3
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ỐC CẠN Ở KHU
DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN, TỈNH NINH BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN PHƯƠNG ANH
HÀ NỘI, NĂM 2018
4
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
NGUYỄN PHƯƠNG ANH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ỐC CẠN Ở KHU
DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN, TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG NGỌC KHẮC
Hà Nội - Năm 2018
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Văn Nhượng
Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Phạm Đình Sắc
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 30 tháng 9 năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Phương Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban lãnh đạo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các thầy cô
giáo, các cán bộ trong khoa Môi trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc đã trực
tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức thực tế, phương pháp luận, quan tâm, đôn
đốc kiểm tra trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô trung tâm nghiên cứu
Động Vật Đất trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người thân, bạn bè và cán bộ,
người dân khu du lịch sinh thái Tràng An, đặc biệt là gia đình ông Nguyễn Đăng
Khoa ở xã Gia Sinh, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp những
tài liệu, thông tin, cơ sở vật chất cần thiết cho tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2018
Học viên
Nguyễn Phương Anh
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................... 3
1.1
3
Tổng quan về khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình ...................
1.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 3
1.1.2 Kinh tế xã hội .............................................................................................. 6
1.2
Tổng quan về ốc cạn .................................................................................... 8
1.2.1 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái .......................................................... 8
1.2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái học .......................................................... 10
1.3
Lịch sử nghiên cứu ốc cạn ......................................................................... 11
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ốc cạn trên thế giới ................................................ 11
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ốc cạn tại Việt Nam ............................................... 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............
16
2.1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 16
2.2
Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 16
2.3
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 18
2.3.1 Sơ đồ nghiên cứu....................................................................................... 18
2.3.2 Thiết bị nghiên cứu ................................................................................... 18
2.3.3 Phương pháp điều tra xã hội học............................................................... 19
2.3.4 Phương pháp thu thập tài liệu.................................................................... 19
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu thực địa............................................................. 19
2.3.6 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.................................... 21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................
24
3.1
Đa dạng sinh học loài tại khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình
......24
4
3.1.1 Cấu trúc thành phần loài ốc cạn ................................................................ 24
4
3.1.2 Độ đa dạng sinh học loài tại khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh
Bình.......33
3.2
Đặc điểm phân bố loài ốc cạn theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu........ 38
3.3
Giá trị thực tiễn và hiện trạng các loài ốc cạn ở khu du lịch sinh thái Tràng
An, tỉnh Ninh Bình .............................................................................................. 42
3.3.1 Giá trị thực tiễn của ốc cạn ở khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh
Bình ..................................................................................................................... 42
3.3.2 Hiện trạng tài nguyên ốc cạn tại khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh
Bình ..................................................................................................................... 50
3.4
Đề xuất giải pháp quản lý, biện pháp bảo tồn các loài ốc cạn tại khu du
lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình.............................................................. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59
PHỤ LỤC ............................................................... Error! Bookmark not defined.
5
THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên: Nguyễn Phương Anh
Lớp: CH2B.MT
Khoá: 2016 - 2018
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc
Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng tài nguyên ốc cạn ở khu du lịch sinh
thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
Tóm tắt luận văn:
Luận văn “Đánh giá hiện trạng tài nguyên ốc cạn ở khu du lịch sinh thái
Tràng An, tỉnh Ninh Bình” với mục tiêu xác định được thành phần loài, phân bố,
hiện trạng tài nguyên ốc cạn và đề xuất biện pháp quản lý, bảo tồn, phát triển đa
dạng sinh học của ốc cạn ở khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Mẫu
ốc cạn được thu định tính và định lượng từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2018 chia
làm 3 đợt (31/3 -1/4; 30/4 – 1/5; 1/6 – 2/6) ở khu vực xã Gia Sinh, huyện Gia
Viễn và xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong 3 sinh cảnh: nhân
tác, rừng tự nhiên trên núi đất và rừng tự nhiên trên núi đá vôi. Qua phân tích
2001 cá thể ốc cạn đã xác định được 61 loài và phân loài thuộc 34 giống, 14 họ,
3 bộ và 2 phân lớp; trong đó có 7 taxon chưa xác định được tới tên khoa học đến
loài (Cyclophorus sp., Pterocyclus sp., Pupina sp., Microcystina sp., Camaena
sp., Haploptychius sp, Zingis sp.). Phân lớp Có phổi có 33 loài (chiếm 56,25%)
đa dạng hơn phân lớp Mang trước có 28 loài (chiếm 43,75%), họ Cyclophoridae
có nhiều loài nhất (18 loài), giống Macrochlamys chiếm ưu thế trong tất cả các
sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được 15
loài có giá trị như làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi gia cầm gia súc, làm
nguyên liệu trong y dược, mỹ phẩm và 9 loài gây hại phá hoại cây trồng của
người dân. Qua tính toán từ số liệu phỏng vấn người dân và quản lý, chúng tôi
ước tính trữ lượng tức thời của loài ốc cạn khu vực nghiên cứu là 86.648 kg và
sản lượng khai thác ốc cạn trong một năm là 11.340 kg/năm. Với trữ lượng ước
tính tức thời cùng với sản lượng khai thác hàng năm thì có thể người dân sẽ
không thể khai thác nhiều và liên tục với cách thức khai thác trực tiếp từ tự
nhiên như hiện nay trong nhiều năm tới vì thế cần có các biện pháp quản lý việc
khai thác, duy trì đa dạng sinh học ốc cạn khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh
Ninh Bình. Đặc biệt quan tâm tới việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh
thái học của các loài ốc cạn có giá trị kinh tế cao để phát triển gây nuôi phục vụ
bảo tồn và phát triển bền vững.
