MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Đáy 37
Bảng 4.2:Kết quả phân tích mẫu nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy tháng 8/2008 40
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy tháng 12/2008 .42
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy tháng 9/2009 44
Bảng 4.5:Kết quả phân tích mẫu nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy tháng 11/2009 … 42
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ phân đoạn ô nhiễm nước mặt lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy 38
Hình 4.2: Diễn biến BOD5 trên sông Nhuệ (từ Cống Liên Mạc đến Cống Thần) năm
2008 43
Hình 4.3: Diễn biến COD trên sông Nhuệ (từ Cống Liên Mạc đến Cống Thần) năm
2008 43
Hình 4.8: Nước thải từ quy trình chế biến dong riềng được xả ra các cống rãnh
lộ thiên trong làng nghề Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai rồi chảy ra kênh T2
với màu nước đen kịt………………………………………………………… 50
Hình 4.9: Đường ống dẫn nước thải đen ngòm của cơ sở sản xuất bột giấy chạy ngầm,
xuyên qua thân đê xả nước thẳng ra sông Nhuệ, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa,
Hà Nội 51
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
CCN : Cụm công nghiệp
KCN : Khu công nghiệp
LVS : Lưu vực sông
QLLVS : Quản lý lưu vực sông
QLTHLV : Quản lý tổng hợp lưu vực
QLTHLVS : Quản lý tổng hợp lưu vực sông
QLTNN : Quản lý Tài nguyên nước
QLTHTNN: Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TNN : Tài nguyên nước
TNMT : Tài nguyên và Môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
TW : Trung ương
TCLVS : Tổ chức lưu vực sông
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và
toàn bộ sinh vật trên Trái đất. Nước tham gia vào các hoạt động sống cũng như
hoạt động sản xuất của con người.
Cùng với quá trình phát triển của xã hội, quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa - hiện đại hóa làm tăng nhu cầu sử dụng nước và xả thải ra môi
trường một lượng chất thải rất lớn. Hơn nữa, sự bùng nổ dân số khiến cho nhu
cầu về nguồn nước ngày càng cao, con người càng phải khai thác triệt để nguồn
nước nhằm phục vụ hoạt động sống của mình. Sự khai thác tràn lan và xả ra môi
trường lượng chất thải chưa qua xử lý đã dẫn đến tình trạng khan hiếm và ô
nhiễm nguồn nước.
Ở nước ta, các lưu vực sông lớn như: lưu vực sông Cầu, lưu vực sông
Nhuệ - Đáy, lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Các lưu vực sông đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về chất lượng cũng như trữ
lượng, nhiều con sông có nguy cơ trở thành sông chết.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một trong những lưu vực sông lớn của Việt
Nam; có vị trí địa lý đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng
đồng bằng sông Hồng. Lưu vực có diện tích tự nhiên 7.665 km
2
; tổng lượng
nước hàng năm khoảng 28,8 tỷ m
3
; chảy qua 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà
Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, với dân số khoảng 10,77 triệu người.
Tuy nhiên, lưu vực sông này hiện đang là một trong ba điểm nóng về Tài nguyên
nước ở nước ta. Nguồn nước của hai con sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị, làng nghề, công
nghiệp, dịch vụ; đặc biệt nước thải công nghiệp và sinh hoạt, y tế không qua xử
lý đổ trực tiếp ra sông. Hiện trạng môi trường nước của lưu vực sông Nhuệ -
Đáy vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày càng xấu đi.
Ngày 29/04/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số
57/2008/QĐ-TTg : “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông
Đáy đến năm 2020” với vốn đầu tư trên 3.000 tỉ đồng. Mục tiêu là xử lý ô
nhiễm, khôi phục lại hiện trạng môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp vốn có
của lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm
chủ trì và phối hợp với lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Nam
Định, Hà Nam, Ninh Bình cùng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các
bộ ngành liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Đề án.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan và tình hình thực tế của lưu vực sông
Nhuệ - Đáy, được sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Giang và sự giúp đỡ của Chi
cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà
Nội, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiện trạng và tình
hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa
phận Hà Nội ”
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông
Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản
lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Các số liệu thu thập được phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy.
- Chỉ ra được những điểm nổi bật trong hiện trạng môi trường nước lưu
vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
- Chỉ ra được những mặt hạn chế và tích cực của công tác quản lý môi
trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
- Đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với địa bàn nghiên
cứu.
PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Lưu vực
Lưu vực là một đơn vị diện tích mặt đất, trong đó quá trình tích luỹ và vận
chuyển của nước diễn ra tương đối độc lập với các diện tích xung quanh.
Lưu vực là phần lớn diện tích bề mặt trong tự nhiên mà mọi lượng nước
mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát ra một cửa duy nhất.
Lưu vực này phân cách với các lưu vực khác xung quanh bằng những
dông núi, đồi, gò liên tiếp bao quanh nó.
2.1.2. Lưu vực sông
Theo Điều 3 - Luật Tài nguyên nước: "Lưu vực sông là vùng địa lý mà trong
phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông”. [7]
Lưu vực sông là những lưu vực có diện tích trên 1000 km
2
; ranh giới địa
hình bao gồm 1 vùng đất có thể 2 hoặc 3 tỉnh và 2 hoặc nhiều vùng; quản lý lưu
vực trong 1 vùng hoặc nhiều vùng.
2.1.3. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển.
