Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật dân sự việt nam quy định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.39 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang:

Lời mở đầu………………………………………………………………..2
Nội dung………………………………………………………....................2
1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành – Một số
vấn đề lí luận………………………………………………………………3
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Điều kiện về chủ thể của hợp đồng dân sự……………………......7
Điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự………...8
Điều kiện về ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng………………...11
Điều kiện về hình thức của hợp đồng dân sự…………………........11

2. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành – Một số
vấn đề thực tiễn…………………………………………………………...11
2.1. Hợp đồng dân sự do giả tạo – trên thực tế vẫn tồn tại và
được các chủ thể giao kết mặc nhiên chấp nhận............................11
2.2. Hợp đồng dân sự do vi phạm hình thức vẫn còn tồn tại
rất phổ biến………………………………………………………...13
2.3. Sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng dân sự - mơ hồ
trong quy định của BLDS, khó khăn khi áp dụng
trên thực tế...................................................................................13
3. Nguyên nhân của những vi phạm về điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng dân sự; giải pháp ngăn chặn những vi phạm đó.............15
Kết luận……………………………………….......……………………...16


Danh mục tài liệu tham khảo..…………………………..........................17

LỜI MỞ ĐẦU
Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân
sự và là phương tiện pháp lí quan trọng để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp
1


pháp của các chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay các
tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự của các chủ thể tham gia giao kết
hợp đồng vẫn còn rất phổ biến. Một trong những nguyên nhân của thực
trạng này là do các chủ thể khi tham gia xác lập hợp đồng đã không tuân
thủ đúng các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Vậy, pháp luật dân
sự Việt Nam quy định như thế nào về các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng dân sự? Những quy định đó có luôn luôn thực sự được các chủ thể
giao kết hợp đồng tôn trọng và tuân thủ trên khi tham gia giao kết hợp
đồng? Trong phạm vi bài viết này em xin trình bày một cách khái quát về
những tìm hiểu của mình về các vấn đề trên.

NỘI DUNG
1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định

của pháp luật Việt Nam hiện hành – Một số vấn đề lí luận.
Theo quy định tại Điều 388 BLDS thì “Hợp đồng dân sự là sự thoả
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự”.
Như vậy, hợp đồng dân sự được giao kết dưới sự thỏa thuận của các
chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng và là phương tiện pháp lí quan trọng để
thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp
đồng đó. Ngoài ra, hợp đồng dân sự còn là căn cứ để tòa án, cơ quan nhà

nước có thẩm quyền khác giải quyết tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, để
hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp lí thì hợp đồng đó phải thỏa mãn đầy đủ
các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định.
Và tại Điều 121 BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp
đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”. Do đó, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân
sự chính là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự được xác định tại Điều 122 BLDS 2005:
2


“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 121 BLDS 2005, ta thấy, hợp
đồng dân sự chính là một dạng của giao dịch dân sự. Do đó, ta có thể
hiểu, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cũng giống như điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122 BLDS 2005.
Nó là tổng hợp những yêu cầu pháp lý nhằm đảm bảo cho hợp đồng được
xác lập đúng với bản chất, hợp pháp và có sự ràng buộc đối với hai bên. Vì
vậy, ta có thể xét điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự trên các
phương diện:
- Chủ thể tham gia hợp đồng;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng;
- Ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng;
- Hình thức của hợp đồng.

1.1. Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng dân sự.
Chủ thể của hợp đồng (hay chủ thể của quan hệ hợp đồng) là những
người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng; có quyền, nghĩa vụ phát sinh
từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng đó.
Với những quy định như đã dẫn trên của BLDS 2005, thì chủ thể
tham gia xác lập hợp đồng dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình,
tổ hợp tác và mỗi một chủ thể khi tham gia xác lập hợp đồng dân sự cần
thỏa mãn điều kiện “có năng lực hành vi dân sự”.
a. Đối với cá nhân
3