6
DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Giải thích
ctv
Cộng tác viên
NT
Nhân tác
RTNTNĐ
Rừng tự nhiên trên núi đất
RTNTNĐV
Rừng tự nhiên trên núi đá vôi
TA
Tràng An
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các vị trí lấy mẫu................................................................................. 17
Bảng 3.1 Thành phần các loài ốc cạn tại khu vực nghiên cứu............................ 24
Bảng 3.2 Cấu trúc ốc cạn ở khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình ..... 27
Bảng 3.3 Mật độ, tần số bắt gặp và độ phong phú của các loài ốc cạn tại khu du
lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình ............................................. 34
Bảng 3.4 Đặc điểm sinh cảnh ở vị trí lấy mẫu .................................................... 39
Bảng 3.5 Kết quả phỏng vấn người dân .............................................................. 43
Bảng 3.6 Kết quả phỏng vấn cán bộ ................................................................... 44
Bảng 3.7 Danh sách các loài ốc có giá trị và gây hại.......................................... 45
Bảng 3.8 Trữ lượng tài nguyên ốc tức thời tại khu du lịch sinh thái Tràng An,
tỉnh Ninh Bình ..................................................................................... 53
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quan khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình ......... 4
Hình 1.2 Sơ đồ cấu tạo vỏ ốc cạn.......................................................................... 9
Hình 2.1 Các vị trí lấy mẫu tại khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình 18
Hình 2.3 Xây dựng các ô tiêu chuẩn ................................................................... 20
Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc phân loại ốc cạn ở khu vực nghiên cứu ....................... 28
Hình 3.2 Số lượng thành phần của các bộ ốc cạn ở khu du lịch sinh thái Tràng
An, tỉnh Ninh Bình................................................................................ 30
Hình 3.3 Tỷ lệ (%) các giống ốc cạn thuộc phân lớp Mang trước tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................. 31
Hình 3.4 Tỷ lệ (%) các giống ốc cạn thuộc phân lớp Mang trước tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................. 31
Hình 3.5 Số lượng loài các họ ốc cạn thuộc phân lớp Mang trước ở khu du lịch
sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình ...................................................... 32
Hình 3.6 Số lượng loài các họ ốc cạn thuộc phân lớp Có phổi ở khu du lịch sinh
thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình .............................................................. 33
Hình 3.7 Tương quan số lượng loài, số lượng cá thể và chỉ số đa dạng của ốc cạn
trong khu vực nghiên cứu ..................................................................... 42
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Thân mềm (Mollusca) là ngành động vật có nhiều chủng loại rất
phong phú và đa dạng. Ngành Thân mềm có hơn 90 nghìn loài hiện hữu và được
xếp vào 7 lớp trong đó Chân bụng là lớp duy nhất trong ngành Thân mềm có đại
diện sống ở biển, nước ngọt và trên cạn và một số kí sinh cơ thể ngoài động vật.
Lớp Chân bụng bao gồm tất cả các loài ốc và sên trần với mọi kích cỡ từ nhỏ
đến khá lớn.
Ốc cạn là nhóm động vật đa dạng thuộc ngành Thân mềm, thường sinh
sống nơi ẩm ướt và thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ. Trong chu trình phân giải
vật chất, ốc cạn là nhóm ăn thực vật bậc thấp và mùn bã ở tầng thảm mục. Đối
với hệ sinh thái, ốc cạn là thành phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu
trong chuỗi và lưới thức ăn, đặc biệt với một số loài chim, loài thú ăn thịt nhỏ.
Tuy nhiên nhiều loài trong số chúng là vật chủ trung gian, lan truyền gây bệnh
cho con người và động vật, một số loài ăn lá, thân cây phá hoại mùa màng của
người dân. Bên cạnh đó, ốc cạn được coi là đối tượng của các nhà khảo cổ có ý
nghĩa quan trọng để xác định các thời kì địa chất và lịch sử phát triển loài người,
do cấu trúc vỏ là lớp đá vôi, được lưu giữ khá lâu trong môi trường.
