Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CHỦ ĐỀ: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.12 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MÔN: CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐỀ: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY
BẢN VẼ KĨ THUẬT

Giáo viên: LƯƠNG THỊ HƯƠNG
Đơn vị : Trường THPT Trần Hưng Đạo
Email:

Vĩnh Phúc - 2018


Tên tác giả: Lương Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Hưng Đạo.
Tên chuyên đề: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Đối tượng học sinh: Lớp 11
Dự kiến số tiết dạy: 2 tiết
CHUYÊN ĐỀ: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
( CÔNG NGHỆ 11 - 2 TIẾT)
I. MỞ ĐẦU
1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục công nghệ phổ thông chuẩn bị cho học sinh học tập và làm việc
hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội; hình
thành và phát triển các năng lực thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá và hiểu
biết công nghệ; góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp; chuẩn bị
cho học sinh các tri thức nền tảng để theo học các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ
thuật, công nghệ theo cả hai hướng hàn lâm và giáo dục nghề nghiệp.


Hiện nay, sản xuất công nghiệp đang là ngành kinh tế mũi nhọn của nền
kinh tế quốc dân. Các sản phẩm tạo ra cần trải qua quá trình thiết kế. Bản vẽ kỹ
thuật là một phần không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu, chế tạo, kiểm tra
và sử dụng sản phẩm.
Qua chủ đề này sẽ giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ sở để trình
bày bản vẽ của các chi tiết, sản phẩm. Từ đó, học sinh có thể vận dụng kiến thức
vào thực tế trong quá trình nghiên cứu, chế tạo, kiểm tra sản phẩm trong quá
trình sản xuất tại gia đình, địa phương.
2, Cơ sở thực tiễn:
Thực trạng dạy và học hiện nay nói chung , dạy và học công nghệ nói
riêng còn chịu ảnh hưởng lớn của cách dạy học truyền thống – truyền thụ kiến
thức một chiều. Học sinh chưa chủ động, tích cực trong việc tiếp thu kiến thức.


Yêu cầu của xã hội đối với lực lượng lao động ngày càng cao, đòi hỏi
người lao động không chỉ nắm vững kiến thức mà còn cần kĩ năng làm việc và
vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
Trong thực tế, có rất nhiều học sinh sau khi rời trường học rất lúng túng
với công việc trong thực tế sản xuất dù đã được cung cấp các kiến thức liên
quan tới công việc. Điều đó là do trong quá trình học các em chưa được phát
triển tốt các kĩ năng nghề nghiệp liên quan. Trong sản xuất chế tạo cơ khí, việc
đọc được và nắm được các thông số, các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết là yêu cầu
tối cần thiết để có thể điều hành máy móc chế tạo và sản xuất.
Thực tế hiện nay khi dạy và học bài “Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ
thuật” học sinh còn khá lúng túng trong việc vận dụng các kiến thức của bài học
sao cho đúng, cho hiệu quả. Còn nhiều học sinh học một cách thụ động, học
chống đối và chưa thấy hết được ý nghĩa của bài học đối với con đường nghề
nghiệp sau này nhất là những ngành nghề liên quan tới kĩ thuật.
Từ thực tế trên tác giả quyết định lựa chọn chuyên đề “ Dạy học theo
hướng tổ chức hoạt động dạy học trong bài Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ

thuật” để báo cáo.
3. Tính ứng dụng của chuyên đề:
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng, tôi nhận thấy đề tài đổi
mới về phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh trong bài “
Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật” sẽ góp phần bồi dưỡng năng lực đọc và
lập bản vẽ kĩ thuật, kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn. Rèn luyện tác
phong công nghiệp, làm việc theo quy trình công nghệ. Việc tổ chức các họat
động học tập còn giúp học sinh được trao đổi , tranh luận, khuyến khích vận
dụng các kiến thức vào thực tế cuộc sống, gây cho học sinh hứng thú học tập,
yêu thích môn học. Bên cạnh đó khi học sinh học tập chuyên đề này các em còn


