Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập lớn luật hành chính phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý nhà nươ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.65 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Luật pháp với tư cách là công cụ là phương tiện để quản lý nhà nước để điều
chỉnh mọi mối quan hệ xã hội phát sinh, điều chỉnh quan hệ xã hội theo một cách
thống nhất .Với tư cách là một ngành luật –Luật hành chính là một bộ phận cấu
thành của nền hành chính Nhà nước, đóng vai trò quan trọng như một công cụ
quản lý nhằm tạo ra một hệ thống quy phạm pháp luật sắc bén, có hiệu lực để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của mọi công
dân. Luật hành chính ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không nằm tập
trung trong một văn bản riêng mà trong nhiều văn bản quản lý Nhà nước bởi sự đa
dạng, phức tạp của vấn đề hành chính nảy sinh trong đời sống xã hội. Nó không
mang vấn đề cụ thể như giáo dục hay thuế, đất đai mà liên quan, tác động tới tất cả
các mặt đời sống xã hội. Và trong số những bài tập lần này cá nhân đã lựa chọn đề
số 4 : “ Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định
hành chính trong quản lý nhà nước “. Bởi các quyết định hành chính đóng một vai
trò rất quan trọng trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.
Kết cấu của bài viết này gồm 3 phấn là mở đầu , nội dung và kết luận.
Phần nội dung của bài viết :
1. Khái niệm chung về quyết định hành chính
2. Tính chất cơ bản của quyết định hành chính
3. Sự khác nhau giữa quyết định hành chính và các quyết định của cơ quan
nhà nước khác
4. Nguyên tắc phân loại quyết định hành chính.
5. Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính.

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm chung về quyết định hành chính
Quyết định hành chính là mệnh lệnh điều hành của các chủ thể quản lý hành
chính Nhà nước, được thông qua theo một thể thức nhất định nhằm thực hiện một


mục đích hay một công việc cụ thể nhất định bởi quyết định hành chính chứa đựng
quyền lực Nhà nước, dưới góc độ nhất định là hành vi của các cơ quan hành chính
Nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền nhằm đưa ra các quy định chung
hoặc giải quyết vấn đề pháp lý hành chính cụ thể đối với tập thể hay cá nhân có ý
nghĩa bắt buộc tuân thủ.
Quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý
hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý
hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà
nước theo thẩm quyền do luật định.
Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc b•i bỏ các quy phạm
pháp luật hành chính. Bởi Quyết định hành chính có khả năng làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt hoặc phục hồi các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Khi ban
hành Quyết định hành chính các cơ quan Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ,
chức năng, quyền hạn mà pháp luật quy định cho mình.
Như vậy: từ phân tích trên, có thể kết luận rằng quyết định là kết quả của
hoạt động mang tính quyền lực – pháp lý (sự thể hiện ý chí quyền lực Nhà nước) vì
vậy, thực chất của Quyết định hành chính là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực
Nhà nước. Do đó, ở dạng chung nhất có thể định nghĩa Quyết định hành chính là
kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực Nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà
nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính
nhất định.
2


2. Tính chất cơ bản của quyết định hành chính.
Các quyết định hành chính được hiểu như là một loại hình của Nhà nước, có
những tính chất chủ yếu sau đây:
- Có tính ý chí quyền lực Nhà nước, là kết quả của sự thể hiện ý chí của các
cơ quan hành chính Nhà nước, có thẩm quyền thực hiện nhân danh quyền lực Nhà

nước.
- Có tính pháp lý, thể hiện ở hậu quả pháp lý do chúng tạo ra. Quyết định
hành chính tác động vào đời sống xã hội bằng việc định ra chính sách, sửa đổi bãi
bỏ các quy phạm pháp luật hành chính, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc
phục hồi quan hệ pháp luật hành chính.
- Có tính dưới luật, chấp hành luật, nghĩa là nội dung của Quyết định hành
chính phải phù hợp với Hiến pháp, Luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp
trên, được ban hành theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định.
- Quyết định hành chính được ban hành để thực hiện quyền hành pháp tức là
hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính Nhà nước và người có
quyền hành pháp.
Như vậy: Quyết định hành chính Nhà nước chính là tín hiệu điều khiển, là
thông tin của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước tác động vào khách thể của
quan hệ pháp luật hành chính để thực hiện mục đích của mình theo quỹ đạo và ý
chí của mình.
3. Sự khác nhau giữa Quyết định hành chính và các loại quyết định của
cơ quan Nhà nước khác.
Để làm rõ Quyết định hành chính bài viết phân tích sự khác nhau giữa Quyết
định hành chính và các loại quyết định của các cơ quan Nhà nước khác.
Quyết định hành chính khác với các luật (đạo luật, bộ luật) ở chỗ có thuộc
quyền hành pháp và có tính dưới luật. Mọi Quyết định hành chính không phù hợp
với Hiến pháp, Luật đều bị đình chỉ và bãi bỏ. Mặt khác, quan hệ xã hội mà quyết
3


