Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bài tập học kì môn tâm lý học đại cương phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.17 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1

I. Khái quát về nhân cách

1

II. Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

2

1. Yếu tố di truyền (Yếu tố sinh học)

2

2. Yếu tố hoàn cảnh sống

3

3. Yếu tố giáo dục

4

4. Yếu tố hoạt động


6

5. Yếu tố giao tiếp

7

III. Liên hệ bản thân

8

C. KẾT LUẬN

9

PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi con người sinh ra đều có nhân cách. Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết
định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người. Xã hội càng phát triển,
các chuẩn mực về nhân cách cũng vì thế mà có sự thay đổi, các chuẩn mực nhân cách
cũ và lỗi thời được thay thế bằng các chuẩn mực mới, phù hợp với xã hội và lịch sử.
Chính vì vậy mà việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển
nhân cách là rất cần thiết, bởi có sự hiểu biết đó thì mỗi cá nhân có thể dễ dàng hơn
trong sự định hướng nhân cách của mình, Vì vậy em xin được chọn câu hỏi số 09 “
Phân tích vai trị của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Liên
hệ thực tiễn.” làm đề tài cho bài tập của mình.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát về nhân cách
Khi xem xét con người là một thành viên của xã hội, dưới góc độ là chủ thể
những mối quan hệ với con người thì ta nói đến nhân cách của họ. Vậy nhân cách là
gì? Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này. Trước hết, chủ thể của nhân cách
phải là con người. “Con người” ở đây được hiểu theo nhiều phương diện khác nhau.
Trong khoa học xã hội thì con người là một thực thể sinh học-xã hội. “Con người”
dưới phương diện là một thành viên của xã hội thì được biết đến là cá nhân. Dưới
phương diện hoạt động thì con người được biết đến với tư cách chủ thể.
Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội thì chúng ta nói
đến nhân cách của họ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách, các nhà khoa
học tâm lý cho rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội, mang bản chất xã
hội-lịch sử. Có nhiều định nghĩa về nhân cách: “Nhân cách là một cá nhân có ý thức,
chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định
(A.G.Covaliov) hay “con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, không
lặp lại, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những
2


người xung quanh” (X.L.Rubinstein). Triết học Mac-Lenin quan niệm: “Nhân cách là
khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất
bên trong của mỗi cá nhân.
Từ các ý kiến trên ta có thể định nghĩa về nhân cách một cách ngắn gọn như sau:
Nhân cách là tổng hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản
sắc giá trị xã hội của người ấy”.
II. Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển của nhân cách.
1. Yếu tố di truyền (Yếu tố sinh học)
Con người khi sinh ra đã tiếp nhận vốn sinh học nhất định được ghi lại dưới
hình thức chương trình di truyền những sức mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới dạng
những tư chất và những năng lực. Chương trình mang tính di truyền về sự phát triển

con người, trước hết đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại, đồng thời làm phát triển
những hệ giúp cơ thể con người thích ứng với những biến đổi của các điều kiện tồn
tại của mình, tạo khả năng cho con người hoạt động có hiệu quả trong một số lĩnh
vực nhất định. Nói cách khác di truyền tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và
phát triển nhân cách.
Nhân cách của một con người phải tồn tại ở một con người cụ thể, sống trong
một xã hội cụ thể. Một đứa trẻ sinh ra nó đã có đặc điểm hình thái sinh lý bao gồm
bẩm sinh và di truyền. Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của
cơ thể sống, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật
đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo
một cơ chế đã định sẵn. Bẩm sinh di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của
hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác vận động. Mọi cơ thể bình thường đều có thể
phát triển tốt đẹp đơi sống tinh thần của mình, hoạt động tâm sinh lý của con người
có khả năng bù trừ: sự thiếu hụt của một giác quan này có thể làm tăng tính nhạy cảm
của một giác quan khác. Ngồi ra sự tác động của các yếu tố di truyền đối với từng
3


giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Bên cạnh
đó, sự phát triển khơng bình thường của cơ thể con người cũng ảnh hưởng
đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Ví dụ: người có dị tật hay người thấp bé thường
nảy sinh tâm lý tự ti, khơng thích thể hiện mình ở giữa đám đơng. Hoặc những
người điếc bao giờ cũng nói to vì họ tưởng người khác cũng khó nghe như họ
Tóm lại khơng thể kết luận về vai trị quyết định của di truyền trong sự hình
thành và phát triển tâm lý nhân cách. Tuy nhiên bẩm sinh-di truyền đóng vai trị
đáng kể trong sự hình thành và phát triển của tâm lý nhân cách.Chính nó đã tham
gia vào sự hình thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý. Từ đó có thể khẳng
định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển
của nhân cách.
2. Yếu tố hồn cảnh sống

