Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.97 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Người thực hiện: Lý Thị Bình
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Xuân Hòa-Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2018

0


MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC

2

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. PHẦN NỘI DUNG


2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.3. Giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung
vào các môn học
Biện pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung
vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể.
Biện pháp 4: Tăng cường hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ xanh
Biện pháp 5: Tổ chức các Hội giao lưu với chủ đề : Môi trường và mơ
ước của em
Biện pháp 6: Đẩy mạnh phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác “
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.5. Bài học kinh nghiệm
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

2
2
3
3
4
4
4
6
7

9

11
14
15
15
17
19
20
20
20

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Môi trường là tài sản quý báu của loài người, là nền tảng không thể thiếu
được cho sự phát triển của mỗi Quốc gia về kinh tế - văn hóa - xã hội. Nó cung
cấp vật chất và năng lượng để đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của nhân
loại ở tất cả các giai đoạn lịch sử. Chính vì thế môi trường và bảo vệ môi trường
là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm.
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng
với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh
chóng. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển, lao động thủ công thay thế
bằng những máy móc, năng suất lao động tăng, nâng mức sống con người ngày

1


càng cao, bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là
những chất thải công nghiệp đã gây ra ảnh hưởng môi trường và đã trở thành
nạn ô nhiễm. Hơn thế nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng
cao dẫn đến việc biến đổi khí hậu gây nên những trận động đất, những cơn sóng
thần, những trận bão, lũ lụt kinh hoàng làm mất mát, thiệt hại về tiền của và tài

sản của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và khả năng hồi phục sau
những thiên tai ấy là rất lớn.
Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp bảo vệ môi
trường, giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo
cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên
nhiên gây ra.
Để bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực chúng ta cần phải thực hiện
nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh tiểu học được xem là hiệu quả tốt nhất. Bởi vì bậc Tiểu học
là bậc học nền móng của hệ thống giáo dục Quốc dân. Học sinh tiểu học đang ở
độ tuổi định hướng và phát triển nhân cách. Giáo dục bảo vệ môi trường cho các
em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc giúp đứa trẻ trở thành những công
dân tốt có ý thức bảo vệ môi trường, làm đẹp quê hương, đất nước.
Hơn bao giờ hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi
trường và hình thành cho các em ý thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường trong lúc
này là vô cùng cần thiết.
Từ thực tế trên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở
trường tiểu học chúng tôi đạt hiệu quả cao? làm thế nào để hình thành cho học
sinh thói quen, kĩ năng hành động bảo vệ môi trường? tôi đã trăn trở và mạnh
dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi
trường ở trường tiểu học.” để làm đề tài nghiên cứu và áp dụng vào công tác
chỉ đạo giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp tốt nhất để giáo dục học
sinh có ý thức bảo vệ môi trường, giúp học sinh nhận thức được những việc làm
tốt để bảo vệ môi trường và hình thành thói quen, kĩ năng hành động bảo vệ môi
trường tại trường tiểu học Xuân Hòa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học
Xuân Hòa.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu chỉ thị các cấp, nghiên cứu tài liệu, các công văn hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ năm học và các tạp chí giáo dục .
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thống kê.

2


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển bền vững đối
với cuộc sống con người. Giáo dục môi trường đã và đang trở thành mối quan
tâm mang tính toàn cầu. Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền
vững là một trong các nhiệm vụ giáo dục quan trọng được “Đảng và Nhà nước
ta dành cho mối quan tâm đặc biệt”. Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 256/2003/QĐ - TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung
bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngày 31/01/2005 Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 02/2005/CT - BGD&ĐT về
“tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm
cho giáo dục là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ
môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường sạch - xanh - đẹp.
Năm học 2017–2018, toàn ngành tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận
động: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi

thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tiếp tục thực
hiện sáng tạo các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” thông qua các hoạt động dạy học và hoạt động ngoài giờ lên lớp; Đẩy
mạnh hoạt động giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, giáo
dục pháp luật, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 cũng như thực
hiện sáng tạo các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Trường tiểu học Xuân Hòa đã có những giải pháp chỉ đạo hiệu quả trong đó phải
kể đến công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
2.2. Thực trạng vấn đề:
Trường tiểu học Xuân Hòa nằm vị trí trung tâm xã, sát nhà dân và đường
giao thông. Cây xanh ngày càng được quan tâm, đầu tư, tăng về số lượng đảm
bảo môi trường trong lành.
+ Số lượng học sinh của nhà trường: 343 em. Số lớp: 12 lớp.
+ Khu vực xung quanh nhà trường công tác vệ sinh của nhân dân địa
phương nhìn chung là tốt, học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và
cảnh quan thiên nhiên sạch sẽ.
+ Xuân Hòa là địa phương đã từng phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ các
đợt lũ lụt nặng nề trong các năm mà gần đây nhất là trận lũ tháng 10/2017 nên
đa số người dân cũng rất quan tâm đến tác hại của thiên tai, việc bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong những năm học gần đây, trường chúng tôi đã có cơ sở vật chất
tương đối đầy đủ và đồng bộ. Nhà trường có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây
xanh, cảnh quan nhà trường tương đối đẹp. Tuy nhiên sau mỗi buổi học đôi khi
3


vẫn còn rác thải và sau mỗi trận mưa vẫn còn những nơi cống rãnh nước bị ứ
đọng. Khu vực vệ sinh của học sinh đôi lúc còn bẩn và gây mùi khó chịu. Vào
mùa hanh khô đôi lúc chưa kịp thời tưới nước cho bồn hoa cây cảnh....

2.2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân, các cấp
chính quyền và của nhân dân địa phương về giáo dục bảo vệ môi trường trong
trường học.
- Đứng dưới góc độ công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trường học có
nhiều thuận lợi về tuyên truyền hiểu biết môi trường.
- Hiện nay ở trường chúng tôi, công tác giáo dục môi trường cho học sinh
đã được chú trọng, trong năm học nhà trường đã phát động nhiều phong trào làm
sạch môi trường như phong trào quét vệ sinh làm sạch đường làng, ngõ xóm,
dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ, hưởng ứng phong trào Tết trồng cây hàng năm,...
Nhà trường đã phát động và thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" và phong trào trường lớp "xanh - sạch - đẹp”
2.2.2. Khó khăn
- Địa điểm trường nằm trong vùng lũ, 80 % số học sinh nằm trong vùng lũ
nên gặp nhiều khó khăn.
- Địa phương chưa có công trình xử lý rác thải hợp vệ sinh.
- Một số giáo viên trong tiết dạy còn hạn chế trong việc tích hợp nội dung
giáo dục môi trường.
- Một số học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường một cách thường
xuyên: Như còn ăn quà vặt, vứt rác không đúng nơi quy định, đi vệ sinh chưa
đúng chỗ,.. Hay nhiều lúc các em còn chạy, nhảy giẫm hết cả lên vườn hoa của
trường, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường, hay rửa tay chưa biết
khoá vòi nước cẩn thận,...
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng:
Sự hiểu biết của người dân về môi trường còn hạn chế.
Vẫn còn một số người dân chưa thực sự có ý thức bảo vệ môi trường,
chưa thật sự tự giác trong những việc làm bảo vệ môi trường.
Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến
được với tất cả nhân dân.
Chưa huy động được các nguồn lực các tổ chức đoàn thể địa phương cho

công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Ban giám hiệu chưa làm tốt công tác tham mưu với địa phương trong
công tác xử lý rác thải và vệ sinh môi trường, công tác chỉ đạo và quản lý đôi lúc
chưa sát sao.
- Một số giáo viên còn lúng túng trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ
môi trường.
- Học sinh tiểu học chủ yếu là độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi nên khả năng lao
động của các em còn hạn chế, ý thức giữ gìn vệ sinh chung chưa cao.
- Một số học sinh chưa có ý thức cao, chưa nhiệt tình trong các buổi lao
động tổng vệ sinh, lãng tránh công việc, nhất là những chỗ khó khăn như khu
4