định hành chính điều chỉnh nhìn chung có phạm vi hẹp hơn luật. Trình tự ban hành
nó cũng khác với ban hành luật.
Quyết định hành chính cũng khác với quyết định của Tòa án và Viện kiểm
sát. Quyết định của toà án thường chỉ mang tính cá biệt do toà án ban hành dưới
hình thức bản án, và là kết quả của hoạt động xét xử hình sự, dân sự, kinh tế, hành

chính. Các quyết định này thuộc quyền tư pháp.
Quyết định hành chính cũng khác với các văn bản hành chính thông thường và các
giấy tờ có tính pháp lý khác. Công văn hành chính dùng để chứng nhận một loại
quyền, một sự kiện hoặc tình trạng pháp lý trên cơ sở Quyết định hành chính hoặc
làm căn cứ để ra các Quyết định hành chính. Hoạt động có giá trị pháp lý được
thực hiện trên cơ sở Quyết định hành chính hoặc nhằm tạo điều kiện để ra Quyết
định hành chính Nhà nước. Văn bản hành chính thông thường có giá trị pháp lý
nhưng không làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
mà nhằm thực hiện các quan hệ pháp luật cụ thể do các Quyết định hành chính cá
biệt đưa ra.
4. Nguyên tắc phân loại Quyết định hành chính Nhà nước
Để phân loại Quyết định hành chính ta phải căn cứ vào tính chất của Quyết
định hành chính, ta có thể phân chia chúng theo nhiều tiêu chí khác nhau. Bởi vì
các Quyết định hành chính có khi liên quan đến quá trình hoạch định chủ trương,
chính sách hoặc đưa ra các quy phạm pháp luật hành chính, cũng có khi chỉ hạn
chế vào một công việc cụ thể nên khi phân loại cần căn cứ vào các tiêu thức.
4.1.Dựa theo tính chất pháp lý và nội dung của quyết định
Dựa vào tiêu chí này thì chia Quyết định hành chính thành các loại sau:
4.1.1. Quyết định hành chính quy phạm .
Quyết định hành chính quy phạm trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm
pháp luật hành chính. Đó là những quyết định chung nhằm mục đích

4


đặt ra các quy phạm pháp luật hành chính mới nhằm điều chỉnh đồng bộ, đầy đủ,
hơn các quan hệ xã hội xuất hiện trong quản lý hành chính Nhà nước.
Ví dụ: Nghị định số: 142- CP ngày 28/9/1963 của Hội đồng Chính phủ về việc ban
hành điều lệ về công tác, công văn, giấy tờ và công tác lưu trữ
Cụ thể hoá các quy phạm pháp luật do Quốc hội hoặc các cơ quan Nhà nước cấp