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay
một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và
lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường
xuyên hay không thường xuyên trong các thủy vực ở trên mặt đất như: sông
ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết.
[14]
2.1.4. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM, integrated water resources
management)
Khái niệm “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước” xuất hiện vào những năm
đầu thập niên 90 song song với các khái niệm về “Phát triển bền vững”, “Quản
lý Tài nguyên và Môi trường”, “Môi trường và phát triển bền vững”, “Giám sát
môi trường”, …
Tổ chức Hợp tác về Nguồn nước toàn cầu (GWP) định nghĩa về IWRM
như sau: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) là một quá trình xúc tiến
việc phối hợp quản lý và phát triển các nguồn nước, đất đai và các nguồn lực
liên quan nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội một cách cân bằng
mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ thống sinh thái trọng yếu”
(GWP, 2000). [11]
2.1.5. Quản lý lưu vực sông
Khái niệm quản lý lưu vực sông hiện đại đã vượt ra ngoài khái niệm quản
lý đất và nước truyền thống và nó “bao gồm những phần cơ bản của quy hoạch
sử dụng đất, chính sách nông nghiệp và quản lý xói mòn, quản lý môi trường và
các chính sách khác; tất cả những hoạt động của con người sử dụng nước hoặc
gây ảnh hưởng đến các hệ thống nước ngọt. Quản lý lưu vực sông là quản lý các
hệ thống nước trong đó coi tài nguyên nước là một phần của môi trường tự nhiên
trong mối liên hệ khăng khít với môi trường kinh tế - xã hội”. [12]
2.2. Hiện trạng một số lưu vực sông trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Hiện trạng một số lưu vực sông trên thế giới
a, Sông Hằng (ở Ấn Độ)
Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn từ
dãy Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh
Bengal; rộng 907.000km2, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân
cao nhất thế giới; được người Hindu rất coi trọng và sùng kính, là trung tâm của
những truyền thống xã hội và tôn giáo của đất nước Ấn Độ.
Lưu vực sông Hằng gần như tạo ra một vùng đất liền thứ ba của Ấn Độ và là
một trong 12 vùng dân cư trên thế giới phụ thuộc vào con sông. Đây cũng là nơi
sinh sống của hơn 140 loài cá, 90 loài động vật lưỡng cư và loài cá heo sông
Hằng.
Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế
giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp,
rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý; phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi
sông, rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt. Chất lượng nước đang
trở nên xấu đi nghiêm trọng. Cùng với sự mất đi khoảng 30-40% lượng nước do
những đập nước đang làm cho sông Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến
mất. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông khá
cao như Hg (nồng độ từ 65-520ppb), Pb (10-800ppm), Cr (10-200ppm) và Ni
(10-130ppm). Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch cải tạo và bảo vệ
con sông này.[17]
b, Sông Mississipi (ở Mỹ)
Sông Mississipi, con sông dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782km, bắt nguồn từ hồ
Itasca, chảy qua hai bang Minnesota và Louisiana. Mực nước sông Mississippi
giảm tới 22% trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2004. Sự sụt giảm này liên
quan tới tình trạng biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng lớn đối với hàng trăm
triệu người trên thế giới. Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu (WWF), con
sông này đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người
và phá hủy sự sống ở những vùng lưu vực con sông. Nếu con sông này “chết” thì
hàng triệu người sẽ mất đi những nguồn sống của họ, sự đa dạng sinh học bị phá
hủy trên diện rộng, nước ngọt sẽ thiếu trầm trọng và đe dọa tới an ninh lương
thực.
Nhận thức được tầm quan trọng của con sông này, nước Mỹ đã tiến
hành xây hàng nghìn con đập và đê dọc theo chiều dài của dòng sông trong suốt
thế kỷ trước để hỗ trợ giao thông thủy và kiểm soát lũ lụt. [17]
c, Sông Hoàng Hà (ở Trung Quốc)
Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, có vai trò rất quan
trọng đối với người dân nước này. Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất
cho hàng triệu người dân ở phía Bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm
nặng nề bởi sự cố tràn dầu và các chất thải công nghiệp. Một đường ống dẫn dầu
bị vỡ của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc với hơn 1.500 lít dầu đã tràn vào
đất canh tác và một phụ lưu của sông Hoàng Hà. [17]
d, Sông Tùng Hoa (ở Trung Quốc)
Sông Tùng Hoa có chiều dài gần 2.000km, chảy qua thành phố lớn Cáp
Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùng
thôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này. Sông
Tùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một sự cố bất thường liên quan đến các nhà
máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía Bắc Trung Quốc đã bất ngờ bị
nổ và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ
xuống sông. Benzene và nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng
nhỏ. Khối chất độc ấy sẽ tiếp tục trôi xuống hạn nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc
Long Giang. [17]
e, Sông Sarno (ở Italy)
Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của vịnh Naples. Con
sông này nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu với rất nhiều rác thải sinh
hoạt và rác thải công nghiệp. Sông Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những
nơi nó chảy qua mà còn làm ô nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh
Naples. [17]
f, Sông King (ở Australia)
Sông King nằm ở Tây Australia. Sông này có độ phèn rất cao do chịu tác
động của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ
xuống mỗi năm. Lượng rác thải hiện là hơn 100 triệu tấn, gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho con sông này. [17]
2.2.2. Hiện trạng một số lưu vực sông ở Việt Nam
Nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt,
nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên
nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt
không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông. Chất lượng nước
suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD
5
, COD, NH
4
+
, tổng N, tổng P cao hơn
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
a, Lưu vực sông Đồng Nai - sông Sài Gòn
Sông Đồng Nai : Vùng hạ lưu (tính từ sau hồ Trị An đến điểm hợp lưu với
sông Sài Gòn), ô nhiễm hữu cơ chưa cao (DO = 4 - 6 mg/l, BOD = 4 - 8 mg/l)
nhưng hầu như không đạt TCVN đối với nguồn loại A. Ô nhiễm vi sinh và dầu
mỡ rõ rệt, ô nhiễm kim loại nặng, phenol, PCB… chưa vượt tiêu chuẩn, nhiễm
mặn không xảy ra từ Long Bình đến thượng lưu. Vùng thượng lưu nước có chất
lượng tốt, trừ khu vực thành phố Đà Lạt đã bị ô nhiễm nặng do hàm lượng cao
của các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh. Khả năng tự làm sạch của sông Đồng
Nai khá tốt. [16]
Sông Sài Gòn: Mức độ ô nhiễm là nghiêm trọng cả về hữu cơ (DO = 1,5 -
5,5 mg/l; BOD = 10 - 30 mg/l), dầu mỡ, vi sinh, không có điểm nào đạt TCVN
đối với nguồn loại A. Ô nhiễm cao nhất là ở vùng sông chảy qua trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, sông Sài Gòn còn bị axit hoá nặng do nước phèn ở
đoạn Hốc Môn - Củ Chi (pH = 4,0 - 5,5). [16]
b, Lưu vực sông Cầu
Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng xấu đi,
nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông
Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của
nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, khu Gang thép Thái Nguyên , chất lượng nước
không đạt cả tiêu chuẩn A và B. Tiếp đến là đoạn sông Cà Lồ, hạ lưu sông Công,
chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn A và một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn
B. Yếu tố gây ô nhiễm cao nhất là các chất hữu cơ, NO và dầu. Ô nhiễm nhất là
đoạn từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tới cầu Gia Bảy, ôxy hòa tan đạt giá trị
thấp nhất (0,4 - 1,5 mg/l), BOD
5
, COD rất cao (>1000mg/l); Colifom ở một số
nơi khá cao, vượt quá tiêu chuẩn A tới hàng chục lần. Hàm lượng NO
2
-
> 2,0
mg/l và dầu mỡ > 5,5 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn B tới 20 lần. [16]
c, Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
Hiện tại, nước của trục sông chính thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
đã bị ô nhiễm, đặc biệt là nước sông Nhuệ. Chất lượng nước sông Nhuệ từng lúc
(phụ thuộc vào thời gian mở cống Liên Mạc), từng nơi vượt trên giới hạn cho
phép đối với nước loại B. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý ô
nhiễm kịp thời thì tương lai không xa nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy không
thể sử dụng cho sản xuất được. [16]
Phát triển kinh tế không đi đôi với việc bảo vệ môi trường, kết quả tất
nhiên là tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp và cường độ ô nhiễm ngày
càng tăng thêm. Nhìn chung, các dòng sông lớn ở nước ta đang bị đe dọa nghiêm
trọng và sẽ trở thành sông chết nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
2.3. Quản lý lưu vực sông trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Một số mô hình quản lý lưu vực sông trên thế giới
a, Mô hình quản lý lưu vực sông Hoàng Hà (ở Trung Quốc)
Sông Hoàng Hà là con sông lớn thứ hai của Trung Quốc với diện tích
790.000 km
2
, dân số khoảng 98 triệu người. Chính phủ Trung Quốc thành lập
ủy ban bảo tồn sông Hoàng Hà (YRCC) thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc nhằm
quản lý khu vực thung lũng sông Hoàng Hà và các sông nội địa thuộc một số
tỉnh phía bắc Trung Quốc. Mô hình tổ chức của YRCC giống mô hình của một
Bộ, dưới ủy ban có các cục, viện chuyên ngành và cục quản lý sông tại các tỉnh,
phòng quản lý sông tại các huyện, các trung tâm và các viện nghiên cứu. YRCC
có phạm vi hoạt động và quyền lực rất rộng, bộ máy tổ chức đồ sộ, 29000 người
vừa là cơ quan xây dựng triển khai các chính sách chiến lược vừa là cơ quan
thực hiện các dự án đầu tư. [12]
b, Mô hình quản lý sông Murray-Darling (ở Australia)
Sông Murray-Darling có diện tích lưu vực khoảng 1 triệu km
2
chảy qua
một số bang của Úc: New South Wales, Victoria, Queesland, nam Australia, thủ
đô Australia. Cơ cấu tổ chức gồm: hội đồng cấp bộ trưởng với thành phần bao
gồm các bộ trưởng phụ trách TNN và môi trường của liên bang và các bang. Ủy
ban LVS Murray-Darling là cơ quan thực thi các quyết định của hội đồng, ủy
ban có trách nhiệm quản lý hệ thống sông hồ thuộc lưu vực, tư vấn cho hội đồng
các vấn đề liên quan đến việc sử dụng các TNN, đất và BVMT trong lưu vực.
