Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học trong môn âm nhạc ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.39 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH BÌNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁPNÂNG CAO HIỆU QUẢ
VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
MÔN ÂM NHẠC TIỂU HỌC

Người thực hiện: Lê Thị Quý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Định Bình, huyện Yên Định
SKKN môn: Âm nhạc

MÔN ÂM
NHẠC
TRƯỜNG
YÊN
ĐỊNHỞNĂM
2018 TIỂU HỌC.
1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Âm nhạc có một khả năng vô cùng to lớn và kì diệu, có thể làm sống lại
không khí của một thời đại, một giai đoạn lịch sử nhất định, âm nhạc có khả
năng thống nhất hành động, ý chí của con người trở thành phương tiện giao tiếp
của con người mà không cần đến ngôn ngữ. Đặc trưng của âm nhạc là âm thanh
của giọng hát và các loại nhạc cụ, nó có tính truyền cảm trực tiếp, có tác động
mạnh mẽ tới tình cảm, cảm xúc của con người.Vậy mục tiêu giáo dụ Âm nhạc


trong Trường Tiểu học là cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản
về Âm nhạc nhạc, học Âm nhạc giúp học sinh phát triển toàn diện, tự nhiên làm
cân bằng trí tuệ, sáng tạo góp phần bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu
nhạc giúp phát triển hài hào nhân cách. Thông qua hoạt động Âm nhạc làm cho
đời sống tinh thần học sinh thêm phong phú, đem đến cho học sinh tinh thần lạc
quan, mạnh dạn trong giao tiếp .
Trong thực tế của bộ môn âm nhạc người giáo viên muốn dạy tốt thì cần phải có
kiến thức và kĩ năng ngoài ra còn rất cần đến các phương tiện dạy học để làm
tiết dạy thêm sinh động và hiệu quả cụ thể ở đây đó là trong một tiết dạy Âm
nhạc việc sử dụng đồ dùng day học là rất cần thiết vậy chúng ta sử dụng đồ
dùng dạy học như thế nào? Ứng dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học vào tiết
dạy ra sao ? Cách sử dụng thế nào cho hợp lí, khai thác làm sao cho triệt để
mang lại chất lượng và hiệu quả nhất trong một tiết dạ .Đây là những câu hỏi
làm tôi băn khoăn, trăn trở rất nhiều, và với trách nhiệm của người giáo viên
trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi thấy mình cần phải có những
biện pháp đổi mới trong cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho đảm bảo tính
khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mà các
cấp quản lý đề ra. Chính vì vậy trong quá trình công tác và thực tiễn dạy học tôi
đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân, viết thành sáng kiến kinh nghiệm có
tên: “ Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng day học
môn Âm nhạc ở Tiểu học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng
dạy học môn Âm nhạc Tiểu học .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
-Việc sử dụng Đồ dùng dạy học khi dạy - học giáo dục Âm nhạc trong
Trường Tiểu học
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm.
- Phương pháp thực hành .

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận:
Âm nhạc là một môn nghệ thuật có sức biểu cảm được tình cảm của con
người với con người, của con người với thiên nhiên và của thiên nhiên với cuộc
sống. Âm nhạc còn là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi chúng ta.
Môn Âm nhạc là một trong 9 môn học ở Trường tiểu học, học Âm nhạc
giúp học sinh biết được kiến thức cơ bản đơn giản nhất ngoài ra còn giúp học
sinh phát triển toàn diện, đem đến cho các em những giây phút thoải mái, tạo
điều kiện cho các em có thể học tốt các môn học khác.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học môn Âm trong các tiết học trên lớp, có tác
dụng giúp người học dễ nắm bắt kiến thức, giúp người dạy dễ truyền thụ kiến
thức. Vì thế việc sử dụng các phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy tất
cả các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng là một yêu cầu hết sức
quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Ở lứa tuổi của học sinh tiểu
học là từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, học sinh thích quan sát các
sự vật hình ảnh rực rỡ bắt mắt, tìm hiểu những điều mới lạ, âm thanh phong phú.
Chính vì vậy trước mỗi tiết dạy bao giờ người giáo viên cũng phải xác định mục
tiêu tiết dạy từ đó chuẩn bị các điều kiện, phương tiện dạy học phù hợp để tiết
dạy đạt hiệu quả cao nhất. Điều này càng quan trọng hơn đối với môn học Âm
nhạc, một giờ dạy Âm nhạc nếu như giáo viên không dùng các phương tiện để
hỗ trợ cho giờ học thì kết quả sẽ không cao, không đạt được như mong muốn
của giáo viên và học sinh. Bởi vì những đồ dùng và phương tiện dạy học như :
Đàn oóc gan sẽ giúp các em hát đúng cao độ phù hợp với tầm cữ giọng của các
em, nhịp độ, sắc thái .... Còn song loan, thanh phách, trống con, tranh ảnh, bảng