vực bên ngoài cổng trường, khu vực nhà vệ sinh hay xung quanh tường rào,
cống rãnh,...
Từ thực trạng trên, nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục
và bảo vệ môi trường cho học sinh trường tiểu học góp phần xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
của nhà trường. Do đó tôi đã áp dụng đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ
đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học” và thấy được hiệu
quả rõ rệt.
2.3. Các giải pháp, biện pháp
Nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục, bảo vệ môi trường trong
trường học. Tôi đã đề xuất với chi ủy, chi bộ nhà trường, cùng ban giám hiệu
nhà trường bàn bạc thống nhất đưa vào áp dụng các giải pháp sau:
Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, ban giám hiệu
nhà trường và các đoàn thể trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Ngay từ đầu năm học cấp ủy Đảng đã có kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm
học nói chung và công tác giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng. Hiệu trưởng ra
quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với chức trách và nhiệm vụ được

giao cho từng thành viên trong ban giám hiệu và các thành viên cốt cán nhà
trường, tổ trưởng các đoàn thể, các tổ trưởng, khối trưởng và cụ thể đến từng
giáo viên trong công tác chỉ đạo, tổ chức và thực hiện công tác giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh. Các thành viên trong ban chỉ đạo có trách nhiệm theo
dõi, giám sát, đánh giá kịp thời, công bằng, khách quan.
Thứ hai: Phổ biến, tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Thông qua các nội dung, hình ảnh truyền thông tăng cường nhận thức và
góp phần rèn luyện các kỹ năng cũng như các hành vi ứng xử phù hợp đối với
việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh.
Các em học sinh sẽ được cung cấp các hình ảnh và nội dung cụ thể về tình
trạng ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng như ở Việt
Nam cũng như các biện pháp khắc phục hiện nay.
Đưa giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép các tiết sinh hoạt chào cờ đầu
tuần, các buổi hoạt động tập thể, các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
và lồng ghép trong các tiết học có hiệu quả.
Thứ ba: Tổ chức, thực hiện các biện pháp giáo dục học sinh bảo vệ
môi trường.
Nhà trường tổ chức, thực hiện kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường trong
phạm vi toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường. Chỉ đạo
các bộ phận có liên quan thực hiện nhiệm vụ. Ban chỉ đạo kiểm tra đánh giá, rút
kinh nghiệm của mỗi hoạt động theo kế hoạch đề ra.
Từ các giải pháp trên để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục bảo vệ
môi trường ở trường tiểu học Xuân Hòa, tôi đã ứng dụng và triển khai thực hiện
một số biện pháp cụ thể như sau:

5


Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động về tuyên truyền giáo dục bảo vệ
môi trường.

Việc bảo vệ môi trường có thực hiện tốt hay không phụ thuộc nhiều vào
công tác tuyên truyền có hiệu quả, do đó chúng tôi đã bám sát các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền để triển khai đến tập thể cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh. Cụ thể: Nghị quyết 41 - NQ/TW về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ
Chính trị ban hành, Nghị quyết 24 - NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban
chấp hành Trung ương ban hành, Nghị quyết số 05 - NQ/TU ngày 18/8/2016 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Công văn hướng dẫn số 208/PGD&ĐT về việc Thực hiện Kế hoạch hành động
của UBND huyện về thực hiện Nghị quyết số 05 - NQ/TU của BCH tỉnh Đảng
bộ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường.
Thực hiện nghiêm túc công văn của phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân
về bảo vệ môi trường: Công văn Số 241/PGD&ĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017
về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ y tế trường học năm học 2017 - 2018.
Công văn Số 44/CV - LĐLĐ Thọ Xuân, ngày 27 tháng 11 năm 2017 về việc
hướng dẫn kiểm tra, chấm điểm thi đua và khen thưởng chuyên đề “Xanh - Sạch
- Đẹp, bảo đảm An toàn vệ sinh lao động”.
Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức
cho cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường.
Phân công trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân trong ban chỉ đạo: Người
phụ trách: Đ/c Lý Thị Bình - Phó hiệu trưởng - Trưởng ban; Đ/c Đỗ Thúy Hà Tổng phụ trách đội- Phó ban; các đồng chí Đỗ Thị Thủy, Đỗ Thị Huệ, Lê Thị
Phương Thảo - ban viên.
Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường nhằm cung cấp cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh các kiến thức cơ bản về môi trường, mối quan hệ
giữa con người với môi trường xung quanh, sự ô nhiễm và suy thoái môi trường,
biện pháp vảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và hiện tượng thời tiết cực
đoan. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, thái độ đối với môi trường, có
tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê

hương, đất nước. Có thái độ thân thiện đối với môi trường, có ý thức giữ gìn,
bảo vệ môi trường và có hành động thiết thực bảo vệ môi trường; tích cực tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.
Tuyên truyền giáo dục, giải quyết tình trạng xả rác thải bừa bãi trong và ngoài
trường, triển khai việc giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường theo kế hoạch của
Phòng giáo dục và đào tạo và kế hoạch hoạt động của nhà trường.
Tổ chức kiểm tra về việc thực hiện kế hoạch Giáo dục Bảo vệ môi trường
đề ra để đánh giá, sơ kết rút kinh nghiệm.

6


Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban chỉ huy liên đội, đội Sao đỏ để
kiểm tra, phát hiện, chấm điểm thi đua, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt luật Bảo
vệ môi trường.
Tổ chức Hội thảo chuyên đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu cho giáo viên và học sinh ngay từ đầu năm học. Thông qua buổi hội
thảo, giáo viên và học sinh nắm bắt được thực trạng môi trường hiện nay ở trong
nước, trên thế giới và địa phương. Từ đó thảo luận để đưa ra các biện pháp bảo
vệ môi trường nơi công tác và nơi cư trú.
Tổ chức các buổi truyền thông về chủ đề: Bảo vệ môi trường dưới hình
thức chiếu phim và tranh ảnh truyền cho cán bộ, giáo viên và học sinh xem.
Thông qua việc xem phim, các hình ảnh truyền thông nhằm tăng cường nhận
thức và góp phần rèn luyện các kỹ năng cũng như các hành vi ứng xử phù hợp
đối với biến đổi khí hậu và các việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường.
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết sinh hoạt chào cờ đầu
tuần. Đây là hình thức giúp các em nắm kiến thức về môi trường một cách nhẹ
nhàng, không khô khan mà lại có hiệu quả cao. Các em dễ nhớ, dễ thực hiện.
Tuyên truyền rộng rãi các tài liệu phục vụ giáo dục biến đổi khí hậu, bảo vệ
môi trường đến tận từng giáo viên và học sinh trong các trường học như: Các

văn bản, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên về công tác bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành - Nhà xuất bản Lao
động; Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường - Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam; Giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp (Tài liệu hướng dẫn giáo viên Tiểu học) - Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam; Tài liệu Tập huấn giáo dục môi trường cơ bản; Bảo vệ môi trường biển,
đảo cho giáo viên và học sinh cấp tiểu học các tỉnh, thành phố ven biển; Con
người và môi trường (Human and the Environment) - Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Treo pano, áp phich, khẩu hiệu, tranh ảnh,..tuyên truyền về bảo vệ môi
trường trong và ngoài cổng trường.
Yêu cầu cán bộ, giáo viên viết đăng kí cam kết thực hiện bảo vệ môi trường
ở trường học, địa phương công tác và nơi cư trú.
Yêu cầu 100% cán bộ, giáo viên làm bài thi Tìm hiểu vệ môi trường. Năm
học 2016 – 2017 có 01 đồng chí đạt giải cấp huyện bài thi tìm hiểu về môi
trường.
Qua các hoạt động tuyên truyền giáo viên tích cực tham gia bồi dưỡng
chuyên đề bảo vệ môi trường và tuyên truyền, giáo dục học sinh nhằm nâng cao
nhận thức tình trạng môi trường hiện nay trên thế giới và Việt Nam, về hậu quả
do biến đổi khí hậu trên toàn cầu và những giải pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu và có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng phó
với biến đổi khí hậu nói riêng và với thiên tai nói chung và việc cấp bách trong
bảo vệ môi trường cũng như nghiêm chỉnh, tự giác chấp hành tốt Luật Bảo vệ
môi trường do Nhà nước đề ra.