Cá nhân được coi là chủ thể thường xuyên, chủ yếu của giao dịch
dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng. Có thể nói, cá nhân tham
gia tất cả các giao dịch dân sự, kể cả với các giao dịch dân sự trong đó chủ
thể tham gia là pháp nhân hay chủ thể khác thì cá nhân vẫn tham gia với tư
cách là người đại diện. Và tại Điều 17 BLDS 2005 đã quy định: “Năng lực
hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong việc xác lập
thực hiện giao dịch dân sự cũng như hợp đồng dân sự được xác định như
sau:
- Thứ nhất: Đối với người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Những
người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
không bị mất năng lực hành vi dân sự. Người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự vì
lợi ích của mình hoặc vì lợi ích của chủ thể khác.
- Thứ hai: Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần từ đủ
15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Có thể thấy, trên thực tiễn thì những chủ thể từ đủ

15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có khả năng tham gia lao động và có thu nhập.
Vì vậy, pháp luật cũng có quy định cho phép những chủ thể này có thể có
quyền giao kết hợp đồng. Ví dụ: Hợp đồng lao động theo quy định của Bô
luật Lao động.
- Thứ ba: Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần từ đủ 6
tuổi đến dưới 15 tuổi, người bị tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng
lực hành vi dân sự: Người từ đủ 6 đến dưới 15 tuổi được xác định là những
người mà sự nhận thức và làm chủ hành vi của mình chưa được đầy đủ, do
đó họ có thể có những hạn chế nhất định. Vì vậy, theo quy định của pháp
luật dân sự, những chủ thể này khi xác lập thực hiện giao dịch dân sự
(trong đó có hợp đồng dân sự) phải được người đại diện theo pháp luật
đồng ý, trừ các hợp đồng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù
4


hợp với lứa tuổi. Đối với người bị tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế
năng lực hành vi dân sự thì giao dịch dân sự cũng như hợp đồng dân sự có
liên quan đến tài sản của họ phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp
luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
- Thứ tư: Đối với người dưới 6 tuổi, người bị tòa án ra quyết định
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì họ không được xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự cũng như hợp đồng dân sự. Mọi giao dịch dân sự hay hợp
đồng dân sự của họ đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực
hiện.
b. Đối với pháp nhân
Pháp nhân là một thực thể pháp lí, có năng lực chủ thể mang tính
chuyên biệt, khi pháp nhân tham gia xác lập hợp đồng dân sự phải thông
qua hành vi của người đại diện của pháp nhân: đại diện theo ủy quyền hoặc
theo pháp luật. Khi xem xét những hợp đồng này, ta cần chú ý tới các quy
định về đại diện, phạm vi thẩm quyền đại diện theo quy định của BLDS để

xác định hiệu lực pháp lí của chúng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý, pháp nhân
chỉ được phép xác lập những hợp đồng dân sự phù hợp với phạm vi hoạt
động, mục đích hoạt động, lĩnh vực kinh doanh... mà pháp nhân đảm nhận
được thể hiện trong điều lệ, hoặc quyết định thành lập pháp nhân (Điều 88
BLDS).
c. Đối với hộ gia đình và tổ hợp tác

Hộ gia đình và tổ hợp tác là những chủ thể hạn chế của quan hệ pháp
luật dân sự nên các hợp đồng dân sự mà hộ gia đình xác lập phải là những
hợp đồng được pháp luật cho phép giao kết.
Khi tham gia xác lập hợp đồng, chủ hộ - người đại diện theo pháp
luật của gia đình có thể trực tiếp tham gia hoặc ủy quyền cho thành viên
khác đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự làm đại diện cho hộ gia
đình trong giao kết hợp đồng dân sự. Phạm vi hoạt động (giao kết hợp
đồng) của hộ gia đình do pháp luật quy định (Điều 106 BLDS 2005).
5


Khi tham gia giao dịch dân sự nói chung cũng như hợp đồng dân sự
nói riêng, tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện theo pháp luật của tổ hợp
tác. Phạm vi hoạt động của tổ hợp tác được thể hiện trong hợp đồng hợp tác
thể hiện ở khoản 2 Điều 111 BLDS 2005.
d. Đối với người đại diện hợp pháp:

Theo quy định tại Điều 139 BLDS 2005 thì“Đại diện là việc một
người (sau đây là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác
(sau đây là người được đại diện) xác lập và thực hiện giao dịch dân sự
trong phạm vi đại diện”. Cũng theo Điều 139 BLDS thì cá nhân, pháp
nhân, các chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch thông qua người
đại diện, tuy nhiên người đại diện phải là người có năng lực hành vi dân sự