Ninh Bình được tự nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã
hội đặc biệt là ngành du lịch với hệ sinh thái đa dạng phong phú và địa hình
rừng núi (vùng núi đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha; rừng tự nhiên 11,392 ha) [1].
Địa hình Ninh Bình khá đa dạng và là nơi tập trung của nhiều núi đá vôi,
trong đó có khu du lịch sinh thái Tràng An có sinh cảnh phù hợp với môi trường
sống của ốc cạn.
Ở Việt Nam đã có những dẫn liệu về thành phần loài, giá trị thực tiễn của
ốc cạn như của các tác giả Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Ngọc Khắc, Hoàng Văn
Ngọc (2017) ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái
Nguyên [2]; Nguyễn Thanh Bình (2015) ở khu vực xã La Hiên, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên [3], Nguyễn Văn Bé (2015) ở các đảo thuộc huyện Kiên Hải
tỉnh Kiên Giang [4]. Những năm gần đây xu hướng sử dụng đặc sản của các
2
vùng ngày càng cao như các loài ốc cạn ở trên núi đá vôi vì chúng có nguồn
thức ăn sạch, tự nhiên, không hóa chất nên rất được ưa chuộng. Cũng chính vì
thế nhu cầu khai thác của con người cũng tăng theo, loài ốc cạn đang bị khai
thác rất nhiều ở các khu vực núi ở khắp nơi như Sơn La, Điện Biên,... và đặc
biệt đặc sản ốc núi Bà Đen đang đứng trước nguy cơ tận diệt vì hành vi khai
thác quá mức của con người [5].
Các nghiên cứu về ốc cạn tại khu vực tỉnh Ninh Bình và khu vực lân cận
được các tác giả trong và ngoài nước chú ý đến như Vermeulen and Masseen
(2003) [1]; Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền, Bùi Thùy Linh, Phạm Thị Ngân,
Đỗ Đức Sáng (2016) [6]; dẫn liệu về ốc cạn ở khu vực Tràng An Cổ, Trường
Yên, Hoa Lư bước đầu đã có của Đỗ Văn Nhượng, Lưu Thị Thanh Hương, Đỗ
Ngọc Huyền (2014) gồm 59 loài thuộc 23 họ, 41 giống, 2 phân lớp [6], tuy
nhiên chưa có nhiều dẫn liệu về ốc cạn ở khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh
Ninh Bình hay các nghiên cứu cụ thể về hiện trạng tài nguyên ốc cạn ở Việt
Nam cũng như ở khu vực nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi
chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng tài nguyên ốc cạn ở khu du lịch sinh thái
Tràng An, tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được đa dạng thành phần loài, phân bố, hiện trạng tài nguyên ốc
cạn và đề xuất biện pháp quản lý, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học của ốc cạn
ở khu du lịch sinh thái Tràng An.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu đa dạng của thành phần loài, đặc điểm phân bố ốc
cạn ở khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình
Nội dung 2: Nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên ốc cạn (xác định loài có
giá trị, trữ lượng, tình trạng khai thác) tại khu du lịch sinh thái Tràng An
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn tài nguyên ốc cạn tại khu
du lịch sinh thái Tràng An, Ninh Bình
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích 2.168 ha nằm về phía Đông
Bắc tỉnh Ninh Bình cách Hà Nội hơn 90 km về phía Bắc, được chia thành 4 khu
chính: Khu bảo tồn đặc biệt (khu cố đô Hoa Lư), khu trung tâm, khu hang động,
khu văn hóa tâm linh (chùa Bái Đính) [7].
Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện
Hoa Lư, huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình. Trong đó: xã Trường Yên:
772,12 ha; xã Ninh Xuân: 375,56 ha; xã Gia Sinh: 529,6 ha; xã Ninh Hải: 159,6
ha; xã Ninh Hoà: 74 ha; xã Ninh Nhất: 182,41 ha; phường Ninh Khánh: 31,56
ha; phường Tân Thành: 43,68 ha.
Quần thể danh thắng Tràng An nằm gần các quốc lộ 1A, QL38B, QL12B
và được giới hạn bởi các sông:
- Sông Hoàng Long ở phía Bắc
- Sông Vo ở phía Nam
- Sông Mới ở phía Đông
- Sông Đáy ở phía Tây
4
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quan khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình
(Nguồn: /> Địa hình:
Địa hình được chia làm hai vùng rõ rệt: vùng núi đá vôi và vùng đồng
bằng.
- Vùng đồng bằng: có diện tích không nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng,
đất đai khá màu mỡ nhưng lại xen kẽ nhiều đồi núi thấp trũng do đó chỉ có thể
canh tác một vụ lúa một năm.
