Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bình luận các quy định về thu ngân sách từ phí, lệ phí và bước đầu đề xuất các giải pháp hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn áp dụng 6 tháng đầu năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.62 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước là văn kiện pháp lý của nhà nước dự tính và cho
phép thực hiện các khoản thu, các khoản chi của quốc gia trọng một năm. Các
khoản thu, chi của ngân sách nhà nước được xác định bằng số tiền cụ thể
trong dự toán ngân sách nhà nước. Phí và lệ phí là một trong các khoản thu
của ngân sách nhà nước, góp phần giảm nhẹ gánh nặng chi ngân sách nhà
nước, nâng cao hiệu quả phục vụ của nhà nước đối với người dân, hạn chế
việc sử dụng lãng phí các lợi ích, các dịch vụ mà nhà nước cung cấp, bảo đảm
tính công bằng xã hội.
Để góp phần hiểu rõ hơn về phí và lệ phí, trong bài viết dưới đây, em
xin chọn đề tài “Bình luận các quy định về thu ngân sách từ phí, lệ phí và
bước đầu đề xuất các giải pháp hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn áp dụng 6
tháng đầu năm 2013”.

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ
1. Khái quát chung về phí
Điều 2 Pháp lệnh về phí, lệ phí năm 2001 quy định:
“Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức,
cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành
kèm theo Pháp lệnh này”.
Như vậy, Phí thuộc ngân sách nhà nước là khoản thu của ngân sách nhà
nước do cá nhân, tổ chức nộp vào quỹ ngân sách nhà nước khi thụ hưởng lợi
ích từ hàng hoá, dịch vụ công cộng được cung cấp bởi nhà nước.
Phí khác với thuế ở chỗ, phí có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, trong
khi đó, thuế không có các đặc điểm này.
Trong hoạt động xã hội, nhiều tổ chức kinh doanh lẫn tổ chức thuộc bộ
máy công quyền cung cấp ra bên ngoài những dịch vụ công. Phí của những
dịch vụ này chính là số tiền cần thiết phải thu của đối tượng thụ hưởng để bù
1



đắp chi phí hoạt động và có lợi nhuận (đối với tổ chức kinh doanh) - phí này
cũng thuộc ngân sách nhà nước. Phí nhà nước chỉ có mục đích nhằm bù đắp
những khoản đầu tư, bảo dưỡng các công trình công cộng và duy trì hoạt động
dịch vụ công (y tế, giáo dục, v.v.) của nhà nước. Chỉ có các cơ quan nhà nước
do pháp luật quy định mới được quyền ban hành phí.
Phí góp phần làm tăng thu ngân sách, từ đó làm tăng khả năng đầu tư
vào sản xuất, góp phần thực hiện công bằng xã hội, nâng cao ý thức sử dụng
tài sản chung của người dân.
Chủ thể được phép thu phí có thể là Nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức nên
khoản thu từ phí có thể là khoản thu của nhà nước hoặc khoản thu của cá
nhân, tổ chức. Khoản thu phí vào ngân sách nhà nước chỉ bao gồm những
khoản thu từ những đối tượng thụ hưởng các dịch vụ do nhà nước cung cấp.
Có rất nhiều loại phí nhưng không phải loại phí nào cũng đều là khoản
thu vào ngân sách nhà nước; phí thu về không bù đắp tất cả các chi phí bỏ ra
và phí do cơ quan nhà nước sự nghiệp thu. Có loại phí tập trung toàn bộ vào
ngân sách nhà nước (các loại phí này thường do Chính phủ tực tiếp ban hành
và quản lí), có loại phí chỉ nộp một phần vào ngân sách nhà nước (đối với các
loại phí này đơn vị trực tiếp cung cấp được giữ lại một phần), các loại phí để
lại toàn bộ cho đơn vị cung cấp sử dụng (như học phí, viện phí…).
2. Khái quát chung về lệ phí
Điều 3 Pháp lệnh về phí, lệ phí năm 2001 quy định: “Lệ phí là khoản
tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức
được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong
Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này”.
Như vây, Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ
quan nhà nước (hoặc tổ chức được uỷ quyền) thực hiện công việc quản lý nhà
nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ thể nộp lệ phí.