phụ,.... sẽ làm cho giờ học sinh động, vui nhộn hơn, tạo cho các em có thêm
nhiều hứng thú với môn học âm nhạc và qua việc học sinh sử dụng đồ dùng dạy
học giáo viên dễ phát hiện những học sinh gõ đệm sai, hát sai cao độ và tiết
tấu... Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy giúp học sinh hứng thú trong dạy
học môn âm nhạc và tạo sự thoải mái để các em học tốt hơn ở những môn học
khác.
2.2. Thực trạng:
2.2. 1. Khi sử dụng đồ dùng dạy học để dạy giáo dục Âm nhạc đôi khi giáo
viên còn sử dụng chưa hiệu quả.
- Nguyên nhân:
+ Giáo viên sử dụng còn mang tính chất đối phó, sử dụng chưa phù hợp với bài
dạy, chưa phân loại được đồ dùng để ứng dụng vào các bài dạy ngoài ra một số
giáo viên chưa nắm vững được tác dụng của một số loại đồ dùng dạy học đôi khi
còn ngại sử dụng vì mất công mất thời gian.
2.2. 2. Giáo viên chưa đầu tư phân các dạng bài trong giáo dục Âm nhạc để
đưa ra mục tiêu, yêu cầu cần đạt phù hợp ,chưa sử dụng triệt để đồ dùng
trong các tiết dạy .

3


- Nguyên nhân :
+ Một số giáo viên chưa nghiên cứu sâu về mục tiêu, yêu cầu, nội dung tiết day
dẫn đến việc lựa chọn đồ dùng chưa thực sự phù hợp ngoài ra giáo viên có năng
lực sử sụng nhạc cụ còn hạn chế vì vậy việc chưa khai thác triệt để tác dụng của
đồ dùng khi đưa vào tiết dạy.
2.2.3.Giáo viên chưa mạnh dạn đưa công nghệ thông tin vào tiết dạy .
- Nguyên nhân:
+ Do hiểu biết về công nghệ thông tin còn hạn chế , một số giáo viên có tuổi
ngại tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, tâm lí còn lo sợ khi đưa công nghệ thông tin

vào giảng dạy sẽ không làm được .
2.2.4. Giáo viên chưa quan tâm đến việc đồ dùng tự làm, chưa phổ biến cho
học sinh tự làm đồ dùng .
- Nguyên nhân :
+ Giáo viên chưa đầu tư thời gian, công sức vào việc làm đồ dùng tự làm của
giáo viên còn ít, chưa khích lệ cho học sinh tự làm đồ dùng .
+ Do một số giáo viên giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề chưa tìm hiểu
về tác dụng của các loại nhạc cụ tự làm có sức ảnh hưởng tới học sinh như thế
nào .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :
2.3. 1. Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm vững tác dụng và cách sử dụng của
các loại đồ dùng dạy học trong Âm nhạc .
Việc tìm hiểu kĩ các loại đồ dùng dạy học để hiểu rõ tác dụng của chúng
giúp mỗi giáo viên chúng ta lựa chọn đúng các loại đồ dùng cho mỗi giờ lên lớp
và sử dụng triệt để các đồ dùng đó sao cho mỗi đồ dùng dạy học phát huy hết tác
dụng trong từng tiết dạy. Từ đó giúp giáo viên làm chủ tiết dạy, không bị lúng
túng khi sử dụng đồ dùng dạy học, phân bố thời gian các hoạt động được hợp lý.
Sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học giúp nâng cao hiệu quả giờ học.
Trong môn âm nhạc ở tiểu học thường có các loại đồ dùng dạy học cơ bản sau:
a. Loại đồ dùng dạy học thông thường:
Tranh ảnh, bảng phụ, thanh phách, song loan, trống nhỏ, sênh tiền, chũm
chọe, mô hình các loại nhạc cụ....
- Tranh ảnh, bảng phụ giúp giáo viên có thể giới thiệu bài hát, bài tập đọc
nhạc ( về tác giả, xuất xứ , hoàn cảnh ra đời, tổ chức trò chơi cho học sinh..) hay
các tiết Âm nhạc thưởng thức, các tiết giới thiệu các loai nhạc cụ, hỗ trợ trong
quá trình học của học sinh.
- Song loan, trống nhỏ, thanh phách, sênh tiền, thanh la....giúp giáo viên
phát hiện dễ dàng việc tiếp thu bài của học sinh, giúp học sinh có thể sử dụng
trực tiếp tạo hứng thú trong tiết học đồng thời giúp các em nắm vững các cách
gõ đệm từ đó hát đúng tiết tấu của bài hát.Ngoài ra giáo viên ở một số tiết học

giáo viên có thể dùng các loại nhạc cụ này để tổ chức trò chơi.
b. Loại đồ dùng dạy học hiện đại:
Đàn Oóc gan, đàn piano kĩ thuật số, máy chiếu, đài, đầu video, máy vi
tính, loa điện tử.
4


