Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tội chống người thi hành công vụ trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.72 MB, 76 trang )

Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
Bộ Môn Tư Pháp
---@&?---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011
Đề tài:

TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Phạm Văn Beo

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Bé Thuyền
MSSV: 5075305
Lớp: Luật Tư pháp 3 – K33

Cần Thơ, 4/2011


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA LUẬT
Bộ Môn Tư Pháp
---@&?---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011
Đề tài:

TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Phạm Văn Beo

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Bé Thuyền
MSSV: 5075305
Lớp: Luật Tư pháp 3 – K33

Cần Thơ, 4/2011


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


MỤC LỤC

Nội dung


Trang

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 2
5. Kết cấu của đề tài.................................................................................................. 2

Chương 1
Những vấn đề chung về tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam Hiện hành
1.1Khái quát chung về tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính............................... 4
1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính .................................. 4
1.1.2 Những tội danh cụ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính .............. 5
1.1.3 Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính................ 6
1.1.3.1 Mặt khách thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính .......................... 6
1.1.3.2 Mặt khách quan của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính ....................... 6
1.1.3.3 Mặt chủ thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.............................. 7
1.1.3.4 Mặt chủ quan của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính........................... 7
1.2 Khái quát chung về tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam hiện hành............................................................................................................... 7
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất của tội chống người người thi hành công vụ ........ 7
1.2.1.1 Khái niệm của tội chống người thi hành công vụ........................................... 8
1.2.1.2 Đặc điểm của tội chống người thi hành công vụ.......................................... 10
1.2.1.3 Bản chất của tội chống người thi hành công vụ ........................................... 11
1.2.2 Những điểm mới về tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam hiện hành............................................................................................................... 12
1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện của tội chống người thi hành công vụ....................... 12
1.2.3.1 Nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội................................................... 13

1.2.3.2 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến vấn đề quản lý xã hội ................... 14


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)

1.2.3.3 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến vấn đề ý thức pháp luật của người
dân................................................................................................................................. 16
1.2.3.4 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến hoạt động của các cơ quan bảo vệ
pháp luật........................................................................................................................ 19
1.2.4 Quy định về tội chống người thi hành công vụ ở một số nước trên thế giới........ 20
1.2.4.1 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự của Hợp chủng
Quốc Hoa Kỳ................................................................................................................. 21
1.2.4.2 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Nhật Bản ............ 21
1.2.4.3 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc ........ 22

Chương 2
Tội chống người thi hành công vụ và những quy định trong Bộ luật Hình
sự Việt Nam hiện hành
2.1 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành.. 23
2.1.1 Dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ..................................... 24
2.1.1.1 Mặt chủ thể của tội chống người thi hành công vụ ...................................... 24
2.1.1.2 Mặt khách thể của tội chống người thi hành công vụ................................... 24
2.1.1.3 Mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ ................................ 25
a. Hành vi Khách quan của tội chống người thi hành công vụ ............................... 25
b. Hậu quả ............................................................................................................ 27
c.Các dấu hiệu khách quan khác ........................................................................... 27
2.2.1.4 Mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ ................................... 28
a.Lỗi của người phạm tội ...................................................................................... 28
b.Động cơ và mục đích của người phạm tội .......................................................... 28
2.2 Các trường hợp phạm tội cụ thể ........................................................................... 28

2.2.1 Phạm tội không có tình tiết định khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam hiện hành ( khoản 1 Điều 257) .............................................................................. 28
2.2.2 Các trường hợp phạm tội cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành
(khoản 2 Điều 257) ........................................................................................................ 29
2.2.2.1 Phạm tội có tổ chức..................................................................................... 29
2.2.2.2 Phạm tội nhiều lần ...................................................................................... 33
2.2.2.3 Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội ....................................... 33
2.2.2.4 Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng ............................................................ 34
2.2.2.5 Tái phạm nguy hiểm ................................................................................... 35
2.3 Phân biệt tội chống người thi hành công vụ trong BLHS Việt Nam hiện hành với
một số tội khác ............................................................................................................. 36


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)

2.3.1 Phân biệt với tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245 BLHS Việt Nam hiện hành)
................................................................................................................................... 36
2.3.2 Phân biệt với tội chống mệnh lệnh (Điều 316 BLHS Việt Nam hiện hành)........ 37
2.3.3 Phân biệt với Khoản 1 điểm k tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác (Điều 104 BLHS Việt Nam hiện hành) ............................................... 38
2.4 Đường lối xử lý đối với tội chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện
nay ................................................................................................................................ 38

Chương 3
Thực trạng của tội chống người thi hành công vụ - nguyên nhân và giải
pháp
3.1 Thực trạng, diễn biến của tội chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện
nay ................................................................................................................................ 40
3.1.1 Về số vụ và số người phạm tội........................................................................... 42
3.1.2 Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ......... 43

3.1.2.1 Về nhân thân của người phạm tội................................................................ 44
3.1.2.2 Địa bàn phạm tội......................................................................................... 45
3.1.2.3 Đối tượng phạm tội ..................................................................................... 45
3.1.2.4 Hậu quả của tội chống người thi hành công vụ............................................ 49
3.2 Bất cập trong quá trình đấu tranh, phòng chống tội phạm chống người thi hành
công vụ trong giai đoạn hiện nay ................................................................................ 50
3.2.1 Những bất cập xuất phát từ quy định của Pháp luật Hình sự hiện hành .............. 50
3.2.1.1 Trong việc áp dụng Điều 257 BLHS Việt Nam hiện hành ........................... 50
3.2.1.2 Trong quy định tại Điều 257 BLHS Việt Nam hiện hành ............................ 53
3.3.2 Về phương diện kinh tế - xã hội......................................................................... 55
3.2.3 Về phương diện quản lý xã hội và công tác giáo dục pháp luật .......................... 56
3.3 Mộ số giải pháp trong công tác đấu tranh, phòng chống người thi hành công vụ
trong giai đoạn hiện nay .............................................................................................. 58
3.3.1 Củng cố, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Hình sự về
tội chống người thi hành công vụ trong BLHS Việt Nam hiện hành.............................. 58
3.3.2 Giải pháp về kinh tế - xã hội.............................................................................. 60
3.3.3 Tăng cường công tác giáo dục ý thức pháp luật và tổ chức quản lý xã hội ......... 61
3.3.3.1 Giải pháp trong công tác giáo dục pháp luật................................................ 61
3.3.3.2 Giải pháp trong việc tổ chức quản lý xã hội ................................................ 62
Kết luận........................................................................................................................ 64


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
--------š
š­›--------

@ ...................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
--------š
š­›--------

@ ...................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................


Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật Hình Sự
PLHS : Pháp luật Hình sự
CTTP : Cấu thành tội phạm
TNSH: Trách nhiệm hình sự
CSGT: Cảnh sát giao thông
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
TAND: Tòa án nhân dân
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
VKS: Viện kiểm sát


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành

LỜI MỞ ĐẦU
š¬ ›
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương và
biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội. Tuy nhiên, tình
hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, một số tội phạm có xu hướng gia tăng. Đặc biệt

là tội phạm hình sự nguy hiểm như: giết người để cướp tài sản, cướp giật… có xu
hướng gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng. Đáng quan tâm là tình hình tội
phạm chống người thi hành công vụ - loại tội phạm thể hiện rất rõ thái độ coi thường
pháp luật của người tội phạm.
Ngày 23 tháng 12 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ nước ta đã phê duyệt bốn đề
án của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Trong đó đề án ba: “Đấu tranh
phòng, ch ống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có
tính quốc tế”. Tội phạm chống người thi hành công vụ được xác định là một trong
những tội phạm hình sự nguy hiểm.
Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những
nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong công tác quản lý lĩnh vực hành chính nhà nước
(cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, cán bộ tòa án, quản lý thị trường, bộ đội biên
phòng,…). Tuy nhiên, có một số người lại có những hành vi chống đối lại. Hành vi đó
theo pháp luật quy định là hành vi chống người thi hành công cụ và nó được biểu hiện
là thái độ xem thường pháp luật, kỷ cương phép nước, gây mất trật tự xã hội, ảnh
hưởng xấu đến sự quản lý xã hội của Nhà nước đồng thời cũng ảnh hưởng đến mục
tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mặt khác hành vi chống người
thi hành công vụ còn xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của người thi hành công vụ đã thế nghiêm trọng hơn là tiềm ẩn nguy cơ gây
rối trật tự công cộng và kéo theo các tội phạm khác phát triển. Vì vậy, nhìn theo góc
độ xã hội học hay góc độ khoa học hình sự thì theo người viết đây là một loại tội phạm
rất nguy hiểm diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng với mức độ càng
nghiêm trọng về hậu quả, đa dạng về hành vi, phong phú về đối tượng phạm tội. Do
đó, cần có một chế tài hình sự thật chặt chẽ để có tính răn đe, phòng, chống tội phạm
có hiệu trong giai đoạn hiện nay.
Với những lý do nêu trên, người viết chọn đề tài “Tội chống người thi hành
công vụ trong Bộ luật Hình Sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài nghiên cứu cho luận
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 1 -


SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành

văn tốt nghiệp của mình. Từ đó có thể đề xuất những biện pháp hữu hiệu để kịp thời
ngăn chặn tội phạm này.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của
tội chống người thi hành công vụ, tìm ra những điểm khác biệt giữa tội chống người
thi hành công vụ với tội khác. Đồng thời, đi sâu vào phân tích thực trạng, lý giải
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ. Để từ
đó thấy được tình hình gia tăng các loại tội phạm này và đề xuất những biện pháp để
ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm trong giai đoạn hiện nay, góp phần làm ổn định an ninh,
trật tự xã hội.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài người viết tập trung nghiên cứu một số vấn
đề xung quanh tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam, khái
quát sự hình thành tội này trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, một số nội dung cơ bản
của tội này như: khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu pháp lý và những trường hợp cụ
thể….Bên cạnh đó, người viết tìm hiểu thêm một số quy định của loại tội phạm này
trong hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới.
Mặt khác, người viết còn đi sâu phân tích những thực trạng và các bất cập trong
pháp luật hiện hành để từ đó đề xuất hướng hoàn thiện chế định này nhằm phòng

chống tội phạm xảy ra.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Nhằm hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất, người viết đã kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu sau để hoàn thành tốt luận văn này :
- Phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu các quy định của PLHS Việt
Nam hiện hành;
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học,
vận dụng các quy định của pháp luật về tội chống người thi hành công cụ để đối chiếu
với thực tiễn;
- Phương pháp liệt kê, thống kê từ sách bình luận khoa học, giáo trình, tạp chí, tài
liệu, trang web có liên quan.

5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài Mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn còn có các nội dung sau:
1)Lời nói đầu;
2)Nội dung ba chương;
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 2 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Tội chống người thi hành công vụ


trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành.
Trong Chương này, người viết khái quát sơ lược về Tội xâm phạm trật tự quản lý
hành chính, bên cạnh đó tìm hiểu thêm một số vấn đề chung về Tội chống người thi
hành công vụ.
Chương 2: Tội chống người thi hành công vụ và những quy định trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam hiện hành.
Từ những tìm hiểu sơ lược ở Chương 1, người viết phân tích sâu hơn các dấu
hiệu pháp lý, các trường hợp phạm tội và các hình phạt dành cho Tội chống người thi
hành công vụ.
Chương 3: Thực trạng của Tội chống người thi hành công vụ - Nguyên nhân
và giải pháp.
Những tiền đề ở hai Chương trên là cơ sở để nhận định và đánh giá thực trạng
Tội chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện nay đồng thời đưa ra những
nguyên nhân, bất cập và giải pháp để hoàn thiện những nguyên nhân và bất cập đó.
3)Kết luận.

