Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài dân cư, xã hội châu phi địa lí lớp 7 trường THCS hàm rồng TP thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.95 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................3
2. NỘI DUNG.....................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm năng lực...................................................................................4
2.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.............................................4
2.1. 3. Các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói
chung và dạy học địa lí nói riêng.........................................................................5
2.1.3.1. Các năng lực chung................................................................................5
2.1.3.2. Các năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí...............................................7
2.1.4. Hai vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực.........8
2.1.4.1. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
của học sinh…………………………………………………………………….. 8
2.1.4.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực..................8
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển
năng lực trong bài 29 – Dân cư, xã hội Châu Phi (Địa lí 7)...........................9
2.1.1. Chương trình Địa lí 7.................................................................................9
2.2.2. Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực ở trường
THCS Hàm Rồng – Thành phố Thanh Hóa........................................................10
2.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá trường THCS Hàm Rồng.........10
2.3. Thiết kế kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực trong bài 29:
Dân cư, xã hội châu Phi – Địa lí 7........................................................................10
2.3.1. Mục tiêu bài học........................................................................................10
2.3.2. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh.........................................................11
3.3.3. Mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực hình thành theo chủ đề 12
3.3.4. Dự kiến tiến trình giờ học.............................................................. .....16


2.4. Thực nghiệm sư phạm..............................................................................20
2.4.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm..............................................................20
2.4.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................20
2.4.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm.....................................................................20
2.4.2. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................20
2.4.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm..................................................................20
2.4.2.2. Kết quả thực nghiệm..............................................................................21
2.4.2.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm ...............................................................21
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận .................................................................................................22
3.2. Kiến nghị................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................23
1


1. MỞ ĐẦU
1. 1.Lý do chọn đề tài.
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ
hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc
đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của
loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh, thời
gian đào tạo thì có hạn. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng
cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt,
tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề
phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời....
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan
tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được
cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành

công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết
vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong
quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt
động dạy học và giáo dục.
Trong quá trình dạy học địa lí hiện nay, việc áp dụng các phương pháp kỹ
thuật dạy học mới là một nhu cầu tất yếu, vì nó không chỉ đem lại hiệu quả tối
ưu trong việc truyền thụ kiến thức theo hướng tích cực mà còn phát huy được
những khả năng tiềm ẩn của học sinh. Thực tế ở Thành phố Thanh Hóa nói
chung và trường THCS Hàm Rồng nói riêng, toàn thể giáo viên đã thực hiện
nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt
được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để
chúng ta tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng
như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc
đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh…
chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng
chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng
đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều
đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong
thực tiễn.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng dạy học theo định hướng
phát triển năng lực trong bài: “Dân cư, xã hội Châu Phi – địa lí 7” làm đối
tượng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng
2


góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo

dục nước nhà.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
– Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát
triển năng lực.
– Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong một bài học cụ
thể: Bài 29: Dân cư, xã hội Châu Phi - Địa lí 7
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận về dạy
học theo định hướng phát triển năng lực để vận dụng vào việc dạy – học một bài
học cụ thể: Bài 29: Dân cư, xã hội Châu Phi - Địa lí 7. Từ đó đưa ra những
cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những
năm sau.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:





Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
Phương pháp so sánh
Phương pháp thực nghiệm khoa học.
1.5.Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được thực nghiệm đối với học sinh lớp 7 - Trường THCS Hàm RồngThành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

3


2. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm năng lực
Năng lực là sự kết hợp của tư duy, kỹ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng
tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hay tổ chức để thực hiện một
công việc có hiệu quả.
Giáo dục dựa trên năng lực như là một hướng tiếp cận dựa vào kết quả
đầu ra của người học, kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức giảng dạy và hình
thức đánh giá được thiết kế nhằm đánh giá việc học của học sinh thông qua việc
thể hiện kiến thức, thái độ, giá trị, kỹ năng, hành vi của chúng đối với yêu cầu đề
ra ở mỗi trình độ. Phát huy tối đa năng lực riêng của mỗi học sinh, giúp học sinh
tự tìm tòi, khám phá tri thức, làm chủ tri thức và vận dụng nó vào thực tế cuộc
sống.
2.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực ( còn gọi là dạy học
định hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20
và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát
triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định
hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi
là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học
chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học
tập của HS.
Chương trình định hướng
nội dung
Mục tiêu Mục tiêu dạy học được mô tả
giáo dục không chi tiết và không nhất
thiết phải quan sát, đánh giá
được
Việc lựa chọn nội dung dựa
Nội dung vào các khoa học chuyên môn,

giáo dục không gắn với các tình huống
thực tiễn. Nội dung được quy
định chi tiết trong chương
trình.