- Vùng núi đá vôi: bao gồm những dải núi đá vôi chủ yếu nằm ở phía Tây
Nam huyện Hoa Lư và Đông Bắc huyện Gia Viễn. Địa hình phức tạp có nhiều
dãy núi đá vôi vách dựng đứng ôm trọn cả thung lũng, dưới chân các dãy núi đá
vôi có rất nhiều hàm ếch, cửa hang là dấu tích sự xâm thực của nước biển [7].
Địa chất
Các nhà địa chất khẳng định khu Tràng An xưa là một vùng biển cổ, qua
quá trình vận động địa chất mà kiến tạo nên. Tràng An minh chứng cho các giai
đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa karst trong môi trường khí hậu nhiệt đới
5
ẩm. Sự đa dạng địa chất địa mạo hiện diện tại khu du lịch Tràng An là kết quả từ
các hoạt động địa chất liên tục qua hàng trăm triệu năm từ kỷ Trias đến Đệ Tứ.
Khu vực Tràng An được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi hình cánh cung và
những dãy núi đá hoặc khối đá vôi cao 150 - 200m có đỉnh dạng tháp, vòm,
chuông, sườn vách dốc đứng giữa vùng chiêm trũng ngập nước đã trải qua thời
gian dài biến đổi địa chất tạo thành. Phần rìa khối là các thung lũng bằng phẳng
dễ úng ngập vào mùa mưa [8].
Khí hậu
Khí hậu của khu du lịch sinh thái Tràng An mang đặc trưng của tiểu đồng
bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam.
Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10. Theo Thông báo khí tượng nông nghiệp [9]:
-
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400 -1.900 mm
-
Nhiệt độ trung bình: 24,2°C
-
Số giờ nắng trong năm: 1.600 -1.700 giờ
-
Độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 85%
Tài nguyên sinh vật:
Khu du lịch sinh thái Tràng An có hai hệ thống sinh thái chính đó là hệ sinh
thái trên đá vôi và hệ sinh thái thủy vực [8]:
- Hệ sinh thái trên núi đá vôi: các dãy núi đá vôi được tạo thành qua nhiều
thế kỉ. Trên thung có các hốc đá và khe đá tạo thành nơi chứa nhiều mùn để cho
các loại thực vật bám rễ và phát triển. Điều kiện của khu du lịch sinh thái Tràng
An rất thuận lợi cho các loài thực vật sống trên núi đá vôi. Thảm thực vật bao
gồm tràng cây bụi thứ sinh trên núi đá vôi, tràng cây bụi thứ sinh trên đất dày.
Thảm thực vật tự nhiên ở Hoa Lư là rừng trên núi đá vôi và rừng thường
xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các vùng đá vôi. Do đặc điểm
môi trường tự nhiên, khu du lịch sinh thái Tràng An có hệ động, thực vật phong
phú, tính đa dạng sinh học cao, theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy
hoạch Rừng (FIPI) và Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình thống kê được 577 loài thực
vật trong đó có 10 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Đặc biệt
6
tài nguyên cây thuốc ở đây đa dạng, quý hiếm đã có 311 loài có thể dùng làm
thuốc, thực vật làm cây cảnh có 76 loài. các cây gỗ quý như kiềng kiềng, đinh,
sến, lát rất ít và ở những nơi khó đến, còn lại hiện nay trên núi đá vôi là những
thực vật ít giá trị về kinh tế. Động vật thuỷ sinh trong vùng ngập nước Tràng
An tương đối phong phú, bao gồm 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy,
đặc biệt là rùa cổ sọc (Ocadia sinensis) được coi là động vật quý hiếm cần
được bảo vệ [8].
Động vật trên cạn:
Tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng hiện nay nhân dân địa phương đôi khi
cả khách du lịch vẫn còn gặp những bầy khỉ, sơn dương, tắc kè, mèo rừng, vọoc,
trăn, rắn; các loài chim như sáo, vẹt, khiếu, cò, đặc biệt là phượng hoàng đất –
một loài chim quý hiếm sống thành bầy đàn.
1.1.2 Kinh tế xã hội
- Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của khu du lịch sinh thái Tràng An được chia làm hai khu:
khu trung tâm và khu dịch vụ du lịch. Khu trung tâm có vị trí thuận lợi, cảnh
quan thiên nhiên đẹp. Khu dịch vụ du lịch là khu quy hoạch chia lô dành cho các
nhà đầu tư, khai thác hoặc thuê đất đai để kinh doanh.
- Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 5 tháng đầu năm 2018 tiếp tục duy
trì đà tăng trưởng khá, giá trị sản xuất đạt gần 4.493 tỷ đồng, tăng 35% so với
cùng kỳ năm 2017; lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 20.784 tỷ đồng, tăng 23,3%; chỉ
số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 19,75% so với cùng kỳ năm 2017. Một số sản
phẩm công nghiệp chủ lực có mức tăng trưởng mạnh như: kính nổi đạt 118.1
nghìn tấn, gấp hơn 3,5 lần; Xi măng + Clanke đạt 5.072,9 nghìn tấn, tăng
10,4%… [10].
Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp duy
trì ổn định, góp phần tạo việc làm nâng cao đời sống người dân.
- Du lịch
Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
7
vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch được đảm bảo. Tổng số lượt khách
5 tháng đầu năm đạt 4,9 triệu lượt khách, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó: khách trong nước đạt gần 4.514,1 nghìn lượt khách, tăng 6,0%; khách
quốc tế 370,5 nghìn lượt khách, tăng 2,8%.
Doanh thu từ hoạt động du lịch 5 tháng đầu năm 2018 đạt 1.736,9 tỷ
đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu lưu trú
324,0 tỷ đồng, tăng 15,2%; doanh thu ăn uống 643,3 tỷ đồng, tăng 15,7%;
doanh thu vận chuyển khách du lịch đạt 248,9 tỷ đồng, tăng 28,9% ; doanh
thu bán hàng đạt 242,4 tỷ đồng, tăng 25,1%; doanh thu dịch vụ khác 278,4
tỷ đồng, tăng 14,3% [11].
Người dân tại các khu vực khu du lịch sinh thái Tràng An có thêm những
nguồn thu nhập từ ngành du lịch bên cạnh ngành thu nhập chính là nông nghiệp.
Điều này có thể làm giảm sự tác động tới đa dạng sinh học tại khu du lịch sinh
thái Tràng An do các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây.
- Các giá trị văn hóa
Khu du lịch sinh thái Tràng An không chỉ có giá trị về mặt sinh thái tự
nhiên, các giá trị khảo cổ học mà còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, tâm linh.
Mỗi hang động có một tên riêng gắn liền với một truyền thuyết riêng.
- Lễ hội:
Do được hình thành trong một không gian văn hóa lại nằm trên một mảnh
đất truyền thống hàng ngàn năm lịch sử - Cố đô Hoa Lư nên khu du lịch sinh
thái Tràng An là nơi chứng kiến và có nhiều lễ hội truyền thống gắn với các di
tích lịch sử có ý nghĩa như [7]:
+ Lễ hội Cố đô Hoa Lư (Lễ hội Trường Yên): được tổ chức từ mùng 8 đến
13/3 hàng năm tại xã Trường Yên. Đây là một lễ hội truyền thống được mở ra để
suy tôn công lao các vị anh hùng dân tộc đã xây dựng kinh đô Hoa Lư lập ra nhà
nước Đại Cồ Việt thế kỉ X mà tiêu biểu là hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại
Hành. Lễ hội diễn ra tại quảng trường trung tâm khu di tích cố đô Hoa Lư và các
di tich. Đây là một lễ hội truyền thống hướng về cội nguồn của dân tộc
+ Lễ hội chùa Bái Đính: lễ hội được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết
8
tháng ba âm lịch hàng năm, khởi đầu cho những cuộc hành hương về mảnh đất
cố đô Hoa Lư. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ các vị anh hùng có công với
nước với dân tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
- Cảnh quan [7]:
+ Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan): Từ những năm
60 của thế kỷ trước, nước suối Kênh Gà đã nổi tiếng ở miền Bắc nhờ khả năng
chữa trị được một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Động Vân Trình cũng là một địa danh đẹp để cùng với các hang động khác tạo
nên sự độc đáo thu hút khách du lịch
+ Khu Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Cố đô Hoa Lư: là quần thể hang
động và các di tích lịch sử - văn hóa – tâm linh rất phong phú, độc đáo, với khu
du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính, khu cố đô Hoa Lư, khu hang động
Tam Cốc - Bích Động, tuyến Linh Cốc - Hải Nham và Thạch Bích - Thung
Nắng.
Việc tổ chức các lễ hội truyền thống góp phần vào việc khai thác các giá trị
văn hóa đưa vào phục vụ du lịch, giao lưu văn hóa với các nơi khác.
1.2 Tổng quan về ốc cạn
1.2.1 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
Lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) là một trong 7 lớp thuộc ngành
Thân mềm (Mollusca). Trong lớp Chân bụng có 3 phân lớp: phân lớp Mang sau
(Opisthobranchia), phân lớp Mang trước (Prosobranchia) và phân lớp Có phổi
(Pulmonata). Trong 3 phân lớp này, phân lớp Mang sau hoàn toàn ở biển, phân
lớp Mang trước tỷ lệ loài sống ở nước chiếm phần lớn còn một số ở cạn, phân
lớp Có phổi sống trên cạn.
