Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.31 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những
nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong quá trình tố tụng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các đương sự. Nó được đảm bảo thực hiện trong toàn bộ quá trình tố tụng. Đây là vấn đề đã được
đề cập đến nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau cho đến nay nó tiếp tục được khẳng định
trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Để có cơ hội hiểu rõ hơn về vấn đề này nên em đã chọn
chủ đề “ Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm
đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự” làm chủ đề cho bài tập cuối kì của mình.
Bài làm của em còn nhiều thiếu xót, em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài
làm của em được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG
I.
Định nghĩa nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
1. Khái niệm nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự

Nguyên tắc quyền tự định đoạt (NTQTĐĐ) của đương sự trong tố tụng dân sự (TTDS) là
một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS Việt Nam. Theo đó thì đương sự được
quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, quyết định quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải
quyết vụ việc dân sự và trách nhiệm của Tòa án trong việc bào đảm cho đương sự thực hiện
được quyền tự định đoạt của mình. Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự có cội nguồn
từ các nguyên tắc trong giao lưu dân sự. Trong đó, các quan hệ dân sự được xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng giữa các
chủ thể.
2. Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Như đã khẳng định ở trên thì nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự là một trong những
nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự. Vì vậy, nó cũng có những ý nghĩa chung như các nguyên


tắc cơ bản khác: đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đảm bảo pháp chế xã hội chủ
1


nghĩa; là cơ sở xây sựng và thực hiện các quy phạm pháp luật TTDS. Ngoài ra, nguyên tắc này
còn có một số ý nghĩa riêng như sau:
Thứ nhất, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đương sự trong việc yêu cầu tòa án có thẩm
quyền giải quyết vụ việc dân sự và quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình trong quá
trình tố tụng.
Thứ hai, nguyên tắc này có ý nghĩa xác định trách nhiệm của tòa án trong việc đảm bảo
quyền tự định đoạt của đương sự với quy định tại Điều 5 BLTTDS “ tòa án chỉ giải quyết vụ việc
dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự, chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu…”
Thứ ba, việc quy định nguyên tắc này còn có ý nghĩa làm cơ sở phát huy năng lực xét xử của
tòa án theo hướng bảo vệ quyền của các bên đương sự, tăng niềm tin của nhân dân với tòa án nói
riêng và cơ quan nhà nước nói chung.
Từ phân tích trên ta thấy việc tìm hiểu nội dung của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương
sự không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với tòa án trong việc thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm của mình trong quá trình tố tụng.
3. Cơ sở nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Đầu tiên, nguyên tắc QTĐĐcủa đương sự có cội nguồn từ các nguyên tắc trong giao lưu dân
sự. Nói cách khác, quyền được quy định trong các quy phạm pháp luật hình thức, được phái sinh
bởi các nguyên tắc trong giao lưu dân sự do pháp luật nội dung quy định.
Thứ hai, nguyên tắc QTĐĐ của đương sự được đặt ra do yêu cầu để thực hiện tốt nguyên
tắc tại Điều 9 BLTTDS đó là “bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự”. Và để đảm bảo cho
đương sự thực hiện được quyền đó thì pháp luật phải có những quy định giúp cho đương sự
thực hiện tốt điều này. Vì vậy, việc ghi nhận nguyên tắc QTĐĐ của đương sự trong tố tụng dân
sự là một vấn đề tất yếu.
Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn nếu xảy ra tranh chấp dân sự

trong đời sống xã hội, bên
nào thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm thì có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc
dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Tuy nhiên tòa án lại không được tự
mình giải quyết vụ án nếu không có yêu cầu của đương sự. Vì vậy, đương sự hoàn toàn có thẩm
quyền thay đổi, chấm dứt hoặc bổ yêu cầu tố tụng. Việc quy định QTĐĐ của đương sự là phù
hợp với thực tiễn khách quan góp phần đảm bảo được quyền và lợi ích tối đa cho đương sự.
II.
Nội dung của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự
1.1.
Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết

việc dân sự
Thứ nhất, đương sự có quyền tự mình quyết định có đơn yêu cầu hay đơn khởi kiện yêu cầu
tòa án bảo vệ mình không. Điều 5 BLTTDS (năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 sau đây gọi
chung là BLTTDS) quy định:
2