Chương trình định hướng phát
triển năng lực
Kết quả học tập cần đạt được mô tả
chi tiết và có thể quan sát, đánh giá
được; thể hiện được mức độ tiến bộ
của HS một cách liên tục
Lựa chọn những nội dung nhằm đạt
được kết quả đầu ra đã quy định,
gắn với các tình huống thực tiễn.
Chương trình chỉ quy định những
nội dung chính, không quy định chi
tiết.
– Giáo viên chủ yếu là người tổ
Phương
Giáo viên là người truyền thụ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực
pháp dạy tri thức, là trung tâm của quá lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát
4


học

trình dạy học. HS tiếp thu thụ triển khả năng giải quyết vấn đề,
động những tri thức được quy khả năng giao tiếp,…;
định sẵn.
– Chú trọng sử dụng các quan

điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực; các phương pháp dạy
học thí nghiệm, thực hành

Tổ chức hình thức học tập đa dạng;
Hình thức Chủ yếu dạy học lý thuyết trên chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
dạy học
lớp học
khóa, nghiên cứu khoa học, trải
nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy và học
Đánh giá Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực
kết quả dựng chủ yếu dựa trên sự ghi đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong
học tập nhớ và tái hiện nội dung đã quá trình học tập, chú trọng khả
của HS
học.
năng vận dụng trong các tình
huống thực tiễn.
2.1.3. Các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói
chung và dạy học địa lí nói riêng.
2.1.3.1. Các năng lực chung
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm
nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề
nghiệp.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm bồi dưỡng và phát huy
cho học sinh 9 năng lực chung sau đây:
*Năng lực tự học:
Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và định hướng
phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao

hơn những khía cạnh còn yếu kém. Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học
tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp
với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện,
chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập
khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi
cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập. Tự
nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học
tập
*Năng lực giải quyết vấn đề
Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu
được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. Thu thập và làm rõ
các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải
pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. Thực hiện và
5


đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải
quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
*Năng lực sáng tạo
Đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ý tưởng trừu
tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn
thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh
hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. Xem xét sự vật với những góc nhìn khác
nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước
sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng. Lập luận về quá trình
suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạo trong các quan điểm trái chiều; phát hiện được
các điểm hạn chế trong quan điểm của mình; áp dụng điều đã biết trong hoàn
cảnh mới.
*Năng lực tự quản lý
Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành động, việc làm của

mình, trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày; làm chủ được cảm xúc của bản
thân trong học tập và cuộc sống. Nhận ra và tự điều chỉnh được một số hạn chế
của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt, ở nhà, ở trường.
*Năng lực giao tiếp
Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng, bối cảnh giao tiếp;
dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp. Lựa
chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết kiềm
chế; tự tin khi nói trước đông người.
*Năng lực hợp tác
Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và
những người khác đề xuất; lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù
hợp với yêu cầu và nhiệm vụ. Tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt
động chung của nhóm; phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành
nhiệm vụ đáp ứng được mục đích chung, đánh giá khả năng của mình có thể đóng
góp thúc đẩy hoạt động của nhóm.
*Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Lựa chọn và sử dụng hiệu quả các thiết bị ICT để hoàn thành nhiệm cụ thể;
hiểu được các thành phần của hệ thống mạng để kết nối, điều khiển và khai thác
các dịch vụ trên mạng; tổ chức và lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật trên các bộ
nhớ khác nhau và với những định dạng khác nhau.
*Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Nghe hiểu và chắt lọc được thông tin bổ ích từ các bài đối thoại, chuyện kể,
lời giải thích, cuộc thảo luận; nói với cấu trúc logic, biết cách lập luận chặt chẽ
và có dẫn chứng xác thực, thuyết trình được nội dung chủ đề thuộc chương trình
học tập; đọc và lựa chọn được các thông tin quan trọng từ các văn bản, tài liệu;
6


viết đúng các dạng văn bản với cấu trúc hợp lý, lôgíc, thuật ngữ đa dạng, đúng
chính tả, đúng cấu trúc câu, rõ ý.

