Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố đà nẵng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 113 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM HNG THY

TộI TàNG TRữ, VậN CHUYểN, MUA BáN TRáI PHéP
CHấT MA TúY TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố Đà Nẵng)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM HNG THY

TộI TàNG TRữ, VậN CHUYểN, MUA BáN TRáI PHéP
CHấT MA TúY TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố Đà Nẵng)

Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. TRNH QUC TON

H NI - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Hồng Thủy


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN,
MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY ....................................................9
1.1.

Khái niệm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy và hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam.........................9


1.1.1.

Khái niệm về ma tuý ....................................................................................9

1.1.2.

Khái niệm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
trong Luật hình sự Việt Nam......................................................................12

1.1.3.

Sự cần thiết của việc quy định tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam .........................................14

1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển của tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam ..............16

1.2.1.

Thời kỳ trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985..............................16

1.2.2.

Thời kỳ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trƣớc khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1999 ..................................................................21

1.2.3.


Thời kỳ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay .....................27

1.3.

Tội phạm về ma túy trong pháp luật hình sự của một số quốc gia
trên thế giới hiện nay................................................................................32

1.3.1.

Luật hình sự Liên bang Nga .......................................................................32

1.3.2.

Luật hình sự Hà Lan ...................................................................................33

1.3.3.

Luật hình sự Trung Quốc ...........................................................................34

1.3.4.

Một số kết luận ...........................................................................................36

Chương 2: TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VÀ
THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM NÀY TẠI ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 ....................38



2.1.

Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma túy và hình phạt đối với tội phạm này ....38

2.1.1.

Các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép chất ma túy ..................................................................................38

2.1.2.

Phân biệt tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy với
tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy ..........................................................46

2.1.3.

Hình phạt đối với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy .................................................................................................48

2.1.4.

Một số trƣờng hợp phạm tội cụ thể ............................................................50

2.2.

Thực tiễn xét xử đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma túy tại địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn
từ năm 2011 đến năm 2015 ......................................................................55


2.3.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử
đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy .......60

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN
CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VÀ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM NÀY .........................73
3.1.

Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy ...............73

3.2.

Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
liên quan đến tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy ........................................................................................................76

3.3.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng xét xử đối với tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy..........................................80

3.3.1.

Giải pháp về công tác nghiệp vụ ................................................................80

3.3.2.


Giải pháp về công tác tổ chức ....................................................................82

3.3.3.

Giải pháp về quan hệ phối hợp hoạt động ..................................................85

3.3.4.

Giải pháp về pháp luật ................................................................................87

3.3.5.

Một số giải pháp khác ................................................................................95

KẾT LUẬN ..............................................................................................................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................101


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Thống kê số vụ án, số bị cáo phạm tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Đà
Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015


56

Bảng 2.2: Thống kê tỷ lệ bị cáo phạm tội về ma túy thuộc trƣờng
hợp tái phạm nguy hiểm tại thành phố Đà Nẵng trong giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2015
Bảng 2.3:

59

Thống kê số lƣợng và tỷ lệ vụ án tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma túy đƣợc đƣa ra xét xử lƣu
động tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015

62

Bảng 2.4: Thống kê số lƣợng vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép chất ma túy tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2011
đến năm 2015 bị Tòa án hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát

66


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ma túy - Hiểm họa chung của toàn nhân loại đã, đang và sẽ còn tiếp tục gây ra
những tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với tất cả các quốc
gia, dân tộc trên thế giới. Ma túy không chỉ làm suy thoái đạo đức, nhân cách, phẩm
giá của con ngƣời, gây xói mòn đạo lý và tàn phá sự phát triển giống nòi của các dân
tộc, mà còn là tác nhân làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng…, làm lây lan

nhanh chóng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và vắt kiệt mọi nguồn lực của các quốc gia.
Theo đánh giá của Cơ quan Phòng chống ma túy và Tội phạm của Liên hợp
quốc (UNODC), châu Á là thị trƣờng lớn nhất thế giới về các loại ma túy tổng hợp,
các chất hƣớng thần. Theo ƣớc tính, hiện nay có khoảng gần 9 triệu ngƣời tại khu
vực này sử dụng các loại ma túy tổng hợp, chiếm 25% tổng số ngƣời sử dụng ma
túy tổng hợp của thế giới. Phần lớn lƣợng ma túy tổng hợp cung ứng trong khu vực
châu Á đƣợc đƣa đến từ các cơ sở sản xuất ma túy quy mô lớn nằm tại Trung Quốc,
Myanma và Philippine hoặc đƣợc đƣa từ Mê-hi-cô, khu vực Trung Đông, Nam Á,
Tây Á và Tây Phi. Các đƣờng dây vận chuyển côcain bị phát hiện trong thời gian
gần đây cho thấy tội phạm ma túy đang có ý định biến Đông Nam Á thành thị
trƣờng mới cho loại ma túy nguy hiểm này.
Tác động của tội phạm ma túy trên toàn thế giới và trong khu vực Đông Nam
Á đã và đang làm cho tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nƣớc ta tiếp tục diễn
biến phức tạp. Các cơ quan chức năng ở Việt Nam đã liên tiếp phát hiện nhiều
đƣờng dây vận chuyển ma túy với số lƣợng lớn. Các đƣờng dây vận chuyển ma túy
xuyên quốc gia cũng không ngừng gia tăng hoạt động với qui mô ngày càng lớn và
với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Hành vi phạm tội của tội phạm ma túy cũng
ngày càng trở nên liều lĩnh, táo tợn và nguy hiểm hơn.
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, mặc dù các cấp ủy Đảng, chính quyền và
nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có rất nhiều quyết tâm, nỗ lực để ngăn chặn tội
phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy, nhƣng loại tội phạm

