Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm sử dụng tính tích hợp có hiệu quả khi dạy bài 3b ( tiết 2) chương trình VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.02 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN ĐỊNH

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH LIÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TÍNH TÍCH
HỢP CÓ HIỆU QUẢ KHI DẠY BÀI 3B (TIẾT 2) –
CHƯƠNG TRÌNH VNEN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tâm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Định Liên
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
YÊN ĐỊNH NĂM 2018


MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3


2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của SKKN
Nội dung
Cơ sở lí luận của SKKN
Thực trạng dạy và học trước khi áp dụng SKKN
Các giải pháp thực hiện
Hiệu quả của SKKN
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
3
3
3
4
4
4
5

5
6
7
14
16
16
16
18

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Tập làm văn là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt
ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng. Dạy tốt phân môn này không
những rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh (HS) mà còn giúp
học sinh có được kĩ năng làm văn, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, biết
cảm nhận yêu quý cái đẹp, yêu thiên nhiên đất nước, con người, hình thành
nhân cách của học sinh.

2


Như vậy ta có thể khẳng định: Tập làm văn là một môn học rất quan
trọng, đòi hỏi học sinh phải vận dụng toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng
Tiếng Việt cũng như tư tưởng tình cảm của mình vào bài làm. Chính vì vậy
Tập làm văn là một thước đo năng lực của học sinh.
Để giúp học sinh học tốt môn học không phải là đơn giản, và đặc biệt là
văn tả cảnh có thể nói là một thể loại văn khó đối với học sinh. Trong thực tế
giảng dạy tôi thường gặp những bài văn tả cảnh ý nghèo nàn, lời lẽ khô khan,
cứng nhắc thiếu sự lôi cuốn, ... nhiều em còn sao chép văn mẫu nội dung
không phù hợp với cảnh, thiếu tự nhiên, thiếu sáng tạo. Giờ học tập làm văn

trở nên khô khan nặng nề, học sinh thụ động. Với chương trình VNEN nói
chung và Tiếng Việt 5 của chương trình VNEN nói riêng khi học theo mô
hình này tức là các em được học trong môi trường tương tác sẽ giúp các em
chủ động tự tin trong học tập. Tuy nhiên, với dạy học phân môn tập làm văn
thì chưa thực sự đạt được điều đó, mỗi khi làm văn học sinh thường bí từ,
ngại viết văn, thường lôi văn mẫu ra để chép. Rõ ràng các em chưa phát huy
hết khả năng và tính chủ động của mình trong học tập, khả năng diễn đạt bằng
ngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế.
Vậy làm thế nào để nâng chất lượng hiệu quả của các tiết dạy học Tập
làm văn? Nó là một câu hỏi lớn đặt ra cho nhiều thầy cô giáo phải băn khoăn,
trăn trở: “Dạy như thế nào?” để thực hiện mục tiêu bài học, môn học. Vì thế
mà ngay từ đầu năm học tôi rất quan tâm đến việc tìm hiểu nội dung chương
trình và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với khả năng sư phạm của bản
thân và nhất là phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình phụ trách trong đó có
môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Tập làm văn, nhằm giúp cho mỗi giờ
học Tập làm văn không còn trở nên nặng nề đối với giáo viên (GV) và học
sinh và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong nhà trường. Chính vì
những lí do trên tôi đã chọn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm
(SKKN): Một số biện pháp sử dụng tính tích hợp có hiệu quả khi dạy bài
3B (tiết 2) - Chương trình VNEN.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu vấn đề đưa ra trong SKKN này nhằm:
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài luyện tập tả
cảnh ở bài 3B (tiết 2), góp phân nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5
chương trình VNEN.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết, sử dụng tích hợp kiến thức các
môn học vào để viết văn. Từ đó giúp học sinh viết văn một cách chân thực,
giàu hình ảnh, giàu cảm xúc làm cho bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn.
- Giúp học sinh yêu thích môn Tiếng Việt, thích làm văn, tích cực chủ
động trong học tập không lệ thuộc vào văn mẫu.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng dạy học văn tả cảnh lớp 5 chương trình VNEN.
Nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy bài 3B (tiết 2) Tiếng Việt 5
(sách thử nghiệm) chương trình VNEN.

3


Nghiên cứu tính tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 5 ở lớp 5B (lớp thực
nghiệm) và lớp 5C (lớp đối chứng), Trường Tiểu học Định Liên - Yên Định Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện SKKN này chủ yếu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạy
môn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát điều tra thực tế.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Năm học 2013-2014 tôi đã nghiên cứu và ứng dụng SKKN này vào
dạy bài Luyện tập tả cảnh (tiết 5) - Tập làm văn 5 của chương trình hiện
hành tại lớp 5A Trường TH Yên Ninh.
- Năm học 2017 - 2018 tôi tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng SKKN này
vào dạy bài 3B (tiết 2) – Tiếng Việt 5 Chương trình VNEN tại lớp 5B Trường
Tiểu học Định Liên. Trong lần ứng dụng này tôi mạnh dạn đề xuất một số giải
pháp mới (chủ yếu là về hình thức dạy học) nhằm phù hợp với chương trình
của sách giáo khoa (SGK) và đối tượng học sinh lớp mình phụ trách và phù
hợp với mô hình trường học mới Việt Nam.