7


Tổ chức giảng dạy lồng ghép giáo dục môi trường mang lại hiệu quả. Tập
trung rèn luyện các kỹ năng - hành vi phát hiện vấn đề môi trường, biến đổi khí

hậu và ứng xử tích cực với các vấn đề biến đổi khí hậu nẩy sinh cho học sinh.
Về phía học sinh: Các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ
môi trường, có suy nghĩ đúng đắn trước những sự việc xảy ra trong thực tế và
thấy được trách nhiệm của chính mình, mặc dù đó có thể là những hành động
chưa lớn nhưng cũng sẽ hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm trước môi
trường đang bị đe dọa. Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực trong việc
bảo vệ môi trường và thực hiện các hành động cụ thể phù hợp với độ tuổi.
Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội
dung vào các môn học.
Giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh bước đầu
hiểu và biết: Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng,
động thực vật… và quan hệ giữa chúng. Biết được mối quan hệ giữa con
người và các thành phần của môi trường; sự ô nhiễm môi trường và các
biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, lớp, trường học, thôn
xóm, …). Từ đó học sinh bước đầu có khả năng tham gia các hoạt động
bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho môi
trường xanh - sạch - đẹp); sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.
Các em biết sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh. Biết chia sẻ, hợp tác, biết yêu
quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
Chương trình tiểu học đã được thiết kế, xây dựng trên tinh thần gắn với
các nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở tất cả các môn học: Toán,
Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Nghệ thuật, Thể dục…và gắn bó vào
từng bài cụ thể. Chẳng hạn, chương trình môn Đạo đức ở Tiểu học từ lớp 1 đến
lớp 5 đều phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong
các mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường
tự nhiên. Bài 14 (lớp 1); bài 7, 8, 14 (lớp 2); bài 6, 13, 14 (lớp 3); bài 8, 9, 14
(lớp 4) là những bài có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường. Chương trình
môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1, 2, 3 có thể giúp học sinh hiểu biết về môi
trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và các biện
pháp bảo vệ môi trường. Môn Tiếng Việt có thể lồng ghép giáo dục môi trường

qua các bài có nội dung về lòng yêu quê hương đất nước, ca ngợi thiên nhiên
tươi đẹp; ở môn Mĩ thuật có thể cho học sinh vẽ tranh về môi trường, vệ sinh
môi trường, bảo vệ môi trường…
Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ 1 (lồng
ghép toàn phần), giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội
dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ
môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.
Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ (lồng ghép
bộ phận), Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần nghiên
cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp
8


vào bài học là gì? Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung
nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học . Cần chuẩn bị thêm
đồ dùng dạy học gì? Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy
học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ
môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh
hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục
bảo vệ môi trường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường)
chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường.
Giáo viên cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và
phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn.
Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ 3 (liên hệ):
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những
vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có
kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững. Khi tổ chức dạy
học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình
thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các

hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về
giáo dục bảo vệ môi trường thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa
đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Thông qua các bài học được tiến hành với các hình thức tổ chức đa dạng,
linh hoạt có thể ở các địa điểm khác nhau (trên lớp, ngoài trời), giáo viên có thể
đem lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường,
giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên
Ví dụ: Trong tiết tập đọc lớp 5 - Tuần 11
Bài : Chuyện một khu vườn nhỏ
Giáo viên cho học sinh liên hệ bảo vệ môi trường sau phần tìm hiểu bài:
Câu 1: Bé Thu thích ra ban công để làm gì? (Bé Thu thích ra ban công để được
ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện từng loài cây trồng ở ban công).
Câu 2: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
(Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu đều có những đặc điểm nổi bật như: cây
quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ
nguậy như những cái vòi voi bé xíu, cây hoa giấy bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng,
cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.)
Câu 3: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng
biết? (Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.)
Câu 4: Em hiểu "Đất lành chim đậu" là như thế nào? ( “Đất lành chim đậu” là
nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để
làm ăn sinh sống.)
? Nội dung của câu chuyện là gì? (Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình
cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.)
Giáo viên lồng ghép hướng dẫn học sinh liên hệ bảo vệ môi trường: Qua câu
chuyện trên em học tập ở Thu điều gì? (Tình yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp của cây
cối hoa lá,…)
9



Câu chuyện có ý nhắc nhở mọi người điều gì? (Câu chuyện có ý nhắc nhở
mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, làm đẹp môi trường xung quanh chúng
ta ở.)
Trường mình cũng có rất nhiều bồn hoa cây cảnh, các em sẽ làm gì để chăm
sóc các bồn hoa, cây cảnh? ( … Không giẫm lên bồn hoa cây cảnh, không ngắt
hoa, bẻ cành. Nhổ cỏ, tưới nước cho hoa,…)
Vậy cả lớp chúng mình có cam kết bảo vệ môi trường, gìn giữ môi trường
sạch, xanh, đẹp không?

HS lớp 3A vẽ tranh về môi trường

Cô, trò sôi nổi thảo luận về BVMT

Biện pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội
dung vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể .
Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung vào các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể là biện pháp thật sự cần
thiết.
Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể, như tiết sinh hoạt trước cờ đầu tuần,
các buổi sinh hoạt lớp, các hoạt động của Đội, các hội giao lưu ,… các em nắm
kiến thức về môi trường một cách nhẹ nhàng, không khô khan mà lại có hiệu
quả cao. Từ đó các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi
trường, có suy nghĩ đúng trước những sự việc xảy ra trong thực tế và thấy được
trách nhiệm của chính mình trước môi trường đang bị đe dọa – một điều chúng
ta đang cần ở các em, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Với hình thức tổ chức đa dạng phong phú về nội dung, phù hợp với lứa
tuổi học sinh tiểu học nên học sinh thực sự yêu thích và tích cực tham gia.
Ví dụ như:
+ Ứng xử với các tình huống:

+ Thi làm các sản phẩm hữu ích từ các đồ vật bỏ
+ Biểu diễn thời trang
+ Thi vẽ tranh về chủ đề bảo vệ môi trường.
+ Trò chơi
Thông qua hoạt động giao lưu học sinh thể hiện được sự hiểu biết của
mình về tác động của biến đổi khí hậu, tình yêu thiên nhiên và tạo cơ hội để học
sinh hành động, thực hiện những biện pháp thích ứng hoặc giảm nhẹ biến đổi
khí hậu. Các việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường.
Đồng thời phát huy khả năng sáng tạo, năng lực, năng khiếu của học sinh
trong việc tìm các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
+ Thi ứng xử với các tình huống:
- Người dẫn chương trình đưa ra các tình huống các đội thi thảo luận và
ứng xử các tình huống thông qua đóng vai hoặc đại diện nhóm trình bày.
Ví dụ :
10