1


này vẫn tiếp tục gia tăng một cách đều đặn cả về số lƣợng ngƣời phạm tội, số vụ
việc phạm tội lẫn mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung,
đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy nói riêng và đặc biệt là những diễn biến
phức tạp của tình hình tội phạm về ma túy tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ

năm 2011 đến năm 2015, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn
xét xử tại địa bàn thành phố Đà Nẵng)” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ luật học
với mong muốn đƣợc trình bày một số quan điểm của mình về vấn đề quan trọng và
cần thiết này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của loại tội
phạm này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra một số kiến
nghị và những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng trong công tác xét xử của ngành
Tòa án để góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn đối với tội phạm tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là tội phạm phổ biến
và nguy hiểm nhất trong số các loại tội phạm về ma túy ở Việt Nam hiện nay. Do
đó, khi chọn đề tài “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong
Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố Đà
Nẵng)” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ luật học, tác giả đã tham khảo các tài
liệu, công trình nghiên cứu gồm ba nhóm chính:
Nhóm thứ nhất gồm các giáo trình, bài viết chuyên sâu nhƣ: 1. PGS. TS Lê
Thị Sơn (2003); “Chƣơng X: Các tội phạm về ma túy” trong sách: Giáo trình luật
hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) do GS.TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 2. TS. Phạm Văn Beo (2010), “Bài 10: Các tội phạm về
ma túy”, trong sách: Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2, phần các tội phạm), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; 3. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2005), Giáo trình luật hình
sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội... cùng một số
bài viết nghiên cứu chuyên sâu về các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đối

2


với tội phạm về ma túy và kinh nghiệm áp dụng pháp luật trong thực tiễn đấu tranh
ngăn chặn, phòng chống loại tội phạm này nhƣ: 1. Nguyễn Thị Mai Nga (2008),

Bàn về quy định xử lý tội phạm ma túy của Bộ luật hình sự trong thời kỳ hội nhập,
Tạp chí Kiểm sát (số 12/2008); 2. Nguyễn Ngọc Anh (2009), Bàn về việc sửa đổi,
bổ sung Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Kiểm sát (số 4/2009); 3. Đỗ
Văn Kha (2010), Bàn về công tác phối hợp trong việc điều tra, truy tố và xét xử các
vụ án ma túy, Tạp chí Kiểm sát (số 18/2010); 4. Hoàng Minh Thành (2009), Một số
giải pháp đấu tranh ngăn chặn các thủ đoạn cất giấu, vận chuyển trái phép chất ma
túy ở nước ta, Tạp chí Phòng chống ma túy - Ủy ban Quốc gia phòng, chống Aids
và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;…
Nhóm thứ hai gồm các sách chuyên khảo, tham khảo: 1. Trần Văn Luyện
(1998), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; 2. Trần Văn Luyện cùng tập thể tác giả (2001), “Chƣơng XVIII: Các
tội phạm về ma túy”, trong sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 3. PGS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Trần
Văn Luyện (2002), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội; 4. ThS. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần
tội phạm, Tập IV: Các tội phạm về ma túy), Nxb thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
Hồ Chí Minh; 5. Vũ Hùng Vƣơng (chủ biên) (2007), Phòng, chống ma túy - cuộc
chiến cấp bách của toàn xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội; 6. TS. Trần Minh Hƣởng
(chủ biên) (2010), Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội; 7. TS. Nguyễn
Ngọc Thế (2013), Tội phạm, cấu thành tội phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội…
Nhóm thứ ba gồm các đề tài khoa học, luận án Tiến sĩ luật học, luận văn Thạc
sĩ luật học nhƣ: 1. Đề tài cấp Bộ (2002), Những giải pháp nâng cao chất lượng xét
xử các vụ án về ma túy - cơ sở lý luận và thực tiễn, của Tòa án nhân dân tối cao do
Thạc sĩ Nguyễn Quang Lộc làm chủ nhiệm đề tài; 2. Vũ Quang Vinh (2003), Hoạt
động phòng ngừa các tội phạm về ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án