2



Lệ phí là khoản thu gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước nên có đặc
điểm là không đối giá. Tuy nhiên, khác với thuế, chủ thể nộp lệ phí được thụ
hưởng lợi ích từ hoạt động quản lý nhà nước nên lệ phí có tính hoàn trả.
Đây là khoản thu do những cơ quan hành chính thực hiện. Đó là những
đơn vị dự toán ngân sách, tức là toàn bộ thu chi của nó đều gắn với thu chi
ngân sách hay thu chi của nó là một bộ phận của thu chi ngân sách.
Chỉ có những chủ thể cũng cấp các dịch vụ gắn dịch vụ gắn với chức
năng quản lí Nhà nước mới được phép thu lệ phí. Khoản thu từ lệ phí, chính
vì vậy, tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Chỉ những chủ thể có sử dụng
một dịch vụ nào đó do tổ chức hay cơ quan nhà nước cung ứng mới phải nộp
lệ phí.
Lệ phí được quy định trong danh mục lệ phí do Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội ban hành bao gồm 42 loại lệ phí khác nhau. Ví dụ: lệ phí hộ tịch, lệ
phí đăng ký kết hôn, lệ phí địa chính, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, v.v..
II. BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THU NGÂN SÁCH TỪ PHÍ,
LỆ PHÍ
1. Các quy định hiện hành về thu ngân sách từ phí, lệ phí
Hiện nay, ở nước ta, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thu nộp
phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước có ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật,
do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành theo sự phân cấp thẩm quyền quy
định về phí và lệ phí, cụ thể:
- Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành Danh mục phí và lệ phí;
- Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối
với một số phí, lệ phí quan trọng có số thu lớn liên quan đến nhiều chính sách
kinh tế - xã hội của nhà nước hoặc có ý nghĩa pháp lý quốc tế;
- Bộ tài chính có quyền quy định các loại phí, lệ phí áp dụng thống nhất
trọng phạm vi cả nước;


3


- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định một
số loại phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên thuộc chức năng
quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các khoản thu phí, lệ phí thuộc
phạm vi điều chỉnh pháp luật thu ngân sách nhà nước từ phí và lệ phí bao
gồm:
- Các khoản thu phí phục vụ hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng
hoặc lợi ích công cộng không mang tính kinh doanh theo yêu cầu của tổ chức,
cá nhân;
- Các khoản thu lệ phí phục vụ công việc quản lý hành chính nhà nước
theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Đối tượng nộp phí, lệ phí là các tổ chức, cá nhân được Nhà nước phục
vụ hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng, lợi ích công cộng hoặc công
việc quản lý hành chính nhà nước mà pháp luật quy đinh là đối tượng thu phí,
lệ phí thì phải nộp phí, lệ phí theo quy định. Trường hợp điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về phí, lệ phí khác thì áp dụng
theo quy định của điều ước quốc tế đó (Điều 5 Pháp lệnh phí, lệ phí).
Cơ quan có thẩm quyền ban hành chế độ thu, nộp phí, lệ phí sẽ quy
định cụ thể đối tượng nộp, đối tượng không phải nộp phí, lệ phí.
Chủ thể thu phí, lệ phí là những cơ quan, tổ chức được pháp luật quy
định có nhiệm vụ thu phí, lệ phí mới được thu phí, lệ phí, bao gồm: Cơ quan
thuế nhà nước, cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vật tư, tài sản, tài nguyên
hoặc chủ quyền quốc gia để phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động công
công hoặc phục vụ công việc quản lý hành chính nhà nước được pháp luật
quy định thu phí, lệ phí.
Mức thu phí, lệ phí quy định được bằng số tiền nhất định hoặc tỷ lệ

phần trăm (%) trên trị giá vốn, trị giá tài sản, hàng hóa và căn cứ vào chi phí
cần thiết, tính chất, đặc điểm của từng loại hoạt động sự nghiệp, hoạt động