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
a. Tìm hiểu về văn miêu tả trong trường Tiểu học
Ngay từ lớp 2, khi tập quan sát và trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm
quen với văn miêu tả. Việc cho học sinh tiếp cận với văn miêu tả sớm như vậy
có thể nói rằng các nhà nghiên cứu đã dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ

4


(ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính thích tìm hiểu,...)
và qua việc học văn miêu tả góp phần nuôi dưỡng tình yêu của các em với
thiên nhiên, với thế giới xung quanh, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ,
ngôn ngữ ở trẻ, ... Học văn miêu tả các em có thêm điều kiện để tạo nên sự
thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với
thiên nhiên, với xã hội để gợi ra những tình cảm ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ ...
cho học sinh tiếp xúc với thiên nhiên là con đường hiệu quả nhất để giáo dục
học sinh phát triển ngôn ngữ.
b. Yêu cầu chung đối với dạy - học văn miêu tả
- Bài văn miêu tả phải chân thực: Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh,
làm hiện ra (vẽ ra) trước mắt người đọc (nghe) bức tranh cụ thể về một đối
tượng đã làm cho ta chú ý và cảm xúc sâu sắc. Do vậy, bài văn miêu tả trước
hết cần có tính chân thực, đúng bản chất đối tượng. Dạy cho học sinh tiểu học
miêu tả một đối tượng trước hết phải đi từ yêu cầu là tả đúng thực tế, nghĩa là
thông qua việc quan sát bằng nhiều giác quan, chon được từ ngữ thích hợp,
diễn tả đúng được đối tượng, không làm người đọc (nghe) hiểu sai không hình
dung được nó. Trước khi tiến hành một bài văn miêu tả, học sinh cần được
giáo viên giao nhiệm vụ quan sát và hướng dẫn các em cách quan sát, miêu tả
theo trình tự hợp lí (trình tự thời gian, khômg gian hoặc trình tự tâm lí).

- Bài văn miêu tả phải có trọng tâm và chọn lọc được những nét tiêu
biểu.
- Bài văn miêu tả phải bộc lộ được cảm xúc chân thành của người viết.
- Bài văn miêu tả phải diễn đạt bằng lời văn sinh động, giàu hình ảnh.
c. Tìm hiểu về tính tích hợp
- Tích hợp là quan điểm mới trong chương trình giáo dục tiểu học nhằm
giải quyết quyết mâu thuẫn giữa lượng kiến thức ngày càng tăng do sự bùng
nổ thông tin với thời gian học tập và sức lực học tập có hạn của học sinh. Làm
cho người học nhận biết và ý thức được mối quan hệ giữa nội dung học tập ở
các môn học khác nhau và ở ngay trong một môn học đó là mối quan hệ giữa
các tri thức của các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; giữa tri thức
với kĩ năng, với năng lực cải tạo cuộc sống của người học ngay trong một
môn học cụ thể.
d. Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 (sách thử nghiệm) xây dựng
theo quan điểm tích hợp
Các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng gắn bó chặt chẽ với
nhau. Sách được xây dựng theo hai trục: Trục chủ điểm và trục kĩ năng, trong
đó trục chủ điểm làm khung cho cả cuốn sách, còn kĩ năng được lấy làm
khung cho từng tuần học, từng đơn vị học.
Hệ văn bản đưa vào chương trình là các dạng văn bản thường gặp trong
cuộc sống như văn bản khoa học, văn bản thông tin truyền thông, văn bản
hành chính, pháp luật,... Hệ văn bản này cung cấp cho học sinh những tri thức
phong phú về khoa học, về các thông tin thuộc những vấn đề bức xúc của thời
đại, làm giàu vốn hiểu biết, vốn sống cho học sinh. Hệ văn bản này cũng góp
phần làm khuôn mẫu, làm ngữ liệu giúp các em học tốt, làm tốt các bài Tập
làm văn đồng dạng.
5


e. Dạy Tập làm văn là một quy trình tích hợp

- Phần Tập làm văn lớp 5 bao gồm nhiều thể loại: văn miêu tả (tả cảnh,
tả người) ngoài ra còn ôn tập các kiểu bài miêu tả đồ vật, con vật, cây cối ở
lớp 4, văn kể chuyện, viết thư ở các lớp dưới; cùng với việc xen kẽ các thể
loại: làm báo cáo thống kê, thuyết trình tranh luận, làm đơn, làm biên bản
cuộc họp, biên bản sự việc,...
- Kiến thức kĩ năng viết văn không chỉ hình thành trong phần Tập làm
văn mà còn được hình thành, rèn luyện trong các phân môn của Tiếng Việt
như: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu hay trong các bài thuộc
các môn học khác như: Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức,... ngoài ra học
sinh còn phải vận dụng những kiến thức từ thực tế cuộc sống trong gia đình,
làng xóm, quê hương, trường học, qua sách báo, các kênh thông tin đại chúng,
các em còn phải phát huy trí tưởng tượng khái quát, óc sáng tạo của mình.
Thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học Tập làm văn theo hướng
trên sẽ tạo cho giáo viên và học sinh cơ hội tốt để dạy học tốt phân môn Tập
làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
2.2. Thực trạng dạy và học trước khi áp dụng SKKN
a. Đối với học sinh
Trong quá trình dạy học Tập làm văn tôi thấy học sinh thường gặp một
số khó khăn như: Vốn ngôn ngữ, vốn hiểu biết về cảnh vật thiên nhiên của các
em còn hạn chế. Khi học các phân môn của Tiếng Việt cũng như các môn học
khác học sinh chưa có sự liên hệ vận dụng các kiến thức đó để hỗ trợ cho quá
trình quan sát và làm văn tả cảnh. Để các em hoàn thành bài tập theo đúng
mục tiêu đề ra cũng là tương đối khó. Nhiều em chưa biết phân tích đề bài và
lập dàn ý, trình bày đoạn văn còn lúng túng chưa biết cách diễn đạt, khi viết
câu văn còn rườm rà chưa xếp ý cho đúng. Dẫn đến ngại làm văn hoặc có làm
thì bài văn khô khan ít có cảm xúc, hoặc sao chép văn mẫu.
b. Đối với giáo viên
Qua phỏng vấn một số đồng nghiệp tôi được biết khi dạy văn tả cảnh
cho học sinh lớp 5, đa số giáo viên cho rằng học sinh làm bài kém hơn các thể
loại văn khác, do vốn từ ngữ cũng như cách diễn đạt của các em còn khô

