Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ngày 10082012, trong khi thi hành nhiệm vụ, chiến sĩ cảnh sát giao thông đã phát hiện nguyễn văn h, 17 tuổi điều khiển xe dream vô ý đi vào đường cấ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.49 KB, 8 trang )

ĐỀ BÀI
Ngày 10/08/2012, trong khi thi hành nhiệm vụ, chiến sĩ cảnh sát giao thông đã
phát hiện Nguyễn Văn H, 17 tuổi điều khiển xe Dream vô ý đi vào đường cấm.
Hỏi
Câu 1: Hãy xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành
chính, nêu căn cứ pháp lý.
Câu 2: Trong trường hợp hành vi của H cấu thành vi phạm hành chính, phân
tích các dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính của H và nêu căn cứ pháp lý
để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với H.
Câu 3. Chiến sỹ cảnh sát đã phát hiện vi phạm hành chính của H phải thực
hiện những công việc gì để xử lý vi phạm hành chính đó, nêu căn cứ pháp lí.
Câu 4: Xác định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với H, nêu căn cứ pháp lí.
Câu 5: Trong trường hợp vi phạm của H không có tình tiết tăng nặng và tình
tiết giảm nhẹ TNHC, thì người có thẩm quyền cần xử lý VPHC đối với H như thế
nào, phải áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nào đối với H, nêu căn cứ
pháp luật.

1


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trật tự quản lý hành chính Nhà nước đang bị xâm phạm rất nhiều bởi
những hành vi vi phạm hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn giao thông
đường bộ. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhóm đã chọn đề tài về một tình
huống vi phạm hành chính cụ thể về an toàn giao thông đường bộ để phân tích, làm
rõ. Theo đề bài, sự việc xảy ra vào ngày 10/08/2012, vì vậy, nhóm đã sử dụng
những văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó như:
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung 2008
Nghị định 128/2008/NĐ-CP
Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ


quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993
Luật an toàn giao thông (ATGT) đường bộ năm 2008
Nghị định số 34/2010/NĐ-CP…

2


Câu 1: Hãy xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành
chính, nêu căn cứ pháp lý
Trách nhiệm hành chính (TNHC) hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước bắt
buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính (VPHC) phải gánh chịu.
Khoản 6 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ
sung 2008 như sau: “Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc
tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính
trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.
Tại Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Nghị định 128/2008/NĐ-CP đã ghi rõ: “Tình thế cấp
thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích
của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của
người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại
cần ngăn ngừa. Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình
hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi
xâm phạm các lợi ích nói trên. Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là
trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả
của hành vi đó”.
Như vậy, H sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính, tức là không phải chịu trách
nhiệm hành chính trong các trường hợp:
 Trường hợp thứ nhất, H lái xe vào đường cấm nhưng trong tình thế cấp thiết,
sự kiện bất ngờ hoặc sự kiện bất khả kháng.

Ví dụ: mẹ H bị bệnh nặng. Đột nhiên bà phát bệnh và đang trong tình trạng rất
nguy hiểm đến tính mạng, H lấy xe máy chở mẹ đi viện. Gần đến bệnh viện thì xảy
ra ùn tắc giao thông, H để ý thấy có con đường tắt nhưng không biết đó là đường
cấm. Khi đi vào thì H bị chiến sỹ cảnh sát giao thông phát hiện. Trong trường hợp
này, việc H vô ý đi vào đường cấm là hành vi VPHC. Tuy nhiên, trong lúc đó sức
khỏe, tính mạng của mẹ H đang bị đe dọa nếu không cấp cứu ngay. Do đó, đây là
trường hợp thuộc vào tình thế cấp thiết.
 Trường hợp thứ hai, H là người không có năng lực trách nhiệm hành chính,
thực hiện hành vi VPHC trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (Khoản 4 Điều
4 Nghị định 128/2008/NĐ-CP). Đối với trường hợp này, vì lí do H không có năng
lực chủ thể nên vấn đề TNHC không được đặt ra.
3


 Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 1 Điều Pháp lệnh về
quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ
quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 nếu H là thành viên gia
đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam thì H sẽ được miễn
trừ xử phạt hành chính.
Câu 2: Trong trường hợp hành vi của H cấu thành vi phạm hành chính,
phân tích các dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính của H và nêu căn
cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với H
Có thể kết luận rằng, việc Nguyễn Văn H, 17 tuổi, điều khiển xe Dream vô ý đi
vào đường cấm cấu thành hai vi phạm hành chính sau:
 Thứ nhất: H có hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người lái xe tham
gia giao thông (H chưa đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật và chưa có giấy phép
lái xe khi điều khiển xe Dream khi tham gia giao thông).
- Về mặt khách quan: trên thực tế, H mới 17 tuổi điều khiển xe Dream tham
gia giao thông, là hành vi không hành động đã vi phạm Khoản 1 Điều 60 quy định

về độ tuổi của người lái xe và Điều 58 quy định về điều kiện của người lái xe tham
gia giao thông Luật an toàn giao thông (ATGT) đường bộ năm 2008.
+ Điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật ATGT đường bộ năm 2008 quy định: “Người
đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3”.
Mọi xe máy Dream đều có dung tích xilanh là 100 cm3 ( lớn hơn 50 cm3 ), tại
Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật ATGT đường bộ năm 2008 đã quy định để lái loại xe
có dung tích xi - lanh trên 50 cm 3 thì người lái xe phải đủ 18 tuổi trở lên, nhưng khi
H điều khiển loại xe này tham gia giao thông đường bộ H mới có 17 tuổi.
+ Khoản 1 Điều 58 Luật ATGT đường bộ năm 2008 quy định: “Người lái xe
tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tạo Điều 60 của Luật này
và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp”.
+ Phương tiện vi phạm: Trong trường hợp này phương tiện vi phạm hành chính
duy nhất là chiếc xe máy Dream mà H đã điều khiển khi tham gia giao thông.
- Về mặt chủ quan: H thực hiện hành vi trên với lỗi cố ý vì H biết rõ rằng mình
chưa đủ 18 tuổi và không có giấy phép lái xe thì không được điều khiển xe máy trên
50 cm3 nhưng vẫn cố ý vi phạm.
- Chủ thể: Chủ thể vi phạm ở đây chính là H, 17 tuổi. Theo Pháp lệnh xử lí vi
phạm hành chính 2002 sửa đổi, bổ sung 2008 theo Điểm a khoản 1 Điều 6 “ Người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do
4


cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên thì bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành
chính do mình gây ra”. Như vậy, H đã đủ tuổi chịu TNHC về những VPHC do
mình gây ra.
- Về khách thể, hành vi này của H đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính
nhà nước trong lĩnh vực ATGT đường bộ.
 Thứ hai, H có hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ đối với người
điều khiển xe mô tô.