*Năng lực tính toán
Vận dụng thành thạo các phép tính trong học tập và cuộc sống; sử dụng hiệu
quả các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống ở nhà
trường cũng như trong cuộc sống. Sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay với chức
năng tính toán tương đối phức tạp; sử dụng được một số phần mềm tính toán và
thống kê trong học tập và trong cuộc sống…
2.1.3.2. Các năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí
• Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo
định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc
tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng
yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể
thao, Địa lí,…
• Các năng lực chuyên biệt của môn Địa lí gồm 5 năng lực sau:
*Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa hai hay nhiều thành phần tự nhiên,
kinh tế - xã hội trên một lãnh thổ; đồng thời phân tích, giải thích được mối quan
hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội cũng như hệ quả
của mối quan hệ đó trong thực tiễn.
*Học tập tại thực địa
Quan sát và ghi chép một số yếu tố tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội đơn giản ở
quanh trường học hoặc nơi cư trú. Thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin
thu thập được về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ở phạm vi một
quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố.
*Sử dụng bản đồ
Đo đạc, tính toán được một số yếu tố sơ đẳng như độ cao, độ sâu, chiều dài,
xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của các đối tượng tự nhiên và kinh tế
- xã hội trên bản đồ. Mô tả được đặc điểm về sự phân bố, quy mô, tính chất, cấu
trúc, động lực của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội được thể hiện trên
bản đồ. Sử dụng bản đồ để phục vụ các hoạt động trong thực tiễn như khảo sát,
tham quan, thực hiện dự án… ở một khu vực ngoài thực địa.

*Sử dụng số liệu thống kê
Nêu các nhận xét về quy mô, cấu trúc và xu hướng biến đổi của các đối
tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội thông qua đọc số liệu thống kê. Phân tích, giải
thích mối quan hệ của đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội được thể hiện qua
số liệu thống kê với lãnh thổ chứa đựng số liệu.
*Sử dụng tranh, ảnh địa lí (hình vẽ, ảnh chụp gần, ảnh máy bay, ảnh vệ
tinh)
Nhận biết được các đặc điểm của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội
được thể hiện trên tranh, ảnh. Phân tích, giải thích được mối quan hệ của các yếu
7


tố tự nhiên và kinh tế - xã hội và hệ quả của nó tới lãnh thổ thể hiện trên tranh
ảnh. Sử dụng tranh, ảnh để chứng minh hay giải thích cho các hiện tượng tự
nhiên hay kinh tế - xã hội của một lãnh thổ cụ thể.
2.1.4. Hai vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực
2.1.4.1. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học
tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những
tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ
đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các
môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành
và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm

thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo
của tư duy.
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương
pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành
nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức
dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có
những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,
học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để
đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
nâng cao hứng thú cho người học.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui
định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội
dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ
thông tin trong dạy học.
2.1.4.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh theo định
hướng phát triển năng lực
Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tập
trung vào các hướng sau:

8


Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học
sang đánh giá toàn quá trình học, đánh giá của giáo viên dạy với tự đánh giá của
người học.
Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực
của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến
thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực

tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng
tạo.
Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học
sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một
phương pháp dạy học;
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử
dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ
khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân
tích, lý giải kết quả đánh giá.
Với những xu hướng trên, đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt
động giáo dục của học sinh ở mỗi lớp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay
cần phải:
- Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực)
từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt
về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh
của cấp học.
- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá
của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh
giá của gia đình, cộng đồng.
- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận
nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung
thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy
và học.
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển
năng lực trong bài 29 – Dân cư, xã hội Châu Phi (Địa lí 7)
2.2.1. Chương trình Địa lí 7
Chương trình địa lí lớp 7 được biên soạn theo mục tiêu đổi mới giáo dục
nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và phổ thông về địa lí gồm
một loạt các khái niệm chung về tự nhiên, về kinh tế - xã hội thế giới hiện đại

…của các môi trường địa lí, của một số châu lục trên thế giới
Chương trình của sgk Địa lí 7 được xây dựng theo con đường diễn dịch và
có 3 phần lớn sau đây:
Phần một: Thành phần nhân văn của môi trường
Phần hai: Các môi trường địa lí
9


Phần ba: Thiên nhiên và con người ở các châu lục
Do mỗi tuần chỉ có hai tiết và trung bình cứ khoảng 3 đến 5 tiết lại có một
tiết thực hành nên có thể nói, cấu trúc và nội dung chương trình Địa lí 7 rất
thuận lợi cho việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực.
2.2.2. Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực ở trường
THCS Hàm Rồng – Thành phố Thanh Hóa.
Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính
cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển
biến. Việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện,
song không thường xuyên và còn mang nặng tính hình thức vì thế tính hiệu quả
khi sử dụng một số phương pháp còn nhiều hạn chế. Dạy học vẫn nặng về
truyền thụ kiến thức. Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
nhằm rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
cho học sinh chưa được thực sự quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin,
sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy chưa được thực hiện rộng rãi (chủ yếu khi
có giáo viên dự giờ).
2.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá ở trường THCS Hàm Rồng.
Trong những năm gần đây thực hiện các công văn hướng dẫn của bộ giáo
dục và đào tạo về đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức thi, đánh giá ở các
trường THCS nói chung và trường THCS Hàm Rồng nói riêng đã có nhiều
chuyển biến tích cực, song vẫn còn một số hạn chế sau:
- Việc kiểm tra, đánh giá vẫn chỉ chú trọng đến đánh giá kết quả cuối kỳ