- Với máy chiếu, đầu video và băng hình là những phương tiện dạy học khá hiện
đại và nó có khả năng phát huy được nhiều ưu điểm. Điểm mạnh của những
phương tiện dạy học này là giúp cho giáo viên không mất nhiều thời gian chép
lời bài hát và kẻ khuông nhạc, đồng thời nó cũng giúp cho học sinh thích thú
hơn trong học tập. Ngoài rất nhiều ưu điểm máy vi tính còn có thể giúp giáo
viên lấy các bài hát, hình ảnh, video trên mạng internet làm phong phú thêm tiết
dạy.Máy chiếu có ưu điểm là thể hiện được sắc màu một cách trung thực, thay
đổi được các nội dung một cách dễ dàng và nhanh chóng cho phù hợp với tiến
trình của giờ dạy.
- Còn với phương tiện là đầu video- băng hình thì có khả năng giúp học
sinh được quan sát những hình ảnh sinh động, gắn với thực tiễn sẽ gây được sự
chú ý tập trung đối với học sinh, giúp học sinh dễ hình dung ra bài hát, tưởng
tượng tốt được các điệu múa trong video hướng dẫn.
- Loa điện tử giúp giáo viên có thể cắm USB có bài hát là có thể hát được
hay cắm vào máy tính cũng có thể sử dụng được.
-Về phương tiện dạy học là đàn piano kĩ thuật số và đàn oóc gan thì đây là
những phương tiện vô cùng quan trọng, và đây cũng là một phương tiện dạy học
đã được thông dụng trong các nhà trường từ tiểu học đến chuyên nghiệp. Trong
tiết âm nhạc, nếu giáo viên không có đàn hoặc không có ý thức sử dụng phương
tiện này thì khó có thể nói là tiết dạy đạt hiệu quả.Các loại nhạc cụ này giúp học
sinh hát chuẩn xác bài hát, đọc chuẩn xác cao độ, tiết tấu của các bài tập đọc
nhạc, giúp bài hát trở nên sinh động hơn, học sinh được phát triển tai nghe
nhạc.Đây là những phương tiện mà hầu như các tiết dạy âm nhạc nào cũng cần

phải sử dụng.
Ngoài ra phương tiện này còn giúp cho giáo viên có thể sử dụng để cung
cấp cho học sinh biết về những tư liệu có liên quan đến bài học như: Giới thiệu
về nhạc sĩ đã sáng tác ra bài hát, giới thiệu các loại nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ
nước ngoài và những tư liệu lịch sử ( nếu có).
c. Loại đồ dùng tự làm:
Tranh ảnh, bảng phụ, thanh phách, mõ,...
Trong thư viện của nhà trường đôi khi không có đủ các đồ dùng dạy và
học vì vậy giáo viên cũng cần phải tự làm các đồ dùng dạy học như vẽ tranh
minh họa bài hát, làm bảng phụ có bài hát hay bài tập đọc nhạc, tự làm nhạc cụ
gõ như thanh phách hay đĩa mềm ...Tuy các đồ dùng tự làm không đáp ứng đủ
yêu cầu của đồ dùng dạy học trong tiết dạy nhưng nó phát huy được tính độc
lập, sáng tạo của giáo viên học sinh cũng hứng thú hơn khi tự làm được đồ dùng
học tập
2.3.2. Giải pháp 2: Giáo viên cần xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung
của từng tiết dạy Âm nhạc để lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp ,khai thác
triệt để các loại đồ dùng sao cho tiết dạy mang lại hiệu quả cao nhất .
- Giáo viên phải nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng và điều chỉnh nội
dung dạy học của chương trình phân môn âm nhạc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành đồng thời giáo viên phải hiểu sâu, hiểu rõ nội dung bài dạy. Điều
5


này giúp cho giáo viên xác định được định lượng kiến thức, kiến thức trọng tâm
nổi bật của bài dạy để từ đó lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học đúng mục tiêu
của bài dạy.
* Ví dụ: Tiết dạy Học hát bài “ Cộc cách tùng cheng”
Mục tiêu của tiết học là:
- HS Biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc: Sênh, thanh la, mõ, trống.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.

- Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Tham gia trò chơi.
+ Dựa vào mục tiêu của tiết dạy ở những trường chưa có các thiết bị hiện
đại thì giáo viên cần lựa chọn các loại đồ dùng dạy học như sau:
Tranh ảnh về 4 loại nhạc cụ: Sênh tiền, thanh la, mõ, trống.
Bảng phụ giới thiệu về bài hát.
Đàn Oócgan để hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu.
Nhạc cụ gõ khác: Thanh phách, song loan, trống nhỏ…
+ Ở những trường đã có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại giáo viên có thể
lựa chọn các lọai đồ dùng dạy học sau:
- Giáo viên có thể chuẩn bị một số tranh ảnh về các loại nhạc cụ hoặc kết hợp
tranh ảnh với các loại nhạc cụ: Sênh, thanh la, mõ, trống để giúp học sinh ghi
nhớ tên và đặc điểm nhận biết của 4 loại nhạc cụ này.
- Đàn Oocgan hướng dẫn học sinh học hát đúng giai điệu, nhịp độ và sắc
thái bài hát.
- Máy vi tính, máy chiếu, bảng , bút chỉ để soạn và dạy giáo án điện tử.
- Loa điện tử để phát nhạc beat bài hát khi giáo viên hát mẫu kết hợp biểu
diễn, tổ chức trò chơi cho học sinh.
+ Đối với học sinh giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị nhạc cụ gõ như:
Thanh phách, song loan, trống nhỏ...Để hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Việc nắm vững và hiểu đúng đủ nội dung từng tiết dạy Âm nhạc là rất
quan trọng. Bởi có nắm vững nội dung tiết dạy thì giáo viên mới có sự lựa chọn
chính xác các đồ dùng dạy học, sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học đó. Từ đó
tiết dạy âm nhạc đảm bảo đạt yêu cầu đúng trọng tâm và phát huy hiệu quả.
* Khai thác triệt các loại đồ dùng để sử dụng sao cho hiệu quả nhất trong
các tiết dạy Âm nhạc .
- Nắm nội dung tiết dạy còn giúp sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng
chỗ phù hợp với nội dung tiết dạy.
*Ví dụ: Với tiết dạy Học hát bài “ Đếm sao” (Lớp 2 - tuần 5)
Nhạc và lời: Văn Chung