khan, thiếu sáng tạo. Để đối phó với tình trạng học sinh làm bài kém, để đảm
bảo chất lượng nhiều thầy cô giáo cho học sinh học thuộc một số bài văn mẫu
khi gặp đề bài tương tự cứ thế mà chép. Vì vậy dẫn đến tình trạng cả thầy và
trò đều lệ thuộc vào văn mẫu. Nguyên nhân là do giáo viên chưa nhiệt tình
trong công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, chưa quan
tâm lưu ý hướng dẫn học sinh tích hợp các nội dung, kiến thức, kĩ năng các
phân môn của môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Tổ chức các hình
thức dạy và học chưa phong phú và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Do
vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. Từ đó
dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm, kiến thức còn dàn trải.
c. Đối với gia đình
Do địa hình dân cư là vùng nông thôn điều kiện kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn, thiếu thốn, bố mẹ thường đi làm ăn xa hoặc đi làm ở công ti cả
ngày do đó việc học hành của các em chưa được quan tâm nhiều. Vì thế, nó
6


ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em, ảnh hưởng đến trình độ tư
duy, nhận thức và vốn sống, khả năng giao tiếp của các em. Điều đó ảnh
hưởng đến xúc cảm, tình cảm của các em, ảnh hưởng đến chất lượng học tập
phân môn Tập làm văn nói chung và văn tả cảnh nói riêng.
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Kết quả khảo sát chất lượng văn miêu tả đầu năm học 2017 - 2018 Lớp
5B (lớp thực nghiệm) và lớp 5C (lớp đối chứng) Trường Tiểu học Định Liên
như sau:
Lớp

Sĩ số

5B

5C

27
28

Điểm 9-10
SL
0
2

%
0
7.1

Điểm 7-8

Điểm 5-6 Điểm dưới 5

SL
2
6

SL %
20 74.1
17 60.8

%
7.4
21.4


SL
5
3

%
18.5
10.7

Thực trạng về dạy học văn miêu tả như đã nêu trên đã ảnh hưởng trực
tiếp tới chất lượng dạy học phần Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói
chung của nhà trường. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã mạnh dạn đổi mới
phương pháp dạy học Tập làm văn nhằm khắc phục tình trạng như đã nêu ở
trên.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Tìm hiểu nội dung bài 3B (tiết 2) - Hướng dẫn học Tiếng Việt
5 (Sách thử nghiệm) - Tập 1A
* Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi
Mưa rào
Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc
xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen
xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ
phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia
sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Mưa đến rồi, lẹt đẹt... lẹt đẹt... mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn
xuống mái phên nứa: mưa thực rồi, mưa ù xuống khiến cho mọi người không
tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế . Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây
giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong
bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật
ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả
trắng xoá. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ,

man mác của những trân mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa
đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ
ồ ồ.
Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ
xuống ao chum. Mưa xối nước được một lúc thì bỗng trong vòm trời tối thẳm
vang lên một hồi ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa..

7


Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó
bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló
ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Theo Tô Hoài
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
b) Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc mưa.
c) Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
* Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cơn mưa.
Gợi ý:
a) Mở bài
Giới thiệu: Đó là cơn mưa vào buổi sáng hay trưa, chiều, tối? Vào mùa
nào (xuân, hạ, thu, đông / mùa mưa, mùa khô)? Diễn ra ở đâu? ...
b) Thân bài
- Lúc sắp mưa, cảnh vật xung quanh em (bầu trời, nắng, gió, chim
chóc,...) có những dấu hiệu gì khác thường?
- Lúc cơn mưa bắt đầu diễn ra, những giọt nước rơi xuống ra sao?
Không khí lúc đó thế nào?...
- Trong lúc mưa, cảnh vật (cây cối, đường sá, nhà cửa,...), âm thanh
(tiếng mưa rơi, gió thổi, nước chảy) có những nét gì nổi bật?