trên ban hành.
Quyết định hành chính quy phạm do các cơ quan hành chính Nhà nước ban
hành có vị trí quan trọng, chúng là nền tảng của sự hoạt động quản lý hành chính
Nhà nước làm cơ sở cho việc ban hành các quyết định cá biệt hành chính.
4.1.2. Quyết định hành chính cá biệt
Quyết định hành chính cá biệt do cơ quan hành chính Nhà nước ban hành
hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền quản lý hành chính ban hành, nhằm giải
quyết các công việc cụ thể. Đây là loại quyết định rất cần thiết được các chủ thể
quản lý hành chính ban hành nhiều. Quyết định hành chính cá biệt chính là quyết
định áp dụng Quy phạm pháp luật trên cơ sở quyết định chung và quyết định quy
phạm của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành quyết định cá biệt
đó .Trong một số trường hợp nó cũng được ban hành trên cơ sở văn bản cá biệt của
cấp trên.
Ví dụ : Quyết định bổ nhiệm, tăng lương ;Quyết định điều động các bộ, quyết định
bãi miễn.
Quyết định cá biệt có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Hai
tính chất này là những đặc tính cơ bản của quyết định hành chính cá biệt. Nhờ đó
mà các quyết định hành chính được ban hành và có hiệu lực khác với các bản án
của toà án, kháng cáo của Viện kiểm sát.
Đối với công dân khi nhận được Quyết định hành chính, người có liên quan
phải thi hành ngay nghĩa vụ mà Quyết định đó đòi hỏi dẫu rằng đương sự cho rằng
Quyết định hành chính là bất hợp pháp thì vẫn phải thi hành sau đó thực hiện khiếu
5


nại theo luật định.Tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay đảm bảo hữu
hiệu của kỹ thuật lập quy hành chính giúp nền hành chính thực hiện quyền và
nghĩa vụ trước xã hội, nếu không thì khó có thể duy trì được trật tự Nhà nước .
Như vậy: Quyết định hành chính dù thuộc loại nào cũng là công cụ chủ yếu
của hệ thống quản lý nhà nước. Trên phương diện pháp lý, Quyết định cá biệt là

quyết định áp dụng pháp luật .
4.2. Dựa theo tính chất của mệnh lệnh trong quyết định : theo tiêu chí
này thì các Quyết định hành chính phân chia thành các loại như: Quyết định cấm
đoán; quyết định cho phép; quyết định điều chỉnh sửa đổi .
4.3. Dựa theo thẩm quyền ban hành : theo tiêu chí này thì các quyết định
hành chính phân chia thành các loại như :
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ .
Ví dụ: Quyết định số 138/ 2001/ QĐ- TTg ngày 19/9/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước.
- Quyết định của Bộ trưởng .
Ví dụ: Quyết định số 885/ 1998/ QĐ- BTC ngày 16/7/1998 của Bộ tài chính
về việc ban hành chế độ phát hành, quản lý hoá đơn bán hàng.
- Quyết định của UBND các cấp
Ví dụ: Quyết định số 46/ 2002/ QĐ- UB ngày 01/4/2002 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch khu nhà ở tại x• Mễ Trì-huyện Từ Liêm –
Hà Nội.
4.4. Dựa theo thời hạn có hiệu lực của Quyết định :
Quyết định có hiệu lực lâu dài, có hiệu lực một thời gian nhất định và quyết
định có hiệu lực một lần .
Quyết định có hiệu lực lâu dài được áp dụng cho đến khi có quyết định thay
thế. Đó là những quyết định hành chính quy phạm.

6


Quyết định có hiệu lực trong thời gian nhất định là những quyết định có ghi
thời hạn có hiệu lực tuỳ thuộc vào các sự kiện xảy ra trong thời hạn đó.
Quyết định có hiệu lực một lần chỉ giải quyết một trường hợp cụ thể.
Ví dụ : Quyết định trợ cấp đột xuất cho cán bộ
Quyết định trả một khoản khi nghỉ hưu

5. Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính:
Về mặt nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước trong đó có hoạt động ra Quyết định hành chính
phải phù hợp với pháp luật hiện hành và trình tự ban hành nghĩa là mọi Quyết định
hành chính được ban hành trên cơ sở Hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà
nước cấp trên và phải nhằm thực hiện Hiến pháp , pháp luật đồng thời Quyết định
hành chính phải đảm bảo tính hợp lý nghĩa là phải phù hợp với chủ trương, đường
lối chính trị của nhu cầu nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn khả năng quản lý
nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Tính hợp pháp và tính hợp lý của chính là
có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Khi ban hành Quyết định hành chính, các
cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý nhờ đó văn
bản đưa ra mới có khả năng thực thi cao, được xã hội chấp nhận. Nhưng cũng có
những trường hợp tính hợp pháp và tính hợp lý không đồng nhất với nhau là do cơ
quan hành chính chưa kịp sửa chữa những Quyết định không phù hợp hoặc do cơ
quan ban hành không tính toán hết được những đặc điểm của từng nội dung , từng
vấn đề nảy sinh trong quản lý hành chính ở từng cơ quan, từng địa phương .
5.1. Các yêu cầu của tính hợp pháp : Tính hợp pháp của Quyết định hành
chính được thể hiện qua yêu cầu sau:
- Các quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của
luật.
- Các quyết định hành chính phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền
của chủ thể ra quyết định . Yêu cầu này đòi hỏi mỗi chủ hành chính chỉ có quyền
7