3



Tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân; 3. Trần Văn Luyện (1999), Phát hiện
và điều tra các tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của
lực lượng Cảnh sát nhân dân, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân
dân; 4. Nguyễn Lƣơng Hòa (2004), Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội;
5. Phạm Tiến Quang (2006), Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 6.
Đặng Thị Thảo Lan (2005), Đấu tranh phòng chống tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; 7. Trần Quốc Trọng
(2012), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
trong Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2005-2010, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội…
Những tài liệu khoa học trên đây đều có phạm vi nghiên cứu rộng hoặc nghiên
cứu chuyên sâu theo một vài góc độ, phƣơng diện nhất định. Trong đó, “Tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam” chỉ là
một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu của các tác giả. Về mặt lý luận và thực
tiễn, các tác giả vẫn chƣa đi sâu vào phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của
“Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt
Nam” và chƣa làm rõ sự khác biệt cơ bản cũng nhƣ mức độ nguy hiểm của từng
hành vi phạm tội cụ thể trong số các hành vi “tàng trữ”, hành vi “vận chuyển” và
hành vi “mua bán” trái phép chất ma túy. Hơn nữa, thực tiễn xét xử đối với các tội
phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 cũng đã cho thấy: Những hành
vi phạm tội này của các đối tƣợng phạm tội thƣờng có sự đan xen với nhau nên rất
khó phân biệt một cách rạch ròi từng hành vi cụ thể của từng đối tƣợng phạm tội cụ
thể trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý theo luật định. Trong
nhiều vụ án hình sự về ma túy, tội phạm về ma túy không thực hiện các hành vi
“tàng trữ”, hành vi “vận chuyển”, hành vi “mua bán” trái phép chất ma túy một


4


cách độc lập, riêng lẻ, mà thƣờng thực hiện các hành vi này trong một chuỗi các
hành vi kế tiếp nhau. Sau khi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tội
phạm ma túy thƣờng thực hiện hành vi vận chuyển ma túy về nơi tàng trữ, cất giấu.
Từ hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, tội phạm ma túy thƣờng thực hiện hành vi
vận chuyển trái phép chất ma túy và (hoặc) thực hiện hành vi mua bán trái phép
chất ma túy. Vì vậy, các tác giả trên đây vẫn chƣa chỉ ra đƣợc những tồn tại, bất cập
về mặt lý luận và những khó khăn, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật để xử
lý tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy nói riêng. Cũng chính vì những lý do này, các tác giả nêu trên đều đã
chƣa tìm ra đƣợc nguyên nhân của những tồn tại, bất cập và những hạn chế trong
thực tiễn hoạt động xét xử đối với tội phạm về ma túy, đặc biệt là trong thực tiễn
hoạt động xét xử tại địa bàn thành phố Đà Nẵng – Một thành phố trẻ, năng động,
hiền hòa với rất nhiều tiêu chí phấn đấu để thực sự trở thành một thành phố đáng
sống, trong đó có tiêu chí “không có người nghiện ma túy trong cộng đồng”.
Từ trƣớc đến nay, tại địa bàn thành phố Đà Nẵng chƣa có công trình nào
nghiên cứu về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên cơ sở
gắn liền với các đặc điểm về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phƣơng. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu hơn những quy định về “Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam”, đồng thời
phân tích đánh giá thực trạng giải quyết các vụ án về ma túy nói chung, các vụ án
về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng thông qua số
liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015 là
cần thiết và có ý nghĩa đối với công tác đấu tranh ngăn chặn, phòng chống tệ nạn
ma túy và tội phạm về ma túy, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội và bảo vệ cuộc sống bình yên cho thành phố biển xinh đẹp này.
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

3.1. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi của Luận văn tốt nghiệp này, tác giả mong muốn đƣa ra sự
nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát về các quy định hiện hành về “Tội tàng trữ,

5


vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam” cũng nhƣ
việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp tại thành
phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Từ đó, tác giả làm sáng tỏ
những ƣu điểm, những tồn tại và nêu lên một số quan điểm, định hƣớng hoàn thiện
các quy định về “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong
Luật hình sự Việt Nam”, đồng thời đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng xét xử đối với tội phạm này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Để đạt
đƣợc những mục đích đó, tác giả cần phải hoàn thành một số nhiệm vụ cụ thể sau
đây trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài:
Thứ nhất, tác giả phải nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm và các dấu hiệu
pháp lý đặc trƣng của “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
trong Luật hình sự Việt Nam” cũng nhƣ những cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc xét
xử tội phạm này đƣợc thực hiện một cách khoa học, khách quan, công bằng và đúng
pháp luật.
Thứ hai, tác giả phân tích thực tiễn xét xử đối với “Tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma túy” trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn thành
phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015, đồng thời phân tích những tồn tại, hạn
chế và bất cập trong hoạt động xét xử để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế và bất cập này.
Thứ ba, tác giả đƣa ra một số kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần hoàn thiện các quy định về “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy trong Luật hình sự Việt Nam” cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng xét xử đối với
tội phạm này của Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