đầy đủ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Có hai loại đại diện hợp
pháp đó là:
- Đại diện theo pháp luật: “do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định” (Điều 140), bao gồm những người được quy
định tại Điều 141 BLDS 2005.
- Đại diện theo ủy quyền: “được xác lập theo sự ủy quyền giữa
người đại diện và người được đại diện” (Điều 142), bao gồm những người
được quy định tại Điều 143 BLDS 2005.
=>> Tóm lại, để có thể xác lập, thực hiện các hợp đồng, chủ thể
là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự thích ứng với loại giao dịch
hoặc loại hợp đồng mà chủ thể đó tham gia. Pháp nhân, hộ gia đình, tổ
hợp tác xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện hợp
pháp, nhưng phải đúng phạm vi đại diện và phải phù hợp với giới hạn
về lĩnh vực hoạt động của các chủ thể.
1.2. Điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự
Khi tham gia giao kết một hợp đồng dân sự, các chủ thể có thể
hướng đến những mục đích khác nhau. Và để đạt được mục đích này, các
quyền và nghĩa vụ, hay nói cách khác, nội dung của hợp đồng phải được
xác lập. Động cơ, mục đích cũng như nội dung của hợp đồng dân sự là do
các chủ thể xác định nhưng phải đảm bảo vừa đáp ứng được lựoi ích của
6


chủ thể, vừa không xâm phạm tới lợi ích chung mà pháp luật đã quy định –
“không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”.
Mục đích của một hợp đồng dân sự có thể là những lợi ích vật chất
hoặc tinh thần (trên thực tiễn chủ yếu là lợi ích vật chất) mà các chủ thể
tham gia xác lập hợp đồng muốn đạt được và những lợi ích này phải đảm
bảo tính hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành. Để đạt được
những mục đích này, trong hợp đồng dân sự, các bên có thể thỏa thuận ghi

nhận các quyền và nghĩa vụ nhất định của các chủ thể khi xác lập hợp
đồng. Tuy vậy, trong mọi trường hợp, những sự thỏa thuận về mục đích và
nội dung của hợp đồng dân sự đó phải đảm bảo không vi phạm điều cấm
của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.
- Điều cấm của pháp luật được hiểu là “những quy định của pháp
luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định” (Điều 128
BLDS 2005). Xuất phát từ lợi ích của cộng đồng, pháp luật nước ta đã có
những quy định cụ thể liên quan đến việc cấm chủ thể thực hiện những
hành vi nhất định hoặc đưa ra những quy định xác định cụ thể những loại
công việc mà chủ thể không được làm hay các loại tài sản không thể là đối
tượng của giao dịch dân sự cũng như hợp đồng dân sự.
- Trái đạo đức xã hội là những hành vi trái với “những chuẩn mực
ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng
thừa nhận và tôn trọng”.(Điều 128 BLDS 2005). Như vậy, ta thấy, nếu như
điều cấm của pháp luật là những quy định cụ thể trong một văn bản pháp
luật, xác định những hành vi nhất định không cho phép chủ thể thực hiện;
thì tính trái đạo đức xã hội lại là những xử sự trái với những chuẩn mực
ứng xử của cộng đồng được thừa nhận và tôn trọng. Do đó, khi xác định
một hợp đồng dân sự có mục đích và nội dung trái đạo đức xã hội, chúng ta
luôn cần có sự cân nhắc, xem xét kĩ lưỡng.

7


1.3. Điều kiện về ý chí của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng
dân sự
Có thể thấy, hầu hết mọi hợp đồng dân sự đều được giao kết với sự
thỏa thuận của các chủ thể tham gia và nó đều nhằm đạt được những lợi ích
mà các chủ thể mong muốn có được. Do đó, việc lựa chọn một hợp đồng
dân sự nào đó để tham gia cũng như xác định các quyền và nghĩa vụ trong

