Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo hoàn chỉnh vbpl chỉ đạo công tác khắc phục ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.28 KB, 7 trang )

Đề bài
4 giải thích rõ việc lụa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và
soạn thảo hoàn chỉnh bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công
việc sau:
Chỉ đạo công tác khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
BÀI LÀM
1.Chủ thể ban hành:
Chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản trên là Chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội.
Căn cứ theo Điều 91 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
năm 2003 :
“Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân
dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể phát triển
khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp khuyến
khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến
bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống;
2. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp quản lý và sử dụng đất đai,
rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển
tại địa phương theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh hoặc được cấp
trên giao; quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, tham gia giám định nhà
nước về công nghệ đối với các dự án đầu tư quan trọng ở địa phương;
4. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc bảo vệ, cải thiện môi trường;
phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô
nhiễm môi trường và xác định trách nhiệm phải xử lý về môi trường đối với tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
5. Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu
chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; an toàn và kiểm soát bức xạ; sở hữu



công nghiệp; việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và
bảo vệ môi trường ở địa phương; ngăn chặn việc sản xuất, lưu hành hàng giả và
bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.”

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 127 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân năm 2003: “ Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của Uỷ ban nhân dân cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 124 của
Luật này” thì Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có quyền quyết định vấn đề
chỉ đạo công tác khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành ph ố Hà
Nội theo Điều 91 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003.
Căn cứ vào khoản 7 Điều 127 Luật tổ chức H ội đ ồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân năm 2003: “ Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình” thì Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền ban hành
văn bản để giải quyết công việc chỉ đạo công tác khắc phục ô nhi ễm môi
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Như vậy Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có th ẩm quy ền ban hành văn
bản để giải quyết công việc chỉ đạo công tác khắc ph ục ô nhiễm môi
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Loại văn bản:
Loại văn bản được Chủ tịch UBND thành phố hà Nội ban hành để chỉ đạo
công tác khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố hà nội là CHỉ
thị.
Thứ nhất, căn cứ vào khoản 2 Điều 1về Văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân của Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004: “.
Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân đ ược ban hành d ưới
hình thức quyết định, chỉ thị” thì loại văn bản được ch ủ tịch UBND thành
phố hà Nội ban hành chỉ đạo công tác khắc phục ô nhiễm môi tr ường trên

địa bàn thành phố hà nội có thể là nghị quy ết hoặc chỉ th ị.
Thứ hai, căn cứ vào Điều 14 về Nội dung chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HỘI đâòng nhân dân


và Ủy ban nhân dân năm2004: “ Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được
ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp ho ạt đ ộng, đôn đ ốc và
kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của H ội đ ồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện văn b ản của c ơ quan
nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quy ết đ ịnh c ủa
mình” ta thấy nội dung công việc mà CHủ tịch UBND giải quy ết là ch ỉ đ ạo
công tác khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành ph ố hà Nội,
phù hợp với nội dung Điều 14 Luật ban hành vb quy ph ạm pháp lu ật C ủa
HĐND và UBND năm 2004. Vì vậy, loại văn bản mà CH ủ t ịch UBND thành
phố hà Nội ban hành là Chỉ thị.
3.Cơ sở pháp lí.
Cơ sở pháp lí của Chỉ thị chỉ đạo công tác kh ắc ph ục ô nhiễm môi tr ường
trên địa bàn hành phố Hà Nội là Luật bảo vệ môi tr ường năm 2005.
Thứ thất,cơ sở pháp lí của dự thảo là văn bản quy phạm pháp lu ật và
những văn bản áp dụng pháp luật trực tiếp liên quan đ ến ch ủ đ ề đ ề d ự
thảo. Văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lí cho dự th ảo văn bản áp
dụng pháp luậtgồm: văn bản quy định về thẩm quyền giải quyết và
hướng giải quyết đối với công việc là chủ để của dự thảo. Chủ đề của ch ỉ
thị trên đây là khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành ph ố hà
nội, như vậy luật bảo về môi trường năm 2005 quy định th ẩm quy ền gi ải
quyết và hướng giải quyết đối với công việc là chủ để của chỉ thị trên đây.
Thứ 2, cơ sở pháp lí của văn bản quy phạm phápluật là văn b ản đang có
hiệu lực pháp luật vaof thời điểm văn bản đó được ban hành, ở đây Lu ật
bảo vệ môi trường năm 2005 là văn bản đang có hiệu lực pháp luật. Vì
Luật bảo vệ mội trường năm 2005 chưa có luật mới ban hành, cũng ch ưa