4


công cộng, từng công việc hành chính nhà nước và tình hình kinh tế xã hội
trong từng thời kì có tính đến đặc điểm các vùng và thông lệ quốc tế, cụ thể:
- Mức thu phí đối với các dịch vụ do nhà nước đầu tư phải trên cơ sở
đảm bảo thu hồi vốn trong thời gian hợp lý; phù hợp khả năng đóng góp của
người nộp thuận tiện cho cả người thu, nộp phí và phải bảo đảm thi hành các
chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời
kỳ phù hợp với tình hình thực tế;
- Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với
từng công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí không nhằm mục đich bù
đắp chi phí để thục hiện công việc thu lệ phí phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về quản lý, sử dụng tiền thu phí, lệ phí, Điều 17 Pháp lệnh phí, lệ phí
quy định tiền thu phí, lệ phí do cơ quan thuế trực tiếp thu và trường hợp các tổ
chức khác thu đã được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động
thu phí, lệ phí theo dự toán hàng năm thì cơ quan thu phải nộp hết số tiền phí,
lệ phí dã thu được vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp, các cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí chưa được ngân sách
nhàn ước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu hoặc tổ chức thu được ủy
nhiệm việc thu phí, lệ phí ngoài chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của mình
thì cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí được để lại một phần trong số tiền thu phí,
lệ phí thu được để trang trải cho việc tổ chức thu phí, lệ phí đó, phần còn lại
phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách
nhà nước này không phải chịu thuế.
2. Ưu điểm về các quy định thu ngân sách từ phí, lệ phí
Các quy định về thu ngân sách từ phí, lệ phí đã khá đầy đủ và chi tiết.

Ngoài Pháp lệnh phí, lệ phí năm 2001 thì vấn đề thu ngân sách từ phí, lệ phí
còn được quy định tại các Nghị định và các văn bản hướng dẫn khác như:
Nghị định của Chính Phủ số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh 38/2001/PL-UBTVQH, Nghị định
24/2006/NĐ-CP sửa đổi NĐ 57/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh phí, lệ
5


phí, Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn quy định pháp luật về phí và lệ
phí, Thông tư 45/1006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng
dẫn quy định pháp luật về phí và lệ phí, Thông tư 97/2006/TT-BTC về phí và
lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…
Điều này đã khắc phục được những hạn chế trước kia khi chưa quy
định thống nhất được Danh mục các loại phí, lệ phí dẫn đến tuỳ theo điều
kiện thực tế của từng địa phương mà quy định khoản thu phí, lệ phí mới .
Danh mục tên các loại phí, lệ phí được thống nhất; quy định cụ thể về thảm
quyền của các cơ quan trong việc ban hành về thu phí, lệ phí đã góp phần lập
lại trật tự, kỷ cương trong việc ban hành, tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí, lệ phí.
Với các quy định cụ thể như trên, ý thức chấp hành của người dân ngày
càng được nâng cao, góp phần bù đắp một phần chi phí của ngân sách nhà
nước trong việc đầu tư, xây dựng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên,
phục vụ tốt các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sự nghiệp, hoạt động lợi ích
công cộng và phục vụ công việc quản lý hành chính Nhà nước.
Với thẩm quyền và nhiệm vụ của các cơ quan có trách nhiệm trọng
việc thu phí được quy định rõ đã góp phần làm cho các cơ quan, đơn vị thu
phí, lệ phí nghiêm túc triển khai thực hiện, tổ chức thu, nộp các loại phí, lệ
phí đều theo đúng quy định.
3. Những hạn chế về các quy định thu ngân sách từ phí, lệ phí
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì quy định về thu ngân sách từ

phí, lệ phí vẫn còn một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, chưa quy định thống nhất về thẩm quyền ban hành các loại
phí, lệ phí quy định, dẫn đến các địa phương không chủ động được trong việc
lập kế hoạch xây dựng các loại phí, lệ phí; đồng thời khó khăn trong quá trình
thực thi các văn bản pháp luật.
Thứ hai, Pháp lệnh phí và lệ phí có quy định: hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu phí, lệ phí, được phân cấp do
6