- Cơn mưa kết thúc thế nào? Cảnh vật và con người sau cơn mưa có
những biểu hiện gì thay đổi so với trước cơn mưa?
c) Kết bài
Cảm nghĩ: Cơn mưa đem lại cho em cảm giác thế nào (hoặc gợi cho em
những điều gì về cuộc sống xung quanh) ?
2.3.2. Một số biện pháp sử dụng tính tích hợp vào bài 3B (tiết 2) –
Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 (Sách thử nghiệm) – Tập 1A
a. Sự kết hợp bài học với các nội dung trong môn Tiếng Việt
* Đối với nội dung Tập đọc
Dựa vào nội dung bài tập 1 được trình bày trong bài học, ta có thể thấy
ngay được là trước khi học sinh lập dàn ý cho một đề bài Tập làm văn tả cảnh
cụ thể thì có một bài văn (hoặc đoạn văn) có thể hiểu là một mẫu văn bản
tương ứng với thể loại văn mà học sinh được học. Như vậy, để khai thác bài
văn này thì có thể kèm theo một hệ thống câu hỏi gợi ý tìm hiểu, yêu cầu học
sinh phải huy động các kĩ năng của nội dung Tập đọc như: đọc thành tiếng,
đọc thầm, đọc lướt, đọc hiểu,... để trả lời các câu hỏi gợi ý. Từ đó giúp các em
dễ dàng nhận biết được cách viết một bài văn thuộc thể loại văn tả cảnh nói
chung và tả cơn mưa nói riêng đặc biệt là cách trình bày, diễn đạt, sử dụng từ
ngữ, hình ảnh,...
Chẳng hạn để học sinh thực hiện theo đúng yêu cầu của bài tập bằng
cách trả lời các câu hỏi thì giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện như sau:
- HS thảo luận nhóm lớn: cá nhân đọc thành tiếng, cả nhóm đọc thầm
toàn bài “Cơn mưa” của nhà văn Tô Hoài trong SGK.
- HS đọc thầm, đọc lướt suy nghĩ trao đổi thảo luận để trả lời các câu
hỏi a, b, c, d có trong bài đọc.
8


- Cách tiến hành ở phần này gần giống như cách khai thác tìm hiểu bài
ở nội dung Tập đọc. Vì thế, để học sinh làm được thì trước hết các em phải có

kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễm cảm tốt ở nội dung Tập
đọc thì từ đó mới có thể giúp cho HS có thói quen tìm hiểu văn bản trong nội
dung Tập làm văn, giúp học sinh có thêm ngữ liệu, có hiểu biết về một bài
văn miêu tả chân thực, sinh động và hấp dẫn. Nếu học sinh đọc yếu, kĩ năng
đọc hiểu văn bản kém thì dẫn đến học sinh không thể hiểu và cảm nhận một
cách đầy đủ, rõ ràng một bài văn đúng và hay được. Từ đó dẫn đến các em sẽ
khó khăn trong việc dịnh hướng nói, viết cho bài văn của mình theo đúng yêu
cầu đề bài.
Vì vậy mà ta có thể nói rằng việc dạy tốt các kĩ năng trong nội dung
Tập đọc góp phần quan trọng để học sinh có thể học tốt phân môn Tập làm
văn.
* Đối với nội dung Luyện từ và câu
+ Thông qua các câu hỏi có thể giúp học sinh thảo luận tìm được những
từ ngữ, hình ảnh miêu tả có trong bài văn:
- Mây: đặc xịt, lổm ngổm đầy trời; tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên
một nền đen xám xịt.
- Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước; khi mưa xuống, gió
càng mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
- Tiếng mưa: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách; mưa ù xuống, rào rào, sầm sập,
đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối; giọt tranh đổ ồ ồ.
- Hạt mưa: Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa rồi tuôn rào rào;
mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây; hạt mưa giọt ngã, giọt bay, toả
bụi nước trắng xoá.
...
Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả trên được tác giả sử dụng một loạt các
từ láy mang tính tượng hình, tượng thanh; từ đơn, từ ghép, từ đồng nghĩa,
danh từ, động từ, tính từ, ... gợi tả mây, gió, tiếng mưa, hạt mưa,...
+ Những biện pháp nghệ thuật giúp cho bài văn sinh động hấp dẫn như:
Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả cảnh vật trong mưa:
“Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy”

+ Những từ ngữ, hình ảnh; những biện pháp nghệ thuật như: so sánh,
nhân hoá, liên tưởng, điệp ngữ,... Học sinh đã được học ở phân môn Luyện từ
và câu. Vì vậy, học sinh cũng cần phải học tốt và nắm vững về đặc điểm, dấu
hiệu nhận biết, cách sử dụng chúng khi học ở phân môn này. Có như vậy thì
khi học nội dung Tập làm văn giáo viên chỉ việc dùng câu hỏi gợi mở giúp
học sinh nhớ lại và nhận biết ngay được từ đó có thể giúp cho dạy học Tập
làm văn đạt hiệu quả tốt.
* Đối với nội dung Tập làm văn
Như chúng ta đã biết, thể loại văn tả cảnh là tổng hợp nghiều thể loại
văn khác học sinh đã được học như: tả đồ vật, con vật, cây cối,... chính vì thế
mà có thể nói rằng văn tả cảnh là thể loại văn đã tích hợp gồm nhiều loại văn
học sinh đã được học trước đó. Ngay từ lớp hai học sinh đã được tìm các từ
ngữ, hình ảnh miêu tả, viết câu văn đoạn văn miêu tả. Ở lớp 3 học sinh được
9


làm quen với cách viết một đoạn văn tương đối hoàn chỉnh theo các chủ đề:
con người, đò vật, con vật, cây cối,... gần gũi xung quanh các em. Ở lớp 4,
học sinh được học và có kĩ năng viết một bài văn hoàn chỉnh (đủ ba phần: mở
bài, thân bài, kết bài) về thể loại kể chuyện, tả đồ vật, con vật, cây cối,... Lên
lớp 5, học sinh bắt đầu được học thể loại văn tả cảnh. Bài luyện tập tả cảnh
này là tiết thứ tư học sinh học thể loại văn tả cảnh. Trước tiết luyện tập này
học sinh đã được học về cấu tạo bài văn tả cảnh và có hai tiết luyện tập để tìm
hiểu sâu hơn về cấu tạo bài văn, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong bài văn
miêu tả, cách lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Do đó, ở tiết luyện tập này giáo
viên chỉ dùng câu hỏi gợi ý giúp học sinh nhắc nhanh lại các kiến thức đã học
có liên quan: Cấu tạo bài văn tả cảnh, cách mở bài, kết bài, cách lập dàn ý.
Chẳng hạn: + Ở bài tập 1, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu:
- Bài văn “Mưa rào” gồm có mấy đoạn?
- Nêu cách mở bài, kết bài của bài văn này?