học mà chưa chú trọng đến việc đánh giá thường xuyên trong quá trình học.
- Quá trình đánh giá và kết quả đánh giá hoàn toàn là do giáo viên, chưa
có sự kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh.
- Câu hỏi trong các đề kiểm tra còn nặng về kiểm tra ghi nhớ, tái hiện kiến
thức, học thuộc máy móc, chưa có nhiều câu hỏi theo hướng mở, gắn với thực tế
cuộc sống, các câu hỏi đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của
thực tiễn của học sinh.
2.3. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC TRONG BÀI 29: “DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI –
ĐỊA LÍ 7”
TIẾT 30- BÀI 29: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI
2.3.1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
2.3.1.1. Về kiến thức:
- Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều ở Châu Phi
- Hiểu được dân số tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào song chất lượng cuộc
sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe doạ, xung đột sắc tốc, nội chiến xảy ra
thường xuyên…
10


- Hiểu được sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc
triền miên đang cản trở sự phát triển của Châu Phi.
- Tích hợp với kiến thức môn Lịch Sử để hiểu rõ những hậu quả của lịch sử để
lại qua việc buôn bán nô lệ và thuộc địa hóa bởi các cường quốc phương Tây.
2.3.1.2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Phi, rút ra
nguyên nhân của sự phân bố đó.
- Phân tích bảng số liệu thống kê tình hình dân số của một số quốc gia ở Châu
Phi, dự báo khả năng và nguyên nhân bùng nổ dân số.

- KNS: Tư duy – phân tích và xử lí thông tin; giao tiếp – phản hồi, lắng nghe
tích cực, hợp tác; tự nhận thức
2.3.1.3. Về thái độ: Chia sẻ những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải
qua.
2.3.1.4. Định hướng hình thành các năng lực
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
-Năng lực sáng tạo
-Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ,
- Năng lực hợp tác
video…
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê
- Năng lực sử dụng công nghệ thông - Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh
tin
thổ
2.3.2. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
2.3.2.1. Giáo viên
- Tranh ảnh, video clip về tự nhiên, dân cư và xã hội, kinh tế Châu Phi
- Bảng số liệu thống kê về tỷ lệ gia tăng dân số của một số quốc gia ở Châu Phi
- Một số hình ảnh về xung đột vũ trang và di dân do xung đột vũ trang ở Châu
Phi.
- Sơ đồ tư duy toàn bài, phòng máy (máy tính, bảng tương tác thông minh…)
2.3.2.2. Học sinh
Để dạy bài này, Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nhóm,
phương pháp đóng vai và kĩ thuật “Hỏi chuyên gia” là chủ đạo nên ở cuối
tiết học trước (Tiết 29: Thực hành), giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho
bài tiết sau với các nội dung sau:

+ Bước 1: Giáo viên thành lập 2 nhóm chuyên gia trong lớp
*Nhóm chuyên gia 1: Các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề dân cư của Châu
Phi
*Nhóm chuyên gia 2: Các chuyên gia nghiên cứu về sự bùng nổ dân số và xung
đột tộc người ở Châu Phi
Các nhóm được thành lập ở lớp 7A là lớp thực nghiệm và chọn theo 2 cách sau:
+ Các nhóm được thành lập trên tinh thần tự nguyện, chung sở thích
+ Các nhóm được thành lập theo mùa sinh. Tất cả các học sinh sinh ra trong mùa
xuân, mùa hè, mùa thu hoặc mùa đông sẽ tạo thành một nhóm.
11


+ Bước 2: Các nhóm sau khi được thành lập sẽ tự bầu trưởng nhóm, thư kí, tự
lên kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu nội dung, tổ chức thực hiện dựa vào các tài
liệu như: sgk, mạng Internet, tư vấn của giáo viên.
+ Bước 3: Ngoài việc cùng tìm hiểu các nội dung liên quan đến nhóm chuyên
gia của mình, các nhóm cũng thảo luận để đưa ra các câu hỏi cho chuyên gia của
các nhóm khác hoặc giáo viên của mình.
+ Bước 4: Giáo viên hướng dẫn, kiểm tra tiến độ làm việc của các nhóm chuyên
gia qua facebook, email…
2.3.3. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG
LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
2.3.3.1.Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực
Mức độ
Vận
dụng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cao
Nội dung

thấp
Dân cư, xã - Biết được - Phân tích
- Đưa ra các
hội Châu Phi Châu Phi có được hậu quả
giải
pháp
dân số đông, của bùng nổ
nhằm
giải
nguồn
lao dân số, chiến
quyết các vấn
động dồi dào, tranh,
xung
đề bùng nổ
tình
trạng đột đối với
dân số, giáo
bùng nổ dân phát triển kinh
dục,
dịch
số vẫn còn tế Châu Phi
bệnh,
nội
tiếp diễn, nạn
chiến…ở
đói,
dịch
Châu Phi
bệnh,

xung
đột sắc tộc,
nội chiến …
xảy ra thường
xuyên. Trình
độ dân trí rất
thấp, có nhiều
hủ tục lạc hậu
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp,
hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình ảnh, video clip, số
liệu thống kê
2.3.3.2 Thiết kế câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực
* Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Khoanh tròn vào “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi nhận định
Đặc điểm dân cư, xã hội của châu Phi