ban hành quyết định giải quyết các vấn đề nhất định do pháp luật quy định , giao
cho không được lạm quyền và lẩn tránh trách nhiệm .
- Quyết định hành chính phải được xuất phát từ những lý do xác thực .Yêu
cầu này có nghĩa là chỉ khi nào trong đời sống quản ly nhà nước và đời sống dân
cư xuất hiện các nhu cầu các sự kiện được pháp luật quy định cần phải ban hành

quyết định thì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền mới ban hành quyết
định hành chính nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật cho các trường hợp
cụ thể.
- Quyết định hành chính phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do
pháp luật quy định .
Về hình thức các quyết định hành chính phải đúng tên gọi, thể thức :tiêu đề,
số, ký hiệu văn bản, ngày tháng ban hành văn bản, chữ ký, con dấu … Những sai
sót hình thức cũng có thể là cho quyết định hành chính trở thành bất hợp pháp.
Về mặt thủ tục ban hành các quyết định hành chính phải bảo đảm tuân thủ
các yêu cầu bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học.Nếu
vi phạm các yêu cầu bắt buộc phảI tuân theo sẽ làm cho quyết định hành chính trở
thành bất hợp pháp.
5.2. Các yêu cầu của tính hợp lý:
Một quyết định hành chính được coi là hợp lý khi nó đảm bảo các yêu cầu :
- Quyết định hành chính phải đảm bảo lợi ích của nhà nước, tập thể và cá
nhân .Trong đa số các truờng hợp không nên đưa ra các quyết định hành chính
mang lại lợi ích công cộng nhỏ hơn sự thiệt hại chung cho công dân, tránh vì vụ
lợi cho một tập thể mà gây tổn hại chung cho xã hội .Với yêu này đòi hỏi sự cân
đối hợp lý giữa lợi ích của nhà nước và của xã hội coi lợi ích của nhà nước và lợi
ích của chung công dân là tiêu chí để đánh giá tính hợp lý của quyết định hành
chính.

8


- Quyết định hành chính phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề với
các đối tượng thực hiện. Quyết định cần xác định các nhiệm vụ thể các nhiệm vụ
thời gian cụ thể phương tiện quyết định. Nhưng một quyết định quá chi tiết của cấp
trên có thể không thể phù hợp với cấp dưới, với các địa phương.Vì vậy mà phải
phân biệt rõ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng quản lý mà ra quyết định phù hợp.

- Quyết định hành chính phải đảm bảo tính toàn diện. Nội dung của quyết
định hành chính phải tính hết các yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội;
phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài; phải kết hợp giữa tác dụng trực tiếp
và gián tiếp đến kết quả, mục tiêu,nhiệm vụ cần đạt được với điều kiện, phương
tiện thực hiện.
- Về ngôn ngữ văn phong, cách trình bày một quyết định phải rõ ràng, dễ
hiểu, ngắn gọn chính xác, không đa nghĩa, nghĩa là phải đảm bảo kỹ thuật lập quy .

9


KẾT LUẬN
Như vậy qua bài viết này , cá nhân đã trình bày và phân tích Quyết định
hành chính và tầm quan trọng của Quyết định hành chính trong quản lý Hành
chính nhà nước . Quyết định hành chính luôn luôn gắn liền với việc xử lý các tình
huống mà tình huống thì biến động, chuyển biến theo thực tế của tình hình cho nên
Luật hành chính không thể đóng khung trong một văn bản nhất định. Qua đó ta
thấy Quyết định hành chính là một Quyết định pháp luật, do đó nó mang đầy đủ
tính chất của một Quyết định pháp luật mà đặc điểm quan trọng nhất là thể hiện
tính ý chí, tính quyền lực của Nhà nước. Mặc dù đã rất cố gắng như chắc chắn bài
viết còn để lại nhiều thiếu sót nên em hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.

10



×