Khi thực hiện đề tài này, người viết gặp khó khăn do trình đ ộ còn nhiều hạn
chế, kinh nghiệm và thực tiễn hạn hẹn, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu đề
tài cũng không nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu còn nhiều điểm chưa thật sự chặt
chẽ và hạn chế, kính mong nhận đ ược sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các
bạn để bài viết đ ược hoàn thiện hơn. Đồng thời, người viết xin gửi lời cảm ơn đ ến
Thầy Phạm Văn Beo đ ã tận tình hướng dẫn người viết hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn Thầy!

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 3 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền



Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI
HÀNH CÔNG VỤ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH
Tội chống người thi hành công vụ là một trong những tội nằm trong Chương XX
của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Vì vậy, khi nghiên cứu tội chống
người thi hành công vụ thì việc nghiên cứu khái quát những nội dung cơ bản của các
tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là hết sức cần thiết như: khái niệm, đặc điểm,
bản chất. Qua đó, thấy rõ hơn tính nguy hiểm của tội này không kém những hành vi
xâm phạm khác thể của loại tội phạm khác. Chống người thi hành công vụ không
những gây trở ngại cho hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
mà còn gây ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và tính mạng, danh dự, sức khỏe,
nhân phẩm của người thi hành công vụ. Đó cũng là ý nghĩa của việc phân tích những
nội dung cơ bản của tội chống người thi hành công vụ như: khái niệm, đặc điểm, bản
chất, nguyên nhân và điều kiện phát sinh của hành vi chống người thi hành công vụ.

1.1. Khái quát chung về tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Quản lý hành chính là bộ phận quan trọng trong quản lý xã hội của Nhà nước.
Hoạt động hành chính nhà nước được thực hiện bởi cơ quan nhà nước trong lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Để thực hiện hoạt động ấy, Nhà nước thành lập các
cơ quan nhà nước và ban hành văn bản pháp luật. Trật tự quản lý hành chính được cơ
quan Nhà nước, người thi hành công vụ, công dân trong xã hội duy trì trên cơ sở quy

phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó quy phạm pháp luật hành chính có vai
trò quan trọng. Việc xử lý về mặt hình sự các hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành
chính là cần thiết để góp phần làm ổn định trật tự, kỷ cương xã hội.
Tham gia vào hoạt động quản lý hành chính có cơ quan nhà nước, người thi hành
công vụ, tổ chức xã hội và mọi công dân xã hội. Hành vi vi phạm quy định hành chính
trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, chống người thi hành công vụ gây rối loạn
hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước không những bị xã hội lên án, trong những

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 4 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành

trường hợp pháp luật quy định còn là tội phạm. Hành vi vi trật trật tự hành chính gây
thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc công dân.
BLHS không quy định trực tiếp về khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý
hành chính nhưng dựa vào các CTTP tại chương XX có thể rút ra khái niệm sau: “Các
tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm
ph ạm hoạt động bình thường của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước”.1
1.1.2 Những tội danh cụ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999( sửa đổi, bổ sung năm 2009) các tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính được quy định từ Điều 257 đến Điều 276 tại chương

XX bao gồm các tội phạm sau:
1. Tội chống người thi hành công vụ ( Điều 257)
2. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân ( Điều 258)
3. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự ( Điều 259)
4. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ ( Điều 260)
5. Tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ( Điều 261)
6. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ( Điều 262)
7. Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí
mật Nhà nước ( Điều 263)
8. Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước, tội làm mất bí mật Nhà nước ( Điều 264)
9. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc ( Điều 265)
10. Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức
( Điều 266)
11. Tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức ( Điều 267)
12. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội ( Điều 268)
13. Tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính ( Điều
269)
14. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở ( Điều 270)
15. Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng
âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác ( Điều 271)
1

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Tập 2 – Trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an
nhân dân, trang 259.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


Trang - 5 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành
16. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh

lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng ( Điều 272)
17. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới ( Điều 273)
18. Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại Việt Nam trái phép ( Điều 274)
19. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái
phép( Điều 275)
20. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy ( Điều 276)
1.1.3 Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Cũng như các loại tội phạm khác, các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
cũng bao gồm bốn yếu tố cấu thành sau: mặt khách thể, mặt chủ thể, mặt khách quan
và chủ quan của tội phạm.
1.1.3.1 Mặt khách thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi
ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức và cá nhân mà
vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực
hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình. Khách thể là cái thúc thẩy các tổ chức
hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật2. Không phải hành vi nào xâm phạm đến
những quan hệ pháp luật đó điều là hành vi phạm tội, nội dung của hành vi phải gây
thiệt hại đến mức “nguy hiểm đáng kể” mới bị coi là phạm tội.
Khách thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là quan hệ xã hội được

hình thành thông qua hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước trong
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ
quan tổ chức, đến trật tự quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước đồng thời cũng
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân và các tổ chức.
1.1.3.2 Mặt khách quan của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Khách quan là những gì tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của
con người. Các biểu hiện bên ngoài của tội phạm tạo thành mặt khách quan của tội
phạm. Các biểu hiện đó gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nghuy hiểm cho
xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả; các biểu hiện ra bên
ngoài khác của tội phạm như công vụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa
điểm......phạm tội.
Hành vi khách quan của các tội trong chương này là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Các tội phạm được
2

Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội 1988.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 6 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành


thực hiện bằng hành động như: chống người thi hành công vụ, tội giả mạo chức vụ,
cấp bậc; tội sửa giấy chứng nhận, và các tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội làm giả con
dấu..v..v…Các tội thực hiện bằng không hành động như: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân
sự; tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân nhập ngũ….Ngoài ra còn có một số tội
được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.
Đa số các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính có cấu thành tội phạm hình
thức. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi được nêu trong điều
luật quy định. Ngoài ra, trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng được xem là tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong số các CTTP của các điều luật tại Chương
XX này có hai CTTP tại các Điều 266, 267 BLHS Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) có dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả.
1.1.3.3 Mặt chủ thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Tội phạm trước hết là hành vi. Bởi vậy, tội phạm bao giờ cũng được thực hiện
bởi chủ thể xác định. Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam xác định chủ thể của tội phạm
là: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người
từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. (Điều 12)
Các tội trong Chương này có dấu hiệu của chủ thể chung: người đủ năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên, có một số chủ thể của
một số tội đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt: Điều 259, 260, 262, 263, 264 và Điều 269
BLHS năm 1999 ( Sửa đổi, bổ sung năm 2009).
1.1.3.4 Mặt chủ quan của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện là mặt bên trong của tội phạm thể
hiện thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình và đối với hậu quả do
hành vi của tội phạm gây ra.
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính phần lớn được thực hiện dưới hình
thức lỗi cố ý ( trực tiếp hoặc gián tiếp), người phạm tội nhận thức được tính chất nguy
hiểm của hành vi cũng như hậu quả sẽ xảy nhưng mong muốn hoặc để mặc cho xảy ra.
Trong số 20 tội tại Chương này thì chỉ một Điều là tội vô ý: Tội vô ý làm lộ bí mật nhà

nước, tội làm mất tài liệu nhà nước( Điều 264).
Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội ở chương này.

1.2. Khái quát chung về Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam hiện hành
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất của Tội chống người thi hành công vụ
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 7 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành
1.2.1.1 Khái niệm của Tội chống người thi hành công vụ:
Trong BLHS đầu tiên của nước ta năm 1985, tội chống người thi hành công vụ

được quy định tại chương VIII: Các tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng và trật tự
quản lý hành chính, mục C, Điều 205 như sau: “Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ
dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn ép họ thực
hiện những hành vi trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và
điều 109 BLHS năm 1985, hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác…”
Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự 1999 đã
quy định tội chống người thi hành công vụ tại Điều 257, chương XX: Các tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính. Theo Khoản 1 Điều 257 BLHS Việt Nam hiện hành
định nghĩa “Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc dùng những thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của

họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật”.
Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu được, tội chống người thi hành công vụ là hành
vi dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc những thủ đoạn khác cản trở người thi
hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp
luật, những hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động
đúng đắn của cơ quan tổ chức, đến trật tự quản lý hành chính của cơ quan Nhà nước.
Ngoài ra còn xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người thi hành
công vụ.
Từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời cho đến nay đã gần 10 lần sửa đổi, bổ
sung ( kể cả lần sửa đổi, bổ sung gần đây 2009 có hiệu lực ngày 1 – 1 – 2010) thì chưa
có văn bản nào hướng dận áp dụng tội chống người thi hành công vụ. Cho nên, việc
hướng dẫn áp dụng tội này vẫn theo quy định của NQ 04/HĐTP ngày 29 tháng 11 năm
1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định trong Phần các tội của BLHS năm 1985.
Nội dung của Nghị quyết 04/HĐTP quy định:
- “Công vụ là công việc mà cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một
người thực hiện”.
- “Người thi hành công vụ là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là công
dân được làm nhiệm vụ tuần tra canh gác… theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phục vụ lợi ích chung của nhà nước và xã hội như cán bộ thuế, cảnh sát,
đội viên, dân phòng…”
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 8 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)



Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành
Hướng dẫn của nghị quyết đã chỉ ra dấu hiệu để xác định một người đang thi

hành công vụ bao gồm:
- Có chức năng và quyền hạn hoặc do cơ quan nhà nước trao cho quyền hạn.
- Công việc đang thực hiện phải là công việc phục vụ lợi ích chung của nhà
nước và xã hội.
- Đang thi hành công vụ
Trên thực tế chúng ta có thể nhận biết được một người đang thi hành công vụ
căn cứ vào các dấu hiệu rõ ràng về đồng phục đặc trưng của công vụ, giấy tờ hợp
pháp, đeo phù hiệu hoặc thẻ nghề nghiệp… trong trường hợp không có những dấu hiệu
đó thì người đang thi hành công vụ phải được mọi người hoặc ít nhất là người thực
hiện hành vi phạm tội hoặc người phạm tội biết rõ tư cách của mình. Do vậy nghị
quyết còn hướng dẫn “Người đang thi hành công vụ vì nghĩa vụ công dân (như đuổi
bắt kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải người thi hành công vụ nhưng nếu do
công vụ mà bị giết thì họ có thể được hưởng các chính sách xã hội như đối với người
thi hành công vụ”.
Nghiên cứu về tội chống người thi hành công vụ, có một vấn đề cần được chú ý
đến, cần được làm rõ. Đó là có những trường hợp hành vi chống người thi hành công
vụ không cấu thành tội chống người thi hành công vụ mà có thể cấu thành tội khác
hoặc chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, nhưng cũng có thể không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự hay xử lý về mặt hành chính. ở đây việc làm rõ khi nào hành vi chống
người thi hành công vụ không cấu thành tội chống người thi hành công vụ có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định đường lối xử lý đối với người có hành vi này.
Có những trường hợp một người tuy được giao thực hiện công vụ, có chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhưng đã vượt quá giới hạn được giao dẫn đến
việc xâm phạm từ phía người khác. Cũng có trường hợp người thi hành công vụ đã
không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ công việc được giao, thậm chí họ còn

làm trái công vụ đó, lợi dụng tính chất công quyền của công vụ để sử dụng vào mục
đích tư lợi, gây phương hại đến quyền lợi của người khác, dẫn đến việc phản ứng trở
lại từ phía người đó và hậu quả là người được giao nhiệm vụ không hoàn thành được
công vụ. Trong trường hợp đó thì hành vi gọi là chống người thi hành công vụ có thể
không cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật
hình sự Việt Nam hiện hành.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 9 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành
1.2.1.2 Đặc điểm của Tội chống người thi hành công vụ:
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Chương XX Bộ

luật hình sự Việt Nam 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thuộc nhóm tội “ Xâm
phạm trật tự quản lý hành chính ”. Ta có thể thấy được tội này đã xâm phạm đến hoạt
động đúng đắn của cơ quan tổ chức, đến trật tự quản lý hành chính của cơ quan Nhà
nước, gây rối loạn trật tự xã hội và đây còn là hành vi rất nguy hiểm. Không phải hành
vi nào cũng xem tội. Theo Luật Hình sự Việt Nam hiện hành, hành vi được xem là tội
phạm khi hội đủ bốn yếu tố: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự,
tính có lỗi và tính chịu phạt.
a. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội
phạm, bởi nó vừa là thuộc tính và nội dung của tội phạm.