“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ
việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của
đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.”
Với quy định trên thì đương sự có toàn quyền trong việc quyết định có đưa ra yêu cầu, đơn
khởi kiện đề nghị tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích pháp của mình hay không.
Thứ hai, pháp luật ghi nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự của cá nhân, tổ chức, cơ quan
trong việc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và cơ quan, tổ chức khác
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích công cộng, lợi ích của người khác. Cụ thể được quy định tại
Điều 161 cụ thể như sau:
“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Theo đó, đương sự được quyền tự định đoạt trong việc khởi kiện vụ án dân sự hay nộp đơn
yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như của người khác.
Thứ ba, quyền tự định đoạt trong yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong các việc dân sự thì
không có sự tranh chấp giữa các bên mà một bên yêu cầu tòa án công nhân, bác bỏ một quyền lợi
một trách nhiệm dân sự nào đó giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu. Việc tham gia tố tụng
của người yêu cầu việc dân sựu cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Người yêu
cầu trong vụ việc dân sự có lợi ích pháp lý độc lập nên được đưa ra yêu cầu cho tòa án giải
quyết như nguyên đơn trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự là một trong những quyền cơ bản của đương sự trong
TTDS. Việc BLTTDS ghi nhận quyền này của đương sự đã góp phần thể hiện việc thực thi
nguyên tắc QTĐĐCĐS trong TTDS.
Từ các phân tích trên cho thấy quyền khởi kiện vụ án dân sự và quyền yêu cầu giải
quyết việc dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể, là cơ sở pháp lý làm phát sinh
quan hệ pháp luật TTDS, không có hành vi khởi kiện, hành vi yêu cầu giải quyết vụ việc DS thì
cũng không có quá trình TTDS. Đây là phương thức đặc trưng, biểu hiện quan trọng nhất trong
việc thực hiện quyền tự định đoạt trong TTDS.
1.2.

Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn

Trong tố tụng dân sự, phản tố được hiểu là việc bị đơn khởi kiện ngược lại nguyên đơn về
một quan hệ pháp luật khác với quan hệ pháp luật nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn, nhưng có liên
quan đến quan hệ pháp luật mà nguyên đơn đã khởi kiện. Điểm c khoản 1 Điều 60 BLTTDS quy
định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn như sau:
“Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc
đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.”
Ngoài ra, BLTTDS còn quy định cho bị đơn có quyền bác bỏ yêu cầu. Sự bác bỏ yêu cầu
theo luật nội dung là quá trình giải thích và lập luận của bị đơn về yêu cầu khởi kiện của nguyên
3



đơn không có căn cứ về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tế mà nguyên đơn đưa ra. Sự bác bỏ
yêu cầu về mặt tố tụng là bằng lý giải và chứng cứ của bị đơn về việc giải quyết vụ án hoặc là
về sự vi phạm thủ tục tố tụng trong việc thụ lý và giải quyết vụ án là không hợp pháp. Với việc
quy định quyền phản tố, quyền bác bỏ của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn là thể hiện sự
ghi nhận của pháp luật đối với QTĐĐCĐS.
1.3.

Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan

Trong BLTTDS chưa có khái niệm cụ thể về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng
chúng ta có thể hiểu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy
không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của họ. Và họ chỉ được xác định là người có quyền và nghĩa vị liên quan nếu giải quyết
vụ án họ được hưởng quyền lợi hoặc họ phải thực hiện nghĩa vụ.
Trong vụ án dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm hai loại là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn. Điều 177 BLTTDS quy định thì trong
trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn
hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án
được chính xác và nhanh hơn”
Như vậy thì trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố
tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có ba điều
kiện được đề cập như trên.
Còn người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền

lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn, lợi ích pháp
lý của họ bị phụ thuộc vào nguyên đơn, bị đơn nên việc tham gia tố tụng của họ bị phụ thuộc
vào nguyên đơn và họ không có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, bị đơn
được. Trong trường hợp này họ có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 58 BLTTDS.
Trong việc dân sự, người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tham
gia tố tụng vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những
vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Việc tham gia tố tụng của họ cũng giống như
việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo
yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của TA.
2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa

thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự
2.1.
Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu khởi kiện
4