Ủy ban bao gồm một chủ tịch độc lập, mỗi bang có hai đại diện làm ủy viên. Các
ủy viên thường là trưởng các cơ quan có chức năng quản lý tài nguyên và môi
trường. Nằm trong ủy ban có các ban chính sách về nước, nhóm chương trình về
bền vững lưu vực sông, tài chính, các ủy ban, các bộ kỹ thuật và cán bộ giúp
việc cho ủy ban. Mô hình quản lý LVS Murray-Darling hiện đang hoạt động khá
hiệu quả và được nhiều nước coi như là một trong những mô hình mẫu mực cần
được học tập. [12]
c, Mô hình quản lý lưu vực sông Lerma-Chapala (ở miền trung Mexico)
Sông Lerma-Chapala dài 750 km, diện tích lưu vực 54.000 km
2
, chảy qua
5 tiểu ban với dân số 15 triệu người. Để quản lý các vấn đề về lưu vực sông,
Chính phủ Mexico đã thành lập hội đồng LVS Lerma-Chapala.
Cơ cấu tổ chức của hội đồng bao gồm: Chủ tịch là một Bộ trưởng của Bộ
Nông nghiệp hoặc Bộ Môi trường; các thành viên là thống đốc các bang thuộc
lưu vực; Bộ trưởng 5 Bộ có liên quan và Bộ lãnh đạo một số ủy ban trực thuộc
Chính phủ. Cơ quan giúp việc cho hội đồng lưu vực sông có văn phòng hội đồng
và các ủy ban tiểu lưu vực. Hội đồng lưu vực sông là một diễn đàn mà tại đó
Chính phủ liên bang, các tiểu ban và các đô thị cũng như đại diện các hộ sử dụng
nước chia sẻ trách nhiệm, phân phối TNN thúc đẩy QLTHTNN tại cấp lưu vực.
Hội đồng hoạt động trên nguyên tắc phối hợp và đồng thuận. [12]
d, Mô hình quản lý lưu vực sông Minnesota (ở Mỹ)
Ở Mỹ, để quản lý chất lượng nước lưu vực sông Minnesota, các nhà quản
lý chỉ ra rằng: vấn đề ô nhiễm nước của LVS Minnesota không thể giải quyết
triệt để nếu chỉ quan tâm đến việc kiểm soát nguồn thải tập trung mà bỏ qua
nguồn thải phân tán. Bởi vậy, để thực hiện các biện pháp quản lý thì việc hiểu rõ
mức độ ô nhiễm của các nguồn nước, phạm vi ô nhiễm, thời gian xuất hiện ô
nhiễm là rất cần thiết.
Qua phân tích, đánh giá cho thấy nguồn nước sông Minnesota đang bị ô
nhiễm bởi vi khuẩn, photpho, nitơ. Để phục hồi chất lượng nước sông
Minnesota, cơ quan QLLVS Minnesota tập trung vào quản lý các nguồn thải có
tải lượng nitơ, photpho và vi khuẩn lớn. [12]
e, Mô hình quản lý lưu vực sông của Brazil
Tại Brazil, việc QLLVS đã được quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ 20,
cụm đô thị Sao Paulo nằm ở thượng lưu sông Tiete gồm 39 thành phố lớn nhỏ
khác nhau bao gồm cả thành phố Sao Paulo. Do dân số đô thị lớn nên lượng
nước thải tới lưu vực sông không ngừng tăng lên, lượng nước cấp cho các đô thị
này lên tới 60m
3
/s và 80% lượng nước trên được thải trở lại sông mà không qua
bất kỳ công đoạn xử lý nào. Ô nhiễm nước đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng
trong lưu vực sông.
Để phục hồi chất lượng nước sông, tháng 9/1991 Chính phủ Brazil triển
khai Dự án Sông Tiete nhằm làm sạch sông, hồ chứa trong lưu vực sông. Một
trong những nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát phát thải từ hoạt động công
nghiệp. Trên cơ sở thống kê toàn bộ các nguồn thải công nghiệp trong lưu vực
sông, Chương trình đã lựa chọn ra các nguồn thải cần phải tiến hành những biện
pháp xử lý hoặc thực hiện những biện pháp quản lý chặt chẽ. Trên cơ sở phân
tích hiện trạng chất lượng nước trong lưu vực, những tiêu chí kiểm soát được
xác lập và một quy trình về kiểm soát nước thải công nghiệp trong LVS Tiete
cũng được đề xuất. [12]
f, Mô hình quản lý lưu vực sông của Pháp
Pháp từ năm 1966 đã quản lý tất cả 6 lưu vực sông trên cả nước dựa trên
Luật về Nước ban hành năm 1964. Mỗi lưu vực có một Cục Lưu vực (Agence de
Bassin) với chức năng chính là định hướng và khuyến khích các hộ dùng nước
sử dụng hợp lý TNN thông qua các công cụ kinh tế và khởi xướng, cung cấp
thông tin cho các dự án, điều hòa các lợi ích địa phương, lợi ích cá biệt và lợi ích
chung trong khai thác TNN. Cục Lưu vực có một Hội đồng quản trị trong đó một
nửa là đại diện các cơ quan Nhà nước, 1/4 là đại diện các chính quyền địa
phương và 1/4 còn lại là đại diện các hộ dùng nước (công nghiệp, nông nghiệp,
cấp nước, thủy sản, … ). Các quyết định của Hội đồng quản trị phải được Ủy
ban LVS phê chuẩn. Ủy ban LVS thường bao gồm từ 60 đến 110 ủy viên, trong
đó số đại diện của Nhà nước, chính quyền địa phương và các hộ dùng nước là
tương đương. Các Lưu vực có quyền tự chủ về tài chính, với nguồn thu là 2 loại
phí: phí tài nguyên nước và phí ô nhiễm nước. [15]
2.3.2. Quản lý lưu vực sông ở Việt Nam
Tổ chức lưu vực sông ở nước ta có tên là Ban quản lý quy hoạch lưu vực
sông. Theo Điều 64 của Luật Tài nguyên nước , Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn đã quyết định (Quyết định số 39/200/QĐ/BNN-TCCB) thành lập 3
ban quản lý quy hoạch lưu vực sông: sông Hồng - Thái Bình, sông Đồng Nai,
sông Cửu Long. Chức năng của Ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông nói
trên chủ yếu là lập và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông, phối hợp
với hệ thống hành chính trong điều tra cơ bản, kiểm kê đánh giá tài nguyên nước
lưu vực sông.