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi rất nguy hiểm cho xã hội, xem
thường pháp luật, chống lại người thi hành công vụ là xâm phạm đến hoạt động bình
thường, đúng đắn của cơ quan Nhà nước, bên cạnh đó làm giảm hiệu lực quản lý của
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Có thể nói hành vi này cũng gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của những người thi hành công vụ. Trong một số
trường hợp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Khoản 1 Điểm d Điều 93 Tội giết
người hay Khoản 1 Điểm k Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác.
Điểm khác biệt của loại tội phạm này với tội phạm khác là “người thi hành công
vụ” và đây cũng là đối tượng tác động của tội phạm.
b. Tính trái pháp luật hình sự:
Theo luật Hình sự Việt Nam hiện hành, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi
là tội phạm khi nó được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Bộ luật
hình sự nước ta thể hiện rất rõ điều này khi khẳng định “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự….” và tại Điều 2 BLHS : “ Chỉ
người nào phạm tội đã được Bộ Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình
sự”. Đây là dấu hiệu bắt buộc.
Chỉ “ người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản
trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành
vi trái pháp luật” được xem là trái với quy định tại Điều 257 BLHS Việt Nam hiện
hành – thể hiện tính trái pháp luật hình sự.
c. Tính có lỗi của tội phạm:

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 10 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền



Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành
Về bản chất, lỗi là một nội dung của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

nhưng để thừa nhận lỗi là nguyên tắc cơ bản, Luật Hình sự Việt Nam đã coi lỗi là một
dấu hiệu độc lập của tội phạm.
Theo lý luận luật hình sự, lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý
hoặc vô ý. Lỗi của tội chống người thi hành công vụ là lỗi cố ý trực tiếp. Ngoài ra, để
được xem là người có hành vi chống người thi hành công vụ có lỗi th ì cần phải xem
xét đến hai điều kiện:
- Người đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự
và không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều
13 Bộ luật hình sự.
- Người dưới 16 tuổi không chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chống người thi
hành công vụ.
Một điểm cần lưu ý ở tội chống người thi hành công vụ là một người có hành vi
chống người thi hành công vụ nhưng họ không biết là người này đang thi hành công
vụ thì không bị xem là có lỗi và không chịu TNHS.
d. Tính chịu hình phạt của tội phạm:
Một hành vi khác không phải là tội phạm thì không có nguy cơ đe dọa áp dụng
hình phạt. Hình phạt luôn gắn liền với tội phạm và chỉ áp dụng hình phạm đối với
người có hành vi phạm tội. Tội chống người thi hành công vụ là tội phạm nên nó cũng
có hình phạt dành cho người phạm tội.
1.2.1.3 Bản chất của tội chống người thi hành công vụ:
Xã hội loài người phát triển đến một mức độ nhất định thì sẽ có sự tư hữu về giai
cấp và tư liệu sản xuất. Từ đó hình thành nên tội phạm nói chung, tội chống người thi
hành công vụ nói riêng và sự ra đời của Nhà nước là một tất yếu để duy trì trật tự xã

hội. Nhà nước ban hành pháp luật dùng làm công cụ để điều hành xã hội, thực hiện
chức năng của mình. Theo đó, Nhà nước xem xét những hành vi nào trong xã hội gây
nguy hiểm đáng kể xâm hại đến lợi ích xã hội, lợi ích giai cấp để tuyên bố đó là tội
phạm và quy định các biện pháp cưỡng chế đối với hành vi đó. Đối với tội chống
người thi hành công vụ cũng vậy. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội chống người thi
hành công vụ là hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, đến
trật tự quản lý hành chính của cơ quan Nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
Ngoài ra, tội này còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
người thi hành công vụ.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 11 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành
1.2.2 Những điểm mới trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành
Bộ luật Hình sự năm 1999( Sửa đổi, bổ sung năm 2009) là sự kế thừa và phát huy

của Bộ luật Hình sự năm 1985. So với Điều 205 trong Bộ luật Hình Sự 1985 thì Điều
257 trong Bộ luật Hình Sự năm 1999 có nhiều tiến bộ hơn.
Bên cạnh những điểm giống nhau về dấu hiệu pháp lý và hình phạt (cả hai tội đều
có hình phạt chính) thì hai điều luật này có sự khác nhau cơ bản như sau:
­ Tại Điều 257 BLHS năm 1999 quy định trách nhiệm hình sự nặng hơn.
Theo Khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1985 quy định “hình phạt cải tạo không

giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” trong khi đó tại
Khoản 1 Điều 257 BLHS năm 1999( sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “ hình phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”