Đúng/Sai
12


Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi thuộc loại cao nhất
Đúng / Sai
thế giới
2/3 số người nhiễm HIV trên thế giới tập trung ở Châu Phi

Đúng / Sai


Châu Phi có dân số đông, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế
Đúng / Sai
giới.
Châu Phi chịu sự thống trị thực dân Mĩ trong suốt 4 thế kỉ
Đúng / Sai
(XVI-XX)
Đáp án: /Sai/Đúng/Đúng/Sai
* Câu hỏi thông hiểu
Câu 2: Dựa vào bảng 5.1 sgk, so sánh và nhận xét tình hình sinh, tử và gia
tăng dân số tự nhiên, tuổi thọ trung bình của dân cư Châu Phi so với thế
giơí và các châu lục khác?
Gợi ý trả lời:
- Châu Phi dẫn đầu thế giới cả về tỉ lệ sinh, tử và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
- Là châu lục duy nhất thế giới còn tình trạng bùng nổ dân số.
- Tuổi thọ trung bình rất thấp, chỉ đạt 52 tuổi
Câu 3: Dân số đông lại tăng rất nhanh gây ra nhanh gây ra những hậu quả
gì cho các nước Châu Phi?
Gợi ý trả lời:
- Nạn đói xảy ra thường xuyên, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở mức báo
động, nạn thất nghiệp…
- Kinh tế chậm phát triển
- Dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu
- Khai thác tài nguyên quá mức, môi trường ô nhiễm…
- Các hậu quả khác
* Câu hỏi vận dụng
Câu 4:

13



Hình ảnh cho nạn đói của
châu Phi
“Liên Hiệp Quốc hôm 20-7-2011, đã tuyên bố nạn đói ở nhiều khu vực
nam Sô-ma-li. Đây là lần đầu tiên từ “nạn đói” chính thức được dùng, kể từ khi
gần 10 triệu người chết đói ở Ê-thi-ô-pi-a năm 1984. “Nạn đói” được xác định
khi tỷ lệ tử vong là hơn hai người trên 10.000 người/ngày và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi
chết chiếm trên 30% trong một khu vực”.
Em hãy đề xuất một biện pháp để khắc phục tình trạng nạn đói
thường xuyên diễn ra ở châu Phi? Giải thích ngắn gọn cho lựa chọn của
mình?
Gợi ý trả lời:
- Nêu được các biện pháp sau:
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
+ Phát triển kinh tế
+ Thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo
+ Phát triển nông nghiệp
+ Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình
+ Nâng cao trình độ dân trí
- Đưa ra lời giải thích lô-gic và hợp lí
Câu 5: Châu Phi

32%
68%

Cận Xahara
Những khu vực khác

Ngày 17/4/2012, Ngân hàng Thế
giới (WB) cảnh báo bất chấp các nỗ
lực quốc gia và quốc tế, châu Phi

vẫn không giảm được đáng kể số ca
mới
lây
nhiễm
HIV.
Báo cáo mới nhất của WB nhấn
mạnh chi phí điều trị HIV/AIDS ở
châu Phi đang tăng nhanh và có
nguy cơ tác động nguy hại đến tài
chính công vốn đã quá căng thẳng ở
14


Tỉ lệ người nhiễm HIV ở châu Phi

các nước châu Phi.

năm 2009
Những thông tin trên cho thấy tình trạng gì đang diễn ra ở châu Phi? Liên
hệ thực tế vấn đề này ở địa phương em?
Gợi ý trả lời:
+ Ở châu Phi đang diễn ra tình trạng số người dân nhiễm HIV tăng cao,
trong đó vùng cận Xa-ha-ra có tỉ lệ dân nhiễm HIV rất lớn.
+ Liên hệ về tình trạng người dân nhiêm HIV có hay không có ở địa
phương. Giải thích nguyên nhân
Câu 6:

Em chỉ mới có 8 con thôi!
Những hình ảnh trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì ở châu Phi? Theo em
cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên?