Hiện đang có một dự án trợ giúp kỹ thuật để xem xét việc phát triển Tài
nguyên nước lưu vực sông do Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ. Việc sử dụng
TNN ở lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn đang và sẽ nảy sinh nhiều tranh chấp
gay gắt giữa các mục tiêu khác nhau như: cấp nước cho các khu công nghiệp,
phát điện, tưới, chống lũ, đồng thời lại có liên quan tới 11 địa phương trên lưu
vực. Bên cạnh đó, được sự tài trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP), thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai Dự án VIE/96/023 - quản lý
môi trường mà một trong những mục tiêu của Dự án là tìm kiếm và thử nghiệm
những khả năng hợp tác về quản lý môi trường giữa các tỉnh nhằm bảo vệ nguồn
nước LVS Sài Gòn - Đồng Nai.
Nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của việc quan trắc, giám
sát, cảnh báo môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng, từ năm 1995
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay tách ra thành Bộ TNMT) đã thành
lập 3 trạm quan trắc và phân tích môi trường đất liền quốc gia, trong đó: trạm
vùng 2 (khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) và trạm vùng 3
(khu vực thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long) được giao
nhiệm vụ quan trắc môi trường nước mặt tại một số vị trí thuộc hệ thống sông
Đồng Nai - Sài Gòn. Các trạm quan trắc này đã xây dựng chương trình quan trắc
môi trường hằng năm và thực hiện quan trắc liên tục từ năm 1995.
Đến nay, mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường quốc gia được đầu
tư mở rộng them một số trạm và không chỉ dừng lại trong phạm vi quản lý của
Cục Bảo vệ Môi trường mà còn mở rộng thêm ở một số bộ phận khác như Cục
Quản lý Tài nguyên nước, các trạm quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan
trắc khí tượng, thủy văn và môi trường của Bộ TNMT. [13]
Ngoài các trạm quan trắc môi trường quốc gia ra, nhiều tỉnh/thành trong
LVS Đồng Nai - Sài Gòn cũng đã thành lập trạm quan trắc môi trường địa
phương nhằm theo dõi, giám sát diễn biến chất lượng môi trường nói chung,
phục vụ công tác quản lý môi trường của đại phương. Hỗ trợ thêm còn có:
Dự án quan trắc chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn năm
1996 - 1998 của Ủy ban Môi trường thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Khoa
học Công nghệ và Môi trường thành phố lúc đó.
Dự án Pilot Project quan trắc và đánh giá mức độ ô nhiễm KLN và thuốc
trừ sâu trong nước và bùn lắng của hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn do Viện
Môi trường và Tài nguyên phối hợp với Trường Đại học kỹ thuật Hoàng gia
Thụy Sỹ (EPFL) thực hiện năm 1997 - 1998 trong khuôn khổ Dự án hợp tác Việt
Nam - Thụy Sỹ pha I (CEFINEA - EPFL).
Dự án Môi trường LVS Đồng Nai - Sài Gòn (2001 - 2003) của Cục Bảo vệ
môi trường (Viện Môi trường và Tài nguyên chủ trì thực hiện).
Các chương trình quan trắc môi trường hằng năm của các tỉnh/thành trên
lưu vực: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa -
Vũng Tàu, … và một số đề tài/dự án phục vụ công tác quản lý môi trường thuộc
các cấp độ khác nhau được tiến hành trên LVS Đồng Nai - Sài Gòn.
Cho đến nay, các hoạt động liên quan đến quan trắc và phân tích môi
trường nước đã và đang thực hiện tại LVS Đồng Nai - Sài Gòn có thể chia thành
5 nhóm như sau:
o Các hoạt động quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia do Cục Bảo vệ môi trường quản lý (các trạm vùng 2 và vùng 3).
o Các hoạt động quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc khí tượng
thủy văn và môi trường quốc gia so Tổng cục Khí tượng thủy văn quản lý.
o Các hoạt động quan trắc môi trường do Cục Quản lý TNN quản lý.
o Các hoạt động quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc môi
trường của các tỉnh/thành phố trên LVS Đồng Nai - Sài Gòn.
o Các hoạt động quan trắc môi trường trong khuôn khổ các chương trình, đề
tài, dự án khác.