+ Ở bài tập 2, trước khi học sinh tiến hành lập dàn ý, Gv có thể yêu cầu
HS nêu:
- Cấu tạo chung của bài văn tả cảnh.
- Phần thân bài có thể được viết theo trình tự nào? (thời gian, không
gian, hay từng bộ phận của cảnh).
GV có thể lưu ý thêm: Các em có thể chọn cho mình cách mở bài, kết
bài, trình tự miêu tả sao cho phù hợp.
Như vậy, để học sinh học tốt nội dung tập làm văn 5, thì những kiến
thức và kĩ năng viết văn ở các tiết Tập làm văn trước đó, ở các lớp trước đó
cũng đều phải học tốt thì HS mới có ngữ liệu, có kĩ năng để vận dụng và thực
hiện được vào bài học một cách thuận lợi, dễ dàng. Có thể nói rằng, tính tích
hợp được vận dụng trong phạm vi nội dung Tập làm văn là tích hợp theo
chiều dọc. Vì vậy, để chất lượng nội dung Tập làm văn được nâng cao thì học
cũng phải học tốt ngay trong từng bài học, tiết học có như vậy không những
học sinh có thêm kiến thức, kĩ năng giao tiếp và hiểu biết của bản thân mà nó
còn là công cụ để học tiếp các bài học tiếp theo và các lớp học, cấp học cao
hơn.
* Đối với nội dung Chính tả
Nội dung này giúp học sinh viết đúng các tiếng từ, các chữ hoa,... theo
đúng luật chính tả. Học sinh sử dụng đúng các tiếng từ phổ thông tránh sử
dụng các tiếng địa phương không phổ biến. Vì vậy, khi dạy bài này giáo viên
cần lưu ý: Ở bài tập1, giáo viên giúp các em đọc đúng thông qua đó các em
nhận biết được các tiếng từ đó đã viết đúng theo luật chính tả, tiếng phổ
thông.
+ Ở bài tập 2: Khi học sinh lập dàn ý giáo viên nhắc nhở các em viết
các tiếng từ một cách có ý thức sao cho đúng chính tả, đúng tiếng phổ thông
tránh viết các từ địa phương không phổ biến.
Như vậy, có thể thấy rằng việc dạy cho học sinh viết chính tả một cách
có ý thức và dạy cho học sinh viết chính tả theo phương ngữ là một việc làm
rất cần thiết góp phần giúp cho học sinh khi viết văn tránh sai lỗi chính tả, để

người đọc, người nghe không hiểu sai lệch văn bản mà người viết muốn trình
10


bày. Việc dạy tốt nội dung chính tả cho học sinh sẽ góp phần không nhỏ nâng
cao chất lượng dạy học Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
b. Đối với các môn học khác
Đối với văn tả cảnh thì việc kết hợp với các môn học khác là điều rất
cần thiết giúp cho các em có hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên, cây cỏ, sự vật,
hiện tượng, con người ... đang hiện hữu và diễn ra hằng ngày xung quanh các
em. Các em còn được biết những gì đã xảy ra trong quá khứ và những gì có
thể đến với các em trong tương lai gần. Từ đó, giúp các em có một vốn từ ngữ
thật phong phú, giúp các em có thể lựa chọn và sử dụng đúng, hay và chính
xác các từ ngữ, hình ảnh theo đúng yêu cầu của dạng bài văn tả cảnh.
Chẳng hạn: + Ở bài tập 1; 2: HS có nắm vững kiến thức của môn Tự
nhiên và Xã hội, Khoa học, phân môn Địa lí,... thì các em mới nhận biết được:
+ Các dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.
+ Các sự vật: con vật, cây cối, bầu trời, mây,...
+ Các hiện tượng: gió, mưa,...
+ Các giác quan sử dụng để quan sát sự vật hiện tượng: thị giác (mắt),
thính giác (tai), xúc giác (da), khứu giác (mũi),...
Khi dạy đến những kiến thức này, giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở
giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã học có liên quan để các em nhận biết
và vận dụng được vào bài học.
Vì vậy, có thể nói rằng học sinh học tốt các môn học khác như Tự nhiên
và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức,... cũng góp phần khong nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn.
c. Huy động vốn hiểu biết trong cuộc sống của học sinh
Để bài văn học sinh viết được một cách chân thực, giàu hình ảnh, giàu
cảm xúc,... thì việc huy động vốn hiểu biết từ cuộc sống xung quanh của các