Hầu hết các loài ốc cạn được phát hiện có thể xác định dựa vào các đặc
điểm hình thái của vỏ, các dấu hiệu được sử dụng nhiều trong mô tả, sự xoắn
của vỏ ốc là tính chất phức tạp trong vỏ ốc. Sự tiến hóa hay thoái hóa của dạng
ống đã tạo nên vỏ xoắn quen gọi là vòng xoắn. Các vòng xoắn chụm lại ở giữa
trục (axis), trục này chạy xuyên suốt trung tâm gọi là trụ giữa (central pillar) của
vỏ. Vòng xoắn có thể rộng nhanh hay chậm và được tách ra thành đường liên tục
9
gọi là đường xoắn (suture). Một vài loài vỏ mỏng có đường thứ sinh hay một
đường rộng (broad), thêm vào một dãy mờ đục (opaque) bên cạnh đường xoắn
như đường xoắn kép. Hầu như trong các mẫu vỏ, vòng xoắn rộng nhất là vòng
xoắn cuối (last whorl). Đỉnh của vòng xoắn (apex), đối diện với đáy (base). Phần
mở ra bên ngoài của vỏ gọi là miệng vỏ (aperture) [12].
Chiều cao vỏ
Chiều cao miệng vỏ
Vành miệng
Chiều rộng vỏ
Hình 1.2 Sơ đồ cấu tạo vỏ ốc cạn
(Nguồn: />- Vỏ ốc (Shell): là một ống rỗng dài chứa cơ thể ốc, cuộn vòng quanh một
trục tạo nên các vòng xoắn, khởi đầu từ đỉnh vỏ và kết thúc ở miệng vỏ. Hình
dáng vỏ rất đa dạng có thể là hình cầu, hình nón, dạng tháp xoắn, hình trụ, dạng
con quay, dạng xoắn dài, dạng cuộn trong… Vỏ có màu sắc rất đa dạng, mỗi
loài, thậm chí mỗi cá thể trong loài có màu sắc khác nhau.
Thông thường vỏ cuộn có các dạng như: Dạng chóp dài, dạng hình trụ,
dạng nón ovan, dạng ovan dài, dạng xoắn ốc dẹt, dạng xoắn ốc, dạng xoắn ốc
nón [13].
- Đỉnh vỏ (apex): là điểm khởi đầu của các vòng xoắn, là nơi hình thành các
vòng xoắn đầu tiên của vỏ (còn gọi là vòng xoắn phôi), các vòng xoắn này
10
thường rất nhỏ và nhẵn. Đỉnh vỏ có thể nhọn hoặc tù.
- Kích thước vỏ là đặc điểm dùng nhiều trong mô tả và nhận dạng các bậc
loài, giống. Các số đo quan trọng về kích thước của vỏ ốc cạn gồm: Chiều cao
hay chiều dài, chiều rộng, chiều cao tháp ốc và chiều rộng miệng vỏ.
- Các vòng xoắn (spira): bao gồm các vòng xoắn tính từ đỉnh vỏ tới vòng
xoắn cuối cùng, trừ lỗ miệng. Các vòng xoắn có thể là thuận hay ngược chiều
kim đồng hồ, có nhiều loài ốc xoắn ngược và có nhiều loài có cả hai kiểu xoắn.
Các vòng xoắn có khi nhẵn, có khía; gờ dọc, gờ vòng hay gờ hình cánh cung.
Giữa các vòng xoắn có rãnh ngăn cách gọi là rãnh xoắn (sutura). Trên các vòng
xoắn có thể có hay không có hoa văn trang trí, đường viền có gai hay nốt sần, có
lông hoặc không. Số vòng xoắn của vỏ ốc cũng thay đổi từ con non đến trưởng
thành [13].
- Miệng vỏ (aperture): là nơi vỏ ốc thông với bên ngoài. Hình dạng lỗ
miệng thay đổi, có thể xiên, bầu dục, hình thoi, hình thang, hình ovan, hình bán
nguyệt, hình quả lê… Bờ viền của miệng là vành miệng (môi). Vùng miệng vỏ
có thể phân biệt bờ trụ (bờ trong hay bờ dưới) và vành miệng ngoài (bờ ngoài
hay bờ trên).. Miệng có thể một hay nhiều hơn các mấu chìa ra gọi là răng, tên
của nó có thể tùy theo vị trí của chúng. Gờ vành miệng ngoài có thể liên tục hay
ngắt quãng ở bờ trụ. Lỗ miệng có nắp miệng hay không [13].
- Trụ ốc (columella) và lỗ rốn (umbilical):
Trụ ốc là do các vòng xoắn chập lại với nhau tạo nên. Trụ ốc có thể rỗng và
mở ra ngoài gần miệng tạo thành lỗ rốn, có khi trụ ốc lại đặc không tạo lỗ rốn.