ủy ban nhân dân cùng cấp trình lên. Như vậy, tùy theo nhận định của từng cấp
đơn vị hành chính mà mỗi nơi sẽ quy định các loại phí theo các cách khác
nhau làm việc quyết định loại phí, mức phí, cách thức tổ chức thu, nộp, quản
lý, sử dụng không đồng bộ, chồng chéo lên nhau. Hoặc các văn bản quy định
một đường nhưng thực tế lại làm một nẻo nhưng không thấy các cơ quan ban
ngành đưa ra giải pháp để xử lý. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát đối với việc tổ
chức thu phí, quản lý sử dụng các loại phí này của các tổ chức, cá nhân được
quyền thu phí còn lỏng lẻo.
Nhiều địa phương đã hành chính hóa các khoản đóng góp có tính chất tự
nguyện thông qua việc giao chỉ tiêu huy động, không phân biệt hoặc không
giải thích cụ thể những khoản đóng góp nào có tính chất tự nguyện. Thậm chí
có địa phương, việc xác nhận những thủ tục hành chính liên quan đến lợi ích
của người dân cũng phải đóng lệ phí.
Thứ ba, tình trang lạm thu phí, lệ phí đang diễn ra thường xuyên và
đáng lo ngại. Theo quy định của Luật Giáo dục ban hành năm 2005 thì ngoài
học phí và lệ phí tuyển sinh người đi học không phải đóng góp một khoản phí
nào khác. Nhưng thực tế, người học sinh phải đóng góp vô số các khoản chi
phí khác từ xây dựng cơ sở hạ tầng, quỹ phát triển giáo dục, tiền điện, tiền
nước, tiền vệ sinh…
Thứ tư, Hiện nay, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành rất nhiều loại

phí, lệ phí dẫn đến các địa phương khó theo dõi, quản lý, kiểm tra, cũng như
việc ban hành các văn bản thực thi.
III. THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH TỪ PHÍ VÀ LỆ PHÍ 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/6/2013 ước tính đạt
324,4 nghìn tỷ đồng, thu phí, lệ phí 4,4 nghìn tỷ đồng, bằng 42,5% dự toán 1.
Có thể nói, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn thì kết quả đạt trọng
trong việc thu ngân sách nhà nước nói chung, và thu ngân sách từ phí, lệ phí
1

/>
7


là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những bất cập
nhất định.
Theo số liệu thống kê2, đến tháng 10 năm 2013 có đến 432 khoản phí và
lệ phí đang được triển khai thu trên cả nước. Cụ thể, có 357 khoản phí và 75
khoản lệ phí; trong số này có 393 khoản thuộc thẩm quyền quyết định của
trung ương, còn lại phân cấp cho địa phương. Với 432 khoản phí và lệ
phí hiện hành, gánh nặng phí đang đè nặng lên người dân, doanh nghiệp và cả
môi trường đầu tư.
Việc thu phí và lệ phí đang bị lạm dụng, diễn ra ở mọi lĩnh vực trong đời
sống của người dân, từ các loại phí dịch vụ chung cư cho tới phí chồng phí
trong giao thông, y tế, giáo dục.
Chẳng hạn, ngày 30.8.2013, UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định điều
chỉnh tăng mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long và vịnh
Bái Tử Long. Đặc biệt, mức phí lần này (được áp dụng từ 1.1.2014) chia
thành hai phần riêng biệt, bao gồm phí tham quan và phí ngủ đêm trên vịnh.
Cụ thể, phí ngủ đêm trên vịnh Hạ Long là 200.000 đồng/khách/đêm; ngủ 2

đêm sẽ có phí 350.000 đồng/khách; 3 đêm là 400.000 đồng/khách. Phí ngủ
đêm trên vịnh Bái Tử Long là 150.000 đồng/khách/đêm, 2 đêm 300.000
đồng/khách và 3 đêm giá 350.000 đồng/khách. Điều này đồng nghĩa với việc
du khách tham quan kết hợp ngủ đêm trên tàu, ngoài chi phí thuê phòng còn
phải trả thêm phí ngủ đêm trên vịnh.
VN nằm trong số những nước có mức thu thuế và phí rất cao so với khu
vực. Trung bình trong 5 năm qua, tỷ lệ thu thuế, phí tính trên GDP (không kể
dầu thô) của VN là hơn 20%, trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan chừng
15,5%, Philippines 13%, Indonesia 12,1%... Việc thu phí và lệ phí đang bị
lạm dụng, diễn ra ở mọi lĩnh vực trong đời sống của người dân, từ các loại phí
dịch vụ chung cư cho tới phí chồng phí trong giao thông, y tế, giáo dục. Đáng
nói là tình trạng “phép vua thua lệ làng” rất phổ biến trong thu phí. Như ở khu
2

