Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Luật hành chính việt nam ngày 1082011, trong khi thi hành nhiệm vụ, chiến sỹ cảnh sát giao thông đã phát hiện nguyễn văn h, 17 tuổi điều khiển xe dr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.58 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

Đề Bài
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5

……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………

2
3
4
6
7
8

Ngày 10/8/2011, trong khi thi hành nhiệm vụ, chiến sỹ cảnh sát giao
thông đã phát hiện Nguyễn Văn H, 17 tuổi điều khiển xe Dream vô ý đi vào
đường cấm.
1


Hỏi:
1. Hãy xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành


chính, nêu căn cứ pháp lí.
2. Trong trường hợp hành vi của H cấu thành vi phạm hành chính. Hãy
phân tích các dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính của H và nêu các
căn cứ pháp lí để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với H.
3. Chiến sỹ cảnh sát đã phát hiện vi phạm hành chính của H phải thực
hiện những công việc gì để xử lí hành vi vi phạm đó, nêu căn cứ pháp lí?
4. Xác định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với H, nêu căn cứ pháp lí.
5. Trong trường hợp vi phạm của H không có tình tiết tăng nặng và tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính, thì người có thẩm quyền cần xử lí vi
phạm hành chính đối với H như thế nào, phải áp dụng những biện pháp cưỡng
chế hành chính nào đối với H, nêu căn cứ pháp lí.

I. Hãy xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành
chính, nêu căn cứ pháp lí.
H sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính khi hành vi của H được đặt
trong “tình thế cấp thiết” hoặc hành vi của H là tội phạm.

2


1. Tình thế cấp thiết
Khoản 6 Điều 3 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội số
44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 quy định: “Không xử lý vi phạm
hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính
đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm
thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình”.
Khoản 1 Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 128/2008/NĐ-CP ngày
6/12/2008 định nghĩa: “tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh

một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức,
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách
nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”.
Ví dụ: chiếc xe Dream được dựng bên lề đường nằm trong hướng lao đến
của một chiếc xe tải mất phanh, chủ xe lại không có ở đó nên H đã lái chiếc
xe và vô ý đi vào đường cấm để bảo vệ tài sản. Trong ví dụ này, H được đặt
vào một tình huống cấp thiết, cần xử lí nhanh. H đã bảo vệ chiếc xe bằng cách
chấp nhận xâm phạm đến trật tự an toàn giao thông – một thiệt hại nhỏ hơn so
với việc chiếc xe có thể bị hỏng hoàn toàn khi va chạm với ô tô tải.
Cần lưu ý rằng, trong tình huống đề bài cho, hành vi của H không thể là
do sự kiện bất ngờ hay phòng vệ chính đáng. Đối với trường hợp sự kiện bất
ngờ: ta cần hiểu rõ rằng hậu quả hành vi của H là xâm phạm đến trật tự an
toàn giao thông – được luật pháp bảo vệ, điều đó đồng nghĩa với việc pháp
luật yêu cầu H buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra. Đối
với trường hợp phòng vệ chính đáng: hành vi vi phạm hành chính của H thuộc
lĩnh vực điều khiển phương tiện giao thông, không có xung đột chống trả ai
cả. Hơn nữa, trong tình huống, H vô ý đi vào đường cấm chứ không phải cố ý
như trong trường hợp phòng vệ chính đáng. Ngoài ra nếu H là bệnh nhân tâm
thần thì H cũng k phải chịu trách nhiệm hành chính – tuy nhiên trường hợp
này rất khó xảy ra trên thực tế vì điều khiển xe Dream không hề đơn giản đối
với người bị bệnh tâm thần.
2. Tội phạm
Nếu hành vi của H thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
thì H sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính mà sẽ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự – khoản 1 Điều 62 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm
2002 quy định: “Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy
hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển
ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền”.