Điều 5 BLTTDS quy định: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có
thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự.” Đương sự có thể tự mình quyết định yêu cầu tòa án giải
quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ hoàn toàn có quyền
quyết định các hành vi tố tụng tiếp theo của mình (quyền chấm dứt, thay đổi hoặc bổ sung yêu
cầu). Quyền này được cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTDS “a) Giữ nguyên, thay đổi, bổ
sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này;” Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn
tố tụng mà việc thay đổi, bổ sung yêu cầu có thể được Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận.
Điều 218 BLTTDS quy định:
“1. Hội đồng Xét Xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi,
………………………………………………………………………………………….
rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng Xét Xử chấp nhận và đình chỉ Xét Xử đối với phần
yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.”
Theo đó thì, trước khi mở phiên toà thì quyền này là quyền bổ sung, thay đổi yêu cầu là

quyền tuyệt đối của đương sự, có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu tuỳ ý. Tuy nhiên, tại phiên toà
việc thay đổi yêu cầu chỉ được chấp nhận nếu không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu
cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện (được hướng dẫn chi
tiết tại Điều 32 Nghị quyết 05/2012/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ hai “ Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung).
Đối với việc rút đơn khởi kiện, rút đơn yêu cầu trong mọi giai đoạn tố tụng đều có thể được
TA chấp nhận. Khoản 2 Điều 59 BLTTDS quy định nguyên đơn có quyền “Rút một phần hoặc
toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện”. Việc rút đơn yêu cầu, khởi kiện
của nguyên đơn không hạn chế quyền khởi kiện, quyền yêu cầu lại vụ án của đương sự. Tuy
nhiên, việc thay đổi, bổ sung hay rút đơn yêu cầu, đơn khởi kiện phải dựa vào ý chí tự nguyện
của đương sự.
2.2.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự

Hòa giải vừa là một nguyên tắc, vừa là thủ tục bắt buộc, là một nội dung của quyền tự định
đoạt. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự các bên vẫn có quyền thương lượng với
nhau giải quyết vụ việc bằng ý chí và sự tự nguyện của mình, Tòa án phải tôn trọng sự tự nguyện
thỏa thuận đó, không được đe dọa hay dùng vũ lực để ép buộc các đương sự phải thỏa thuận giải
quyết vụ việc trái với ý chí của các đương sự.
Hòa giải là thủ tục bắt buộc ở cấp sơ thẩm trừ các trường hợp được pháp luật quy định tại
Điều 181 (trường hợp không được hòa giải) và những vụ án hòa giải không thành tại Điều 182
BLTTDS.
Tại phiên tòa phúc thẩm pháp luật không quy định hòa giải là thủ tục bắt buộc nhưng tại phiên
tòa phúc thẩm nếu đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án không trái pháp
luật, không trái đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử công nhận sự thỏa thuân của các bên được quy
định tại Điều 270 BLTTDS và được giải thích tại Điều 19 Nghị quyết số 06/2012/NQ – HĐTP
5



hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thức ba “Thủ tục giải quyết vụ án tòa án cấp
phúc thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung.
Như vậy, với ý nghĩa là một nội dung cơ bản của QTĐĐ của đương sự, quyền thỏa thuận giải
quyết vụ án dân sựu là quyền tố tụng rất quan trọng của được sự được thể hiện ở tất cả các giai
đoạn trong quá trình tố tụng vừa đảm bảo được quyền lợi của đương sự đồng thời góp phần giải
quyết vụ án một cách nhanh chóng và hữu hiệu nhất.
3. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Thứ nhất, để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình đương sự có thể ủy quyền cho người
khác thay mình tham gia vào quá trình tố tụng. Người này gọi là người đại diện theo ủy quyền.
Việc chọn người người đại diện hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí của đương sự. Tuy nhiên, người
đại diện cũng phải có những điều kiện nhất định thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều
73 và Điều 75 BLTTDS.
Thứ hai, đương sự còn có quyền nhờ người khác bảo vệ cho mình khi tham gia vào quá trình
tố tụng. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia vào quá trình tố tụng
theo yêu cầu của đương sự vì vậy việc thay đổi, chấm dứt người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự sẽ do hai bên tự quyết định. Đồng thời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự cũng phải tuân theo quy định tại Điều 63 BLTTDS.
Đây cũng là hai phương diện thể hiện rất rõ nguyên tắc QTĐĐ của đương sự trong quá trình
tố tụng.
4. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định của tòa án