Mỗi nhóm có những mục tiêu quan trắc và điều kiện thực hiện quan trắc
khác nhau do đó chưa thống nhất được với nhau về vị trí các điểm quan trắc, tần
suất và thời gian quan trắc, các thông số quan trắc, phương pháp quan trắc và
phân tích, phương pháp lưu trữ và xử lý số liệu quan trắc. [13]
2.3.3. Một số ý kiến đánh giá về các mô hình quản lý lưu vực sông trên thế giới
Hiện nay, việc đổi mới thể chế trong Quản lý lưu vực sông (QLLVS) ở các
nước phát triển và đang phát triển thường tập trung vào hai việc là: thành lập các
tổ chức quản lý ở cấp lưu vực, và đổi mới các họat động liên quan đến quản lý
nước ở lưu vực sông như là xây dựng cơ chế phối hợp, đổi mới pháp chế, thiết
kế lại các công cụ kinh tế trong chính sách nước (như giá nước, thuế, trợ cấp),
thiết kế lại các tổ chức kinh tế (các tổ chức dịch vụ công, các tổ chức cung cấp
dịch vụ, thị trường nước, chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức dùng nước).
Trên thế giới đã có hàng trăm các Tổ chức lưu vực sông (TCLVS) được
thành lập. Các tổ chức này có cơ cấu tổ chức và chức năng không hoàn toàn
giống nhau tuỳ thuộc vào mỗi nước và điều kiện các lưu vực sông. Sự khác nhau
thường tập trung vào các điểm chính: hình thức tổ chức, chức năng, mức độ
tham gia trong quản lý nước của TCLVS, phương thức hoạt động, cơ chế tài
chính. Tổng hợp các mô hình của tổ chức quản lý lưu vực sông của thế giới có
thể rút ra một số ý kiến đánh giá như sau:
Về hình thức tổ chức:
Các hình thức của TCLVS trên thế giới có thể quy thành ba loại phổ biến
như sau: Cơ quan thuỷ vụ lưu vực sông; Ủy hội lưu vực sông, Hội đồng lưu vực
sông. Mỗi loại có một mức độ tập trung quyền lực cũng như mức độ tham gia
vào quản lý nước khác nhau.
- Cơ quan thuỷ vụ lưu vực sông: Đây là hình thức TCLVS có đầy đủ
quyền hạn và phạm vi quản lý lớn nhất. Thí dụ như là Cơ quan thuỷ vụ thung
lũng Tennessce ở Mỹ và Cơ quan thuỷ vụ Núi tuyết ở úc, Đây là những tổ
chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết các chức năng của các cơ quan hiện hữu,
trong đó bao gồm tất cả chức năng điều hành và quản lý nước. Hình thức này có
thể áp dụng đối với các lưu vực có nhiệm vụ phát triển lớn.
- Uỷ hội lưu vực sông: Là mô hình thấp hơn cơ quan thuỷ vụ lưu vực sông
về quyền hạn cũng như sức mạnh của tổ chức và ảnh hưởng của nó trong
QLLVS. Một Uỷ hội lưu vực sông thường bao gồm một “ Hội đồng quản lý ” đại
diện cho tất cả các bên quan tâm và có một “ Văn phòng kỹ thuật” chuyên sâu hỗ
trợ. Uỷ hội lưu vực sông liên quan chủ yếu đến xây dựng chính sách, lập quy
hoạch phát triển lưu vực, xây dựng thủ tục và kiểm soát sử dụng nước. Nó có thể
điều chỉnh các vấn đề sử dụng nước liên quan đến nhiều tỉnh, thông qua các
chính sách liên quan đến nước của lưu vực sông, xây dựng các cơ sở dữ liệu,
thông tin và mô hình phù hợp về các vấn đề quản lý trên quy mô toàn lưu vực.
Một số Uỷ hội lưu vực sông nắm cả chức năng vận hành (có thể cả đầu tư ) đối
với những công trình lớn, còn hầu hết việc vận hành và quản lý hàng ngày các
công trình và hệ thống cung cấp dịch vụ nước là công việc của các tỉnh nằm
trong lưu vực. Một Ủy hội như vậy có thể giám sát việc thực hiện các chiến
lược, vận hành và quản lý các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện chủ chốt. Tuy nhiên,
trong thực tế Uỷ hội thường uỷ quyền làm việc cho các tổ chức khác thông qua
các thoả thuận hay hợp đồng vận hành. Thí dụ về loại tổ chức này như là Ủy hội
sông Maray- Darling của Úc, Ủy hội sông Mê Kông,
- Hội đồng lưu vực sông: Đây là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất
hiện nay. Hội đồng lưu vực sông hoạt động chỉ như là một diễn đàn mà tại đó
chính quyền liên bang, các tiểu bang, cũng như đại diện các hộ dùng nước chia
sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nước tại cấp lưu vực.
Các Hội đồng lưu vực sông thường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận.
Nói chung, hình thức này có vai trò giới hạn trong quy hoạch dài hạn, điều
phối các vấn đề chính sách và chiến lược cấp cao, không có vai trò vận hành
hoặc quản lý hàng ngày. Thí dụ về hình thức này như Hội đồng lưu vực sông
Lerma– Chapala được thành lập năm 1993 của Mexico,…
Về chức năng và nhiệm vụ:
Quản lý nước theo lưu vực sông có sự khác biệt so với quản lý nước theo
địa giới hành chính của các tỉnh ở chỗ phạm vi xem xét và giải quyết của quản lý
nước ở đây là trên toàn bộ lưu vực sông, trong đó chức năng của quản lý nước có
thể bao gồm hai loại, đó là: đề ra các tiêu chuẩn, kiểm tra, điều hành các tổ chức
chịu trách nhiệm quản lý vận hành các công trình khai thác sử dụng nước; quản
lý và điều hành về Tài nguyên nước trên toàn bộ lưu vực sông.