3



Ví dụ: hành vi lái xe vào đường cấm của H có thể gây ra tai nạn chết
người – khoản 4 Điều 202 Bộ luật hình sự quy định: “vi phạm quy định về an
toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
II. Trong trường hợp hành vi của H cấu thành vi phạm hành chính.
Hãy phân tích các dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính của H
và nêu các căn cứ pháp lí để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với H.
1. Các dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính của H
Vi phạm hành chính được cấu thành bởi bốn yếu tố bao gồm mặt khách
quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể.
1.1 Mặt khách quan
a. Dấu hiệu hành vi
Hành vi vi phạm hành chính là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan
của vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm hành chính là những biểu hiện của
con người hoặc tổ chức tác động vào thế giới khách quan dưới những hình
thức bên ngoài cụ thể gây tác hại tới sự tồn tại và phát triển bình thường của
các trật tự quản lý nhà nước. Những biểu hiện này được kiểm soát và điều
khiển bởi ý chí của chủ thể vi phạm hành chính.
Trong tình huống này, H đã thực hiện hai hành vi vi phạm hành chính, cụ
thể như sau:
Hành vi vi phạm hành chính thứ nhất của H là điểu khiển xe gắn máy có
dung tích xilanh trên 50 Cm3 (xe Dream có dung tích xilanh là 97 cm 3) tham
gia giao thông khi chưa đủ tuổi. Hành vi này đã vi phạm quy định về người
điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Hành vi vi phạm hành chính thứ hai của H là điều khiển xe Dream đi vào
đường cấm, làm tác động và gây tổn hại tới sự phát triển bình thường của trật
tự quản lý nhà nước.

b. Dấu hiệu phương tiện, công cu
Trong tình huống này, dấu hiệu phương tiện, công cụ là dấu hiệu bắt
buộc của vi phạm hành chính. Hành vi của H bị coi là vi phạm hành chính
quy định về người điều khiển phương tiện giao thông vì H đã điều khiển chiếc
xe máy Dream có dung tích xi lanh lớn hơn 50cm 3. Phương tiện, công cụ ở
đây là chiếc xe Dream.
1.2 Mặt chủ quan
Mặt chủ quan là quan hệ tâm lý bên trong, bao gồm các yếu tố: Lỗi, mục
đích, động cơ. Trong đó yếu tố lỗi được coi là một dấu hiệu cơ bản trong cấu

4


thành của mọi vi phạm hành chính, có ý nghĩa quyết định đến các yếu tố khác
trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính.
Theo định nghĩa thì lỗi là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện
thái độ của người đó đối với hành vi vi phạm hành chính của mình. Lỗi trong
Luật hành chính được quy định dưới hai hình thức cố ý và vô ý:
Lỗi cố ý là thái độ tâm lý của một người khi thực hiện hành vi trái pháp
luật nhận thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nhưng lại có ý thức xem
thường mặc dù họ hoàn toàn có khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ đó.
Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính là lỗi của một người khi thực hiện
hành vi trái pháp luật do vô tình hoặc thiếu thận trọng mà đã không nhận thức
được những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, mặc dù họ có khả năng và điều kiện
xử sự theo đúng nghĩa vụ này.
Trong trường hợp này, H đã thực hiện hai hành vi vi phạm hành chính và
tương ứng với đó là hai lỗi khác nhau:
Đối với hành vi đi vào đường cấm, H đã vi phạm phải lỗi vô ý vì H thiếu
thận trọng và đã vô ý đi vào đường cấm, không nhận thức được những nghĩa
vụ pháp lí bắt buộc, mặc dù H có khả năng và điều kiện xử sự theo đúng

nghĩa vụ này.
Còn đối với hành vi điều khiển xe gắn máy có dung tích xilanh trên
50cm3, H có lỗi cố ý. Là một người bình thường, H hoàn toàn có khả năng
nhận thức hành vi của mình là trái pháp luật và hoàn toàn có khả năng xử sự
đúng theo quy định của pháp luật nhưng H lại có ý thức xem thường và thực
hiện hành vi vi phạm. H mới 17 tuổi và chỉ có thể điều khiển xe gắn máy dưới
50cc, trên 18 tuổi mới đủ điều kiện để được cấp bằng lái xe và điều khiển
chiếc xe Dream.
1.3 Khách thể
Khách thể của vi phạm hành chính được định nghĩa là các quan hệ xã hội
được pháp luật quy định và bảo vệ bị bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại.
Khách thể của vi phạm hành chính là yếu tố cơ bản bắt buộc phải có trong
mọi cấu thành của vi phạm hành chính vì tính chất của khách thể phản ánh
mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp cụ thể ở tình huống đề bài, khách thể ở đây các quy tắc
quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ bị hành vi của H xâm
hại.