­ Các trường hợp phạm tội cụ thể, Điều 257 BLHS năm 1999( Sửa đổi, bổ sung
năm 2009) quy định nhiều tình tiết tăng nặng hơn.
Khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1985 quy định “ nếu không thuộc các trường hợp
quy định tại Điều 101 và Điều 109…” thì tại Điều 257 BLHS năm 1999 đã không còn,
vì quy định đó không cần thiết nữa.
Khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1985 quy định “Người nào dùng vũ lực hoặc đe
dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép
họ thực hiện hành vi trái pháp luật” thì khoản 1 Điều 257 BLHS năm 1999 quy định“
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công
vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật”.
Khoản 2 Điều 205 BLHS năm 1985 chỉ quy định một trường hợp phạm tội là
“gây hậu quả nghiêm trọng” trong khi đó, Khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999 quy
định nhiều tình tiết tăng nặng hơn:
a/ Có tổ chức;
b/Phạm tội nhiều lần;
c/ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d/ Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ/ Tái phạm nguy hiểm.
So với BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 bổ sung nhiều tình tiết mới đầy đủ
hơn, chi tiết hơn, phản ánh được công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai
đoạn hiện nay, giúp cho việc điều tra, truy tố và xét xử thuận lợi hơn.
1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện của Tội chống người thi hành công vụ
Có thể hiểu nguyên nhân và điều kiện phát sinh của tội phạm cụ thể là những dấu
hiệu, đặc điểm, tính chất của nhân thân và tình huống bên ngoài tác động vào ý thức
GVHD: TS. Phạm Văn Beo


Trang - 12 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành

của con người một cách vô ý hoặc cố ý đã dẫn đến hành vi phạm tội. Nguyên nhân
được xem là yếu tố trực tiếp làm phát sinh tội phạm. Còn điều kiện tuy không là yếu tố
trực tiếp nhưng nó tạo điều kiện cho tội phạm xảy ra thuận lợi hơn. Điều kiện phát sinh
tội phạm có mối quan hệ tác động qua lại với nguyên nhân phát sinh tội phạm.
1.2.3.1 Nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội:
- Nền kinh tế thị trường đã trực tiếp tác động đến các tầng lớp trong xã hội về vật
chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng không nhỏ đến các tư tưởng và chuẩn mực giá trị của xã
hội. Các giá trị truyền thống đạo đức xã hội, quan hệ giữa con người với con người
dần dần bị xói mòn. Do ảnh hưởng tiêu cực của phim ảnh bạo lực, nhu cầu, lối sống
đạo đức của một bộ phận quần chúng nhân dân nhất là giới trẻ bị thoái hóa, xuống cấp,
thậm chí coi thường kỷ cương, pháp luật khi bị đối tượng xấu lôi kéo, kích động, xúi
giục dễ nảy sinh hành vi chống người thi hành công vụ. Những khó khăn đó đã tác
động trực tiếp đến người dân dẫn đến tình trạng căng thẳng, mâu thuẫn trong nhân dân,
tranh chấp về nhà cửa, đất đai, tài sản… đã làm cho mối quan hệ giữa họ xấu khi. Khi
cơ quan Nhà nước can thiệp mà không giải quyết thỏa đáng thì sẽ dẫn đến tình trạng
mâu thuẫn trong phạm vi lớn, thậm chí đối với cơ quan chức năng. Đây là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện nay.
- Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì
việc đầu tư cho cơ sở vật chất, cơ cấu hạ tầng là hết sức cần thiết. Việc đầu tư cho xây
dựng các công trình như: nhà ở, khu công nghiệp, trung tâm thương mại….để phục vụ

cho việc phát triển kinh tế. Do phát triển kinh tế hình thành nhiều khu công nghiệp,
khu quy hoạch để phát triển cơ sở hạ tầng, từ đó vấn đề bồi thường, giải phóng mặt
bằng, đền bù không thỏa đáng dẫn đến quần chúng nhân dân khiếu kiện và lợi dụng
việc khiếu kiện quá khích dẫn đến vi phạm pháp luật. Trình độ hiểu biết, nhận thức
pháp luật của một bộ phận quần chúng nhân dân còn thấp. Nhiều trường hợp đối tượng
có hành vi lăng mạ, giằng xé quần áo, phù hiệu, số hiệu của người thi hành công vụ
mà không biết đó là hành vi vi phạm pháp luật. Hay nguyên nhân khác khiến một số
đối tượng chống người thi hành công vụ là vì "quá bất bình trước cung cách hành xử
thiếu văn hóa của một vài người thực thi công vụ nên chống trả" - như một đối tượng
thừa nhận. Đôi khi vì lời nói, tác phong chưa chuẩn hay sự giải thích pháp luật thiếu
logic cũng có thể dẫn tới sự hiểu lầm và bị các đối tượng xấu tấn công. Điều đó cho
thấy người thi hành công vụ ngoài việc hiểu biết pháp luật cũng cần phải có uy, tác
phong, lề lối đúng mực khi làm nhiệm vụ.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 13 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành
Những đối tượng này biết rất rõ hành vi vi phạm của mình là sẽ bị xử lý nhưng vì

cho rằng cung cách hành xử thiếu tế nhị của người thi hành công vụ nên chống trả, mà
không hề nghĩ đến hậu quả là sau khi chống trả sẽ bị xử lý nặng hơn.
- Trong thời gian hòa nhập nền kinh tế, Việt Nam đang trên đà phát triển nên gặp