+ Mục tiêu của tiết dạy là: - Học sinh hát theo giai điệu và lời ca.
- Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo phách.
+ Dựa vào mục tiêu của tiết dạy ở những trường chưa có các thiết bị hiện
đại thì giáo viên cần sử dụng các loại đồ dùng dạy học như sau:
- Giáo viên cần giới thiệu bài học vì vậy đồ dùng dạy học cần có là :
Tranh ảnh minh họa bài hát, bản nhạc bài hát để giới thiệu về bài hát. Thao tác
6


này giúp cho mỗi học sinh có thể tự xác định được cho mình những thái độ, tình
cảm thích ứng phù hợp với nội dung bài hát được học. Vì vậy giáo viên cũng
không được xem nhẹ khâu này.
- Giáo viên cần đàn giai điệu cho Học sinh nghe, giáo viên hát mẫu và
đệm đàn cho học sinh hát nên đồ dùng dạy học cần có là : Đàn oocgan hoặc đàn
Piano kĩ thuật số.Giáo viên cũng có thể dùng các loại nhạc cụ khác như đàn
ghita.
- Giáo viên và học sinh cần hát và gõ đệm theo phách nên giáo viên và
học sinh cần chuẩn bị: Thanh phách,song loan,trống nhỏ, sênh tiền, mõ...
+ Ở những trường đã có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại giáo viên có thể
lựa chọn các lọai đồ dùng dạy học sau:
- Máy tính, máy chiếu, bảng, bút chỉ giúp cho việc soạn và dạy giáo án
điện tử.
- Đàn Oocgan hoặc đàn Piano để hướng dẫn học sinh hát theo giai điệu.
- Nhạc cụ gõ như thanh phách, song loan, trống nhỏ... để hướng dẫn học
sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Loa điện tử kết hợp với máy chiếu, máy vi tính: Giáo viên có thể
downloads bài hát mẫu kết hợp biểu diễn cho học sinh nghe hoặc downloads bài
beat để khi hát mẫu giáo viên có thể kết hợp biểu diễn.
+ Giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị nhạc cụ gõ để thực hiện hát kết hợp gõ đệm
theo phách.

Sử dụng triệt để các đồ dùng dạy trong các tiết dạy là phát huy hết tác dụng của
đồ dùng vì có như thế việc sử dụng đồ dùng dạy học mới có hiệu quả trong việc
truyền thụ kiến thức của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh, từ đó
giúp cho giờ dạy tốt hơn. Đôi khi trong các tiết dạy, giáo viên có sử dụng đồ
dùng dạy học nhưng sử dụng chưa đúng lúc đúng chỗ hay chưa khai thác hết tác
dụng của đồ dùng dạy học thì việc sử dụng đồ dùng đó coi như chưa hoàn thành.
*Ví dụ: Ở tiết học hát bài “Đếm sao”
Với tiết học này, nếu sử dụng các loại đồ dùng dạy học đã có hoặc tự làm
thông thường ( Đối với trường không có máy chiếu, máy tính,…) thì cần có:
tranh ảnh minh họa có bầu trời có những ngôi sao lấp lánh, bảng phụ có ghi bài
hát, đàn oocgan, nhạc cụ gõ thanh phách, song loan, trống nhỏ…Còn nếu sử
dụng các loại đồ dùng dạy học hiện đại (Đối với trường có thiết bị dạy học hiện
đại) thì cần có máy tính, máy chiếu, bảng, bút chỉ, đàn oocgan, loa điện tử, nhạc
cụ gõ thanh phách, song loan, trống nhỏ…
a. Sử dụng thiết bị thông thường
* Sử dụng tranh ảnh: Bức tranh “Bầu trời sao” được sử dụng vào phần
giới thiệu bài
+ Giáo viên hỏi học sinh quan sát bức tranh và cho biết bức tranh trên
bảng có những gì?
+ Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét. Kết luận: Trên bức tranh có rất
nhiều các ông sao trên nền trời ban đêm. Ở dưới có các bạn nhỏ đang cùng thi

7


đếm sao và đó là nội dung của bài hát đếm sao mà hôm nay chúng ta sẽ được
học.
* Sử dụng bảng phụ có ghi bản nhạc và lời ca của bài hát trình bày giống
sách giáo khoa.
+ Giáo viên treo bảng phụ, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và nhận