Rốn có thể rộng hay hẹp, có thể nông hay sâu. Trong định loại và nhận dạng, có
thể phân biệt các dạng lỗ rốn: dạng đóng, dạng vết lõm và dạng mở [12].
1.2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Các loài ốc cạn phân bố rộng ở nhiều dạng địa hình và sinh cảnh khác nhau.
Trên môi trường cạn, ốc và sên trần thường ưa sống ở những nơi ẩm ướt, giàu
mùn bã thực vật, rêu và tảo. Trong số các môi trường sống, rừng tự nhiên, rừng
trên núi đá vôi có nhiều yếu tố thuận lợi cho ốc cạn sinh sống như tầng thảm
mục dày, độ ẩm cao, có nhiều khe đá ẩm ướt, hàm lượng canxi cao giúp hình
thành lớp vỏ.
11
Vào mùa mưa, các hoạt động kiếm ăn, sinh sản của ốc cạn diễn ra mạnh hơn.
Trong khi đó, với mùa lạnh và khô, do môi trường sống không thuận lợi (về
nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn...) chúng có thời kỳ ngừng hoạt động (ngủ đông). Nhiều
loài trong nhóm ốc có phổi, lỗ miệng không có nắp miệng được bít kín bằng
một màng được làm bằng chất nhày do chúng tiết ra [14].
Trong tự nhiên, các loài ốc cạn thường hoạt động mạnh vào ban đêm vì
thời tiết ẩm ướt, mát mẻ nên nên khi trời mưa, trời nhiều mây hoặc vào ban
đêm sẽ có thể dễ dàng tìm thấy ốc cạn. Ở vùng núi, phần lớn các loài ốc cạn tập
trung phân bố (cả số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi loài) ở khu vực
chân núi và sườn núi, tính đa dạng giảm rõ rệt ở khu vực đỉnh núi do điều kiện
tự nhiên không thuận lợi [15].
Các sinh cảnh tự nhiên như núi đá vôi, hang động... có rất nhiều yếu tố
thuận lợi cho ốc cạn sinh sống. Bên cạnh đó, môi trường tác nhân do các hoạt
động sinh kế của con người theo hướng bất lợi cho sinh vật đã làm giảm tính đa
dạng sinh học, nhiều đặc tính của môi trường bị biến đổi. Phân bố của ốc cạn
giữa sinh cảnh tự nhiên và nhân tác có sự khác nhau rõ rệt. Sự phát tán của ốc
cạn thường mang tính chủ động, chúng di chuyển và mở rộng khu vực sống tìm
môi trường thích hợp để sinh sống.
Ốc cạn có giá trị thực tiễn đối với con người cũng như hệ sinh thái. Một số
loài ốc cạn được sử dụng như nguồn thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia
cầm, làm nguyên liệu nghiên cứu trong y dược và làm đẹp. Bên cạnh những giá
trị thực tiễn đó là mặt gây hại, ốc cạn ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, thức ăn
của hầu hết các loài ốc cạn bao gồm các loại lá, thân cây, trái cây, nấm - đó là
lý do tại sao một số loài ốc cạn được gọi là loài gây hại vườn tuy nhiên cũng có
một số loài ăn thịt hoặc ăn tạp.
1.3 Lịch sử nghiên cứu ốc cạn
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ốc cạn trên thế giới
Việc nghiên cứu ốc cạn trên thế giới về phân loại, đặc điểm sinh học, phân
bố và sinh sản đã được tiến hành khá sớm và rộng rãi ở nhiều quốc gia thuộc
châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số nước xung quanh Việt Nam như Trung
12
Quốc, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan… Theo Baker (2001), có khoảng
35 nghìn loài chân bụng ở cạn được ghi nhận [16]. Nghiên cứu sớm nhất có thể
kể đến nhà khoa học người Hy Lạp, Aristotle (384 -322 trước công nguyên) và
sau đó người đưa ra hệ thống phân loại sinh vật chuẩn xác hơn là nhà khoa học
nổi tiếng Linnaeus trong ấn phẩm “Hệ thống tự nhiên”, xuất bản lần đầu tiên
năm 1735 [17]. Đây là giai đoạn khởi đầu của nghiên cứu cơ bản về sinh vật
nói chung và về ốc trên cạn nói riêng vì thế số lượng nhà nghiên cứu còn ít,
phạm vi nghiên cứu hẹp, chủ yếu thực hiện trong các bảo tàng và một số quốc
gia Châu Âu [17].
Từ cuối thế kỷ XVIII, bằng việc sắp xếp hệ thống tên cho các bậc phân
loại, Linnaeus (1758) đã định tên cho ngành Thân mềm (Mollusca), Cuvier
(1795) đã xác định tên cho lớp Chân bụng (Gastropoda). Trong thế kỷ XVIII,
kết quả nghiên cứu về ốc cạn chỉ mới dừng lại trong phạm vi xây dựng hệ thống
phân loại tới ngành và lớp là chủ yếu, các nghiên cứu sâu hơn về giải phẫu học
và phân loại tới giống, loài hầu như chưa có nghiên cứu kĩ càng [19],[68].
Đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XXI là thời kỳ phát triển mạnh của ngành
khoa học nghiên cứu cơ bản về sinh vật nói chung và ốc cạn nói riêng. Hầu hết
các phát hiện trong giai đoạn này có số lượng lớn, được công bố bởi nhiều nhà
khoa học, tiến hành trên phạm vi rộng khắp thế giới, tiêu biểu có các công trình
có ý nghĩa và có giá trị khoa học cao thuộc các tác giả: Pfeiffer (1848-1877);
Fischer và Dautzenberg (1904); Mabille (1887)… Giai đoạn này nhiều bảo tàng
trên thế giới đã thu thập được một số khối lượng mẫu lớn, các tác giả đã công bố
được các mô tả chi tiết hơn về hình thái và giải phẫu. Quá trình nghiên cứu trong
giai đoạn này đã tạo đà nghiên cứu sâu và rộng hơn về ốc cạn trên toàn thế giới.
Tuy nhiên vì kết quả nghiên cứu và các công bố trước đây (cả mẫu vật và tài liệu
in ấn) chỉ tập trung ở một số bảo tàng lớn trên thế giới nên việc tiếp cận và sử
dụng các tài liệu này còn hạn chế và không phổ biến [20],[21],[22].
Khu hệ ốc cạn của các nước lân cận Việt Nam cũng được quan tâm nghiên
cứu nhưng ở các mức độ khác nhau giữa các quốc gia. Khu hệ Thân mềm Chân
bụng Trung Quốc được công bố bởi nhiều tác giả, tiêu biểu như Moellendorff
13
(1882, 1885, 1886), Fischer và Dautzenberg (1904), Teng Chieng Yen (1939,
1941, 1948), Shannon’s & Weiner, 1963 [18],[23],[24],[25].
Năm 2009, dẫn liệu có tính tổng quan về khu hệ ốc cạn của Thái Lan được
công bố bởi Panha và ctv [26].
Crosse và Fischer công bố lần đầu về dẫn liệu về ốc cạn của Lào và
Campuchia năm 1863 cùng với dẫn liệu về nhóm trai ốc nước ngọt, những
nghiên cứu ban đầu này là những hoạt động khảo sát chung trong cả vùng Đông
Dương [26]. Thành phần loài được tìm thấy và công bố trong các công trình
nghiên cứu chung về trai ốc nước ngọt, ở cạn và ở biển của vùng Đông Dương
từ đầu thế kỷ XIX tới năm 1900 đã được tổng hợp trong công trình tổng quan
của Fischer (1891) về danh mục và phân bố địa lý của ốc ở cạn, nước ngọt và ốc
sống ở biển. Tiếp sau đó, có trong báo cáo của Fischer và Dautzenberg thuộc
đoàn khảo sát Pavie tiến hành trong thời gian 1879-1895, danh mục thống kê
của các tác giả ghi nhận 448 loài và phân loài. Thành phần loài được bổ sung về
sau bởi nhiều chuyên gia và số loài ghi nhận cho khu vực này khoảng 810 loài
[2].
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ốc cạn tại Việt Nam
Từ cuối thế kỉ XVII, ở Việt Nam đã bắt đầu có những điều tra nghiên cứu
ốc cạn ban đầu, tuy nhiên những nghiên cứu về ốc cạn thực sự bắt đầu vào
những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX và chủ yếu do các tác giả nước ngoài
thực hiện. Theo tài liệu của Fischer và Dautzenberg (1891), các dẫn liệu đầu tiên
về ốc cạn ở Việt Nam đã ghi nhận một số loài ốc cạn ở khu vực miền Trung Việt
Nam (Đà Nẵng) như họ Streptaxidae (loài Streptaxis aberratus và Streptaxis
deflexus) [23]. Thời gian năm 1848 – 1877 đã được L. Pfeiffer phát hiện tới
hàng chục loài mới như: Nanina cambojiensis, Nanina distincta, Nesta
cochinchinensis, Trochomorpha saigonesis… ở các vùng khác ở Nam Bộ bao
gồm cả các đảo như Côn Đảo, Phú Quốc [28].
Từ những năm cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, những nghiên cứu về
ốc cạn ở vùng Nam Bộ và Trung Bộ được tiếp tục nghiên cứu đến những năm
60 của thế kỷ XIX như công trình của Crosse và Fischer (1863, 1864, 1869),
Mabille và Mesle (1866), Crosse (1867) [27],[29],[30],[31]. Thời gian đầu thế kỉ