Có thể thấy rằng gần như tất cả các TCLVS đều có chức năng lập quy
hoạch quản lý lưu vực và bổ xung điều chỉnh quy hoạch này trong quá trình thực
hiện. Ngoài quy hoạch, TCLVS có thể tham gia vào quản lý nước cũng như vận
hành hệ thống công trình khai thác sử dụng TNN nhưng với các mức độ khác
nhau tuỳ theo hình thức của TCLVS.
Trong thực tế, các TCLVS đều tập trung vào việc xây dựng và phát triển
các chiến lược, chính sách, phân chia và điều phối sử dụng nước trong phạm vi
lưu vực, có ít các TCLVS tham gia trực tiếp vào quản lý vận hành các công trình
cụ thể mà việc này thường dành cho hệ thống quản lý nước theo địa giới hành
chính đảm nhiệm. Từ chức năng có thể xác định cụ thể các nhiệm vụ của TCLVS
trong quy hoạch và quản lý nguồn nước của lưu vực sông.
Về quyền hạn của TCLVS:
Quyền hạn của TCLVS phải được thể chế hoá trong các văn bản của nhà
nước và phải tương xứng với nhiệm vụ trong quản lý nước của TCLVS được nhà
nước giao cho. Trong thực tế có TCLVS tập trung rất nhiều quyền lực và đảm
nhiệm phần lớn các nội dung của quản lý nước kể cả điều tra quan trắc các số
liệu khí tượng thuỷ văn, số liệu chất lượng nước, đầu tư xây dựng và quản lý vận
hành các công trình sử dụng nước vừa và lớn (như là các Tổ chức quản lý lưu
vực các sông lớn của Trung quốc như sông Trường Giang, Hoàng Hà ). Ngược
lại cũng có TCLVS có rất ít quyền hạn trong quản lý nước mà chỉ đóng vai trò
như là một tổ chức tư vấn đóng góp các ý kiến về quản lý lưu vực sông cho các
cấp chính quyền, không tham gia bất kỳ các hoạt động quản lý nước cụ thể nào.
Về cơ chế tài chính:
Hoạt động của TCLVS cần có nguồn kinh phí ổn định lâu dài. Nguồn tài
chính này có thể dựa trên sự trợ giúp của nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc
đóng góp tài chính của các tỉnh, các hộ dùng nước được hưởng lợi trên lưu vực
sông. Trong thực tế, phần lớn các TCLVS trên thế giới được trích một phần
nguồn thu từ thuế TNN và phí ô nhiễm nước cho các hoạt động quản lý của
mình.
Về thành phần tham gia:
TCLVS là một diễn đàn để tất cả các bên liên quan trao đổi, thảo luận,
giải quyết các tranh chấp và tìm tiếng nói chung trong quản lý sử dụng và bảo vệ
Tài nguyên nước. Các thành phần tham gia trong một TCLVS thường bao gồm
cơ quan quản lý cấp Trung ương, đại diện của các tỉnh và địa phương, đại diện
của các Bộ và ngành dùng nước, đại diện của cộng đồng các hộ dùng nước. Tuỳ
theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi TCLVS mà mức độ tham gia của các thành
phần này có thể khác nhau, tạo nên đặc điểm riêng về hoạt động của mỗi
TCLVS. [13]
2.3.4. Một số ý kiến trao đổi và thảo luận về thực hiện quản lý nước theo lưu
vực sông ở nước ta
Về yêu cầu đối với các TCLVS ở nước ta:
Các TCLVS phải có hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện và bối cảnh
của lưu vực sông ở nước ta. Nhiệm vụ của TCLVS không được trùng lặp với
nhiệm vụ của các tổ chức khác trên lưu vực sông, đặc biệt là nhiệm vụ quản lý
nước của hệ thống quản lý nước hiện hành của các tỉnh trên lưu vực. TCLVS cần
có cơ chế phù hợp để có thể phối hợp hoạt động với các cơ quan và tổ chức khác
trong quản lý sử dụng nước, nhất là với hệ thống quản lý theo địa giới hành
chính hiện hành. TCLVS phải là một diễn đàn mở rộng cho tất cả các thành phần
liên quan đến quản lý nước và môi trường tham gia trao đổi các ý kiến và thống
nhất cách giải quyết các mâu thuẫn trong quản lý nước, trong đó phải coi trọng
sự tham gia của cộng đồng. Điều này phải được thể hiện trong cơ cấu tổ chức và
hoạt động của TCLVS.
Về chức năng lập, trình duyệt và theo dõi thực hiện quy hoạch lưu vực sông:
Việc lập, trình duyệt và theo dõi thực hiện quy hoạch lưu vực sông là một
trong những chức năng cần có của các TCLVS trên thế giới kể cả ở nước ta.