Hồn cảnh sống (hay mơi trường) là hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàn cảnh
bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sinh hoạt và
phát triển của con người.Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có hai loại hồn cảnh,
đó là hồn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
2.1. Hoàn cảnh tự nhiên
Mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định với những độc đáo riêng về hồn
cảnh địa lý. Qua đó quy định giá trị vật chất tinh thần ở một mức độ nhất định. Ví dụ
như người dân ở miền Trung nước ta, với một vùng đất nhiều thiên tai như bão, lụt,
dần dần hồn cảnh sống có những ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân
cách của con người miền Trung, con người họ thường có bản tính cần cù chịu khó
chắt chiu để có thể tồn tại giữa mảnh đất với nhiều thiên tai khắc nghiệt. Chính vì
vậy có thể nói tâm lý nhân cách mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên
2.2 . Hoàn cảnh xã hội

4


Nếu khơng được tiếp xúc với con người thì cá thể phát triển và lớn lên trong
trạng thái động vật hoặc sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Một đứa trẻ ra đời
chỉ như một con người “dự bị”. Nó khơng thể trở thanh con người nếu bị cơ lập tách
ra khỏi đời sống xã hội, nó cần phải học để trở thành người. Chính sự gia nhập xã hội
mà đứa trẻ và hành vi của nó mang nội dung xã hội.
Quan hệ sản xuất quy định nội dung chủ yếu của nhiều nét tâm lý cơ bản của
nhân cách. Tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật, biểu hiện
qua tư tưởng, đạo đức và ở mức độ khác nhau qua phong tục tập qn. Trong mơi
trường xã hơi cịn thấy những hiện tượng tâm lý xã hội quần chúng khác ảnh hưởng
đến sự phát triển tâm lý nhân cách đó là dư luận, tâm trạng chung…
- Tâm trạng chung: bao trùm bầu khơng khí lạc quan hay bi quan, sức phấn đấu
chung của nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng vào tâm trạng chung đó.
- Thi đua: là phương thức tác động qua lại giữa nhóm và cá nhân, làm tăng kết

quả hoạt động của nhau. Nhiều phẩm chất nhân cách cá được phát triển qua thi đua.
Ví dụ:thi đua học tập trong lớp nhằm đạt kết quả cao sẽ giúp các thành viên trong lớp
nỗ lực học tập.
- Bắt chước: bắt chước có thể có ý thức hoặc khơng có ý thức. Bắt chước trong
giao tiếp, ngơn ngữ, ăn mặc. Chính vì vậy mà xử sự của người lớn có ảnh hưởng rất
lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
3. Yếu tố giáo dục
Theo quan điểm của tâm lý học thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát
triển nhân cách. Trong tâm lý học giáo dục được hiểu là quá trình tác động có ý thức
có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng,đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ me
và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Theo nghĩa rộng
giáo dục là sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy hoc và cách
tác đông giáo dục khác đến con người.
5


Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách được
thể hiện ở những điểm sau:
- Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh, dẫn dắt hình thành và phát triển nhân cách theo hướng đó. Được thể hiện
qua mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường.
- Thông qua giáo dục thế hệ trước truyền cho thế hệ sau những kinh nghiệm được
kết tinh qua lịch sử.thế hệ trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm đó và biến chúng trở thanh
kinh nghiệm bản thân và tạo nên nhân cách bản thân. Chính vì vậy mà tục ngữ đã có
câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Giáo dục mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh-di truyền hay môi trường tự
nhiên không thể đem lại. Ví dụ thơng qua hoạt động học tập đứa trẻ có thể biết đọc
báo, biết viết chữ - điều mà yếu tố bẩm sinh và môi trường tự nhiên khơng thể đem
lại.
- Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật mang lại cho con người. Ví

dụ: bằng những phương pháp giáo dục đặc biệt trẻ em và người lớn bị khuyết tật có
thể phục hồi được những chức năng đã mất và phát triển trí tuệ một cách bình thường
(học chữ nổi, học ngơn ngữ hành động…).
- Giáo dục uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu. Ví dụ như cơng tác giáo dưỡng
trẻ em hư, cải tạo lao động đối với người phạm pháp. Nhà nước xây dựng các trường
giáo dưỡng, các trại cai nghiện.
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực. Ví dụ mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đây chính là tính chất tiên tiến của giáo dục.
- Sự phát triển tâm lý ở trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những
điều kiện của giáo dục.