được rèn một số kĩ năng cần thiết cho công việc nghề nghiệp sau này, đặc biệt
là những ngành nghề liên quan đến kĩ thuật.
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp thực hiện
- Đối tượng: Học sinh khối 11
- Phạm vi thực hiện: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
- Phương pháp thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, nhóm; vấn
đáp, thuyết trình, tư duy, tự học...
5. Kế hoạch thực hiện
Chuyên đề được thực hiện trong 2 tiết, chia theo nội dung:
- Tiết 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ về khổ giấy, tỉ lệ và nét vẽ
- Tiết 2: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ về chữ viết và ghi kích thước
II. NỘI DUNG:
Bài 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Về kiến thức
- Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
* Về kĩ năng

- Thực hành được các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ:
+ Chia các khổ giấy từ khổ giấy A0
+ Sử dụng được các nét vẽ
+ Sử dụng tỉ lệ phù hợp với loại bản vẽ
+ Ghi được chữ số, kích thước
* Về thái độ
- Có ý thức thực hiện bản vẽ theo các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật.
- Có ý thức ứng dụng các tiêu chuẩnbản bản vẽ kỹ thuật vào thực tế.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh


- NL sử dụng ngôn ngữ KT: HS hiểu và sử dụng các thuật ngữ như BVKT, nét
vẽ, tỉ lệ, kiểu chữ, cách ghi kích thước…
- NL triển khai, sử dụng công nghệ cụ thể : HS hiểu được cách sử dụng các TC
trình bày BVKT.
- NL giao tiếp, hợp tác: tạo cho HS năng lực giao tiếp, hợp tác trong làm việc
nhóm.
- NL nhận thức thông qua việc tích cực, tự lực tìm hiểu, nghiên cứu các tiêu
chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
B CẤU TRÚC NỘI DUNG
Bài 1 “Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật” được phân phối thời lượng 2
tiết gồm các nội dung sau:
- Tiêu chuẩn trình bày về khổ giấy
- Tiêu chuẩn trình bày về tỉ lệ
- Tiêu chuẩn trình bày về nét vẽ
- Tiêu chuẩn trình bày về chữ viết
- Tiêu chuẩn trình bày về ghi kích thước
C. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
1. Nội dung chuẩn bị:
a. Đối với giáo viên:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 1 trang 5- SGK Công nghệ 11. Đọc một số tài liệu
có nội dung liên quan đến bài 1; tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu tranh ảnh có nội
dung liên quan đến bài học. Cụ thể:
+ Tranh vẽ phóng to các hình 1.3, 1.4, 1.5 SGK. Nếu không có tranh giáo
khoa thì sử dụng máy chiếu qua đầu để chiếu hình trong SGK.
+ Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Quốc tế về trình bày bản
vẽ kĩ thuật.


+ Xác định và giao nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh
+ Lập kế hoạch dạy học
b. Đối với học sinh:
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài 1; đọc và trả lời các câu hỏi trong bài 1, SGK
Công nghệ 11
- Tra cứu trên internet các thông tin về bảng tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
(Bảng tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế)
- Tìm hiểu về vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thực tế đời sống và trong các lĩnh
vực sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và xây dựng kiến trúc.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Xây dựng bài trình chiếu trên máy tính; chuẩn bị máy chiếu và các tranh ảnh
có liên quan.
- Lập bảng hệ thống hóa kiến thức tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
3. Lựa chọn phương pháp dạy học chủ yếu:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó
chú trọng tới hoạt động tự học của học sinh như học cá nhân, nhóm; sử dụng kĩ
thuật khăn trải bàn, các mảnh ghép.....
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Trong chế tạo, sản xuất cơ khí và xây dựng kiến trúc thường xuyên phải sử

dụng các bản vẽ kĩ thuật. (GV chiếu một số hình ảnh về bản vẽ kĩ thuật).