xét về bài hát. Giáo viên có thể đặt câu hỏi như: Bài hát là sáng tác của ai? Bài
hát viết ở nhịp mấy? Trong bài hát có những chỗ nào ngân 2,3 phách?...
+ Giáo viên nhận xét và kết luận về bài hát: Bài hát Đếm sao là sáng tác
của nhạc sĩ Văn Chung là nhạc sĩ đã dành tâm huyết sáng tác rất nhiều bài hát
cho trẻ em và có những tác phẩm nổi tiếng như Lì và Sáo, lượn tròn lượn
khéo.... bài hát viết ở nhịp 3 khi hát thể hiện sắc thái vui tươi nhịp nhàng, trong
sáng.
4
- Giáo viên chỉ lên bảng phụ cho học sinh nhìn để nắm được trong bài hát
có các từ ngân 2 và 3 phách. Giáo viên treo bảng phụ suốt buổi để học sinh dễ
dàng học thuộc bài ngay trên lớp.
- Nếu trong bài học trên giáo viên chỉ đưa ra bức tranh rồi giới thiệu, treo
bảng phụ rồi cất đi không yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét, không để bảng
phụ treo trên bảng thì rất ít học sinh khắc sâu được bài dạy vì vậy các đồ dùng
dạy học trên không phát huy được hết tác dụng.
b. Sử dụng thiết bị hiện đại
- Tương tự các bước dạy trên nhưng ta có thể thay thể tranh ảnh, bảng phụ
bằng các hình ảnh rõ nét, sinh động bằng hình ảnh máy vi tính giúp học sinh hào
hứng hơn trong giờ học.
- Giáo viên để bản nhạc và lời ca bài hát suốt buổi để học sinh dễ dàng
học thuộc bài hát.
- Loa điện tử có các âm thanh sinh động giúp nâng cao tính sinh động của tiết
dạy và học sinh hào hứng hơn với môn học.
Hay khi dạy bài hát : “ ƯỚC MƠ”
Nhạc : Trung Quốc
Lời việt : An Hoà
Và bài hát:
“ HÁT MỪNG”
Dân ca Hrê ( Tây Nguyên)
Đặt lời mới : Lê Toàn Hùng

Giáo viên có thể dùng bản đồ bản đồ Thế giới và bản đồ Việt Nam
(phù hợp với nội dung từng bài) để chỉ cho học sinh biết địa danh cần nói đến
trong từng bài học.
Ngoài tranh đã có trong sách ra, Giáo viên và Học sinh có thể tự sưu tầm
ảnh hoặc tượng của các nhạc sĩ đã sáng tác ra bài hát hoặc để giới thiệu cho nội
dung các bài dạy kể chuyện về các danh nhân âm nhạc giúp cho học sinh không
chỉ nhớ được tên mà còn nhớ được cả gương mặt của các nhạc sĩ, các danh
nhân âm nhạc trong và ngoài nước. Ngoài bản đồ, tranh giáo viên có thể lấy
trên mạng những hình ảnh, bản đồ để giới thiệu tới học sinh
.

8


Phối hợp sử dụng các loại phương tiện dạy học để đạt hiệu quả cao trong mỗi
tiết dạy. Để tiết học thực sự đạt hiệu quả cao, ngoài việc thường xuyên phải sử
dụng đồ dùng khi lên lớp, người giáo viên còn phải biết kết hợp làm sao cho
thật hợp lí và hài hoà các loại đồ dùng trong một tiết học với nội dung của bài
dạy để đạt được hiệu quả cao.
Ở đây tôi xin được trình bày một ví dụ về việc phối hợp các loại đồ dùng cho
một bài dạy hát ôn như sau :
Tiết 20: - Lớp 2 - Ôn bài hát: Trên con đường đến trường
Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu
Nội
dung
hoạt động
Hoạt động
1 : Ôn bài
hát : Trên
con đường

đến trường

-Hát ôn kết
hợp gõ đệm
các loại nhạc
cụ:

Hoạt động của giáo
viên
- Trước khi vào bài
học, giáo viên đánh
đàn oóc gan một lần
toàn bộ giai điệu bài:
Trên con đường đến
trường, sau đó hỏi
học sinh
+ Giai điệu trên cô
vừa đánh là giai điệu
của bài hát nào? Nhạc
và lời của ai?

Đồ dùng dạy
học
- Học sinh nghe giáo viên Đàn oocgan
đàn để nhận biết giai điệu
của bài.
Hoạt động của học sinh

- Là giai điệu của bài hát:
Trên con đường đến trường.

Nhạc và lời: Ngô Mạnh Thu.
- Học sinh thực hiện hát ôn
theo đàn đệm

- Giáo viên viết đầu
bài lên bảng, nhắc học
sinh những điểm cần
lưu ý trong bài sau đó
dạo nhạc đàn cho cả
lớp hát ôn lại bài hát
vài lần.
-Học sinh thực hiện bài theo - Nhạc cụ gõ:
-Sau khi học sinh hát cách miệng hát tay gõ:
Thanh phách,
ôn theo đàn xong,
song
loan,
giáo viên tiếp tục cho
mõ,
trống
học sinh vừa hát vừa
nhỏ….
kết hợp với gõ đệm
theo nhịp, phách bằng
các loại nhạc cụ gõ .
Hát:
Trên con đường đến trường
Gõ nhịp :
x
x

Gõ phách:
x
x
xx
9


- Học sinh lần lượt thực hiện
gõ đệm theo các cách khác
nhau bằng các loại nhạc cụ
thật thành thạo.

- Giáo viên cho học - Học sinh thực hiện
sinh kết hợp gõ đệm
theo tiết tấu bằng nhạc
cụ và kết hợp nhún
chân nhịp nhàng.

- Nhạc cụ gõ:
Thanh phách,
song
loan,
mõ,
trống
nhỏ….