em là điều hết sức cần thiết. Nếu vốn sống của các em phong phú thì vốn từ
của các em giàu thêm, từ đó giúp cho các em sử dụng từ ngữ của các em cũng
được chính xác, phù hợp và hay hơn giúp cho bài văn càng thêm chân thực,
giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Nếu vốn sống của các em ít thì vốn từ ngữ sẽ
nghèo nàn, học sinh có thể dùng nhiều từ ngữ lặp, bài văn trở nên khô khan,
nội dung sơ sài.
Chẳng hạn: + Ở bài tập 1: Giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở giúp
học sinh huy động thêm vốn sống, vốn hiểu biết về môi trường xung quanh
của các em để các em có thể vận dụng được vào bài học.
- Theo sự quan sát và kinh nghiệm trong thực tế các em thường thấy
những dấu hiệu nào cho biết cơn mưa sắp đến?
- Em thường quan sát thấy cảnh vật sau cơn mưa như thế nào?
+ Ở bài tập 2: để học sinh có thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ, hình
ảnh, ... từ thực tế và cơn mưa thì trước khi học bài này, ở tiết học trước đó
giáo viên yêu cầu học sinh về nhà quan sát hoặc nhớ lại những gì em đã được
tận mắt chứng kiến về một cơn mưa, ghi chép lại để chuẩn bị cho bài lập dàn
ý về tả cơn mưa.
2.3.3. Phương pháp dạy bài 3B (tiết 2) – Hướng dẫn học Tiếng Việt
5 (Sách thử nghiệm) – Tập 1A
11


a. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
* Phương pháp: Đối với bài này tôi sử dụng một số phương pháp chủ
yếu sau:
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Phương pháp tổng kết, đánh giá.
* Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân; Nhóm nhỏ; Cả lớp.

b. Cách tiến hành
* Hoạt động 1: Bài tập 1
+ Mục tiêu: Qua phân tích bài “Mưa rào”, giúp học sinh hiểu thêm về
cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
+ Cách tiến hành
- Trước hết tôi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: cá nhân đọc toàn bộ
nội dung Bài tập 1. Cả nhóm theo dõi trong SGK, đọc thầm lại bài văn “Mưa
rào”.
- HS đọc thầm, đọc lướt trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
a. Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
b. Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết
thúc cơn mưa.
c. Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau cơn mưa.
d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
- Đại diện các nhóm lần lượt phát biểu ý kiến.
+ HS trả lời câu a, cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải:
Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều
trên một nền đen xám xịt.
Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, khi mưa xuống, gió càng
mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
GV nêu thêm câu hỏi: Theo sự quan sát và kinh nghiệm trong thực tế
em thường thấy những dấu hiệu nào cho biết cơn mưa sắp đến?
+ HS trả lời câu b, cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải:
Tiếng mưa: Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách.
Về sau: mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào
lòng lá chuối, giọt tranh đổ ồ ồ.
GV nêu thêm câu hỏi: Tìm các từ láy miêu tả tiếng mưa?
Ngoài ra, em có thể tìm thêm các từ ngữ nào nữa miêu tả tiếng mưa
rơi?
Hạt mưa: Những giọt nước lăn xuống mai phên nứa rồi tuôn rào rào

mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây; hạt mưa giọt ngã, giọt bay, toả
bụi nước trắng xoá.
GV nêu thêm câu hỏi: Khi tả hạt mưa tác giả sử dụng một loạt động từ,
em hãy nêu các động từ đó?
+ HS trả lời câu c, cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải:
Trong mưa: - Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy
- Con gà sống lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
12


- Cuối cơn mưa, vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm những
tiếng sấm của mưa mới đầu mùa.
GV nêu thêm câu hỏi: Câu văn nào cho thấy tác giả đã sử dụng biện
pháp nhân hoá? (Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.)
Sau trận mưa: - Trời rạng dần; Chim chào mào hót râm ran.
- Phía đông một mảng trời trong vắt.
- Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
GV hỏi thêm: Em thường quan sát thấy cảnh vật sau cơn mưa như thế
nào?
+ HS trả lời câu hỏi d, cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải:
Trước khi HS trả lời GV nêu thêm câu hỏi gợi ý: Để quan sát, cảm
nhận cảnh vật xung quanh người ta thường dùng những giác quan nào?
Đáp án câu hỏi d: - Bằng mắt nhìn (thị giác) nên thấy những đám mây
biến đổi trước cơn mưa; thấy mưa rơi; những đổi thay của cây cối, con vật,
bầu trời, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn, lúc mưa ngớt.
- Bằng tai nghe (thính giác) nên nghe thấy tiếng gió thổi; sự biến đổi
của tiếng mưa; tiếng sấm; tiếng hót của chào mào.
- Bằng cảm giác của làn da (xúc giác) nên cảm thấy sự mát lạnh của làn
gió nhuốm hơi nước mát lạnh trước cơn mưa.
- Bằng mũi ngửi (khứu giác) nên biết được mùi nồng ngai ngái, xa lại

man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
GV kết luận chung cho hoạt động: Tác giả đã quan sát cơn mưa rất tinh
tế bằng tất cả các giác quan. Quan sát cơn mưa từ lúc có dấu hiệu báo mưa
đến khi mưa tạnh, tác giả đã nhìn thấy, nghe thấy, ngửi và cảm thấy sự biến
đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mưa, ... nhờ khả năng quan sát
tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được
một bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa rất chân thực, thú vị.
* Hoạt dộng 2: Bài tập 2
+ Mục tiêu: Giúp HS biết chuyển điều quan sát được về một cơn mưa
thành một dàn ý thể hiện sự quan sát của riêng mình; biết trình bày dàn ý
trước các bạn rõ ràng, tự nhiên.
+ Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học đã dặn và giao việc về nhà ở tiết
trước: Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa.
- HS nhớ lại một số kiến thức đã học để lập dàn ý:
Bài văn thường có cấu tạo mấy phần? Đó là những phần nào? (3 phần:
mở bài, thân bài, kết bài).
Người ta thường mở bài theo kiểu nào? (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Có những cách kết bài nào? (mở rộng, không mở rộng, một cách tự
nhiên)
Phần thân bài, cảnh có thể được miêu tả theo trình tự nào? (thời gian,
không gian, từng bộ phận cảnh).
- Dựa trên kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý vào vở bài tập. Gv
phát giấy khổ to và bút dạ cho 2 HS giỏi.