- Về mặt khách quan: Hành vi vô ý đi vào đường cấm của H (hành vi hành
động) đã vi phạm vào Điểm đ Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP: “…
3.Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:...đ) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một
chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định...”.
+ Phương tiện vi phạm: Cũng giống ở trên, phương tiện vi phạm hành chính là
chiếc xe máy Dream mà H đã sử dụng khi tham gia giao thông.
- Về mặt chủ quan: Hành vi đi vào đường cấm của H có lỗi vô ý. Trong tình
huống đề ra, H có thể là vô tình hoặc thiếu thận trọng mà không nhận thức được
mình đang đi vào đường cấm khi điều khiển xe máy.
- Chủ thể: Chủ thể vi phạm ở đây là Nguyễn Văn H, 17 tuổi - đủ tuổi chịu
TNHC về những VPHC do mình gây ra.
- Khách thể: Tương tự với hành vi vi phạm hành chính thứ nhất, khách thể ở
đây là trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực ATGT đường bộ.
Câu 3. Chiến sỹ cảnh sát đã phát hiện vi phạm hành chính của H phải thực
hiện những công việc gì để xử lý vi phạm hành chính đó, nêu căn cứ pháp lý.
Trước tiên, Chiến sĩ cảnh sát giao thông phải yêu cầu H dừng xe lại ngay khi
phát hiện thấy H đi vào đường cấm theo quy định tại Điều 53 Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung 2008: “Khi phát hiện vi phạm hành
chính, người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành
chính”.
Sau khi đã đình chỉ hành vi vi phạm đó của H, chiến sĩ cảnh sát cần giải thích
cho H biết H đã đi vào đường cấm, như vậy là đã VPPL căn cứ vào Điểm đ Khoản 3
Điều 9 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP. Tiếp theo, khi H đã biết hành vi vi phạm của
mình thì chiến sĩ cảnh sát yêu cầu H xuất trình một số loại giấy tờ như Đăng ký xe,
Giấy phép lái xe…theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật ATGT đường bộ năm
2008.
5



Cần phải xác định rõ, theo phân tích ở câu 5 của bài tiểu luận này, có thể thấy,
hành vi vi phạm của H có mức phạt tối đa không quá 200.000 đồng.
Mặt khác, Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ
sung 2008 và Khoản 1 Điều 21 Nghị định 128/2008/NĐ-CP đã quy định: “Trong
trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì
người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ. Việc xử phạt tại chỗ không
phải lập biên bản, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng
phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ…”.
Hơn nữa, Điều 31 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 sửa đổi, bổ sung
2008, Điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định thẩm quyền
xử phạt của Công an nhân dân: “Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ
có quyền Phạt tiền đến 200.000 đồng”.
Như vậy, vậy căn cứ vào những điều trên thì bước tiếp theo, chiến sĩ sảnh sát
giao thông có quyền ra quyết định xử phạt ngay tại chỗ đối với hành vi vi phạm của
H.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh trên cũng chỉ rõ: chiến sĩ
cảnh sát giao thông phải giao một bản quyết định xử phạt cho H. H có thể nộp tiền
phạt tại chỗ cho chiến sĩ cảnh sát, nếu không có thì cha mẹ hay người giám hộ của
H phải nộp thay. Cuối cùng, chiến sĩ cảnh sát phải giao lại biên lai thu tiền phạt cho
Nguyễn Văn H.
Câu 4: Xác định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với H, nêu căn cứ pháp lý
 Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 47 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp, Trưởng Công an các cấp (trừ Trưởng Công an cấp xã) có thẩm quyền
xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản
lý của địa phương mình. Theo đó, đối với trường hợp của H thì Chủ tịch UBND các
cấp và trưởng công an các cấp tại địa phương (trừ cấp xã) nơi xảy ra hành vi vi
phạm của H đều có quyền ra quyết định xử phạt đối với H.
 Thứ hai, có thể thấy ngay được Nguyễn Văn H đã thực hiện hai hành vi vi

phạm hành chính đó là:
- Việc H điều khiển xe Dream tham gia giao thông khi chưa đủ độ tuổi quy
định đã vi phạm Điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị đinh 34/2010/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATGT đường bộ: Phạt tiền từ 60.000 đồng
đến 80.000 đồng.
6


- Tiếp theo đó, hành vi vô ý đi vào đường cấm của H đã vi phạm Điểm đ
Khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng
đến 200.000 đồng.
Như vậy, căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng
hành vi vi phạm của H, ta có thể xác định được người có thẩm quyền xử phạt đối
với hành vi của H (theo Khoản 2 Điều 47: Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm
quyền xử phạt... và áp dụng Điều 49: Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
nghị định trên) như sau:
+ Chiến sỹ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ (Khoản 1 Điều 49) và
Đội trưởng , Trạm trưởng của chiến sỹ cảnh sát giao thông (Khoản 2 Điều 49).
+ Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông. (Khoản 5 Điều 49).
+ Giám đốc công an cấp tỉnh (Khoản 6 Điều 49).
+ Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đường bộ (Khoản 7 Điều 49).
 Thứ ba, đối với hành vi vi phạm quy tắc ATGT đường bộ của H quy định tại
Điểm đ Khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng
nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng
Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật
tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt xử phạt đối với hành vi của
H (theo Khoản 3 Điều 47 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP). Tuy nhiên, với hành vi vi
phạm điều kiện của người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều
24 Nghị định này thì không thuộc thẩm quyền xử phạt của những người này.
Câu 5: Trong trường hợp vi phạm của H không có tình tiết tăng nặng và