3.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Nhƣ đúng tên gọi của đề tài nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu các căn
cứ, dấu hiệu pháp lý về “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn thành
phố Đà Nẵng)” cũng nhƣ kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc đƣa
ra các quy định của pháp luật hình sự và trong việc xử lý loại tội phạm này. Đồng

6


thời, thông qua số liệu và thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp tại địa bàn
thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tác giả đề tài phân
tích, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, bất cập và hạn chế trong hoạt động xét
xử đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại địa bàn thành
phố Đà Nẵng và đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp khắc phục.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh và những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc ta về đấu tranh,
phòng chống tội phạm nói chung, đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả còn sử dụng một
số phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ: Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp so sánh,
phƣơng pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp và phƣơng pháp thống kê tình hình thực
tiễn xét xử đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại địa
bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp góp phần hoàn thiện lý luận về
các quy định của pháp luật hình sự hiện hành đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy. Luận văn tập trung nghiên cứu sâu vào những vấn đề
chung về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, đồng thời phân
tích các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái

phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam” và làm rõ sự khác biệt cơ bản cũng
nhƣ mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội cụ thể trong số các hành vi “tàng
trữ”, hành vi “vận chuyển” và hành vi “mua bán” trái phép chất ma túy. Trên cơ sở
về mặt lý luận đó và dựa vào thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về ma túy tại địa
bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tác giả đánh
giá khái quát những tồn tại, hạn chế của hoạt động xét xử đối với tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Từ đó, tác giả tìm ra nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế đó để đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao chất lƣợng xét xử đối với tội phạm này trong thực tiễn.

7


Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa nhƣ là một tài liệu tham khảo về mặt lý
luận và có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập hoặc sử dụng trong
thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu
trúc gồm ba chƣơng:
Chương 1. Một số vấn đề chung về “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam”.
Chương 2. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ
luật hình sự hiện hành và thực tiễn xét xử các tội phạm này tại địa bàn thành phố Đà
Nẵng từ năm 2010 đến năm 2015.
Chương 3. Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật
hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy và nâng cao
chất lƣợng xét xử đối với các tội phạm này.

8



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN,
MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
1.1. Khái niệm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma
túy và hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về ma tuý
Theo Từ điển từ Hán Việt, “ma” có nghĩa là tê liệt hoặc là “làm mê mẩn” hoặc
làm cho tê liệt, “túy” có nghĩa là say hoặc là làm cho say sƣa [34, tr. 14]. “Ma túy”
là một danh từ dùng để chỉ chất thuốc có khả năng gây ra hiện tƣợng thần kinh tê
liệt, dùng nhiều sẽ bị nghiện.
Có ý kiến cho rằng: “Các chất ma túy là các chất độc có tính chất gây nghiện,
có khả năng bị lạm dụng, sự nghiện ngập chính là biểu hiện của trạng thái bị ngộ
độc mãn tính do các chất ma túy gây nên cho người sử dụng chúng” [71, tr. 408].
Ý kiến khác thì đƣa ra khái niệm: “Ma túy là những chất mà dùng nó một
thời gian sẽ gây trạng thái nghiện hay nói cách khác là trạng thái phụ thuộc vào
thuốc” [70, tr. 493].
Tác hại nghiêm trọng nhất của ma túy là tạo ra sự lệ thuộc cả về tâm lý và thể
chất đối với ngƣời sử dụng. Nhƣ vậy, theo nghĩa chung nhất và thông thƣờng nhất,
ma túy đƣợc hiểu là một số chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp (hóa học) khi đƣa vào
cơ thể ngƣời dƣới bất kỳ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần
kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đến tình
trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng.
Theo qui định của Bộ luật hình sự hiện hành về chất ma túy thì: Ma túy bao
gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca; lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca;
quả thuốc phiện tƣơi; quả thuốc phiện khô; hêrôin; côcain; các chất ma túy khác ở
thể lỏng và các chất ma túy khác ở thể rắn.
Cụ thể hơn, chất ma túy đƣợc Luật Phòng chống ma túy do Quốc hội ban hành
năm 2000 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma túy do
Quốc hội ban hành năm 2008 quy định nhƣ sau:

9


1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy
định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ
gây tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng.
3. Chất hƣớng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây
ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với
ngƣời sử dụng [17, tr. 29], [40], [41].
Đồng thời, Luật Phòng chống ma túy cũng quy định về các loại cây có chứa
chất ma túy và đƣa ra khái niệm về ngƣời nghiện ma túy nhƣ sau:
Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây
cô ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định
và Ngƣời nghiện ma túy là ngƣời sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện,
thuốc hƣớng thần và bị lệ thuộc vào các chất này [17, tr. 30], [40], [41].
Đến thời điểm hiện nay, danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành
đƣợc quy định cụ thể trong các Nghị định gồm: Nghị định số: 67/2001/NĐ-CP ngày
01/10/2001 quy định Danh mục các chất ma túy và tiền chất; Nghị định số:
133/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 bổ sung một số chất vào Danh mục các chất ma
túy và tiền chất theo Nghị định số: 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 và Nghị định
số: 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007 quy định sửa tên, bổ sung, chuyển, loại bỏ
một số chất thuộc Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị
định số: 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ; Nghị định số:
17/2011/NĐ-CP ngày 22/02/2011 quy định về bổ sung, sửa tên chất, tên khoa học
đối với một số chất thuộc Danh mục các chất ma tuý và tiền chất ma tuý ban hành
kèm theo Nghị định số: 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 và Nghị định số:
163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007 của Chính phủ và gần đây nhất là Nghị định số:
82/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ ban hành các Danh mục chất ma
túy và tiền chất. Theo đó, các chất ma túy đƣợc chia thành ba danh mục gồm:

Danh mục I: Các chất ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử dụng trong
lĩnh vực y tế, việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm,

10


nghiên cứu khoa học và điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ
quan có thẩm quyền (có trong Bảng IV Công ƣớc của Liên hợp quốc năm
1961 và Bảng I Công ƣớc của Liên hợp quốc năm 1971) gồm 45 chất.
Danh mục II: Các chất ma túy độc hại, đƣợc dùng hạn chế trong
phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc
trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị (có trong Bảng I, Bảng II Công
ƣớc của Liên hợp quốc năm 1961 và Bảng II Công ƣớc của Liên hợp
quốc năm 1971) gồm 121 chất.
Danh mục III: Các chất ma túy độc dƣợc, đƣợc dùng trong phân
tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong
lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị (có trong Bảng III và Bảng IV Công
ƣớc của Liên hợp quốc năm 1971) gồm 69 chất [13].
Ngoài ra, các Nghị định trên đây còn quy định về các tiền chất ma túy, các loại
cây có chứa chất ma túy và các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy cụ thể nhƣ:
Tiền chất (gồm 41 tiền chất đƣợc quy định tại Danh mục IV) dùng vào việc
sản xuất trái phép chất ma túy đƣợc xác định là các hóa chất không thể thiếu trong
quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy đƣợc quy định trong các danh mục tiền chất
do Chính phủ ban hành [13].
Cây có chứa chất ma túy bao gồm tất cả các loại cây có chứa chất ma túy mà
phổ biến nhất trong số đó là các loại cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cần sa và
cây côca; các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy nhƣ quả thuốc phiện, quả
cần sa, hoa cần sa, lá cần sa và lá côca ở dạng tƣơi hoặc dạng khô…
Nhƣ vậy, khái niệm về ma túy có thể đƣợc hiểu cụ thể nhƣ sau:
Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ

thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây kích thích mạnh hoặc ức chế thần
kinh và làm thay đổi trạng thái ý thức cũng như sinh lý của người sử dụng. Nếu lạm
dụng, con người sẽ bị lệ thuộc vào ma túy và dẫn đến tình trạng nghiện đối với
người sử dụng ma túy.
Tóm lại, việc khái niệm cũng nhƣ định nghĩa về ma túy hay chất ma túy có ý

11


nghĩa trong hoạt động nghiên cứu khoa học về chất ma túy nhiều hơn là có ý nghĩa
đối với việc xác định chất ma túy – với tƣ cách là đối tƣợng tác động của tội phạm
trong pháp luật hình sự. Để xác định một chất có phải là ma túy hay không phải là
ma túy, các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cần phải căn cứ vào danh mục
các chất ma túy do Chính phủ ban hành và tiến hành các hoạt động khác để thực
hiện việc giám định tƣ pháp theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
1.1.2. Khái niệm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
trong Luật hình sự Việt Nam
Hiện nay, trong khoa học pháp lý tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về tội
phạm ma túy, trong đó có một số ý kiến cụ thể về khái niệm này nhƣ sau:
Ý kiến thứ nhất: “Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản
lý các chất ma túy của Nhà nước” [42].
Ý kiến thứ hai: “Tội phạm về ma túy là những hành vi cố ý xâm phạm chế độ
quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy” [65].
Ý kiến thứ ba: “Các tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng các
chất ma túy, gây thiệt hại cho lợi ích của xã hội, của công dân và gây mất trật tự an
toàn xã hội” [25].
Một số ý kiến khác thì cho rằng: “Các tội phạm về ma túy là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất ma
túy” [65] hoặc “Các tội phạm về ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm

phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước với lỗi cố ý” [58].
Trong tập sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (phần các tội phạm), tác
giả Đinh Văn Quế định nghĩa về tội phạm theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình
sự năm 1999 nhƣ sau: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp, bắt
cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp,
tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt chất ma túy” [34, tr. 78]. Qua đó,
khái niệm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có thể đƣợc