/>
8


công nghiệp Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An (Tiền Giang), công ty
quản lý tự quy định mức phí bến bãi để thu tiền các phương tiện vận tải trung
chuyển hàng hóa hoặc đậu lại qua đêm ở khu vực này. Người nông dân phải
gánh đến 131 khoản đóng góp, trong đó có 93 loại phí, lệ phí theo quy định
của nhà nước và 38 khoản đóng góp xã hội khác. Ngoài các khoản phí, lệ phí
theo quy định, một hộ nông dân bình quân mỗi năm phải đóng từ 250.000 800.000 đồng cho các khoản. Nhiều khoản chính quyền địa phương kêu gọi
đóng góp tự nguyện nhưng thật ra là không đóng không được.
Không chỉ phải nộp quá nhiều loại phí, lệ phí, DN và người dân còn
phải chịu tình cảnh "phí chồng phí" và các chiêu giả danh, biến tướng của phí,
lệ phí. Tại nhiều địa phương, ngoài các loại phí và lệ phí theo quy định, vẫn
còn tình trạng nhiều loại phí, lệ phí thu tiền, “nấp” dưới danh nghĩa quy định
của Nhà nước hoặc “lập lờ”, “đánh đố”3.

Không chỉ vậy, có những loại phí "trái tai" như phí chống tắc nghẽn
cảng với mức thu từ 50 đến 100 USD/công-ten-nơ, gây nên sự phản ứng từ
các DN xuất, nhập khẩu. Đang điêu đứng và khó hiểu vì loại phí này thì nhiều
DN vận tải lại "choáng" với "phụ phí mất cân đối vỏ công-ten-nơ với giá 30
USD/vỏ... Đây chính là các quy định của các hãng tàu, ban quản lý vận tải,
cảng... nhưng cứ gọi tất cả là phí, thành ra người nộp cứ hiểu đây là quy định
của Nhà nước nhưng thực chất là chiêu phụ thu của họ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, đầu tiên phải kể đến do
buông lỏng kiểm tra, giám sát việc ban hành và thực hiện các quy định về phí,
lệ phí dẫn đến nhiều khoản phí, lệ phí không còn phù hợp, chồng chéo; nhiều
loại phí, lệ phí "giả danh, núp bóng". Tiếp đó, cần phải kế đến các quy định
của pháp luật còn chưa chặt chẽ, dẫn đến nhiều địa phương, đơn vị đặt ra
hoàng loạt các loại phí, lệ phí để thu.
IV. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3

/>
9


Để khắc phục những mặt hạn chế của các quy định thu ngân sách từ
phí, lệ phí, cần tiến hành một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần ban hành Luật về phí, lệ phí để tập trung các quy phạm về
phí, lệ phí nằm giải giác trong các văn bản dưới luật, tạo ra khung pháp lý cơ
sở chung nhất, cao nhất áp dụng đối với mọi loại phí, lệ phí.
Thứ hai, Chính phủ, Bộ Tài chính phân cấp ổn định việc ban hành các
loại phí, lệ phí cho địa phương, để địa phương chủ động trong việc xây dựng
các loại phí, lệ phí. Đối với những loại phí, lệ phí mà Chính phủ, Bộ Tài chính
thấy cần thiết phải ban hành khung mức thu, sau đó giao lại cho địa phương

quy định mức thu cụ thể thì phải có Danh mục chi tiết từng loại phí, lệ phí để
các địa phương chủ động xây dựng và có văn bản hướng dẫn khung mức thu.
Thứ ba, Cần xem xét bãi bỏ một số loại phí, lệ phí liên quan đến mọi
công dân thuộc các lĩnh vực dịch vụ công mà các cơ quan hành chính có trách
nhiệm cung cấp.
Thứ tư, Cần minh bạch các khoản thu phí, lệ phí, hạn chế việc thu phí, lệ
phí tùy tiện các địa phương, khuyến khích người dân phát huy tinh thân dân
chủ. Khi chuẩn bị ban hành một loại phí, lệ phí với cần thông báo, lấy ý kiến
của người dân để quyết định. Người dân chắc chắn sẽ “vui lòng” thực hiện
khi biết chắc đó là vì lợi ích của họ.

KẾT LUẬN
Tóm lại, các khoản thu từ phí, lệ phí có một vai trò nhất định trong ngân
sách nhà nước. Pháp lệnh phí, lệ phí được ban hành đã góp phần giúp cho
hoạt động thu ngân sách từ phí và lệ phí đạt hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn đó
những hạn chế còn tồn tại, điều này đòi hỏi nhà nước cần nhanh chóng thi
hành các giải pháp để khắc phục tình trạng lạm thu phí, lệ phí như hiện nay.

10



×