hành cùng giáo viên,
học sinh đó chính là phụ huynh học sinh. Nên việc rèn đọc nhạc cho học sinh
bên cạnh các hoạt động dạy học trên lớp giáo viên cần gặp gỡ trao đổi với phụ
huynh, hướng dẫn và tư vấn để bố mẹ biết cách giúp đỡ, kèm cặp con mình khi
học ở nhà đặc biệt là đối với những em kĩ năng đọc nhạc còn yếu. Hàng tuần,
hàng tháng thông qua sổ theo dõi học sinh, giáo viên và phụ huynh trao đổi các
thông tin để giáo viên có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng
đối tượng học sinh.
3.7 Tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa:
Ngoài những bài tập đọc đã được biên soạn trong chương trình THCS, học
sinh cần nắm được các thông tin cập nhật hàng ngày liên quan đến cuộc sống
thường ngày của các em và cần được tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc khác.
Vì bản thân tôi là giáo viên kiêm tổng phụ trách đội nên trong các buổi sinh

9


hoạt ngoại khóa tôi thường lồng ghép để tổ chức cho các em được đọc nhạc
ngoại khóa, vì thông qua các giờ học này ngoài nhiệm vụ cung cấp vốn hiểu
biết còn có tác dụng rèn đọc nhạc cho các em, rèn cho các em kỹ năng hát đúng
và hay các bài hát mà mình yêu thích.
3.8 Một số lưu ý khi dạy Tập đọc nhạc theo mô hình mới VNEN ở lớp 6:
- Giáo viên phải đàn chính xác câu nhạc, học sinh phải tư duy giai điệu và yêu
cầu học sinh phải đọc đúng cao độ, trường độ.

- Giáo viên không đàn giai điệu quá nhiều, giáo viên không đọc mẫu( chỉ đọc
mẫu khi thực sự câu nhạc quá khó với khả năng của học sinh).
- Không luyện cao độ hay luyện tiết tấu quá lâu.
- Không dạy học sinh tập hát lời ca trước để các em nắm được giai điệu rồi mới
hướng dẫn đọc nhạc. Cách dạy này mắc phải hai sai lầm, thứ nhất làm học sinh
chú ý đến lời ca hơn là nốt nhạc, thứ hai làm các em không có động lực khám
phá giai điệu của bản nhạc.
- Chia câu nhạc và gõ đệm phải dựa theo câu nhạc, không dựa theo lời ca.
- Không cho học sinh ghi tên nốt vào bài tập đọc nhạc (nhắc các em luôn chú ý
đến nốt nhạc).
- Luôn nhắc nhở học sinh đọc nhạc đúng giọng.
- Không yêu cầu học sinh đọc thuộc bài Tập đọc nhạc.
- Khi ôn tập tập đọc nhạc nhắc nhở học sinh không hát quá nhiều lời ca.
3.9 Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
Vì môn âm nhạc là môn đặc thù riêng, mỗi trường tiểu học thường chỉ có một
giáo viên âm nhạc. Dạy học âm nhạc theo mô hình trường trung học mới hiện
tại thành phố Thanh Hóa có một số trường thực hiện thí điểm nên việc trao đổi
về chuyên môn của chúng tôi cũng gặp khá nhiều khó khăn.
Tuy vậy, kể từ khi thực hiện theo mô hình mới, chúng tôi được các chuyên
viên Phòng giáo dục, Sở Giáo dục Thanh Hóa rất quan tâm, mỗi năm ít nhất 2
lần đoàn về dự giờ thăm lớp và tư vấn cho chúng tôi cách dạy cũng như soạn
bài giảng. Cứ theo chu kì chúng tôi lại sinh hoạt chuyên môn, thời gian ấy
chúng tôi vẫn trao đổi với nhau qua các phương tiện thông tin vì thế mà không
những riêng hoạt động giáo dục âm nhạc trường tôi mà hoạt động giáo dục âm
nhạc các trường bạn cũng được nâng lên rõ rệt, trong đó có môn Tập đọc nhạc
ở lớp 6.
3.10 Ví dụ về kế hoạch bài dạy và tài liệu hướng dẫn học dành cho học sinh
* Kế hoạch bài dạy soạn để giảng dạy:
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Tiết: 11

TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
I/ MỤC TIÊU:
- HS biết đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 4.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Chuẩn bị của GV

10


- Đàn, thanh phách, tài liệu hướng dẫn học tập, nhạc cụ, máy nghe băng nhạc
bài hát “Lên đàng”
- Bảng phụ bài TĐN số 4, ảnh nhạc sĩ, tư liệu nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
2. Chuẩn bị của HS
Thanh phách, tài liệu hướng dẫn học tập, SGK âm nhạc 6
III/TIẾN TRÌNH
Mở đầu
Giáo viên giới thiệu tiết học có một nội dung: Tập đọc nhạc: TĐN số 4

A . HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
- GV yêu cầu cá nhân xem bản nhạc bài TĐN số 4 rồi thảo luận nhóm sau đó
đưa ra nhận xét của nhóm về nhịp của bài ( Nhịp gì ?), tên các nốt nhạc
và hình các nốt nhạc có trong bài ?
- GV đàn cao độ theo thang âm của bài TĐN số 4 và yêu cầu HS luyện tập cao
độ:

- GV thể hiện âm hình tiết tấu của bài và yêu cầu HS vỗ tay theo âm hình tiết
tấu:

11



- GV đàn giai điệu toàn bài TĐN số 4.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để tập đọc nhạc từng câu hay nói cách khác
để khám phá ra giai điệu của bản nhạc.
- Giáo viên đàn giai điệu từng câu, yêu cầu học sinh nghe và kiểm tra lại giai
điệu bài Tập đọc nhạc.
- Yêu cầu cả lớp đọc bài Tập đọc nhạc.
- GV hướng dẫn lại từng câu nhạc nếu học sinh đọc chưa chuẩn xác.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hành tập đọc nhạc theo nhiều hình thức:
Nhóm, cặp đôi, cá nhân…
- Giáo viên yêu cầu cả lớp đọc cả bài vừa đọc vừa gõ tiết tấu.
- Thảo luận để ghép lời ca.
- GV yêu cầu cả lớp đọc nhạc, hát lời ca.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời thể hiện cường độ của phách
mạnh, phách nhẹ và kết hợp gõ phách.
- Học sinh trình bày bài tập đọc nhạc theo tổ, nhóm, cá nhân
C . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Nhắc nhở HS về nhà các em luyện đọc đúng bài Tập đọc nhạc số 4 và đọc cho
những người thân trong gia đình mình theo dõi.
- Chép và xác định tên nốt nhạc của bài Tập đọc nhạc số 4.
Kết thúc tiết học: Cả lớp cùng đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 4.
Đánh giá:
GV tổ chức cho học sinh tự nhận xét kết quả học bài TĐN theo 4 mức độ:
+ Mức độ 1: Đọc đúng nốt nhạc và hát được lời ca
+ Mức độ 2: Đọc được giai điệu theo tên nốt nhạc
+ Mức độ 3: Chỉ hát được lời ca, chưa đọc được nốt nhạc
Soạn tài liệu hướng dẫn học tập dành cho học sinh:
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Tiết: 11

TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4

12


MỤC TIÊU:
- Học sinh biết đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 4.
A . HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
- Quan sát bản nhạc bài TĐN số 4 rồi thảo luận, sau đó đưa ra nhận xét của
nhóm về nhịp của bài( Nhịp gì ?), tên các nốt nhạc và hình các nốt nhạc
có trong bài ?