12


hiểu một cách ngắn gọn là: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma
túy là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại chất ma túy”.
Trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần tội phạm) do GS.TSKH. Lê
Cảm chủ biên đƣợc Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2003, khái niệm về loại
tội phạm này đƣợc định nghĩa theo từng hành vi cụ thể nhƣ sau:
1. Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ trái
phép chất ma túy trong ngƣời, trong nhà hoặc ở nơi nào khác, không kể
thời gian bao lâu.
2. Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi đƣa chất
ma túy từ địa điểm này đến địa điểm khác mà không có giấy phép hợp lệ.
3. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái
phép chất ma túy dƣới bất kỳ hình thức nào [42, tr. 473].
Một ý kiến khác đƣa ra khái niệm: Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma túy là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại chất
ma túy [3, tr. 225].
Nhƣ vậy, khái niệm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý
có thể đƣợc diễn đạt một cách đầy đủ nhƣ sau:
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là hành vi nguy hiểm

cho xã hội, trái pháp luật hình sự, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước trong
các khâu lưu giữ, vận chuyển, mua bán các chất ma túy, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện bằng lỗi cố ý.
Khái niệm trên đây về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
thể hiện một số đặc điểm của loại tội phạm này là:
Về mặt pháp lý: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là
hành vi trái pháp luật hình sự.
Về mặt khách quan: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nƣớc trong các
khâu lƣu giữ, vận chuyển, mua bán các chất ma túy.
Về mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán

13


trái phép chất ma túy do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự thực hiện bằng lỗi cố ý.
1.1.3. Sự cần thiết của việc quy định tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam
Về mặt lý luận, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
do Nhà nƣớc ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị (giai cấp
nắm quyền lực chính trị) và đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện, bảo vệ bằng các
biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục và cƣỡng chế của bộ máy nhà nƣớc nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với thực tế khách quan của đời sống kinh tế xã hội trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có quy định: “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” [36, Điều 12]. Trong Nghị quyết Trung ƣơng
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI cũng có nêu rõ tƣ tƣởng chỉ đạo nhất quán là:
“Quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế
hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực

hiện thống nhất trong cả nước. Tuân theo pháp luật là chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng”. Theo đó, Đảng khẳng định là Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng
pháp luật, song cũng rất chú trọng đến việc kết hợp với giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức
truyền thống và nâng cao dân trí cũng nhƣ đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của mọi
tầng lớp nhân dân. Trong bản Hiến pháp đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2013, nội dung
quan trọng này cũng đã đƣợc khẳng định lại thêm một lần nữa: “Nhà nước được tổ
chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và
pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [37, Điều 8].
Truyền thống văn hóa phƣơng Đông nói chung, truyền thống văn hóa của
ngƣời Việt Nam nói riêng vốn rất trọng đạo lý và tình nghĩa, luôn lấy đạo đức, tình
cảm để răn đe, giáo dục và cảm hóa con ngƣời. Đây là những giá trị tốt đẹp đã đƣợc
gìn giữ và duy trì qua nhiều thế hệ ngƣời Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của
dân tộc. Trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống

14


tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy nói riêng, vấn đề đạo lý cũng luôn đƣợc đặt ra để
giáo dục và nâng cao ý thức chính trị, pháp luật của ngƣời dân đối với những tác hại
của tệ nạn ma túy và sự nguy hiểm của tội phạm ma túy đối với mỗi ngƣời dân, mỗi
gia đình, cộng đồng và xã hội. Từ nhận thức đúng đắn đó, ngƣời dân cũng sẽ có
trách nhiệm hơn và quan tâm hơn đến cuộc đấu tranh chung của toàn xã hội trong
nỗ lực ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm, trong
đó có tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy.
Những hành vi phạm tội về ma túy nói chung, phạm tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng không chỉ là hiện tƣợng nguy hiểm cho xã
hội, mà còn là những hành vi vi phạm pháp luật, trái với các chuẩn mực đạo đức xã
hội và đi ngƣợc lại truyền thống văn hóa tốt đẹp của ngƣời Việt Nam. Hiện tƣợng
nguy hiểm này là có tính phổ biến, có tốc độ lây lan nhanh chóng, tạo ra sự bất ổn
trong đời sống xã hội và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, văn hóa, đạo