nhiều khó khăn, chưa thích ứng với điều kiện, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày
càng cao. Mâu thuẫn từ đó ngày càng đa dạng hơn, hình thành nên những tiêu cực cho
con người. Sự phát triển nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt với sự phát triển
của công nghệ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm tinh vi hơn xuất
hiện nói chung và tội chống người thi hành công vụ nói riêng phát triển ngày càng
nhiều.
1.2.3.2 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến vấn đề quản lý xã hội
Hoạt động quản lý xã hội là hoạt động có ý nghĩa quan trọng của nhà nước, hoạt
động này diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa.. Khi
nghiên cứu về tội này ta có thể thấy một số nguyên nhân và điều kiện sau:
- Để quản lý tốt xã hội thì Nhà nước cần ban hành các chủ trương đường lối phù
hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các đường lối chủ
trương trong giai đoạn hiện nay mặc dù đã được ban hành nhưng vẫn còn một số bất
cập trong việc áp dụng. Và điều này đã trở thành một trong những nguyên nhân và
điều kiện dẫn đến tội chống người thi hành công vụ cụ thể như sau:
+ Các chủ trương, chính sách do cơ quan Nhà nước ban hành chưa thật sự đồng
bộ, thiếu tính hệ thống nên khi áp dụng gặp nhiều khó khăn với tình hình xã hội như
hiện nay. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật được ban hành chưa thật sự đi vào cuộc
sống của nhân dân nên người dân chưa thể tiếp thu được.
+ Ngoài ra, các văn bản pháp luật được ban hành lại chưa rõ ràng, mang tính
chung chung, dẫn đến việc áp dụng pháp luật có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, chưa
thật sự thống nhất với nhau. Song những nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là những tranh chấp về đất đai, về kinh tế, dân sự
trong nhiều năm trở lại đây có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, vẫn diễn biến
phức tạp, nhiều vụ việc chậm được phát hiện, giải quyết mâu thuẫn kéo dài, không
đúng pháp luật, vi phạm quyền lợi của người dân ng lĩnh vực đất đai, thuế, tài chính…
. Đó là chưa tính đến việc ban hành văn bản pháp luật sai thẩm quyền dẫn đến văn bản
giữa các cơ quan có liên quan chồng chéo với nhau, không phân định rõ thẩm quyền
của nhau. Có thể nói, đây là môi trường rất thuận lợi cho Tội chống người thi hành
công vụ phát triển và tồn tại trong thời gian qua.


GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 14 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành
-Trên cơ sở đánh giá chung, bộ máy Nhà nước ta hiện nay quá cồng kềnh, dẫn

đến kém hiệu lực quản lý, việc bố trí cán bộ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng
còn nặng tính hình thức, trình độ của cán bộ công chức còn nhiều hạn chế…..
Hiện nay Nhà nước ta có nhiều chủ trương cải cách hành chính, tăng cường lòng
tin trong nhân dân khi tiếp xúc với cán bộ của cơ quan Nhà nước nhưng chưa đem lại
hiệu quả, do tâm lý “con ông, cháu cha” vẫn còn tồn tại. Ngoài ra còn có tình trạng
thừa người kém năng lực, thiếu người có năng lực dẫn đến tình trạng gây bất mãn và
mất lòng tin của nhân dân khi tiếp xúc với các bộ cơ quan Nhà nước. Lợi dụng tình
trạng này Tôi phạm chống người thi hành công vụ hình thành và phát triển.
Công tác quản lý của Nhà nước về trật tự xã hội còn nhiều yếu kém. Việc quản lý
học sinh, sinh viên bỏ học, không có công ăn việc làm còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn
nguy cơ gây mất an ninh trật tự. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu
niên còn nhiều khó khăn và bất cập chưa thật sự hiệu quả. Khi thanh thiếu niên tụ tập,
hình thành nên những băng nhóm hung hăng, có tính chất côn đồ một khi bị trấn áp sẽ
có hành vi chống đối lại người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại vấn đề thủ tục hành chính khá phiền hà ở nhiều nơi.
Muốn rút ngắn thủ tục hành chính cho nhanh và tiện lợi hơn đã tạo điều kiện thuận lợi

cho một số tội phạm khác phát triển như: tội đưa hối lộ. Khi phân tích vấn đề Tội
chống người thi hành công vụ ta thấy rằng có một số trường hợp xuất phát từ sự mất
lòng tin ở nhân dân dành cho cơ quan Nhà nước khi giải quyết không thỏa đáng những
yêu cầu và đề xuất họ đưa ra, thái độ ứng xử, giải thích pháp luật của cán bộ công chức
chưa thật sự logic cũng có thể dẫn đến sự hiểu lầm tạo điều kiện cho kẻ xấu tấn
công..Một câu hỏi đặt ra là có phải một trong những nguyên nhân dẫn đến Tội chống
người thi hành công vụ là xuất phát từ phía cơ quan Nhà nước và đặc biệt là cán bộ
Nhà nước thi hành nhiệm vụ được giao? Bên cạnh những cán bộ yếu kém về năng lực,
trình độ chuyên môn, tác phong nghề nghiệp….Còn có những cán bộ tuy làm việc
nhiệt tích cực nhưng lại yếu kém về kinh nghiệm khi làm việc nhất là đối với cán bộ
mới ra trường, chiến sĩ công an tạm tuyển….. Khi giải quyết vấn đề với nhân dân chưa
thật sự rõ ràng, còn vòng vo.
Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là thái độ hống hách, ỷ lại
quyền hạn, không tôn trọng nhân dân trong việc giải đáp các thắc mắc ,yêu cầu khiếu
nại gây ra tâm lý bất bình đẳng và căng thẳng, điều này như ngòi đuốt dẫn đến tình
trạng chống người thi hành công vụ một cách bộc phát trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế cho thấy rằng, đa số các vụ án chống người thi hành công vụ đều nhằm
vào các lực lượng: Công an, Kiểm lâm, thuế vụ, bộ đội biên phòng, hải quan... nhiều
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 15 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành


nhất là Công an nhân dân (nhất là Cảnh sát giao thông). Dẫn đến việc chống người thi
hành công vụ như vậy cũng một phần xuất phát từ phía người thi hành công vụ. Họ
phải xem lại chính bản thân mình vì sao người dân lại thiếu tôn trọng và dẫn đến
chống người thi hành công vụ, phải chăng tác phong nghề nghiệp của họ chưa thật sự
tốt? Trong cuộc khảo sát lấy ý kiến của người dân, về thái độ phục vụ, thì một trong
những nơi bị đánh giá chỉ số hài lòng thấp nhất, đó là cơ quan công quyền thuộc ngành
Công an. Người cảnh sát cần bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng giao tiếp với nhân dân
để cải thiện tốt mối quan hệ, xây dựng lòng tin vững chắc để người dân khi tiếp xúc
không dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, căng thẳng.
1.2.3.3 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến vấn đề ý thức pháp luật của
người dân
Tội phạm chống người thi hành công vụ xuất hiện ở mọi tầng lớp trong xã hội,
người có hành vi chống người thi hành công vụ không chỉ xuất hiện ở những đối tượng
ăn chơi liêu lỏng, bỏ học, không có việc làm ổn định mà hành vi đó thậm chí còn xuất
hiện ở những người có trình độ Đại học, phổ thông và cả những người làm việc trong
cơ quan Nhà nước như: Viện kiểm sát, Công an, Ngân hàng…
Ví dụ: Đội tuần tra dẫn đoàn CSGT Hà Nội đanng làm nhiệm vụ tại ngã tư Phan
Chu Trinh và Trần Hưng Đạo phát hiện hai đối tượng không đội mũ bảo hiểm đã đề
nghị dừng xe kiểm tra. Nhưng khi Trung úy Lã Mạnh Điển bước xuống kiểm tra bất
ngờ hai đối tượng tăng ga bỏ chạy. Trung úy Điển theo phản xạ nắm lấy đằng sau giữ
xe lại nhưng đã bị chiếc xe kéo hơn 500m trên phố Phan Châu Trinh với tốc độ cao.
Đối tượng chỉ dừng lại khi bị nhân dân phối hợp chặn lại. Lợi dụng lúc đông người,
đối tượng ngồi sau đã nhanh chân chạy trốn. Tại Công an phường Phan Châu Trinh,
quận Hoàn Kiếm, đối tượng khai nhận tên là Nguyễn Quốc Khánh, trú tại Phường
Bạch Đằng, Hoàn Kiếm, hiện là sinh viên năm cuối Khoa tại chức, Trường Đại học
Ngoại thương…..3
Hành vi chống người thi hành công vụ ở đây không phải chỉ có ở những đối
tượng có trình độ văn hóa thấp, không có việc làm ổn định mà thậm chí vẫn có ở
những người có trình độ văn hóa cao, làm việc trong các cơ quan thực thi pháp luật.
Vấn đề ở đây là ý thức pháp luật của từng người, họ thiếu tôn trọng pháp luật, sự

xuống cấp về mặt đạo đức. Từ đó dẫn đến hành vi chống đối người thi hành công vụ ở
những mức độ khác nhau.

3

Http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2009/8/118187.cand. Cập nhật ngày 19/08/2009 vào lúc
02:57 PM

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 16 -

SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version)


Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành
Ví dụ : TP – Cơ quan Điều tra Công an thành phố Biên Hòa ( Đồng Nai) đang

củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đình Tiên ( Chuyên viên
Viện Kiểm sát tỉnh Đồng Nai) về hành vi “ Chống người thi hành công vụ”. Trước đó,
sự việc xảy ra khi Đội CSGT Công an thành phố Biên Hòa đang thực thi công vụ, giải
quyết vụ tai nạn giao thông xảy ra ở đường Nguyễn Ái Quốc, phường Tân Tiến ( TP
Biên Hòa) giữa xe môtô biển kiểm soát 38F8 – 2826, do Nguyễn Đình Tiến điều khiển
và xe môtô biển kiểm soát 52T – 4177.
Vụ tai nạn trên xảy ra vào khoảng 13 giờ 30 ngày 26/4, khi Nguyễn Đình Tiên
đang điều khiển xe môtô nói trên chạy từ đường Dương Tử Giang ( đường không được
ưu tiên) đã lao vào xe ôtô trên. Sau khi nhận được tin báo, Đội CSGT Công an thành

ph ố Biên Hòa đã đến hiện trường để giải quyết vụ tai nạn đồng thời tham gia điều
ph ối giao thông. Tuy nhiên, trong khi tổ CSGT đang lập biên bản vụ tai nạn, đưa chiếc
môtô gây tai nạn lên xe chuyên dụng của CSGT để đưa về Đội giải quyết thì Nguyễn
Đình Tiên đã xông vào chiến sĩ Thọ, giật phăng áo, làm năm chiếc cúc áo của chiến sĩ
CSGT bị đứt. Chưa dừng lại, vị cán bộ VKS này còn chửi bới, thóa mạ các đồng chí
CSGT. Trước sự việc chống người thi hành công vụ nghiêm trọng xảy ra, lực lượng
công an phường Tân Tiến đã có mặt kịp thời, đồng thời lập biên bản vụ việc, sau đó
chuyển hồ sơ lên Công an thành phố Biên Hòa xử lý. Được biết, khi đó Nguyễn Đình
Tiên sặc mùi rượu bia.4
Theo người viết sự xuống cấp về đạo đức, thái độ thiếu tôn trọng pháp luật được
hình thành từ những nguyên nhân sau đây:
- Ở nhà trường ngoài việc giảng dạy kiến thức khoa học cho học sinh, sinh viên
một cách đầy đủ thì việc giảng dạy nâng cao ý thức xã hội, các chuẩn mực đạo đức
chưa thật sự chú trọng. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho từng địa
phương, từng cấp bậc học chưa thật sự mang lại hiệu quả cao chủ yếu là về mặt hình
thức người dân chưa thật sự nắm rõ. Việc tuyên truyền đa số tập trung vào học sinh,
sinh viên, cán bộ công chức chứ chưa đi sâu vào cuộc sống nhân dân, chưa thể tác
động đến các đối tượng không có việc làm, không biết luật…..Ngoài ra, các hình thức
để tuyên truyền và phổ biến pháp luật chưa thật sự gây sự chú ý đối với người tiếp
nhận, họ tiếp nhận với thái độ không nhiệt tình và không tin tưởng.
- Bên cạnh đó vẫn có một số đối tượng xem thường pháp luật, đạo đức xã hội.
Với tâm lý tiêu cực ở người phạm tội đã dẫn đến tính hung hãn, côn đồ bất chấp mọi
thủ đoạn, chống trả quyết liệt khi có bất cứ ai tác động đến bản thân của họ. Thậm chí
4

Http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/121123/Can-bo-VKS-gay-tai-nan-chong-nguoi-thi-hanh-congvu.html. Cập nhật ngày 03/05/2008, 08:51.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang - 17 -


SVTH: Trần Thị Bé Thuyền


×