hợp đồng đó là hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tham gia giao kết
hợp đồng. Vì vậy, pháp luật dân sự nước ta cũng có quy định, các chủ thể
tham gia hợp đồng dân sự hoàn toàn tự nguyện.
Cơ sở đề hình thành một hợp đồng dân sự là ý chí tự nguyện của chủ
thể tham gia. Và nó phải là mong muốn, nguyện vọng chủ quan bên trong
của chủ thể không bị tác động bởi bất cứ yếu tố khác quan hay chủ quan
nào khác dẫn tới việc chủ thể đó không nhận thức hoặc kiểm soát được ý
chí của mình. Giữa ý chí đích thực bên trong của chủ thể với sự biểu hiện ý
chí đó ra bên ngoài phải có sự thống nhất. Nếu không có sự thống nhất ý
chí thì chủ thể không có sự tự nguyện.
Theo quy định của BLDS 2005, hợp đồng bị coi là được xác lập
thiếu yếu tố tự nguyện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Hợp đồng dân sự được xác lập do giả tạo.
Đây là hợp đồng được lập ra nhưng không phản ánh đúng bản chất
của quan hệ đích thực giữa các bên, thể hiện ở việc các bên xác lập hợp
đồng để che đậy một giao dịch khác hay một hành vi trái pháp luật của một
hoặc các bên. Trong hợp đồng này, việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác
với ý chí bên trong và kết quả thực hiện của các bên tham gia. Nó bao gồm
hợp đồng giả tạo do các bên lập ra để che đậy một hợp đồng khác nhằm
trốn tránh pháp luật và hợp đồng không có thật, do các bên thông đồng lập
ra nhằm hợp thức hóa các thủ tục pháp lý còn thiếu sót, hoặc để che đậy
một sự thật khác trái pháp luật, hoặc trái đạo đức xã hội, là hợp đồng mang
8


tính hình thức, chứ các bên hoàn toàn không có ý định tạo lập nên sự ràng
buộc pháp lý với nhau dựa trên nội dung của hợp đồng đó.
- Trường hợp 2: Hợp đồng dân sự được xác lập do nhầm lẫn.
Sự nhầm lẫn đó được thể hiện ở sự không trùng hợp về ý chí được
biểu hiện ra bên ngoài với mong muốn thật sự bên trong của người thể hiện

ý chí. Hay nói cụ thể hơn, đó là việc một hoặc các bên hình dung sai về
chủ thể, đối tượng, nội dung... của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng trái
với ý nguyện của mình. Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ chấp nhận hợp
đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn về nội dung theo quy định tại Điều 131 BLDS
2005.
- Trường hợp 3: Hợp đồng dân sự được xác lập do bị lừa dối.
Theo quy định tại Điều 132 BLDS 205 thì “Lừa dối trong giao dịch
là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia
hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao
dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Cụ thể, biểu hiện của sự lừa dối
là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật khiến cho bên kia tin vào các
thông tin đó mà xác lập hợp đồng bất lợi cho họ hoặc trái với nguyện vọng
đích thực của họ.
- Trường hợp 4: Hợp đồng dân sự xác lập bởi sự đe dọa.
“Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người
thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại
về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc
của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình” (Điều 132 BLDS 2005). Sự đe dọa
thường được hiểu là việc một bên cố ý gây ra sự sợ hãi cho bên kia bằng
hành vi bạo lực vật chất hoặc sự khủng bố tinh thần, làm bên kia tê liệt ý

9


chí hoặc làm mất khả năng kháng cự nên đã xác lập hợp đồng trái với
nguyện vọng đích thực của họ.
-

Trường hợp 5: Xác lập hợp đồng trong lúc không nhận thức,
điều khiển được hành vi.


Điều 133 BLDS 2005 quy định: “Người có năng lực hành vi dân sự
nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch
dân sự đó là vô hiệu”. Một người bình thường, vào thời điểm giao kết hợp
đồng, đã ở trong tình trạng bị bệnh tâm thần đãn đến không điều khiển
được hành vi của mình hay đang sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích
thích khác dẫn đến việc mất khả năng nhận thức tạm thời… thì được xem
là không tự nguyện xác lập, giao kết hợp đồng.Vấn đề pháp lý đặt ra là
người này phải chứng minh được là vào lúc xác lập hợp đồng, họ đang ở
trong tình trạng không có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của
mình.
=>> Tóm lại, các yếu tố chủ thể, nội dung và mục đích, ý chí tự
nguyện của các bên giao kết hợp đồng dân sự là những yếu tố quan
trọng góp phần vào quá trình hình thành và tồn tại có hiệu lực của hợp
đồng dân sự. Năng lực hành vi của chủ thể là yếu tố nhằm đảm bảo
chủ thể có tư cách độc lập để tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng; nội
dung và mục đích là những điều khoản, căn cứ để thực hiện hợp đồng;
sự tự nguyện là yếu tố đảm bảm cho hợp đồng được tạo ra đúng ý chí
đích thực của các bên. Bởi vậy, đây là ba yếu tố pháp lý quan trọng
được pháp luật quy định là điều kiện bắt buộc của mọi hợp đồng.
1.4. Điều kiện về hình thức của hợp đồng dân sự
Theo quy định của BLDS 2005, thì chỉ khi nào pháp luật có quy định
thì hình thức của hợp đồng dân sự mới là điều kiện có hiệu lực của hợp
10