Quyền kháng cáo là một quyền tố tụng cơ bản của đương sự được quy định tại Điểm s khoản
2 Điều 58 BLTTDS như sau: “s) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy
định của Bộ luật này;”. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì đương sự được tự quyết định
việc thực hiện quyền này. Vì vậy, nó cũng là một biểu hiện của QTĐĐCĐS. Cùng với quy định
đương sự có quyền kháng cáo thì pháp luật cũng quy định đương sự có quyền thay đổi, bổ sung,
rút kháng cáo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 BLTTDS thì “Trước khi bắt đầu phiên tòa
hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo,…..”. Có

thể thấy rằng, quyền kháng cáo là một phương tiện pháp lý để đương sự bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình. Thông qua việc kháng cáo hay không kháng cáo ĐS thể hiện ý chí của mình
đối với bản án, quyết định của Tòa án một cách công khai, độc lập. Trong kháng cáo bản án,
quyết định của Tòa án đương sự được quyền tự định đoạt nội dung kháng cáo. Với những nội
dung như trên thì kháng cáo cũng là một trong những nội dung của QTĐĐCĐS khi tham gia vào
quá trình tố tụng.
5. Một số quyền khác thể hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng

dân sự
6


Thứ nhất, quyền yêu cầu tóa án áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời. Về nguyên tắc TA chỉ
được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có đơn yêu cầu của đương sự và người đại diện
của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện (Quy định tại Điều 99 BLTTDS). Quy định này thể
hiện việc tôn trọng nguyên tắc QTĐĐCĐS.
Thứ hai, Quyền tham gia phiên toà, tham gia phiên họp của đương sự. Việc tham gia phiên
toà, tham gia phiên họp giải quyết các vụ việc dân sự có ý nghĩa rất quan trọng để các đương sự
có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình tại phiên toà, phiên họp. Được ghi nhận
tại các Điều 199, 200, 201, 202, 221, 222, 295, ….BLTTDS. Quyền tham gia phiên toà, tham
gia phiên họp giải quyết vụ việc dân sự nhằm bảo đảm cho đương sự có cơ hội và điều kiện
thuận lợi để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Quy định này thể hiện rõ và tạo điều kiện cho
đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình.
Thứ ba, quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật. Pháp luật TTDS
hiện hành quy định đương sự có quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi tố tụng trái
pháp luật. Theo đó, đương sự có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp thực
hiện việc khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quy định từ Điều 397,
Điều 402, Điều 403 BLTTDS là cơ sở pháp lý để đương sự có thể thực hiện được quyền khiếu
nại trong tố tụng nhằm giúp đương sự có thể bảo vệ được tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp

của mình, đồng thời hạn chế, khắc phục những vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng trong TTDS.
6. Trách nhiệm của tòa án trong việc đảm bảo nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương

sự trong tố tụng dân sự
Bên cạnh quy định quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tham gia tố tụng, quyết định
quyền và lợi ích của mình trong TTDS thì BLTTDS cũng quy định rõ về trách nhiệm của Toà án
trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS. Điều
5 BLTTDS quy định “Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu
cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, yêu cầu đó”. Đây là quy định
xác định cụ thể về trách nhiệm của TA trong việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự. TA
chỉ giải quyết vụ việc trong phạm vi yêu cầu của đương sự, không được giải quyết thiếu hay
vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự. Trách nhiệm của TA là đảm bảo việc giải quyết đúng
và đầy đủ yêu cầu của đương sự.
Thực tiễn thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng
dân sự
1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
III.

Trong thời gian gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước đặc biệt bằng việc thể hiện trong
các quy định tại BLTTDS thì nguyên tắc QTĐĐCĐS trong TTDS ngày càng được quan tâm và
được tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm thực hiện trong thực tế. Qua đó, có thể thấy Tòa án đã
thực sự phát huy được vai trò của mình đối với việc thực hiện nguyên tắc QTĐĐCĐS trong
7