13


- GV gọi lần lượt 5 HS dựa vào dàn ý đã viết) tiếp nối nhau trình bày.
cả lớp và GV nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.

- Gv mời lần lượt 2 HS làm bài trên giấy khổ to đính bài lên bảng lớp,
trình bày kết quả cho cả lớp và Gv nhận xét, bổ sung, xem như là một mẫu để
HS cả lớp tham khảo. Gv chấm nhận xét các dàn ý còn lại.
* Hoạt động 3: Chia sẻ cuối tiết học
- Trưởng ban Học tập lên chia sẻ nội dung bài học.
- GV chia sẻ, lưu ý về cách quan sát và lập dàn ý bài văn tả cảnh.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cơn mưa; chọn
trước một phần trong dàn ý để chuẩn bị chuyển thành một đoạn văn trong tiết
học tới.
2.4. Hiệu quả của SKKN
Sau khi nghiên cứu và tìm ra được một số biện pháp vận dụng tính tích
hợp vào bài dạy, tôi tiến hành soạn bài theo đúng tinh thần có điều chỉnh và
cải tiến thêm một số biện pháp như đã trình bày ở trên và thực hiện tiết dạy
trên lớp của mình (Lớp 5B - Trường Tiểu học Định Liên - Yên Định). So với
lần thực nghiệm trước (năm học 2013-2014) lần thực nghiệm này tôi đã khắc
phục một số nhược điểm và đưa ra một số giải pháp cho phù hợp với chương
trình VNEN tôi thấy kết quả rất khả quan và cao hơn lần trước. Cụ thể như
sau:- Điểm tổng hợp sau khi chấm dàn ý Bài 3B (tiết 2) là:
Lớp 5B (lớp thực nghiệm) và lớp 5C (lớp đối chứng)
Lớp

Sĩ số

Lớp

Sĩ số

Lớp

Sĩ số


Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6 Điểm dưới 5

SL
5
3

%
SL
%
SL %
SL
%
5B
27
18.5
8
29.6 14 51.9
0
0
5C
28
10.7
7
25
17 60.8

1
3.5
(thang điểm 10)
- Tôi tiếp tục phát huy biện pháp tích cực đó vào các bài luyện tập tả
cảnh tiếp theo kết quả thu được sau khi chấm bài viết văn tả cảnh là:
Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6 Điểm dưới 5

SL
8
5

%
SL
%
SL %
SL
%
5B
27
29.6 10 37.1 9 33.3 0
0
5C
28
17.8 6
21.4 17 60.8 0
0

(thang điểm 10)
- Nhận thấy hiệu quả lớn của việc vận dụng tính tích hợp vào trong việc
dạy phân môn Tập làm văn nói chung, các bài văn tả cảnh nói riêng, tôi tiếp
tục vận dụng một cách tích cực các biện pháp đó và nó đã đem lại kết quả khả
quan cho môn Tiếng Việt. Cụ thể, kết quả tổng hợp sau khi kiểm tra giữa kì II
của phân môn Tập Làm văn là:
Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6 Điểm dưới 5

14


5B
5C

27
28

SL
10
6

%
SL
%
37
11 40.8

21.4 10 35.7
(thang điểm 10)

SL %
6 22.2
12 42.9

SL
0
0

%
0
0

Qua các lần chấm điểm bài viết của học sinh, xác định các loại lỗi mà
HS thường mắc phải, tôi nhận thấy rằng hầu như HS không mắc lỗi lớn. Các
em đã biết cách viết bài văn một cách chân thực, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc
làm cho bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn. Không còn thấy lỗi viết văn như
trước đây HS hay viết theo khuôn mẫu, sáo rỗng, thiếu tính chân thực và cảm
xúc, ... nhưng do các em ở địa bàn nông thôn còn mang nặng tiếng địa
phương do đó một vài em còn sử dụng tiếng địa phương vào trong bài viết
dẫn đến mắc lỗi về chính tả ở một số tiếng từ có thể khắc phục được.
Từ những kết quả khả quan đó cho thấy việc vận dụng tính tích hợp vào
trong dạy học nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói riêng là điều cần
thiết góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà
trường hiện nay.

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi
thấy:
Để việc dạy học Tập làm văn tốt quả không phải dễ mà nó đòi hỏi sự
đầu tư nghiên cứu, nhiệt tình của người thầy qua đó giờ Tập làm văn trở nên
nhẹ nhàng, gây hứng thú với học sinh từ đó mới giúp các em sản sinh ra
những bài văn hay, chân thực, giàu cảm xúc. Muốn vậy chúng ta cần sử nhiều

15


phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng HS của mình, trong đó
sử dụng tính tích hợp khi dạy học phân môn này mang tính khả quan hơn cả.
Bởi phân môn Tập làm văn là phân môn được tích hợp các kiến thức và kĩ
năng của các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Chính vì vậy, để phân
môn Tập làm văn đạt hiệu quả cao thì việc dạy học các phân môn trong Tiếng
Việt đều phải đạt kết quả tốt. Người dạy phải biết liên kết xâu chuỗi các kiến
thức, kĩ năng có liên quan với nhau. Giúp người học biết vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học vào hoạt động thực hành. Trong quá trình dạy học, người dạy
phải biết bao quát toàn bộ nội dung chương trình môn học, nắm vững cấu trúc
và mục tiêu của chương trình, mục tiêu của từng chủ đề, từng đơn vị học và
từng bài học cụ thể. Tìm hiểu sự liên kết các kiến thức kĩ năng theo chủ đề,
theo cấu trúc nội dung chương trình để từ đó lập được những kế hoạch bài học
tốt nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học.
* Bài học kinh nghiệm
Qua thực tế áp dụng biện pháp tích hợp vào dạy học Tập làm văn, bản
thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên cần nghiên cứu lựa chọn phương pháp dạy học tốt nhất phù
hợp với đối tượng HS của mình.
- Cần dạy học tốt tất cả các phân môn trong Tiếng Việt có như vậy mới
hỗ trợ học sinh học Tập làm văn một cách tốt nhất.