đồng dân sự. Điều đó đồng nghĩa với việc, khi có một số hợp đồng dân sự
mà pháp luật không quy định hình thức bắt buộc thì hợp đồng đó có thể
được thể hiện dưới bất kì hình thức nào do các chủ thể tự thỏa thuận. Nếu

pháp luật có quy định hợp đồng dân sự buộc phải tuân theo một hình thức
nhất định nào đó thì khi xác lập hợp đồng các chủ thể phải tuân theo. Ví dụ:
Hợp đồng mua bán nhà, mua bán tàu bay, tàu biển, hợp đồng chuyển quyền
sử dụng đất...).
2. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định

của pháp luật Việt Nam hiện hành – Một số vấn đề thực tiễn.
Có thể thấy, mặc dù trên phương diện pháp lí, nhìn chung các điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự được quy định khá rõ ràng: chủ thể
xác lập hợp đồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung
hợp đồng không trái với điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; các
bên tham gia hợp đồng với ý chí tự nguyện; hình thức của hợp đồng có thể
có hoặc không là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Nhưng trong
thực tế, khi các chủ thể tham gia xác lập một hợp đồng dân sự, thì đôi khi
vẫn không thể tránh khỏi những sai xót khiến cho hợp đồng đó có thể bị vô
hiệu nếu xét theo quy định của pháp luật dân sự nước ta. Tuy nhiên, các
loại hợp đồng đó vẫn tồn tại có hiệu lực ở thực tiễn, bởi lẽ các chủ thể tham
gia xác lập hợp đồng mặc nhiên chấp nhận những hợp đồng đó.
2.1. Hợp đồng dân sự do giả tạo – trên thực tế vẫn tồn tại và
được các chủ thể giao kết mặc nhiên chấp nhận.
Có thể thấy, pháp luật dân sự Việt Nam đã quy định rất rõ ràng, nếu
hợp đồng dân sự được giao kết giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác
hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì sẽ không phát sinh hiệu lực
pháp lí. Tuy nhiên, trên thực tế, những giao dịch này nếu không bị tòa án
hoặc các cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì nó vẫn đương nhiên tồn tại.
Ví dụ: Năm 2005, ông Y làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
100m2 đất cho ông X ở xã Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Để
11



trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với
Nhà nước, các bên đã kí kết hợp đồng ủy quyền có công chứng. Ông Y ủy
quyền cho ông X được quản lí, sử dụng và thực hiện các giao dịch chuyển
quyền sử dụng diện tích đất trên. Sau đó, ông X dựng nhà 5 tầng trên mảnh
đất này. Tháng 5/2006, ông X chuyển nhượng nhà đất cho người khác lấy
tiền.
Như vậy, ta thấy, nếu xét dưới góc độ pháp lí thì, hợp đồng ủy quyền
nhưng thực chất là mua bán đất giữa ông Y và ông X là vô hiệu do giả tạo
theo như quy định tại Điều 129 BLDS: “Khi các bên xác lập giao dịch
dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch
giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp
giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường
hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
thì giao dịch đó vô hiệu”. Bởi lẽ, hợp đồng ủy quyền giữa ông Y và ông X
là để che giấu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm trốn tránh
nghĩa vụ với người thứ ba là Nhà nước (trốn thuế chuyển nhượng quyền sử
dụng đất). Và theo đó, giao dịch giữa ông X với người khác cũng sẽ vô
hiệu.
Tuy nhiên, trên thực tế, hợp đồng này vẫn có hiệu lực và các chủ thể
vẫn được phép thực hiện hợp đồng chuyển nhượng từ tay chủ thể này đến
chủ thể khác. Và đương nhiên, những hợp đồng đó chỉ bị tuyên vô hiệu khi
các bên có tranh chấp, kiện ra tòa án. Khi có sự can thiệp của tòa án thì
những hợp đồng đó mới bị phát hiện và bị tuyên vô hiệu.
2.2. Hợp đồng dân sự do vi phạm hình thức vẫn còn tồn tại rất
phổ biến.
Bộ luật dân sự 2005 quy đinh rõ trong trường hợp hình thức là điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự thì các bên chủ thể tham gia hợp
đồng cần xác lập hợp đồng theo đúng hình thức mà pháp luật đã quy định.
Chẳng hạn như, tại khoản 2 Điều 689 BLDS 2005 quy định về hình thức
12