6


Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo hướng đó. Cịn cá
nhân đó có phát triển theo hướng đó hay khơng, phát triển đến mức độ nào thì giáo
dục khơng quyết định trực tiếp mà chính là hoạt động và giao tiếp của mỗi cá nhân.
Do đó, cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức
hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan
hệ, quan hệ nhóm và tập thể. Đặc biệt, con người là thực thể tích cực có thể tự
hình thành và biến đổi nhân cách của mình một cách có ý thức, có khả năng tự cải
tạo chính bản thân mình, có nhu cầu tự khẳng định, tự ý thức, tự điều chỉnh cho nên
con người có hoạt động tự giáo dục. Hoạt động này là quá trình con người tự biết
kiềm chế mình, biết hướng nhu cầu, hứng thú, giá trị của mình cho phù hợp với
những chuẩn mực đạo đức, giá trị của xã hội. Vì vậy, giáo dục khơng được tách rời
với tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
Rõ ràng giáo dục vừa cung cấp cho con người những kĩ năng kĩ xảo, tri thức,
vừa hình thành trong nhân cách con người những phẩm chất tâm lý cần thiết theo
yêu cầu của sự phát triển xã hội.

4. Yếu tố hoạt động
Hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của cá nhân, chỉ có hoạt động thì giáo dục mới có hiệu quả. Hoạt động tức
là cá nhân trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành
nhân cách.
Thơng qua hoạt động con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội-lịch sử để hình thành
nhân cách. Hoạt động có vai trị trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách
nên trong giáo dục cần làm phong phú nội dung, hình thức, thay đổi tổ chức hoạt
động để lơi cuốn cá nhâm tham gia tích cực vào các hoạt động đó.

7


Hoạt động của con người khác với động vật ở chỗ nó có mục đích, có ý thức.
Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ con người với
sự vật mà còn với cả người khác. Vì thế hoạt động của con người mang tính xã hội,
cộng đồng. Điều đó có nghĩa là hoạt động gắn liền với giao tiếp.
Hoạt động để lại dấu ấn của mình lên chính bản thân con người. Tâm lý khơng
chỉ được thể hiện mà cịn được hình thành trong hoạt động. Chính nhân cách của con
người cũng được hình thành trong hoạt động: Con người trở lên can đảm, quả quyết,
cứng rắn… cũng là nhờ thơng qua q trình hoạt động.
Ví dụ: nhờ tham gia vào hoạt động cơng tác xã hội chăm sóc người già neo đơn
mà qua đó con người, đặc biệt là người trẻ nhận thức được trách nhiệm của bản thân
đối với ông bà, cha mẹ. Từ đó mà nhân cách tốt được hình thành, con người có tình
u thương, sống có tình nghĩa và trách nhiệm đối với người thân của mình.
5. Yếu tố giao tiếp
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội lồi người. Khơng thể có xã
hội nếu khơng có giao tiếp, vì xã hội là một cộng đồng người chứ không phải là một
dấu cộng đơn giản của nhiều người. Khơng có nhu cầu giao lưu, khơng có sự hoạt
động tập thể với những mục đích nhất định thì sẽ khơng có ngơn ngữ, khơng có

lao động. Mỗi cá nhân khơng thể phát triển bình thường theo kiểu người và
không thể trở thành nhân cách nếu không được giao tiếp với những cá nhân
khác.
Đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống động, những nhân cách
hoàn chỉnh. Ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể và chủ thể.Giao tiếp là điều kiện
tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Sự phát triển cả một cá nhân được quy định
bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó trực tiếp hoặc gián tiếp với họ.
Chính con người làm xuất hiện, duy trì, phát triển giao tiếp và trở thành sản phẩm của
giao tiếp.
8