-Hát ôn theo
tổ,
nhóm, - Giáo viên chia nhóm -Học sinh thực hiện theo yêu
cá nhân

cho học sinh thực hiện cầu của giáo viên theo
các cách khác nhau.
- Giáo viên cho từng Học sinh thực hiện.
nhóm, cá nhân thực
hiện
- Giáo viên đánh giá - Lắng nghe.
nhận xét.
Qua việc thực hiện kết hợp giữa các loại nhạc cụ với nhau sẽ giúp cho học
sinh từng bước làm quen từ dễ đến khó, từ việc làm quen đến có thói quen và
cuối cùng là định hình tốt - chắc chắn được về nhịp phách và tiết tấu qua mỗi bài
học khác nhau, giúp các em hứng thú, say mê hơn với mỗi bài học của mình. Và
qua đây cũng cho thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng đưa đồ dùng dạy
học vào với mỗi tiết dạy - học là không thể thiếu trong quá trình nhằm nâng cao
chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh.
2.3. 3. Giải pháp 3: Tích cực ứng dụng một số phần mềm vào dạy học môn
âm nhạc
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để soạn nhạc, hoà
âm phối khí. Các phần mềm đều có lĩnh vực ứng dụng nhất định và có tính
chuyên biệt khá rõ nét nhưng nhìn chung khi sử dụng đều có đặc điểm tương đối
giống nhau từ thao tác soạn, chữa giai điệu, hoà âm, ghi âm nên việc sử dụng
cũng khá dễ dàng. Các phần mềm này đa số không đòi hỏi máy tính phải có cấu
hình cao nên việc phổ biến cũng thuận lợi. Đa số phần mềm soạn nhạc hiện nay
đều chạy được trên môi trường Windows (hệ điều hành phổ biến ở Việt Nam)
nên việc cài đặt, sử dụng rất thuận tiện. Việc ứng dụng phần mềm vào dạy học
môn âm nhạc giúp giáo viên đỡ mất thời gian, phần mềm sau khi sử dụng sẽ lưu
trữ được lâu dài có thể dụng trong nhiều năm học. Học sinh khi được tiếp xúc
với các phần mềm này sẽ hứng thú với môn học hơn. Việc giáo viên tiếp cần với

10



các phần mềm vào dạy học sẽ làm tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin,
đáp ứng được với việc dạy học trong giai đoạn mới.
a. Phần mềm Encore - Ứng dụng trong giảng dạy Tập đọc nhạc
Ưu điểm của phần mềm này là có thể tạo một bản tập đọc nhạc được thực
thi động giống y hệt bản tập đọc nhạc được in trong sách giáo khoa. Từ cách thể
hiện về hình thức lẫn kết cấu câu nhạc, ô nhịp..,điều này giúp học sinh dễ quan
sát. Bài tập đọc nhạc được thể hiện toàn màn hình giúp giáo viên có thể hướng
dẫn cách thực hiện các kí hiệu, cao độ, trường độ dễ dàng và học sinh dễ nắm
bắt. Phần mềm ENCORE khi thực hiện bài tập đọc nhạc sẽ có tiếng phách gõ và
được hiển thị trên màn hình một cách chính xác và rõ ràng. Chức năng biểu diễn
theo các kí hiệu âm nhạc được soạn sẵn được thực hiện tự động, học sinh dễ
dàng theo dõi bài và nắm bắt cao độ, trường độ, các âm hình tiết tấu.

Phần mềm có khả năng hiển thị toàn màn hình, do đó giáo viên có thể tận
dụng tối đa diện tích của màn hình chiếu để hiển thị bài tập đọc nhạc rõ ràng, sử
dụng công cụ Custom View trên thanh công cụ và nhập vào tỉ lệ % tương ứng.
Để tạo chú ý ở một số kí hiệu, hình nốt đặc biệt, hay đơn giản là muốn đổi màu
sắc cho toàn bộ bài tập đọc nhạc để lôi cuốn hơn có thể sử dụng chức năng đổi
màu sắc cho các đối tượng trong bản nhạc ở mục Score Color (trình đơn View).
Nhìn chung, đây là một phần mềm dễ sử dụng nhất trong các phần mềm
soạn nhạc, phần mềm này có thể được ứng dụng không chỉ riêng môn học tập
đọc nhạc mà còn có thể các phân môn khác.
b. Phần mềm CAKEWALK PRO AUDIO - Ứng dụng trong giảng dạy học
bài hát
CakeWalk Pro Audio là một phần mềm chuyên dụng trong hoà âm, phối
khí và ghi âm. Phần mềm này có khả năng trình diễn các bài nhạc MIDI với chất

11



lượng âm thanh rất tốt và có thể tương tác với đàn Organ qua thiết bị MIDI, với
các tiện ích sao chép, chỉnh sửa rất thuận tiện.

CakeWalk có thể hiển thị toàn bộ tổng thể bài nhạc nhưng cũng có thể
hiển thị một kênh nhạc theo yêu cầu người dùng. Bài nhạc được hiển thị hàng
ngang và có thể thay đổi màu sắc đồng thời cả giai điệu và lời hát theo tiết tấu,
điều này giúp học sinh dễ theo dõi tiết tấu, cao độ, lời ca bài hát và việc dạy hát
nhạc trở nên đơn giản hơn.
Giáo viên khi soạn bài dạy có thể ghi âm bài hát trên đàn Organ rồi
chuyển qua phần mềm CakeWalk bằng đĩa mềm hoặc đĩa USB, sau đó sử dụng
các công cụ trong phần mềm để chỉnh sửa bài nhạc theo yêu cầu hoặc có thể ghi
âm bài hát ngay trong phần mềm qua thiết bị MIDI. Vì vậy việc soạn bài dạy sử
dụng phần mềm này rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tính năng hiển thị bài hát
và khả năng soạn, sửa nhạc rất tiện lợi sẽ giúp cho việc chuẩn bị một tiết dạy hát
trở nên dễ dàng hơn, giờ học hát sẽ hiệu quả hơn và thực tế thì học sinh rất hứng
thú khi được học hát qua phần mềm này
c. Phần mềm PHOTODEX PRODUCER- Ứng dụng trong giảng dạy Âm
nhạc thường thức.
Proshow Producer là một phần mềm thông dụng hiện nay cho phép người
sử dụng tạo những đoạn phim hay những đoạn flash dưới dạng trình diễn show
ảnh. Chuyên dùng để tạo các bộ album video ảnh với các hiệu ứng chuyển cảnh
cực đẹp và độc đáo, tường thích nhiều loại file ảnh, cho phép thay thế nhạc nền
video,...Thao tác nhanh, dễ sử dụng, hiệu quả cao gây thích thú cho người xem,
đó là tính năng vượt trội của chương trình này.
2.3. 4. Giải pháp 4: Giáo viên tự làm, đồ dùng dạy học và khuyến khích
học sinh tự làm, đồ dùng học tập.
12