Gợi ý trả lời:
+ Các hình ảnh trên đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số ở Châu Phi
+ Các nước Châu Phi có cơ cấu dân số trẻ
+ Học sinh đưa ra được một số các giải pháp sau
- Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển dân số phù hợp với tốc độ
tăng trưởng kinh tế.
- Nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách
dân số
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế sẽ tác động gián tiếp đến tỉ lệ sinh, làm giảm
tốc độ bùng nổ dân số.
Câu 7:

15


“Mẹ yêu quý, con xin lỗi vì chiếc thuyền đã chìm và con không thể tới
châu Âu được nữa. Con xin lỗi vì không thể gửi trả lại khoản tiền mà mẹ đã vay
để đưa con lên thuyền. Đừng buồn mẹ nhé nếu họ nói không thể tìm thấy thi thể
của con giữa đại dương rộng lớn, một chiếc quan tài không thể mang con trở về
với mẹ, nó chỉ mang lại cho mẹ thêm nợ nần, các khoản chi phí tang lễ, chôn cất
và vận chuyển mà thôi...
Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa… Cảm ơn
loài cá sẽ ăn thịt cơ thể tôi mà không cần hỏi tôn giáo của tôi là gì, hay vị thế
chính trị của tôi ra sao”
(Trích bức thư được tìm thấy trong ví của một người tị nạn - Nhiếp ảnh gia
Massimo Sestini chụp bức ảnh trên từ một trực thăng hải quân Italy năm ngoái
tại vùng biển giữa nước này và Libya. )
Hình ảnh và đoạn trích trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì? Tại sao
họ phải làm như vậy và đó có phải là giải pháp tốt nhất cho họ?
Gợi ý trả lời:

+ Hình ảnh trên đề cập đến tình trạng người dân Châu Phi vượt biển nhập
cư trái phép sang các nước Châu Âu năm 2015
+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
- Do điều kiện sống khắc nghiệt: khô hạn, dịch bệnh
- Do xung đột, chiến tranh xảy ra thường xuyên
- Nạn đói hoành hành
+ Quan điểm của học sinh về việc nhập cư trái phép
2.3.4. Dự kiến tiến trình giờ học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (7').
Bước 1: Gv đưa ra hình ảnh vệ tinh chụp Trái Đất vào ban đêm

16


Hình ảnh trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì ở Châu Phi?
- Hs trả lời: Châu Phi – lục địa đen – là Châu lục kém phát triển nhất thế
giới.
- GV: Thời cổ đại Châu Phi đã từng có nền văn minh sông Nin rực rỡ do
người Ai Cập xây dựng. Châu Phi cũng được biết đến là Châu lục giàu tài
nguyên khoáng sản bậc nhất thế giới. Vậy tại sao cho đến ngày nay Châu Phi
vẫn là châu lục nghèo, lạc hậu và chậm phát triển nhất thế giới?2 nhóm chuyên
gia đến từ Châu Phi hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
- Các nhóm chuyên gia ra mắt (mỗi nhóm 4 học sinh-có thể hóa trang cho
phù hợp để tạo không khí sôi nổi và hứng thú trong lớp học)
+ Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm dân số Châu Phi.
+ Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm sự bùng nổ dân số và xung đột tộc
người ở Châu Phi.
Bước 2: Gv giới thiệu 2 nội dung chính của bài học, và cách thức tổ chức:
+ Các nhóm chuyên gia sẽ lần lượt được phỏng vấn, đặt câu hỏi
+ Sau khi trả lời các câu hỏi, đại diện nhóm chuyên gia sẽ tóm tắt lại những

nét nổi bật nhất về dân cư – xã hội của Châu Phi .
Bước 3: Giáo viên sử dụng kĩ thuật 321 (3 lời khen – 2 điểm hạn chế - 1 đề
nghị) để các nhóm tự nhận xét, đánh giá về nhau.
Gv củng cố, mở rộng kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu một số vấn đề về dân cư (13’)
- Mục tiêu: biết được các đặc điểm nổi bật về phân bố dân cư của các nước Châu
Phi. Giải thích được tại sao dân cư Châu Phi phân bố không đều.
- Nội dung: Dân cư Châu Phi
- Phương tiện: Hình 29.1 sgk, hình 27.2 sgk
Bước 1: Đặt câu hỏi cho Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm dân cư Châu Phi.
Câu 1: Quan sát hình 29.1 và 27.2 sgk, kết hợp với kiến thức đã học hãy trình
bày sự phân bố dân cư ở Châu Phi?
Câu 2: Các chuyên gia có thể giải thích tại sao sự phân bố dân cư ở Châu Phi
không đều?
Câu 3: Hãy đọc tên các thành phố Châu Phi có số dân từ 1 triệu trở lên?
Bước 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia sử dụng các bảng số liệu, hình
ảnh,… đã chuẩn bị trước để giải đáp các câu hỏi.
Bước 3: Đại diện nhóm chuyên gia nhấn mạnh lại những vấn đề nổi bật nhất về
dân cư các nước Châu Phi.
Bước 4: Các chuyên gia nhóm 2 nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và trình bày
của nhóm 1 (điểm mạnh, hạn chế, đề nghị)
17