tình tiết giảm nhẹ TNHC, thì người có thẩm quyền cần xử lý VPHC đối với H
như thế nào, phải áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nào đối với
H, nêu căn cứ pháp luật
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 24 nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt
các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới thì H
chưa đủ tuổi đã điều khiển xe có dung tích 50cm 3 nên mức phạt tiền là từ 60.000đ
đến 80.000đ. Nhưng do H không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ TNHC nào
nên theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm
2002 sửa đổi, bổ sung năm 2008: “Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một
hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định
đối với hành vi đó…” thì H sẽ bị phạt với mức trung bình là 70.000.
H đã vô ý đi vào đường cấm nên việc xử phạt hành vi VPHC về quy tắc giao
thông đường bộ đối với người điều khiển xe moto được quy định tại Điểm đ Khoản
7


3 Điều 9 nghị định 34/2010/NĐ-CP thì mức phạt ở đây là từ 100.000đ đến
200.000đ. Dựa vào quy định tại Khoản 2 Điều 57 nói trên và Khoản 1 Điều 7 pháp
lệnh về xử lí vi phạm hành chính quy định xử lý người chưa thành niên VPHC:
"...Khi phạt tiền với họ thì mức phạt đối với họ không được quá một phần hai đối
với người thành niên...", thì số tiền mà H phải nộp phạt là 75.000đ.
Như vậy, tổng số tiền phạt đối với H là 145.000 đồng.
Căn cứ vào mức phạt tiền trên của H đối với cả hai hành vi vi phạm là dưới 200.000
đồng nên có thể áp dụng thủ tục xử phạt hành chính đơn giản theo điều 54 pháp
lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 sửa đổi, bổ sung 2008 là người có thẩm quyền
sẽ ra quyết định xử phạt ngay tại chỗ. Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày tháng
năm ra quyết định, họ tên chức vụ người vi phạm,địa điểm xảy ra vi phạm,họ
tên chức vụ người ra quyết định,điều khoản của văn bản luật được áp dụng. Quyết
định phải được giao cho H một bản. H có thể nộp tiền ngay tại chỗ và được nhận
biên lai xử phạt hoặc trong vòng 10 ngày H phải đến kho bạc nhà nước nộp phạt

(theo quy định tại khoản 1 điều 58 pháp lệnh xử lí vi pham hành chính năm 2002
sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy định về nơi nộp tiền). Nếu H không có khả năng
nộp tiền thì cha mẹ hoặc người giám hộ của H phải nộp thay theo quy định tại
Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh trên.
Ngoài ra người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành
chính khác với H:
Nếu H không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm
quyền có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính
nhằm đảm bảo cho quyết định đó được thi hành trên thực tế. Trong trường hợp H
đang tham là lực lượng lao động trong xã hội mà có tài sản riêng gửi trong ngân
hàng thì căn cứ vào Khoản 1 Điều 66 pháp lệnh, H sẽ bị khấu trừ một phần lương
hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng….
Ngoài ra, do H đã vi phạm vào Điểm a Khoản 2 Điều 24 nên để ngăn chặn
ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ chiếc xe máy
của H trước khi ra quyết định xử phạt trong vòng 10 ngày - Theo quy định tại Điểm
h Khoản 1 Điều 54 nghị định 34/2010/NĐ-CP về Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có
liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

8



×