Muốn thực sự thành công thì người giáo viên phải tâm huyết với nghề,
trân trọng và tự hào với công việc mà mình đang đảm nhận. Phải luôn tự nâng
cao ý thức bằng cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, luôn cập nhật các thông tin
mới để làm vốn cho cuộc sống và trong giảng dạy. Trong các đồ dùng đã được
trang cấp và mua sắm đôi khi không đủ cho hoạt động dạy học vì vậy giáo viên
cũng cần phải tự làm, sưu tầm đồ dùng dạy học. Việc làm này sẽ giúp cho đồ
dùng dạy học được phong phú hơn, giáo viên có thể hiểu sâu hơn về tính năng
các nhạc cụ cũng như các loại đồ dùng mình tự làm, sưu tầm và có như vậy giáo
viên mới có thể hướng dẫn cho học sinh tự làm được. Học sinh được tự làm
hoặc sưu tầm đồ dùng học tập sẽ giúp học sinh hăng say trong học tập và có ý
thức bảo vệ cá đồ dùng học tập.
Giáo viên có tự làm một số đồ dùng sau: Thanh phách, xúc xắc, mõ để gõ
đệm các bài hát, tranh ảnh, bảng phụ để giới thiệu bài hay cắt các âm hình nốt
nhạc bằng bìa để chơi trò chơi, làm khuông nhạc bàn tay bằng bìa để học sinh
gắn tên nốt nhạc đúng vị trí trên khuông nhạc bàn tay, làm các loại bảng có chỗ
gắn để học sinh có thể nhận biết tên nốt nhạc qua bảng hoặc thi đua giữa các
nhóm. Cụ thể như ở tiết 23 lớp 3 “Giới thiệu một số hình nốt nhạc” giáo viên có
thể dùng giấy bìa màu các màu khác nhau để nổi bật các âm hình nốt trắng, nốt
đen, nốt móc đơn, móc kép thu hút sự chú ý của học sinh.
Hay ở tiết 29 lớp 3 có bài “Tập viết các nốt nhạc trên khuông” giáo viên có thể
tự làm bảng kẻ khuông nhạc sẵn giáo viên đọc tên nốt và hình nốt cho Học sinh
viết vào khuông nhạc hay giáo viên làm bảng có chỗ gài cho học sinh gắn các
nốt vào khuông nhạc đúng như yêu cầu. Giáo viên có thể cho Học sinh thi đua
gắn tên nốt theo nhóm.
Tương tự: Trong chương trình lớp 5 – bài 28 có nội dung kể chuyện âm nhạc giới thiệu về nhạc sĩ Bet- tô-ven, một thiên tài người Đức qua câu chuyện
“Khúc nhạc dưới trăng”. Giáo viên cần sưu tầm thêm ảnh chân dung của nhạc sĩ
để giới thiệu cho học sinh biết cùng với tiểu sử bản thân và ngày tháng năm
sinh, để giúp cho học sinh hiểu thêm về người nhạc sĩ thiên tài của thế giới.
Ngoài ra giáo viên nên sưu tầm thêm các tác phẩm của các nhạc sĩ để học sinh
tham khảo.

Để học sinh phát huy được tinh thần và lòng say mê học tập Âm nhạc thì
giáo viên luôn khuyến khích động viên học sinh tự làm đồ dùng học tập như :
Tranh ảnh, bảng phụ, thanh phách, song loan, sênh tiền...từ những vật dụng dễ
tìm trong cuộc sống như ( vỏ bia, viên bi, luồng nứa...) hay sưu tầm các nhạc cụ
trên ở thực tế để phục vụ cho học sinh học tập tại nhà. Vì thường khi ở nhà các
em không có đồ dùng để hỗ trợ học môn Âm nhạc nên không kích thích được
các em ôn luyện bài hát ở nhà. Có đồ dùng tự bản thân làm ra hay sưu tầm các
em sẽ phấn khích, tự giác hơn trong học tập và ôn luyện bài tập ở nhà và việc
làm bảng phụ (Ở khối lớp 3,4,5) giúp học sinh hiểu hơn về nhạc lý.
Học sinh có thể tự làm hoặc sưu tầm một số đồ dùng học tập sau: Giáo
viên có thể khuyến khích học sinh làm hoặc sưu tầm đồ dùng học tập cho môn
âm nhạc bằng cách tổ chức thi làm đồ dùng học tập: Vẽ tranh minh họa cho bài
13