đức, xã hội, tâm lý, tƣ tƣởng, tình cảm… thậm chí còn có thể làm băng hoại cả một
dân tộc. Khi tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy nói chung, tội phạm tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng đã trở thành quốc nạn của nhiều
quốc gia trên thế giới và là một vấn đề mang tính toàn cầu, thì mọi Nhà nƣớc tiến
bộ đều cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ
hiện tƣợng nguy hiểm, tiêu cực này.
Một trong những tác nhân chính đẩy nhanh tốc độ lây lan tệ nạn ma túy và
làm gia tăng tội phạm ma túy ở Việt Nam hiện nay là những hành vi tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý. Để ngăn chặn và phòng chống một cách có
hiệu quả đối với hiện tƣợng nguy hiểm này, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ động đấu
tranh bằng pháp luật thông qua các nội dung cơ bản là xây dựng pháp luật, tổ chức
thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.
Trong hoạt động xây dựng pháp luật, Đảng và Nhà nƣớc ta đã từng bƣớc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bao gồm các quy định của pháp luật hình sự
và pháp luật tố tụng hình sự; các quy định của pháp luật hành chính và tố tụng hành
chính; các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự và các quy định của pháp

15


luật về phòng chống ma túy… nhằm đấu tranh một cách quyết liệt hơn, hiệu quả
hơn đối với tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy. Qua đó, pháp luật thể hiện vai trò
quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy nói chung, tội phạm tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng: Pháp luật là phƣơng tiện
ghi nhận và bảo tồn các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của ngƣời Việt
Nam; pháp luật là phƣơng tiện để Đảng và Nhà nƣớc ta thể chế hóa đƣờng lối đấu
tranh và kiểm tra đƣờng lối đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy và tội phạm ma
túy; pháp luật là phƣơng tiện tạo lập môi trƣờng thuận lợi góp phần thủ tiêu các
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy nói
chung, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng;

pháp luật là phƣơng tiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm
quyền trong đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy nói chung, tội
phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng; pháp luật là
phƣơng tiện có hiệu lực để các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành các hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử các hành vi phạm tội nói chung, các hành vi phạm tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng.
Tóm lại, việc quy định tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
trong Luật hình sự Việt Nam là một đòi hỏi khách quan và có tính tất yếu cả về lý
luận và trong thực tiễn của đời sống xã hội. Những quy định này không chỉ phản
ánh trung thực các điều kiện kinh tế - xã hội và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ
chính trị ở Việt Nam hiện nay, mà còn thể hiện rõ quan điểm, quyết tâm của Đảng
và Nhà nƣớc ta cũng nhƣ nỗ lực của toàn thể dân tộc Việt Nam trong việc giải quyết
vấn đề phức tạp và cấp bách mang tính toàn cầu: Tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam
1.2.1. Thời kỳ trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Không ai có thể biết một cách chính xác cây thuốc phiện (còn gọi là cây anh
túc), đƣợc đƣa vào trồng ở Việt Nam bằng cách nào và từ bao giờ. Ngày nay, chúng
ta chỉ có thể biết rằng: Trong các văn bản của Triều đình nhà Nguyễn để lại về các

16


điều luật và hình phạt có nhiều nội dung liên quan đến việc điều chỉnh những hành
vi trồng cây thuốc phiện, sản xuất thuốc phiện, buôn bán và sử dụng thuốc phiện.
Cây thuốc phiện là loại cây có chứa chất ma túy (đƣợc cho là) du nhập vào
Việt Nam đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ 17 và đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh vùng
núi phía Bắc Việt Nam. Ban đầu, cây thuốc phiện đƣợc trồng, khai thác và sử dụng
nhƣ một loại thảo dƣợc để chữa một số căn bệnh nhƣ bệnh phong thấp, các bệnh về
đƣờng ruột hoặc làm thuốc giảm đau. Sau một thời gian, việc hút thuốc phiện trở

nên phổ biến hơn và tại những nơi có trồng cây thuốc phiện cũng có nhiều ngƣời
nghiện hút thuốc phiện hơn. Những dấu hiệu sa sút về sức khỏe và biểu hiện bất
thƣờng về tinh thần của những ngƣời nghiện hút thuốc phiện đã bắt đầu làm cho
cộng đồng lo ngại. Để ngăn chặn sự lan tràn của việc trồng cây thuốc phiện và tệ
nạn nghiện hút thuốc phiện, một số thôn bản, làng xã đã lập ra những hƣơng ƣớc,
quy chế về việc cấm sử dụng thuốc phiện [73, tr. 17].
Năm Cảnh trị thứ III (1665), nhận thức đƣợc mối nguy hiểm của thuốc phiện
đối với con ngƣời, cộng đồng và xã hội, Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đã ban
hành đạo luật đầu tiên về việc cấm trồng cây thuốc phiện vì thấy rằng:
Con trai, con gái dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cƣớp
dùng nó để nhòm ngó nhà ngƣời ta. Trong kinh thành, ngoài thì thôn xóm,
vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân tàn tạ, ngƣời
chẳng ra ngƣời. Đạo luật này cũng quy định rõ: Từ nay về sau quan lại và
dân chúng không đƣợc trồng hoặc mua bán thuốc phiện. Ai đã trồng thì
phải phá đi, ngƣời nào chứa giữ thì phải hủy đi [72, tr. 744].
Tƣơng tự nhƣ vậy, cây cần sa và cây côca cũng là hai loại cây có chứa chất
ma túy đƣợc du nhập vào Việt Nam muộn hơn so với sự xuất hiện của cây thuốc
phiện. Cây cần sa đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, còn cây côca thì
đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam [72, tr. 744]. Cả hai loại cây này cũng bị
Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam nghiêm cấm trồng và sử dụng. Do hai loại cây cần
sa và cây côca có những tính chất, đặc điểm giống với cây thuốc phiện, nên pháp
luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều gọi chung các loại cây có chứa chất
ma túy là cây thuốc phiện.