Giáo viên nhận xét, đánh giá.
HỘP THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG 2
Dân cư
- Dân cư Châu Phi phân bố không đều, phụ thuộc vào đặc điểm của các môi
trường tự nhiên( Ở hoang mạc hầu như không có người sinh sống, mà chỉ
tập trung ở các ốc đảo; Ở sông Nin có mật độ dân số cao nhất vì ở đây có

đồng bằng châu thổ phì nhiêu; Ở xavan có mật độ trung bình; còn ở xích đạo
ẩm mật độ dân số khá cao)
- Đa số dân Châu Phi sống ở nông thôn
- Các thành phố có trên 1 triệu dân thường tập trung ở ven biển
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở Châu
Phi ( 20’)
- Mục tiêu: biết được các đặc điểm nổi bật về dân số và xung đột tộc người của
các nước Châu Phi. Phân tích được ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến phát
triển kinh tế các nước từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
- Nội dung: Bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở Châu Phi
- Phương tiện: Bảng Tình hình dân số của một số quốc gia Châu Phi sgk trang
91, các hình ảnh về tình trạng bùng nổ dân số, nạn đói, suy dinh dưỡng trẻ em,
chiến tranh, xung đột, hủ tục lạc hậu….
Bước 1: Đặt câu hỏi cho Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm sự bùng nổ dân số
và xung đột tộc người ở Châu Phi.
Câu 1: Năm 1950 dân số Châu Phi chiếm 9% dân số thế giới, đến năm 2005
chiếm 14%. Hiện nay dân số Châu Phi khoảng 1,2 tỉ người, dự báo đến cuối thế
kỉ XXI, dân số Châu Phi sẽ chiếm khoảng 40% dân số thế giới. Các chuyên gia
có thể giải thích vì sao dân số Châu Phi lại tăng nhanh như vậy và điều này sẽ
ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội các nước này?
Câu 2: Nạn đói, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em xảy ra nghiêm trọng nhất là ở
khu vực nào của Châu Phi? Tại sao Châu Phi lại là nơi bùng phát của nhiều dịch
bệnh nguy hiểm (sốt xuất huyết, ebola, đại dịch HIV- AIDS)?
Câu 3: Tại sao tuổi thọ trung bình cuả người dân Châu Phi đặc biệt là khu vực
Tây Phi và Đông Phi lại thấp nhất thế giới? Ở Châu Phi còn tồn tại rất nhiều hủ
tục lạc hậu, vậy các chuyên gia có thể kể 1 vài ví dụ cụ thể được không?
Câu 4: Nguyên nhân sâu sa của các cuộc chiến tranh, xung đột ở các nước Châu
Phi là gì? Hậu quả của vấn đề này đối với việc phát triển KT – XH? Theo các
chuyên gia, các nước Châu Phi cần phải làm gì để thoát khỏi cảnh đói nghèo?
18



Bước 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia sử dụng các bảng số liệu, hình
ảnh,… đã chuẩn bị trước để giải đáp các câu hỏi.
Bước 3: Đại diện nhóm chuyên gia nhấn mạnh lại những vấn đề nổi bật nhất về
dân số và xung đột tộc người ở Châu Phi.
Bước 4: + Các chuyên gia nhóm 1 nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và trình
bày của nhóm 2 (điểm mạnh, hạn chế, đề nghị)
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.
HỘP THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG 3
Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở Châu Phi
a. Bùng nổ dân số: tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới: 2,4%
- Nạn đói, tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
- Tuổi thọ trung bình rất thấp, dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu
- Đại dịch HIV- AIDS: Châu Phi chiếm 13,4% dân số thế giới nhưng số
người nhiễm HIV- AIDS chiếm 2/3 thế giới
b . Xung đột tộc người
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo, nội chiến: xảy ra thường xuyên
=> Cần có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề dân số, xã hội (một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo)
=> Kêu gọi nhiều tổ chức và các quốc gia trên thế giới giúp đỡ các quốc gia
Châu Phi
HOẠT ĐỘNG 4: Kiểm tra, đánh giá ngắn sau bài học (10' ra chơi).
BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SAU GIỜ HỌC
Thời gian: 10’
Họ và tên học sinh: ………………………………………………….Lớp…………..
Câu 1: Khoanh tròn vào “đúng” hoặc “sai” ứng với mỗi nhận định
Đặc điểm dân cư – xã hội của châu Phi
Đúng/Sai
Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi thuộc loại cao nhất