1.4 Chủ thể

5


Chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp này là H, 17 tuổi. Vì
đề bài không đề cập nên ta mặc định H không thuộc tình trạng mất năng lực
hành chính.
2. Căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với H
Thứ nhất, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung các năm 2007, 2008 quy định: “Người
từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính

do mình gây ra”. H đã 17 tuổi, vì vậy H sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính
về hành vi vi phạm của mình.
Thứ hai, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 24 nghị định 34/2010/NĐ-CP,
ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ thì H sẽ bị phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng vì
hành vi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Ngoài ra
theo điểm h khoản 1 Điều 54, H có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên
quan đến phương tiện và người điều khiển phương tiện 10 ngày.
Thứ ba, căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 9 nghị định 34/2010/NĐ-CP,
ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ thì H sẽ bị phạt tiền từ từ 100.000 đồng đến
200.000 đồng. Tuy nhiên mức phạt này chỉ được áp dụng nếu địa phận nơi H
vi phạm không nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt (thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội). Còn nếu địa phận nơi H vi phạm nằm
trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt (TP.HCM và Hà Nội), thì khi
H đi vào đường cấm, mức phạt tiền sẽ từ 300.000-500.000 đồng theo khoản 2
Điều 44 Nghị định 34/2010/NĐ-CP. Trong trường hợp này, ngoài việc bị phạt
tiền H còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép
lái xe 30 ngày căn cứ theo điểm a Khoản 3 Điều 44 Nghị định 34/2010/NĐCP.
III. Chiến sỹ cảnh sát đã phát hiện vi phạm hành chính của H phải
thực hiện những công việc gì để xử lí hành vi vi phạm đó, nêu căn cứ
pháp lí?
Theo Điều 53 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 về đình chỉ hành
vi vi phạm hành chính: “Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm
quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính”. Do đó,
trong tình huống, khi chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ phát
hiện được hành vi vi phạm của H, việc đầu tiên là phải ra lệnh đình chỉ ngay
hành vi vi phạm của H.
Dựa vào các căn cứ đã nêu ở câu 2, ta có thể thấy mức phạt tiền đối với
H có thể dao động từ dưới 200.000 đồng đến trên 200.000 đồng. Nếu mức


6


phạt dưới 200.000 đồng chiến sĩ cảnh sát sẽ ra quyết định xử phạt tại chỗ mà
không cần phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính (theo quy định tại
Điều 54 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002, sửa đổi bổ sung 2008 về
thủ tục đơn giản).
Nếu mức phạt trên 200.000 đồng sẽ xảy ra hai trường hợp:
Trường hợp một: nếu chỉ riêng hành vi đi vào đường cấm có mức phạt
tiền dưới 200.000 đồng, chiến sỹ cảnh sát có đủ thẩm quyền để xử phạt và
phải lập biên bản (căn cứ điểm a khoản 3 Điều 42 pháp lệnh xử lí vi phạm
hành chính 2002, sửa đổi bổ sung 2008: “Nếu hình thức, mức xử phạt được
quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì
thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó”).
Trường hợp hai: nếu chỉ riêng hành vi đi vào đường cấm có mức phạt
tiền trên 200.000 đồng, chiến sỹ cảnh sát không có đủ thẩm quyền để xử phạt
và phải chuyển vụ việc cho cơ quan có đủ thẩm quyền (căn cứ điểm b khoản 1
Điều 31 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002, sửa đổi bổ sung 2008:
“chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền … phạt tiền đến
200.000 đồng”).
Trong mọi trường hợp, biên bản hoặc quyết định xử phạt phải ghi rõ
ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của H; địa điểm xảy ra vi
phạm; họ, tên, chức vụ của chiến sĩ cảnh sát; điều, khoản của văn bản pháp
luật được áp dụng; mức tiền phạt. Biển bản hoặc quyết định này phải được
giao cho H một bản. H có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho chiến sĩ cảnh sát.
Chiến sĩ cảnh sát phải giao biên lai thu tiền phạt cho H.
IV. Xác định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với H, nêu căn cứ pháp lí.
Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với