TTDS. Các vấn đề về nguyên tắc QTĐĐCĐS trong TTDS được quy định ngày càng cụ thể, rõ
ràng để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình được thực hiện và phát triển.
Bên cạnh những gì đã làm được thì việc thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về

nguyên tắc QTĐĐCĐS trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cả trong hoạt
động TTDS của các đương sự cũng như cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ nhất, về các quy định của pháp luật còn một số thiếu xót. Khoản 1 Điều 56 quy định
về đương sự thì mới chỉ có các đương sự trong vụ án dân sự nhưng chưa hề có quy định về các
đương sự trong việc dân sự. Bên cạnh đó chúng ta thấy tư cách tham gia tố tụng của người có
quyền lợi, nghĩa vụ có yêu cầu độc lập và không có yêu cầu độc lập là khác nhau nhưng hiện
nay Luật lại chưa quy định rõ sự khác biệt này. Hay trong Luật chỉ mới quy định quyền phản
tố cho bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ có yêu cầu độc lập nhưng lại không quy định
thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố. Điều 269 BLTTDS quy định việc nguyên đơn rút đơn khởi
kiện trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm phải có sự đồng ý của bị đơn là không hợp lí, vi
phạm nguyên tắc tự định đoạt của đương sự. Việc quy định pháp luật cò những lỗ hổng như
vậy gây ra khá nhiều trở ngại trong quá trình tố tụng.
Thứ hai, về việc áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật.
Về phía ĐS, do không hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật nên không thực hiện đúng
được các quyền của mình.
Cơ quan tiến hành tố tụng, Thẩm phán nói riêng và cán bộ Tòa án nói chung còn nhiều hạn
chế về trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp điều này làm cho việc
thực hiện QTĐĐCĐS trong TTDS của các đương sự không được đảm bảo.
2. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định còn thiết xót trong bộ Luật về khái niệm đương sự
trong vụ việc dân sự. Bộ luật TTDS mới chỉ quy định đương sự trong vụ án dân sự, chưa có quy
định về đương sự trong việc dân sự.
Hai là, quy định rõ sự khác biệt về địa vị tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập so với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập
bởi khi tham gia tố tụng với những quyền và nghĩa vụ tố tụng khác nhau thì vai trò của các chủ
thể sẽ khác nhau.
Ba là, không nên quy định về trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên
toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm phải được sự đồng ý của bị đơn. Theo quy định tại khoản
1 Điều 269 BLTTDS hiện nay đã vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự bởi lẽ trong các

tranh chấp dân sự các đương sự được quyền tự mình quyết định tranh chấp hay không tranh chấp
để yêu cầu Tòa án giải quyết và như vậy thì họ cũng có quyền thay đổi, bổ sung, rút một
phần hoặc toàn bộ các yêu cầu khởi kiện của mình ở các giai đoạn tố tụng. Do vậy, cần
8


sửa đổi Điều 269 theo hướng cho đương sự thực hiện tốt nhất quyền tự định đoạt của mình
trong TTDS.
Bốn là, nâng cao năng lực xét xử của cán bộ Tòa án đặc biệt là đội ngũ thẩm phán và đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Một yếu tố quan trọng để đảm bảo nguyên tắc QTĐĐ
của đương sự được đảm bảo thực hiện là việc nâng cao năng lực của cán bộ Tòa án là một vấn
đề cấp thiết và cần được đặc biệt chú trọng.
Để đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình một cách triệt để đòi hỏi
phải có các giải pháp đồng bộ về xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật
TTDS và việc thực hiện chúng đúng các quy định ấy trên thực tế .
KẾT LUẬN
Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một nguyên tắc quan
trọng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nhưng để bảo đảm thực hiện nguyên
tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam trên thực tế một cách tốt
nhất thì phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự, thực hiện đồng bộ các giải
pháp kiện toàn hệ thống Toà án, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ cán
bộ.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb, CAND, Hà Nội, 2012;
2. Học viện tư pháp, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007;
3. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011);

4. Nghị quyết số 06/2012/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thức

ba “Thủ tục giải quyết vụ án tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ
sung;
5. Nghị quyết 05/2012/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “
Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung);
6. Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất

“Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung;
7. Nguyễn Nữ Giang Anh, “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, 2010;
8. Nguyễn Triều Dương, “Đương sự trong tố tụng dân sự - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2010;
9. Nguyễn Ngọc Khánh, “Những nguyên tắc tố tụng đặc trưng trong BLTTDS”, Tạp chí

kiểm sát, số 1/2005, tr.19-23;
10. Nguyễn Ngọc Khánh, “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong BLTTDS”,
Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 5/2005, tr.64-66;

10



×