17


Ngày 03/9/1945, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh
ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong bài về “Những nhiệm vụ cấp bách của
Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rƣợu và thuốc phiện. Nó đã
dùng mọi thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu,
lƣời biếng gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm
vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta... Cuối cùng tôi đề
nghị tuyệt đối cấm thuốc phiện [72, tr. 885].
Thực hiện chỉ thị này của Hồ Chủ tịch, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành
Nghị định số: 150/TTg ngày 05/3/1952 quy định việc xử lý đối với những hành vi
vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện với những nội dung cụ thể nhƣ sau:
Điều 5 – Ngoài các có quan chuyên trách, không ai đƣợc tàng trữ
và chuyển vận nhựa thuốc phiện hay thuốc phiện đã nấu rồi.
Điều 6 – (Do Nghị định số 225-TTg ngày 22/12/1952 sửa đổi).
Những hành vi phạm pháp sẽ bị phạt nhƣ sau:
- Tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc chuyển vận trái phép;
- Phạt tiền từ 1 đến 5 lần trị giá số thuốc phiện lậu.
Ngoài ra, ngƣời phạm pháp còn có thể bị truy tố trƣớc Tòa án
nhân dân.
Tuy nhiên, những ngƣời đã bán lậu thuốc phiện cho ngƣời khác mà
sau lại tố cáo với các cơ quan chuyên trách và giúp bắt đƣợc ngƣời buôn lậu
thì sẽ đƣợc coi là đã lập công chuộc tội và không phải phạt [44, tr. 482].
Tiếp theo đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 225/TTg ngày
22/12/1952 quy định những ngƣời có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện sẽ
bị xử lý bằng các hình thức cụ thể nhƣ: Tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận
chuyển trái phép; phạt tiền từ một đến năm lần trị giá số thuốc phiện lậu. Ngoài ra,
ngƣời vi phạm còn có thể bị truy tố trƣớc Toà án nhân dân. [44, tr. 482].
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Sau khi hoà bình lập lại
và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng và Nhà nƣớc Việt

18



Nam tiếp tục quan tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật mới, trong đó có công
tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc phiện và các chất ma túy khác. Thủ tƣớng Chính
phủ đã ban hành Nghị định số: 580/TTg ngày 15/9/1955 quy định những trƣờng
hợp cụ thể có thể đƣa ra Tòa án để xét xử nhƣ sau:
Điều 2 - Những ngƣời vi phạm Nghị định số 150-TTg ngày
05/3/1952 trong những trƣờng hợp sau đây có thể đƣa ra Tòa án nhân
dân xét xử:
1. Buôn thuốc phiện lậu có nhiều ngƣời tham dự và có thủ đoạn
gian lậu;
2. Tang vật trị giá trên 1 triệu đồng;
3. Buôn nhỏ hoặc làm môi giới nhƣng có tính chất thƣờng xuyên,
chuyên môn hoặc đã bị phạt tiền nhiều lần.
4. Các vụ có liên quan đến nhân viên chính quyền hoặc bộ đội;
5. Không thi hành quyết định phạt tiền của cơ quan Thuế vụ hoặc
Hải quan.
Điều 3 – Bị can sẽ bị phạt nhƣ sau:
- Phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
- Phạt tiền nhƣ đã quy định ở Điều 6 nghị định số 150-TTg ngày
05/3/1952.
- Tịch thu tang vật.
Các phƣơng tiện nhƣ thuyền, xe… dùng để chuyển vận thuốc
phiện lậu có thể bị tịch thu, nếu ngƣời chủ những phƣơng tiện đó có liên
quan đến việc buôn lậu
Điều 4 - Trƣờng hợp kể buôn lậu dùng vũ lực chống cự lại nhà
chức trách khi bị bắt giữ thì sẽ chiếu hình luật chung mà xử phạt thêm về
tội ấy [44, tr. 483].
Để cụ thể hóa đƣờng lối xét xử đối với hành vi phạm tội về thuốc phiện, Bộ
Tƣ pháp cũng đã ban hành các Thông tƣ số: 635/VVH-HS ngày 29/3/1958 và
Thông tƣ số: 33/VHH-HS ngày 05/7/1958 hƣớng dẫn đƣờng lối truy tố và xét xử


19


×