H là chiến sĩ cảnh sát giao thông phát hiện ra hành vi vi phạm của H hoặc
trạm trưởng, đội trưởng của người này.
Căn cứ pháp lí được quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật giao thông
đường bộ 2008, khoản 1 và 2 Điều 31 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
2002 sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008, khoản 2 Điều 47 Nghị định 34/2010
quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ.
Điều 87: Tuần tra kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.
1. Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc (...) xử lý vi phạm pháp
luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao
thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình
(...).
7


Điều 47: Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
2. Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành
vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện
tham gia giao thông trên đường bộ được quy định trong Nghị định này.
Điều 31: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
V. Trong trường hợp vi phạm của H không có tình tiết tăng nặng và
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính, thì người có thẩm quyền cần

xử lí vi phạm hành chính đối với H như thế nào, phải áp dung những
biện pháp cưỡng chế hành chính nào đối với H, nêu căn cứ pháp lí.
1. Xử lí vi phạm hành chính đối với H
Để đơn giản trong cách tính mức tiền phạt, nhóm chúng xin phép loại bỏ
trường hợp địa điểm vi phạm của H nằm trong khu vực nội thành của đô thị
loại đặc biệt (thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội).
Thứ nhất, H vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 nghị định
34/2010 với khung phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. Thứ hai, H 17 tuổi
điều khiển xe có dung tích trên 50 cm 3, vi phạm điểm a khoản 2 Điều 24 nghị
định 34/2010 với khung phạt tiền từ 60.000 đến 80.000 đồng.
Nếu vi phạm của H không có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hành chính thì theo căn cứ tại Khoản 2 Điều 57 Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính 2002, H sẽ chịu phạt với mức trung bình của khung tiền
phạt.
Với hành vi đi vào đường cấm, H sẽ bị phạt 150.000 đồng, tuy nhiên H
mới 17 tuổi, là người chưa thành niên nên khi phạt tiền đối với H thì mức tiền
phạt không được quá một phần hai mức phạt của người thành niên (Điều 7
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính). Do đó, mức tiền phạt với hành vi này
của H là 75.000 đồng.
Với hành vi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh trên 50cm 3 khi chưa
đủ 18 tuổi, H sẽ bị phạt 70.000 đồng. Mức tiền phạt của hành vi này không áp
dụng quy định tại Điều 7 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính như mức tiền
phạt của hành vi đi vào đường cấm. Bởi Điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định

8


34/2010 đã quy định rõ đối tượng chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm
này chỉ là “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi”, tức đây đã là mức phạt đối
với chủ thể này. Ngoài ra, người đã thành niên không thể là chủ thể của vi

phạm trên, do đó sẽ không có mức phạt đối với người thành niên về hành vi vi
phạm đó. Mà khi đã không có mức phạt đối với người thành niên thì không
thể áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 7 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
2002, sửa đổi bổ sung năm 2008 được.
Do đó, tổng tiền phạt H phải chịu là 145.000 đồng. H sẽ phải đóng tiền
nộp phạt, nếu không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp
phạt thay.
2. những biện pháp cưỡng chế hành chính nào đối với H
Theo khoản 2 điều 12 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, trong trường
hợp vi phạm này, H có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính
sau đây:
Thứ nhất là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (điểm a khoản 2 điều 12
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính).
Thứ hai là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính, cụ thể ở đây là chiếc xe Dream (theo điểm b khoản 2 điều 12 Pháp lệnh
xử lí vi phạm hành chính).
Song ở đây, H mới 17 tuổi, theo khoản 1 điều 58 luật giao thông đường
bộ năm 2008, H vẫn chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích
50cm3 trở lên nên chưa có quyền được cấp giấy phép lái xe, bởi vậy, không
thê áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe với H.
Theo quan điểm chủ quan của nhóm chúng em, trong trường hợp vi
phạm của H, H chỉ có thể bị tịch thu phương tiện chiếc xe Dream được sử
dụng vi phạm hành chính. Với hai lỗi vi phạm hành chính của H, căn cứ
khoản 1 điều 46, người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ có thể áp dụng biện pháp tịch thu phương tiện làm
“căn cứ quyết định xử lí hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

9



1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2011.

2.

Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2003.

3.

Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm
2007, 2008.

4.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

5.

Bộ luật Hình sự năm 1999.

6.

Nghị định của Chính phủ số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.


7.

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐCP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

10



×