Bản vẽ cơ khí (Bản vẽ bộ giá đỡ)


Trong chương trình công nghệ trung học cơ sở, các em đã được làm quen với
một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Vậy với những kiến thức đã học và
với hiểu biết thực tiễn, các em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Bản vẽ kĩ thuật là gì? Em hãy kể tên những công việc, lĩnh vực có sử dụng
đến bản vẽ kĩ thuât?
2. Trong bản vẽ kĩ thuật thể hiện những nội dung gì?
3. Theo em việc trình bày các bản vẽ kĩ thuật theo cá tiêu chuẩn (quy tắc thống
nhất) có ý nghĩa gì?
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát bản vễ kĩ thuật, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi
* Đánh giá kết quả:
Sau khi HS trả lời , GV nhận xét về những điểm mà HS chưa trả lời được chính
xác và đầy đủ, và đề nghị học sinh đọc nội dung liên quan trong bài 1.
GV giới thiệu tóm tắt TCVN và TCQT về trình bày BVKT (TC trình bày
BVKT gồm rất nhiều TC khác nhau, trong nội dung bài này chúng ta sẽ tìm hiểu
5 loại TC trình bày đó là khổ giấy, tỉ lệ, nét vẽ, chữ viết và cách ghi kích thước).
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Tiêu chuẩn về khổ giấy
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS quan sát bảng 1.1, hình 1.1, 1.2. GV chia HS làm 3 nhóm và
hướn dẫn HS làm việc theo kĩ thuật khăn trải bàn hoặc mảnh ghép để thực hiện
cá nhiệm vụ, cụ thể là nghiên cứu, đề xuất, thảo luận, thống nhất cả nhóm để trả
lời các câu hỏi.
Nhóm 1:

1.Vì sao bản vẽ phải vẽ theo các khổ giấy nhấy định?
2. Tiêu chuẩn về khổ giấy được quy định như thế nào?


3. Việc quy định khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất giấy và in ấn?
4. Trong thực tiễn sản xuất ngoài các khổ giấy trên còn có những khổ giấy nào?
Em hãy kể tên các khổ giấy đó?
Nhóm 2: Quan sát hình 1.1 và trả lời các câu hỏi
1. Em hãy cho biết mối liên hệ giữa các khổ giấy chính?
2. Dựa vào bảng 1.1 và hình 1.1 và cho biết cách chia các khổ giấy chính từ khổ
giấy A0 như thế nào?
Nhóm 3: Quan sát hình 1.2 và trả lời câu hỏi
1. Bản vẽ kĩ thuật được bố trí như thế nào trên giấy vẽ?
2. Cho biết cách bố trí khung vẽ, khung tên trên tờ giấy vẽ?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV để hoàn thành nhiệm vụ.
* Đánh giá kết quả:
- Các nhóm cử đại diện trình bày, các HSkhác lắng nghe, nhận xét, phản biện,
bổ sung ý kiến.
- GV tổ chức cho lớp nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm và rút ra kết luận.
- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chỉnh sửa sai sót và chốt
tiêu chuẩn về khổ giấy:
* Sản phẩm hoạt động
- Gồm 5 khổ giấy chính: A0, A1, A2, A3, A4
- Kích thước các khổ giấy: Bảng 1.1 – SGK
- Ý nghĩa: Nhằm thống nhất trong quản lí và tiết kiệm trong sản xuất.
- Cách chia các khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ giấy A0: h1.1 – SGK
- Cách trình bày khung vẽ, khung tên: h1.2, SGK

2. Tiêu chuẩn về tỉ lệ



* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cùng với kiến thức toán học và trả lời câu hỏi
1. Tỉ lệ là gì? Gồm những loại tỉ lệ nào?
2. Khi trình bày bản vẽ cần lựa chọn tỉ lệ như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc toàn lớp để thực hiện nhiệm vụ.
* Đánh giá kết quả:
- GV gọi một số đại diện trả lời. Các HS lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Sau khi HS trả lời, GV chỉnh sửa sai sót và chốt tiêu chuẩn về tỉ lệ
* Sản phẩm hoạt động
KN: Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn của vật thể với
kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.
- Phân loại: Gồm 3 loại: + TL nguyên hình: 1:1
+ TL thu nhỏ: 1:2; 1:3...
+ TL phóng to: 2:1; 3:1.
3. Tiêu chuẩn về nét vẽ:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS đọc SGK, nghiên cứu bảng 1.2 và hình 1.3 SGK và thực hiện
nhiệm vụ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Nét liền đậm, liền mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể?
2. Hình dạng như thế nào?
3. Nét đứt, gạch chấm mảnh, lượn sóng biểu diễn các đường gì của vật thể?
4. Hình dạng như thế nào?
5. Việc quy định chiều rộng các nét vẽ có liên quan gì đến bút vẽ?


* Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc theo cặp để thực hiện nhiệm vụ
* Đánh giá kết quả:
Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ, GV gọi đại diện nhóm trình bày, các
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung các sai sót, chỉnh sửa và chốt nội dung tiêu chuẩn
về nét vẽ
* Sản phẩm hoạt động
1. Các loại nét vẽ:
- Nét liền đậm:
+ A1: đường bao thấy
+ A2: Cạnh thấy
- Nét liền mảnh:
+ B1: đường kích thước
+ B2: đường gióng
+ B3: đường gạch gạch trên mặt cắt.
- Nét lượn sóng:
+ C1: đường giới hạn một phần hình cắt.
- Nét đứt mảnh:
+ F1: đường bao khuất, cạnh khuất.
- Nét gạch chấm mảnh:
+ G1: đường tâm
+ G2: đường trục đối xứng
2. Chiều rộng nét vẽ: 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều
rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

4. Tiêu chuẩn trình bày vễ chữ viết:
* Chuyển giao nhiệm vụ:


GV giao nhiệm vụ cho HS:

Trên bản vẽ kĩ thuật, ngoài các hình vẽ còn có phần chữ để ghi các kích thước,
ghi kí hiệu và chú thích cần thiết khác. GV yêu cầu HS đọc SGK mục IV và trả
lời các câu hỏi:
1. Chữ viết trên bản vẽ kĩ thuật cần các yêu cầu gì?
2. Nêu nhận xét về kiểu dáng, cấu tạo và kích thước các phần của chữ?
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc toàn lớp và trả lời câu hỏi.
* Đánh giá kết quả:
- Đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác bổ sung ý kiến
GV nhận xét, chỉnh sửa sai sót và bổ sung và chốt nội dung kiến thức tiêu
chuẩn trình bày chữ viết.
* Sản phẩm hoạt động
1. Khổ chữ:
- Khổ chữ: (h) là giá trị được xđ bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm gồm có
các kích thước: 1,8; 2,5; 14; 20mm.
- Chiều rộng nét chữ (d): thường lấy 1/10h.
2. Kiểu chữ:
Thường dùng kiểu chữ đứng (hình 1.4 SGK).

5. Tiêu chuẩn về ghi kích thước
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát h 1.5; 1.6 và thực hiện nhiệm vụ:
1. Nhận xét các đường ghi kích thước.
2. Nếu ghi kích thước trên bản vẽ sai hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc thì đưa
đến hậu quả như thế nào?
3. Trong kĩ thuật có rất nhiều đối tượng vẽ khác nhau (đường thẳng, đường cong
...), vậy việc ghi kích thước cho các đối tượng vẽ khác nhau được ghi như thế
nào?



* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách đọc SGK và thảo luận cặp đôi
* Đánh giá kết quả:
- Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày báo cáo thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung và trình bày về các quy định về việc ghi kích
thước.
* Sản phẩm hoạt động
1. Đường kích thước:
- Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước (hình 1.5).
2. Đường gióng kích thước:
- Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá
đường kích thước từ 2 – 4 mm.
3. Chữ số kích thước:
- Chỉ trị số kích thước thực (khoảng 6 lần chiều rộng nét).
4. Ký hiệu Φ, R.
- Lưu ý: chữ số kích thước luôn ở trên hoặc bên trái của đường kích thước

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ VÀ HỆ THỐNG HÓA KIẾN
THỨC
Hệ thống lại kiến thức
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giao nhiệm vụ cho HS đọc toàn bộ nội dung bài 1 và hệ thống hóa kiến thức
tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.
* Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh làm việc toàn lớp, thực hiện khái quát lại kiến thức bài học.
* Đánh giá kết quả:
Sau khi thảo luận, GV gọi 1 HS trình bày. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa sai sót và khái quát lại kiến thức của bài học.



* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ
Nhóm 1: Làm bài tập 1
Nhóm 2: Làm bài tập 2
Nhóm 3: Làm bài tập 3
Bài tập củng cố:
Bài tập 1. Nhà Khoa đặt đóng một chiếc bàn ăn hình chữ nhật có kích thước mặt
bàn là 1.2m x 0.8m. Bác thợ mộc nói: “ Bản vẽ thiết kế dùng khổ giấy A4 và
trên bản vẽ mặt bàn đó có kích thước 60mm x 40mm” tương ứng với tỉ lệ 1:20
em hãy giải thích tại sao bác thợ mộc lại chọn tỉ lệ đó?
Bài tập 2. Chỉ ra các nét vẽ sai trong hình dưới đây

Bài tập 3. Ghi kích thước cho hình vẽ dưới đây (dùng thước đo kích thước thực
trên hình vẽ).


* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo nhóm trong 5 phút và thực hiện nhiệm vụ.
* Đánh giá kết quả:
- Hết giờ mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận
xét
- GV nhận xét, chỉnh sửa sai sót (nếu có) để hoàn thiện bài tập. HS thực hiện
chữa bài tập vào vở
* Sản phẩm hoạt động:
Đáp án bài tập:
Bài tập 1. Vật thật có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước của bản vẽ
trên giấy A4 do đó bác thợ mộc chọn tỉ lệ thu nhỏ 1: 20 mới có thể thực hiện vẽ
được bản vẽ trên khổ giấy A4.
Bài tập 2. A1: Nét lượn sóng (nét mảnh)
A2, A5: Nét gạch chấm mảnh

A3: Nét gạch mảnh
A4: Nét đứt mảnh

Bài tập 3.


Hoạt động 4: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Vì sao bản vẽ kĩ thuật phải được lập theo các tiêu chuẩn?
2. Bài tập:
1. Thực hiện chia khổ giấy A4 từ khổ giấy A0
2. Trình bày khung vẽ và khung tên trên tờ giấy A4.
3. Kẻ tên trường, lớp.
4. Tập kẻ vẽ lại các loại nét vẽ.
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện theo cá nhân, ở nhà. Nộp sản phẩm vào giờ công nghệ tuần sau.
Sản phẩm có thể được chấm điểm.
III. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ
1. Ưu điểm:
- Chuyên đề thiết thực, có tính ứng dụng cao đặc biệt trong lĩnh vực kĩ thuật


- Học sinh được thực hành, luyện tập vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tế làm cho học sinh hứng thú với môn học hơn
- Giúp học sinh phát hiện năng lực cá nhân và góp phần định hướng nghề
nghiệp
- Giúp học sinh hình thành kĩ năng tự học, làm việc nhóm và làm việc theo quy
trình công nghệ.
2. Hạn chế:

- Kiến thức và kĩ năng trong chuyên đề là những kiến thức kĩ năng cơ bản nên
chỉ hình thành được cho học sinh những kĩ năng cơ bản nhất để đọc và trình bày
bản vẽ kĩ thuật đơn giản
- Đối tượng học sinh có đầu vào thấp, tư duy tưởng tượn hình học không gian
còn hạn chế nên khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức chuyên đề.
IV. KẾT LUẬN:
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tôi nhận thấy chuyên đề vô cùng
thiết thực, vì nó cung cấp những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết là nền tảng
để HS có thể tiếp thu những kiến thức kĩ năng cao hơn; giúp HS hứng thú, tích
cực hơn đối với môn học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn;
hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản cần thiết cho nghề nghiệp liên
quan đến kĩ thuật, góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh. Đó
cũng là mục tiêu đổi mới giáo dục mà môn học hướng tới – phát triển năng lực
cho học sinh, giúp các em trở thành những lao động sáng tạo, đáp ứng yêu cầu
của xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng chuyên đề không tránh khỏi có
sự thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên
đề được hoàn thiện và có thể ứng dụng trong thực tế.
Người viết chuyên đề


Lương Thị Hương



×