Đúng / Sai
thế giới
2/3 số người nhiễm HIV trên thế giới tập trung ở Châu Phi
Đúng / Sai
Châu Phi có dân số đông, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế
Đúng / Sai
giới.
Châu Phi chịu sự thống trị thực dân Mĩ trong suốt 4 thế kỉ
Đúng / Sai
(XVI-XX)
Câu 2:

19


Em chỉ mới có 8 con thôi!
Những hình ảnh trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì ở châu Phi?
Theo em cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
2.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
2.4.1. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM
2.4.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả
thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông.
2.4.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm
Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, tôi tập trung
nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát
triển năng lực vào một bài học cụ thể: Bài 30: Dân cư, xã hội Châu phi – Địa lí 7
- Sau bài học, tiến hành bài kiểm tra ngắn 10’ theo định hướng phát triển năng
lực. Rút ra các kết luận và đánh giá tính khả thi của đề tài.
2.4.2. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
2.4.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THCS Hàm Rồng
ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy. Tôi đã chọn 2 lớp: 1 lớp đối chứng và 1
lớp thực nghiệm để dạy. Cả hai lớp này đều được dạy cùng một bài:
Bài 30: Dân cư, Xã hội Châu Phi
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp
Số học sinh Lớp
Số học sinh
7A
33
7B
29
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm

20


- Các lớp thực nghiệm: sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp
với việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, bảng
tương tác thông minh)
- Các lớp đối chứng: Sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống
(thuyết trình, đàm thoại gợi mở..) và dạy chỉ vơí phấn trắng, bảng đen.
2.4.2.2.Kết quả thực nghiệm: Sau khi dạy Bài 30: Dân cư, xã hội Châu Phi,

tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra ngắn (thời gian 10 phút) ở cả lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả như sau
Lớp


số

Điểm
0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


Thực
ngiệm

7A

33

0

0

0

0

0

0

0

10

17

5

1

Đối chứng


7B

29

0

0

0

0

0

3

10

12

3

1

0

Bảng 2: Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng

Xếp loại


Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

7A

7B

Tổng

%

Tổng

%

Giỏi (9-10 điểm)

6

18,2%

1

3,5%

Khá (7-8 điểm)

27


81,8%

15

51,7%

Trung bình (5-6 điểm) 0

0,0

13

44,8%

Yếu (<5 điểm)

0.0

0

0,0

0

Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm
2.4.2.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Trước tiên, tôi muốn nói về sự chuyển biến phong cách học tập của học
sinh khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của
mình. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn

và chú ý vào bài giảng, nhất là những em học sinh không quan tâm nhiều đến bộ
môn Địa lí. Kết quả kiểm tra đã chứng minh rằng, ở các lớp thực nghiệm 100%
số học sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối
chứng.

21


3. KẾT LUẬN
3.1.Kết luận: Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí luận và thực
trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tôi rút ra một
số kết luận cơ bản sau:
- Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học là những yếu tố
nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Nhưng muốn đạt được hiệu
quả cao thì người dạy cần phải có sự thiết kế, sử dụng nó một cách linh hoạt,
phù hợp. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phương pháp dạy học nào thì vẫn phải tạo
điều kiện cho người học được khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm
kiến thức, giải quyết các vấn đề, gắn kiến thức với thực tiễn…Thay cho học
thiên về lí thuyết, học sinh được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành
động, học qua “làm”, chỉ có như vậy kiến thức học mới được khắc sâu và bền
vững. Khi người học được tự làm thì mới khiến kiến thức địa lí thực sự trở thành
một môn học hấp dẫn, lí thú với người học, đồng thời đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao của giáo dục trong thời kì mới.
- Để đào tạo những con người năng động, thích nghi tốt với đời sống xã
hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến
thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh,
óc sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc đánh
giá năng lực, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn
đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp.
3.2. Kiến nghị: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và

học theo định hướng phát triển năng lực, tôi đề nghị:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận
lợi để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về
chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đầu tư, trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực.
Trên đây là hướng giải quyết một vấn đề nhỏ trong toàn bộ nội dung lớn của
chương trình địa lí THCS, hoàn toàn mang ý chủ quan, sự kiểm nghiệm còn sơ
lược nên chắc chắn còn nhiều chỗ thiếu chính xác. Tác giả mong sẽ được đọc và
quan tâm góp ý của hội đồng khoa học các cấp, của đồng nghiệp để tác giả hoàn
thiện ý tưởng. Xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, từ
kinh nghiệm dạy học thực tế của bản thân và tham khảo từ các tài liệu, không
sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hàm Rồng, ngày18/ 04/ 2018
Người viết sáng kiến

Lê Thị Nhật
22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông môn Địa lí (2014 – Vụ giáo
dục)
2. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học, Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Tài liệu kiểm tra
đánh giá trong giáo dục, Tài liệu tập huấn.
4. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
5. Sách giáo viên – Địa lí 7, NXB Giáo dục.

23



×