hát, sưu tầm tranh ảnh chân dung về tác giả của bài hát, làm bảng phụ, làm thanh
phách...Tuyên dương và khích lệ học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập cho mỗi tiết
học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục:
Từ những biện pháp trên, kết quả của học sinh sau quá trình áp dụng vào
giảng dạy là: Qua thực tế vận dụng các phương pháp đổi mới chương trình dạy
học cho học sinh. Từ chỗ các em còn lúng túng chưa biết cách sử dụng đồ dùng,
chưa nghe quen tiếng đàn thì đến nay hầu như các em đã biết vận dụng tốt các
loại đồ dùng học tập thông thường khác nhau như: Đàn ooc gan, thanh phách,
mõ, trống, song loan,…Học sinh biểu diễn tự tin hơn, hào hứng với tiết học Âm
nhạc. Các em đã biết phân biệt và nắm vững các cách thực hiện từng loại nhịp,
phách và tiết tấu. Cuối năm học 2017- 2018, sau quá trình áp dụng các giải pháp
sử dụng đồ dùng dạy học nêu trên vào giảng dạy, chất lượng đại trà của bộ môn
Âm nhạc ở khối tôi giảng dạy đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả đạt đượcl à 100%
học sinh hoàn thành nội dung môn học, học sinh rất yêu thích và say mê học âm

nhạc.
Các hoạt động văn nghệ của trường cũng nâng cao rõ rệt, học sinh tham gia sôi
nổi ở các hội thi “ Rung chuông vàng” các cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày
20/10, 20/11, 8/3...Chất lượng các tiết mục văn nghệ được nâng cao, để lại ấn
tượng rất tốt trong học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh.
Qua đó cho ta thấy rằng việc sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả góp phần
nâng cao chất lượng môn âm nhạc, giúp giáo viên tự tin trong giờ dạy, giúp học
sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng sống của học sinh được rèn luyện nhiều.
Mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng
dạy học và tích cực sử dụng đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả trong mỗi
tiết dạy.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận :
Dạy học Âm nhạc là một môn nghệ thuật, muốn dạy tốt môn học này
ngoài những yêu cầu khác giáo viên cần phải tự học tập bồi dưỡng và thường
xuyên cập nhật, sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên và đúng mục đích. Để
sử dụng đồ dùng dạy học môn âm nhạc ở Tiểu học có hiệu quả, giáo viên cần
phải:
- Tìm hiểu kĩ các loại đồ dùng, cách sử dụng chúng trong dạy học môn Âmnhạc.
- Giáo viên cần hiểu đúng đủ nội dung của từng tiết dạy Âm nhạc để lựa chọn đồ
dùng phù hợp cho tiết dạy.
- Sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.
- Phối hợp sử dụng các loại phương tiện dạy học để đạt hiệu quả cao.
- Tích cực ứng dụng các phần mềm tin học vào dạy học môn âm nhạc.
- Khuyến khích học sinh tự làm đồ dùng học tập.
- Giáo dục tư tưởng nhận thức cho học sinh yêu thích môn Âm nhạc.
- Giáo viên tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức của giáo viên.
14



Qua nhiều năm giảng dạy và tìm tòi áp dụng vào thực tiễn dạy học bản thân
đã rút ra được bài học kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất cần
thiết và khi sử dụng đồ dùng thường xuyên bắt đầu từ khi các em bước vào lớp
1đã giúp các em làm quen với việc sử dụng đồ dùng .Đến khi lên lớp lớn các
em đã sử dụng thành thạo các loại nhac cụ gõ và còn biết cách tự làm đồ dùng
để sử dụng vào tiết Âm nhạc ,đó là một bài học kinh nghiệm để tôi áp dụng
thường xuyên vào tiết Âm nhac để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giảng
dạy cuả bản than.
3.2. Kiến nghị:
3.2. 1. Đối với nhà trường
- Đề nghị nhà trường phối hợp với các cấp lãnh đạo địa phương trang cấ máy
chiếu , trang cấp đầu đĩa để nâng cao hiệu quả giảng dạy , giáo viên có điều
kiện phát huy hết khả năng vận dụng các phương tiện dạy - học mỗi khi lên lớp.
3.2. 2. Đối với cấp trên
- Đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm hơn về đời sống tinh thần, vật chất của
giáo viên chuyên trách, đặc biệt là giáo viên bộ môn Âm nhạc.
- Hàng năm Sở giáo dục nên cấp thêm các đồ dùng dạy học cho học sinh các
loại nhạc cụ gõ để các em học tập, bởi các loại đồ dùng này trong quá trình sử
dụng thường hay bị hao mòn hỏng hóc...
Trước những yêu cầu đòi hỏi bức thiết của nền giáo dục trong giai đoạn
mới này, những đề xuất của tôi đã mạnh dạn trao đổi trong bài này chỉ là những
biện pháp, kinh nghiệm trong giảng dạy của bản thân tôi tại trường Tiểu học
Đinh Bình nên không thể tránh được những thiếu sót. Vậy tôi rất mong nhận
được sự góp ý của các đồng chí đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra những biện
pháp hay hơn nữa giúp các em học tập ngày một đạt hiệu quả hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
Định Bình, ngày 15 tháng 4 năm
TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết
Lê Anh Qúy
Lê Thị Quý

15



×