của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất như sau: “Hợp đồng chuyển quyền
sử dụng đất phải lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy
định của pháp luật”. Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều hợp đồng chuyển quyền
sử dụng đất chỉ được các chủ thể thực hiện dưới dạng viết tay, không công
chứng, chứng thực. Nhưng các chủ thể vẫn xác lập hợp đồng, thực hiện
mua bán, trao đổi (giao đất và nhận tiền). Và khi có tranh chấp xảy ra,các
bên mới kiện ra tòa, tòa thụ lí vụ việc rồi tuyên hợp đồng vô hiệu. Lúc đó
hậu quả pháp lí đặt ra là các chủ thể khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài
sản và hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Còn nếu không có tranh
chấp thì những loại hợp đồng như trên vẫn tồn tại.
Hay như Điều 492 BLDS 2005, quy định hợp đồng thuê nhà ở dưới
6 tháng bắt buộc phải được lập bằng văn bản. Tuy nhiên, trên thực tế các
bên thuê nhà thường chỉ lập hợp đồng thuê nhà bằng lời nói. Như vậy, mặc
dù về mặt pháp lí thì hợp đồng thuê nhà là loại hợp đồng bộc phải có hình
thức “được lập thành văn bản” nhưng trên thực tiễn, có rất nhiều hợp đồng
thuê nhà ở chỉ được xác lập dưới dạng lời nói.
2.3. Sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng dân sự - mơ hồ trong
quy định của BLDS, khó khăn khi áp dụng trên thực tế.
Những quy định trong Bộ luật dân sự 2005 về sự tự nguyện về ý chí
của chủ thể tham gia xác lập hợp đồng là cơ sở pháp lí quan trọng để các
chủ thể tiến hành giao kết hợp đồng một cách “bình đẳng”. Tuy nhiên, thực
tế những quy định đó còn chung chung, mơ hồ làm cho quá trình áp dụng
luật trên thực tiễn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Giống như thạc sĩ
Nguyễn Thị Tình (giảng viên trường Đại học thương mại) đã cho rằng:
“...Việc tham gia giao dịch của một bên không có lựoi thế về sức mạnh thị
trường do sức ép của một bên có vị thế mạnh trên thị trường, hay giao dịch
giữa một bên là cấp dưới trực tiếp buộc phải tham gia giao dịch vì sợ “uy
thế” của cấp trên có bị coi là không đáp ứng điều kiện “hoàn toàn tự

13


nguyện” theo quy định của Điều 122 vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Việc
một bên chủ thể dùng lợi thế thị trường, quyền lực thương mại để ép buộc
một hoặc các bên chủ thể khác tham gia vào thực hiện giao dịch dân sự rất
có thể được ngụy biện là sự thỏa thuận, thương lượng, đánh đổi lợi ích
giữa các bên. Ở cấp độ mất tự nguyện nghiêm trọng, có thể nhận biết dễ
dàng như việc một bên chủ thể dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực với bên kia
nhằm mục đích trong giao dịch dân sự thì đương nhiên giao dịch này sẽ là
vô hiệu và chủ thể thực hiện hành vi ép buộc có thể sẽ phải chịu trách
nhiệm hành chính hoặc hình sự. Ở cấp độ dân sự... do có sự giao thoa, khó
phân biệt giữa ép buộc và thỏa thuận cho nên rất cần phải có một khái
niệm để chỉ ra những dấu hiệu của sự ép buộc, mất tự nguyện khi các bên
chủ thể thực hiện một giao dịch dân sự...”.
Đây là một nhận định khách quan về hạn chế của quy định về ý chí
của chủ thể tham gia xác lập một giao dịch dân sự nói chung cũng như hợp
đồng dân sự nói riêng. Đó chính là những điểm bất cập của một trong
những quy định về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự nói
chung, hợp đồng dân sự nói riêng khi được áp dụng trên thực tế. Và đương
nhiên, chỉ khi nào quy định trong luật có sự chi tiết, chặt chẽ hơn thì các
hợp đồng dân sự trên thực tế mới có thể được giao kết một cách bình đẳng,
tự nguyện thực sự. Và khi đó, nếu có tranh chấp xảy ra, Tòa án sẽ dễ dàng
xác định lỗi thuộc về bên nào, dễ dàng áp dụng các hình thức xử lí hơn để
đảm bảo sự công bằng cho mọi chủ thể tham gia hợp đồng.
3. Nguyên nhân của những vi phạm về điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng dân sự; giải pháp ngăn chặn những vi phạm đó.
Như vậy, có thể thấy, vì những lợi ích trước mắt nào đó, các chủ thể
tham gia giao kết hợp đồng dân sự (đặc biệt là hợp đồng mua bán nhà ở,
hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất) thường có những hành vi vi phạm

quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
14


Những hình thức “lách luật” này vẫn còn rất phổ biến trong xã hội hiện
nay. Và thực trạng đó đã cho thấy phần nào những bất cập giữa quy định
của pháp luật và thực tiễn áp dụng những quy định đó vào đời sống.
Nguyên nhân của thực trạng này:
- Người dân chưa thực sự hiểu biết pháp luật nên không thấy trước
được những rủi ro có thể gặp phải khi xác lập hợp đồng mà không tuân thủ
các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
- Rào cản của thủ tục hành chính khi thực hiện các hợp đồng có quy
định hình thức của hợp đồng là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu
lực(chẳng hạn như thủ tục cấp giấy chứng nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất khi xác lập hợp đồng mua bán đất đai là một thủ tục vô cùng
phức tạp).
- Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong Bộ
luật dân sự Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, có sự chồng chéo
giữa các điều luật dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng có vi
phạm còn chưa nghiêm minh nên đã tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia
hợp đồng có những vi phạm về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Vì vậy, giải pháp đặt ra là:
- Thứ nhất, mỗi một người dân cần tự ý thức được việc tôn trọng,
tuân thủ các quy định của pháp luật suy cho cùng đều nhằm mục đích cuối
cùng là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính họ;
- Thứ hai, về phía các cơ quan xây dựng pháp luật: cần hoàn thiện hơn
nữa phápluật và thiết chế hợp đồng;
- Thứ ba, về phía các cơ quan thực thi pháp luật: Cần tăng cường công
tác phổ biến giáo dục các quy định của pháp luật đến người dân, đồng thời
hoàn thiện và tăng cường năng lực hoạt động của các thiết chế (Toà án, thi


15


hành án, luật sư, công chứng…) nhằm bảo đảm cho các quy định về điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự thực sự đi vào cuộc sống.

KẾT LUẬN
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là m ột trong nh ững
nội dung cơ bản, quyết định đến sự ổn định, tính h ợp lý, tính hiệu qu ả
của các giao dịch trong giao lưu dân sự trên thực tế. Nếu pháp luật
không có những quy định cụ thể, rành mạch sẽ làm cho các chủ th ể
hoang mang và không tự tin khi tham gia giao kết hợp đ ồng, có th ể
gây ra những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế – xã hội và có th ể
tạo ra sự tùy tiện không đáng có trong quá trình áp dụng pháp lu ật
của các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giữa những
quy định về mặt pháp lí và thực tiễn áp dụng của hợp đồng vẫn còn một
khoảng cách khá xa. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, để thực hiện một hợp
đồng dân sự đúng với quy định của luật là rất khó khăn đối với các chủ thể
giao kết hợp đồng. Do đó, vấn đề đặt ra cho các nhà làm luật là phải làm
sao để đưa ra những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
một cách chi tiết, chặt chẽ, sát thực tế mà không bị chồng chéo giữa các
Điều luật trong BLDS nói riêng và giữa các Bộ luật nói chung trong toàn
bộ hệ thống pháp luật nước ta; góp phần tạo đà cho sự phát triển ổn định
kinh tế - xã hội của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự Việt Nam, 2005.
2. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, 2

Nxb.CAND, Hà Nội, 2009.
16


3. Lê Đình Nghị (Chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, 2
Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2009.
4. .
5. .

17



×