TCLVS là tổ chức phù hợp nhất đảm nhiệm công tác quy hoạch lưu vực sông để
xác định các chính sách và chiến lược thực hiện quản lý tổng hợp và thống nhất
tài nguyên nước, đất và các tài nguyên môi trường liên quan khác, quản lý và
bảo vệ lưu vực sông. Điều này cũng phù hợp với Luật Tài nguyên nước cũng
như chức năng nhà nước đã giao cho các Ban quản lý quy hoạch các lưu vực
sông đã thành lập ở nước ta như lưu vực sông Hồng- Thái Bình,
Về chức năng quản lý nước cũng như mức độ tham gia trong quản lý nước:
Có thể thấy rằng các lưu vực sông ở nước ta đang có nhiều tồn tại và bức
xúc không chỉ trong quy hoạch và cả trong quản lý nguồn nước cần phải tháo gỡ,
hậu quả của cách quản lý riêng rẽ theo địa giới hành chính từ nhiều năm qua để
lại đến ngày nay. Hiện tại nhà nước đã phân cấp cho hệ thống quản lý nước theo
địa giới hành chính chịu trách nhiệm quản lý nước tại các tỉnh và địa phương,
nhưng bao quát và giải quyết các vấn đề về quản lý nguồn nước trên toàn bộ lưu
vực sông cả số lượng và chất lượng thì gần như chưa có ai chịu trách nhiệm (thí
dụ như các vấn đề phân chia hợp lý nguồn nước giữa các ngành dùng nước, giữa
các khu vực, thượng lưu và hạ lưu, duy trì dòng chảy trên dòng chính và yêu cầu
nước cho hệ sinh thái , ). Điều này sẽ gây trở ngại rất nhiều cho việc thực hiện
các nguyên tắc về QLTHTNN và phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu
vực và chỉ có thể giải quyết được khi trao chức năng này cho TCLVS.
Các phân tích trên cho thấy việc giao trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và
kiểm soát việc sử dụng nước trong phạm vi toàn bộ lưu vực sông cho các
TCLVS của nước ta như phần lớn các TCLVS trên thế giới thường đảm nhận là
rất cần thiết để khắc phục các tồn tại của quản lý nước riêng rẽ theo địa giới
hành chính hiện hành. Tuy nhiên, để không chồng chéo thì các TCLVS ở nước ta
không nên tham gia vào các hoạt động quản lý khai thác và sử dụng nước của hệ
thống quản lý nước theo địa giới hành chính hiện hành mà TCLVS chỉ nên đóng
vai trò theo dõi, kiểm soát và trợ giúp cho hoạt động quản lý nước của các tỉnh
và địa phương trên lưu vực sông hài hoà với nhau, vì quyền lợi riêng của các
tỉnh cũng như cả lợi ích chung của toàn bộ lưu vực sông. Mặt khác, chỉ có được
giao cho tham gia trực tiếp vào việc chỉ đạo, điều phối và kiểm soát việc sử dụng
nước trên lưu vực sông thì TCLVS mới có vai trò và ảnh hưởng rõ rệt tới phát
triển của lưu vực sông và hơn nữa có thể sử dụng một phần các nguồn thu về
thuế, phí tài nguyên nước, cho các hoạt động thường xuyên của TCLVS.
Điều 64 của Luật Tài nguyên nước mới chỉ đề cập đến việc thành lập
Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông và các nội dung của quản lý quy hoạch
lưu vực sông, riêng về quản lý nước mới quy định về kiến nghị giải quyết
tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông. Để đưa thêm vai trò chỉ
đạo, điều phối và kiểm soát việc sử dụng nước trong phạm vi toàn bộ lưu vực
sông cho các TCLVS ở nước ta thì cần phải xem xét sửa đổi, để Luật Tài
nguyên nước ngày càng thích ứng và đi vào cuộc sống xã hội của đất nước.
Do chức năng quản lý nước của TCLVS như đã phân tích ở trên chỉ giới
hạn ở mức điều phối việc sử dụng nước trong phạm vi lưu vực sông, phối hợp và
trợ giúp cho hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính của các tỉnh trên lưu
vực, nên các TCLVS ở nước ta không cần tập trung quá nhiều quyền lực, tuy
nhiên nó cũng không thể là một tổ chức tư vấn đơn thuần mà cũng cần có một
số quyền lực nhất định tương xứng với vai trò điều phối, kiểm soát và giải quyết
các xung đột và mâu thuẫn trong sử dụng nước của lưu vực sông. Điều này phải
được thể hiện trong cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động để thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ chủ yếu của TCLVS.
Về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của TCLVS:
TCLVS phải là một tổ chức có một vị trí độc lập, có cơ cấu tổ chức gọn
nhẹ, phù hợp với hoạt động điều phối, theo dõi giám sát và tư vấn cho nhà nước
và các tỉnh về các hoạt động sử dụng nước và xâm phạm đến tài nguyên nước;
có sự tham gia đầy đủ của các thành phần liên quan thông qua các đại diện có vị
trí tương xứng trong Ban hay Hội đồng điều hành của TCLVS; hoạt động trên
nguyên tắc đồng thuận cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro của các tỉnh và các ngành
dùng nước trên lưu vực. TCLVS cần sử dụng quyền lực của các Tỉnh, Bộ và
ngành liên quan thông qua vai trò và vị trí của các thành viên đại diện của tỉnh,
Bộ và ngành tham gia trong Hội đồng đại diện của TCLVS để thực hiện các
quyết định điều phối và quản lý. [13]
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy
- Phạm vi nghiên cứu: đoạn sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua địa phận Hà Nội
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, địa hình, địa mạo, thủy văn, khí hậu, …
- Điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, đô thị hóa, tình hình phát triển kinh tế
xã hội
3.2.2. Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua
Hà Nội.
- Tài nguyên nước mặt trên toàn lưu vực sông Đáy
- Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đoạn chảy
qua địa phận Hà Nội
- Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn
chảy qua địa phận Hà Nội: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải
làng nghề, nước thải y tế
3.2.3. Tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn
chảy qua địa phận Hà Nội.
- Tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy trước khi
có “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm
2020”.
- Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến
năm 2020: căn cứ pháp lý, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, …