- Người dạy phải biết liên kết xâu chuỗi các kiến thức, kĩ năng có liên
quan với nhau. Giúp người học biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào
hoạt động thực hành.
- Các ngữ liệu trong mỗi bài học tập làm văn chỉ để tham khảo, từ đó
giúp HS cách viết văn, các em biết trình bày bài văn nột cách chân thực bằng
cảm xúc của riêng mình, tránh vì thành tích mà cho học sinh chép văn mẫu.
- Giúp HS biết tích luỹ vốn từ ngữ, câu văn hay. Rèn kĩ năng sử dụng từ
ngữ, hình ảnh đúng và hay trong khi nói cũng như viết văn.
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn tôi xin đề xuất một số ý
kiến sau:
- Khi lập kế hoạch bài dạy văn tả cảnh cho HS giáo viên cần chú ý để
HS được rèn kĩ năng quan sát, có thể bằng tranh ảnh hoặc quan sát thực tế từ
đó các em biết tả cảnh theo sự cảm nhận của riêng mình.
- Không được xem nhẹ hoặc hời hợt bất kì một phân môn nào trong Tiếng
Việt, các kĩ năng mà các em học được thông qua các phân môn này sẽ hỗ trợ
tốt nhất cho HS học Tập làm văn.
- Khi chấm và nhận xét bài văn của HS giáo viên cần chú ý lời phê sao cho có
tính khích lệ động viên.
- Phải tạo được sự hứng thú của HS khi học Tập làm văn.
- Gv có thể mạnh dạn thay đổi bổ sung thêm một số câu hỏi, bài tập trong
sách giáo khoa sao cho phù hợp với trình độ HS của lớp của địa phương.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy
học Bài 3B (tiết 2) – Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 (Sách thử nghiệm) – Tập
1A nói riêng và dạy Tập làm văn tả cảnh cho HS lớp 5 nói chung tôi thấy các
16


biện pháp như đã nêu trên mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện SKKN này không tránh được thiếu sót. Vì vậy, tôi rất

mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và của đồng nghiệp để
SKKN của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Yên Định, ngày 6 tháng 4 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1
2

TÊN TÀI LIỆU
Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, Tập 1A
(Sách thử nghiệm) – NXB Giáo dục
Việt Nam (năm 2014)
Tiếng Việt 5, tập 1, tập 2 – NXB Giáo
dục. (năm 2006)

TÁC GIẢ
Vụ Giáo dục Tiểu học –
Dự án mô hình Trường học
mới Việt Nam
Nguyễn Minh Thuyết (Chủ
biên)

17


3
4
5
6
7

Tiếng Việt lớp 5 (sách giáo viên), tập 1,
tập 2 – NXB Giáo dục. (năm 2006)
Module TH12 Lập kế hoạch dạy học
tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu
học
Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học
II - NXB Đại học sư phạm – Năm 2001
Phương pháp dạy Tiếng Việt 2 - NXB
Giáo dục – Năm 2001.
Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng
Việt ở Tiểu học.

Nguyễn Minh Thuyết (Chủ
biên)
Trần Thị Hiền Lương
Lê Phương Nga
Lê Phương Nga - Nguyễn
Trí
Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh
Hưởng


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tâm
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Định Liên
18


Cấp đánh
Kết quả
giá xếp
đánh giá
loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
(Phòng,
(A, B,
Sở,
hoặc C)
Tỉnh...)
1.
Một số kinh nghiệm về việc Phòng GD
B
chuẩn bị của GV cho bài lên lớp
môn Toán lớp 5
2.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết Phòng GD
C

đúng chính tả cho HS lớp 5
3.
Rèn kĩ năng đọc đúng cho HS
Sở GD
B
lớp 4 dân tộc Thái
4.
Một số biện pháp làm tốt công Phòng GD
C
tác chủ nhiệm lớp
5.
Kinh nghiệm dạy HS lớp 4, lớp 5 Phòng GD
B
giải toán có lời văn
6.
Một số giải pháp góp phần sử Phòng GD
C
dụng có hiệu quả các thiết bị ĐDDH khi dạy Luyện từ và câu
lớp 5
7.
Kinh nghiệm dạy bồi dưỡng HS Phòng GD
B
giỏi môn Toán 4
8.
Một số biện pháp dạy học Toán 4 Phòng GD
C
theo hướng tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh
9.
Một số biện pháp sử dụng tính

Sở GD
C
tích hợp có hiệu quả khi dạy bài
luyện tập tả cảnh –Tiết 5-TLV 5
10.
Một số kinh nghiệm giúp học
B
sinh phân biệt nghĩa gốc và Phòng GD
nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa
khi dạy bài 6C, 7C, 8C Tiếng
Việt 5 chương trình VNEN

Năm học
đánh giá
xếp loại
1996
1997
1999
2002
2004
2008

2009
2013
2014
2017

19




×