Nhờ giao tiếp con người tham gia vào các quan hệ xã hội, đồng thời thông qua
giao tiếp con người đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại.
Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan
hệ xã hội mà con người cịn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so
sánh mình với người khác, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách.
Năm yếu tố: di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và giao tiếp đều có
sự tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách nhưng chúng có vai trò
khác nhau. Yếu tố di truyền làm tiền đề; yếu tố mơi trường (mơi trường xã hội) có
vai trị quyết định; yếu tố hoạt động và giao tiếp cá nhân có vai trị quyết định trực
tiếp; yếu tố giáo dục giữ vai trị chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân
cách.
III. Liên hệ bản thân
Là một sinh viên sống trong một môi trường xã hội vô cùng năng động, có nhiều
điều kiện để có thể hình thành và phát triển nhân cách. Em cảm thấy bản thân mình
cần phải có trách nhiệm tự hồn thiện nhân cách cho bản thân mình
Từ việc hiểu biết về nhân cách, về vai trị của các yếu tố đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách, kết hợp với những kiến thức về thực tế đời sống, xã
hội, bản thân em có thể liên hệ với bản thân và xác định phương hướng phát triển

cho phù hợp.
Khi đã có sự hiểu biết về vai trò của các yếu tố sinh thể với nhân cách, bản thân
em có thể có những biện pháp để phát triển những mặt mạnh, kiềm chế những yếu tố
không tốt thuộc về mặt bẩm sinh di truyền trong khả năng có thể. Đồng thời ta cần
tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tìm hiểu các kiến thức về xã hội để xác
định được những yêu cầu chuẩn mực của thời đại mới, từ đó có sự rèn luyện bản
thân theo hướng đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu đó.

9


Tích cực giao tiếp với bạn bè, thầy cơ và mọi người tạo mối quan hệ
rộng lớn, thu thập nhiều kiến thức lịch sử - xã hội giúp nhân cách được phát triển
tồn diện. Cần có sự năng động, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Làm một
sinh viên, kiến thức về chuyên môn là cần thiết nhưng kiến thức, kinh nghiệm đời
sống cũng quan trọng khơng kém. Vì thế để có được nhiều kinh nghiệm sống thì bản
thân mỗi người cần hoạt động nhiều hơn nữa.
Cuối cùng phải luôn luôn tự nhìn nhận lại bản thân đánh giá đúng sai những việc
đã làm, vạch ra mục đích cần vươn tới, ln ln phải nghiêm khắc với chính
mình, nhìn nhận, đánh giá cuộc sống để giảm bớt những hành vi sai lệch.
Đối với một sinh viên luật thì những điều trên càng thật sự cần thiết và có ý nghĩa
khơng chỉ để hồn thiện nhân cách mà cịn để mỗi sinh viên chuẩn bị hành trang tốt
nhất để có thể hành nghề luật trong tương lai.

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Bản thân mỗi người đều có một nhân cách riêng. Để có được một nhân cách
tốt, phù hợp với chuẩn mực của xã hội khơng phải là điều dễ dàng. Điều đó đòi hỏi ở
mỗi cá nhân sự rèn luyện và phấn đấu liên tục. Để trở thành một cơng dân có ích thì
phải có một nhân cách tốt. Thơng qua bài luận này, mỗi chúng ta cần phải biết rèn
luyện cho mình một nhân cách phù hợp nhất để từ đó có thể cống hiến nhiều hơn cho

đất nước và xã hội.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình tâm lý học đại cương, nhà xuất bản
công an nhân dân, Hà Nội 2007
2. Tập thể tác giả TS. Đặng Thanh Nga, giáo trình Tâm lý học đại cương, nhà
xuất bản công an nhân dân, Hà Nội 2008
3.

/>
cac-yeu-to-chi-phoi-su-hinh-thanh-va-phat-trien-nhan-cach-ca-nhan.html
4.

/>
%A7a-cac-y%E1%BA%BFu-t%E1%BB%91-%E1%BA%A3nh-h
%C6%B0%E1%BB%9Fng-t%E1%BB%9Bi-s%E1%BB%B1-hinh-thanh-va-phat-tri
%E1%BB%83n-nhan-cach/
5. www.tamlyhoc.net › ... › Tâm lý học nhân cách
6. www.school.net.vn/.../sinhhocthptnhungyeutonaogopphanxaydungnenn...

11


Ảnh 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh – một nhân cách sống cao đẹp

Ảnh 2: Giáo dục trở thành yếu tố quan trọng để làm nên nhân cách con người


12



×