- Luyện tập cao độ:

- Luyện tập tiết tấu:

- Lắng nghe cô giáo đàn giai điệu bài Tập đọc nhạc số 4.
- Thảo luận để tập đọc nhạc từng câu hay nói cách khác để khám phá ra giai
điệu từng câu của bài TĐN số 4.
- Lắng nghe cô giáo đàn giai điệu bài TĐN số 4 và các em hãy đọc thầm giai
điệu của bài Tập đọc nhạc.
- Đọc bài Tập đọc nhạc theo yêu cầu của cô giáo.

13


B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Đọc bài Tập đọc nhạc theo yêu cầu của cô giáo theo nhiều hình thức: Nhóm,
cặp đôi, cá nhân……
- Thảo luận để ghép lời ca của bài TĐN số 4 .

- Đọc nhạc, hát lời ca.
- Đọc nhạc, hát lời theo hướng dẫn của cô giáo.
- Trình bày bài tập đọc nhạc theo tổ, nhóm, cá nhân
C . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà các em luyện đọc đúng bài Tập đọc nhạc số 4 và đọc cho những người
thân trong gia đình mình theo dõi.
- Chép và xác định tên nốt nhạc của bài Tập đọc nhạc số 4.
Đánh giá:
Các em hãy tự nhận xét kết quả học bài “TĐN số 4 của mình theo 3 mức độ:
+ Mức độ 1: Đọc đúng nốt nhạc và hát được lời ca
+ Mức độ 2: Đọc được giai điệu theo tên nốt nhạc
+ Mức độ 3: Chỉ hát được lời ca, chưa đọc được nốt nhạc.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Từ đầu năm học 2017 – 2018 tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy tập đọc
nhạc với các phương pháp và biện pháp như đã trình bày ở trên và thấy các em
rất say mê hứng thú học tập, khả năng nhận biết nốt nhạc ở các em nhanh hơn,
kỹ năng tương tác trong nhóm đã tốt hơn và đặc biệt nhiều em đọc nhạc rất tốt,
có biểu cảm.
Kết quả đánh giá giữa học kì II năm học 2017 – 2018 như sau:
Phân loại học sinh đọc bài Tập đọc nhạc
Tỉ lệ học sinh đọc bài TĐN tốt, trôi chảy
Tỉ lệ học sinh đọc được bài TĐN .
Tỉ lệ học sinh chưa đọc được bài TĐN.

Đầu năm
20%
60%
20%

Cuối học kì 1

40%
57%
3%

Tập đọc nhạc là phân môn khó học, việc giảng dạy cho học sinh cấp Tiểu
học đòi hỏi phải có những phương pháp, biện pháp đặc thù riêng. Hơn nữa
người giáo viên còn phải biết lựa chọn và áp dụng các phương pháp, biện pháp
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Qua đề tài này tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp về vấn đề học Âm
nhạc nói chung sẽ làm cho con người thoải mái, hứng thú hơn khi học tập các
môn học khác, đặc biệt học môn Tập đọc nhạc giúp khả năng tư duy của các em
tốt hơn, sự cảm nhận âm nhạc tốt sẽ kích thích sự phát triển trí não của trẻ tốt
hơn.

14


5. Một số hoạt động ngoại khóa của trường THCS Đông Thọ - TP Thanh
Hóa
Năm học 2017 – 2018, ngôi trường thật sự đẹp, được tiếp quản khuôn viên
của trường Tiểu học, rộng hơn, khang trang hơn, các hoạt động học tập và hoạt
động ngoại khóa đã diễn ra cực kì sôi nổi. Dưới đây là một số hình ảnh nổi bật
về các hoạt động của nhà trường:

Lớp học theo mô hình VNEN

15


Diễn văn nghệ tại lễ tổng kết năm học


Tham gia văn nghệ với địa phương

16


Hội thi cấp trường

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức và tiếp thu những kiến thức âm
nhạc của học sinh và kết hợp giữa chương trình hiện hành với mô hình trường
Trung học mới VNEN tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp
giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát theo hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng
và thông tư số 30/2014/TT – BGDĐT, tôi đã thu được những kết quả như mong
muốn.
Bên cạnh những kết quả đạt được đó tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm
sau:
- Phải có lòng yêu nghề, tận tâm, tận tụy với công tác giảng dạy.
- Nghiên cứu kĩ bài dạy và tìm cách soạn kế hoạch bài dạy và tài liệu hướng
dẫn học tập cho học sinh sao cho phù hợp với khả năng của học sinh từng lớp
và phù hợp với sự tiến bộ của học sinh.
- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt là việc sử
dụng thuần thục các dồ dùng trực quan trong giảng dạy.
- Luôn luôn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp có chuyên môn về
mô hình VNEN.
- Nắm vững kiến thức và truyền thụ kiến thức một cách chính xác.
- Tạo không khí sôi nổi, nhưng vẫn đảm bảo theo cách học của mô hình VNEN
17



- Sửa sai kịp thời, nhận xét đánh giá nhẹ nhàng theo thông tư 30/2014 - BGD.
- Luôn tạo được sự chủ động từ phía học sinh.
Phương pháp dạy học âm nhạc theo mô hình VNEN tạo cho học sinh khả
năng tự học, sáng tạo, hợp tác lẫn nhau. Các em đã học cách chủ động mà
không phải phụ thuộc vào thầy cô giáo.
Qua quãng thời gian giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 có áp dụng
các biện pháp như trên. Tôi nhận thấy, khả năng cảm nhận âm nhạc của các em
nhanh, nhạy lên, các em đọc nhạc tự tin hơn, kết quả học tập cao hơn, từ đó
giúp sự tiếp thu các môn học khác của các em tiến bộ rõ rệt.

2. Kiến nghị
Môn Âm nhạc là môn học có tính chất đặc thù riêng, và học âm nhạc áp dụng
theo mô hình VNEN vẫn còn rất nhiều vướng mắc, khó khăn với cả thầy và trò,
vì vậy tôi tha thiết đề xuất với các nhà chuyên môn âm nhạc như sau:
1. Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy cho giáo viên
2. Biên soạn tài liệu hướng dẫn học tập cho học sinh.
3. Hỗ trợ các đồ dùng trực quan cần thiết như: Băng nhạc, tranh ảnh….có
liên quan đến bài học theo mô hình trường trung học mới VNEN.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về Một số Phương pháp dạy Tập
đọc nhạc theo mô hình trường trung học mới VNEN ở lớp 6. Trong quá trình
thực hiện đề tài, khó tránh khỏi sai sót, rất mong được sự giúp đỡ và góp ý chân
thành từ phía các cấp lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hoàn thành tháng 3 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG
TÁC GIẢ

Đào Thị Hoa


MỤC LỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang

18


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu.

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.


2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

3

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

13

3. Kết luận, kiến nghị
Kết luận, kiến nghị

15

Tài liệu tham khảo

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

19


Họ và tên tác giả: Đào Thị Hoa

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Đông Thọ

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại
đánh giá
(Sở Giáo
xếp loại
dục và đào
(A, B,
tạo Thanh
hoặc C)
Hóa)

Dạy tốt môn Âm nhạc thường
thức bằng phương pháp mới Thành phố
trong chương trình Âm nhạc
ở trường THCS

Năm học
đánh giá xếp
loại

A


2010 - 2011

C

2010 - 2011

3.

Những biện pháp tích cực
trong phong trào đền ơn đáp
nghĩa và tinh thần tương thân Thành phố
tương ái ở trường THCS
Đông Thọ

A

2014 - 2015

4.

Những biện pháp tích cực
trong phong trào đền ơn đáp
nghĩa và tinh thần tương thân Sở GD&ĐT
tương ái ở trường THCS
Đông Thọ

C

2014 - 2015


2.

Dạy tốt môn Âm nhạc thường
thức bằng phương pháp mới Sở GD&ĐT
trong chương trình Âm nhạc
ở trường THCS

Các SKKN trên đều được Phòng Giáo dục và đào tạo TP Thanh Hóa xếp loại B
trở lên .
----------------------------------------------------

20


21



×