có tuyên bố bãi bỏ, thay thế. Vậy nên Luật ban bảo vệ môi tr ường năm
2005 là cơ sảo pháp lí của chỉ thị chỉ đạo công tác khắc ph ục ô nhiễm môi
trjường trên địa bàn thành phố hà Nội.
Thứ 3, cơ sở pháp lí của văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có n ội dung
liên quan đến chủ đề của nó. Nội dung của luật bảo vệ môi tr ường có n ội
dung quy định trực tiếp thẩm quyền của UBND tỉnh trong việc khắc ph ục
ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội nên Luật bảo vệ môi
trường là cơ sở pháp lí cua Chỉ thị chỉ đạo công tác khắc phục ô nhi ễm môi


trường trên địa bàn hành phố Hà Nội là Luật bảo vệ môi tr ường năm
2005.
Từ những căn cứ trên, ta có thể kết luận: Luật bapr vệ môi rương năm
2005 là cơ sở pháp lí cho Chỉ thị chỉ đạo công tác kh ắc ph ục ô nhi ễm môi
trường trên địa bàn hành phố Hà Nội.
4. Soạn thảo CHỉ thị chỉ đạo công tác khắc phục ô nhiễm môi tr ường trên
đĩawj bàn thành phố hà nội của Chủ tịch …

UY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Số:…/CT-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Hà n ội, ngày…tháng…năm…

CHỈ THỊ
Về việc chỉ đạo công tác khắc phục ô nhiễm môi trường
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005
được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 trên đ ịa bàn thành

phố Hà Nội, công tác khắc phục ô nhiễm môi trường v ẫn còn m ột s ố h ạn
chế. Các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác thu gom và xử lý rác thải
chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận dân cư chưa ý thức, trách nhiệm trong công
tác bảo vệ môi trường, vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi
trường; các công trình, dự án đầu tư xây dựng, các phương tiện vận chuyển vật
liệu xây dựng trong quá trình hoạt động, thi công làm phát tán chất thải gây ô
nhiễm môi trường; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở chăn nuôi
tập trung, bệnh viện và cơ sở y tế tư nhân chưa chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi
trường (không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường, không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi
trường và không nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định); Công tác xử lý, tiêu
hủy, tái chế chủ yếu dựa vào chôn lấp hợp vệ sinh tại một số bãi rác.
Trong khi đó, phế thải xây dựng (trên 1000 tấn/ngày) chưa được thu gom
triệt để.


Những tồn tại đó xuất phát từ những nguyên nhân sau: hệ thống các văn
bản pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ,
thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành
chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả
điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc
bảo vệ môi trường; quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất
là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế
hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; các cấp chính quyền chưa nhận thức
đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác khắc phục ô nhiễm môi trường,
dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về
môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức
năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức; công tác
tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi

trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến ch ưa phát huy đ ược ý th ức t ự
giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia
gìn giữ và bảo vệ môi trườngvà khắc phục ô nhiễm môi tr ường; trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác b ảo v ệ
môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác ki ểm tra
chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.
Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội chỉ thị cho các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các
quận, phường và các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn
thành phố thực hiện các nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân các quận, phường
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, các ngành chức
năng liên quan chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn
quản lý tiến hành quy hoạch, xây dựng bãi rác tập trung ở địa phương, thực hiện
những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở quận, phường
và các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa thành phố Hà
Nội cũng như các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng và bảo vệ môi trường theo luật
định. Đối với nước thải từ bãi rác phải được thu gom và xử lý bằng công nghệ
thích hợp, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường và không làm phát tán mùi hôi
cũng như các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường:
- Tiến hành xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường đối với các bãi rác tập trung
đã quá tải, không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật xây dựng, bảo vệ môi trường và
không phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư;
- Quy hoạch, cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống thoát nước, hệ thống cây
xanh ở trung tâm các huyện, thị xã và khu dân cư tập trung, đảm bảo phù hợp
với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nhằm góp phần bảo vệ môi trường


và tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Riêng các kênh, rạch, cống rãnh và ao tù
nước đọng trên địa bàn quận, phường và khu dân cư phải thường xuyên được

khơi thông tạo dòng chảy hoặc có biện pháp cải tạo, xây dựng thành hệ thống
kín vừa phục vụ tiêu thoát nước ở quận, phường và khu dân cư, vừa góp phần
bảo vệ môi trường và mỹ quan đô thị, khu dân cư. Đối với lượng bùn thải được
thu gom từ hầm tự hoại, trạm xử lý nước cấp, nước thải và từ hoạt động sên vét,
cải tạo trên phải được xử lý triệt để không để phát tán gây ô nhiễm môi trường;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong
phạm vi quản lý và thẩm quyền của địa phương theo quy định của Luật Bảo vệ
môi trường.
2. Các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường và chỉ khi nào báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt,
cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận mới được triển khai hoạt động.
3. Các dự án đầu tư xây dựng, các công trình giao thông và các phương tiện
giao thông, vận tải
trong quá trình hoạt động, thi công phải đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi
trường cũng như thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, đảm bảo không để phát tán chất thải cũng như các tác nhân gây tác động
xấu đến môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư trong khu
vực
4. Sở Công nghiệp
chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành chức năng liên
quan tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm đối với hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
chưa có biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành chức năng tiến
hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường đối với các cơ sở kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật. Quy hoạch, xây
dựng và phát triển các mô hình cấp nước sạch tập trung, nhất là ở các khu dân

cư xa trung tâm quận phường và các khu dân cư để phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống người dân, góp phần bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên nước ngầm.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
phối hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sạch, thân hiện với môi trường, công nghệ
xử lý chất thải,... vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng như các hoạt
động khác có ảnh hưởng đến môi trường, nhất là công nghệ tái chế, tái sử dụng
chất thải và có biện pháp chế biến thành sản phẩm hữu ích phục vụ cho yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
9. Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và Công an tỉnh


phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo Tổ kiểm tra liên
ngành về bảo vệ môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật
Bảo vệ môi trường đối với hoạt động giao thông vận tải và xây dựng, đặc biệt là
đối với hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng, các dự án đầu tư xây dựng,
công trình giao thông trong quá trình thi công, hoạt động, có biện pháp xử lý
nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
10. Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo
Bạc Liêu
chỉ đạo phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích và tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng với nội dung về bảo vệ môi trường cho nhân dân trên
địa bàn thành phố; có biện pháp phối hợp và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ
quốc, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động và phát động rộng rãi các
hoạt động bảo vệ môi trường trong lực lượng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội
viên và toàn thể cộng đồng xã hội, từng bước tiến tới xã hội hóa công tác bảo vệ
môi trường góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ theo hướng bền vững.
11. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phân bổ nguồn kinh
phí sự nghiệp môi trường hàng năm.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường

phối hợp với các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường, các hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm
vi quản lý và thẩm quyền theo luật định. Tiến hành sửa đổi, bổ sung Quy chế
Bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội cho phù hợp với xu thế phát triển chung;
có kế hoạch hướng dẫn thực hiện và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị
này.



×