* Tình huống 1: Trên đường đi học về bạn thấy một em nhỏ đổ rác ra
đường. Trong tình huống đó bạn sẽ làm gì?
* Tình huống 2: Có hai chị em đang đi chơi ở công viên, người em vừa
uống xong một hộp sữa tươi thì liền hỏi người chị: “Chị ơi! Bỏ hộp sữa vào đâu
ạ?” Người chị bảo:“Thì vứt luôn ở đấy!”. Em trả lời; “Nhưng phải vứt vào thùng
rác cơ mà chị?”. Chị bảo: “Em cứ vứt đại ở đấy đi! Không có gì đâu, có tí rác ấy
mà phải nghĩ gì.” Nếu bạn được chứng kiến tình huống trên thì bạn sẽ làm gì?....
+ Thi làm các sản phẩm hữu ích từ các đồ vật bỏ đi nhằm tuyên truyền cho
học sinh việc tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng các phế phẩm nhằm góp phần bảo vệ
môi trường. Các nhóm sưu tầm các loại vỏ lon nước các loại, hộp giấy, vỏ bút
bi....để làm các sản phẩm có ích trong đời sống và để trang trí....
+ Biểu diễn thời trang
Các nhóm thi biểu diễn thời trang với các trang phục được làm từ các sản

phẩm tái chế như: Ni lông, giấy, vỏ hộp nhựa, ….qua đó giáo dục cho học sinh
thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
- Phong trào thi đua vệ sinh làm sạch đẹp trường, lớp.
- Tìm hiểu về môi trường ở địa phương và việc bảo vệ môi trường trong
các làng nghề trên địa bàn huyện.
Tổ chức cho học sinh tham quan các làng nghề để góp phần giáo dục học
sinh biết sự cần thiết trong việc bảo vệ môi trường ở một số làng nghề, cơ sở sản
xuất, …để học sinh quan sát cách thức làm việc, hệ thống xử lý nước thải, rác
thải,…từ đó hướng cho học sinh cách bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.
Thông qua các hoạt động trò chơi học sinh dễ dàng tiếp nhận được các
kiến thức và kĩ năng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và tầm quan trọng
của việc bảo vệ môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung vào các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể ở trường chúng tôi đã
thực sự mang lại hiệu quả cao và học sinh rất hào hứng tham gia và qua đó thấy
rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

Triển khai Chuyên đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
11


Tập huấn mô hình cổng trường ATGT
xanh sạch đẹp

Khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ môi
trường

Học sinh thi rung chuông vàng tìm hiểu về môi trường.

Học sinh giao lưu vẽ tranh về chủ đề môi trường.

Biện pháp thứ 4:Tăng cường hiệu quả hoạt động của Câu lạc Bộ xanh
Thành lập câu lạc bộ xanh nhằm đẩy mạnh thực hiện các hành động, sáng
kiến và giải pháp tích cực bảo vệ môi trường .
Câu lạc bộ xanh hoạt động vì môi trường với khẩu hiệu: “Bảo vệ môi
trường - hành động của mỗi chúng ta.”
Thành viên của Câu lạc bộ: Là cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tự
nguyện tham gia Câu lạc bộ xanh.

12


Các việc làm cụ thể của Câu lạc bộ xanh:
- Tổ chức các hoạt động văn nghê, kể chuyện, đóng kịch, trò chơi… nhằm
tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường.
- Trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
- Tổng vệ sinh các khu vực: trước, trong và sau trường học.
- Giới thiệu các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu tái sử dụng....

Học sinh quét dọn khu vực trước và sau nhà trường.

Học sinh đang chăm sóc hoa và cây cảnh
Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực tạo điều kiện tổ chức thực hiện
bảo vệ môi trường.
- Huy động có hiệu quả kinh phí cho việc tuyên truyền học tập giáo dục bảo
vệ môi trường. Chúng tôi đã tích cực huy động các nguôn lực để có kinh phí
13


in pano, áp pích, khẩu hiệu tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường với số
tiền là 1.050.000 đồng. Kinh phí cho các buổi hội thảo và tổ chức cho cán bộ

giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường tại
trường tiểu học Xuân Phú huyện Thọ Xuân – một ngôi trường có cảnh quan
đẹp, nhiều cây xanh bóng mát, không gian lớp học, sân trường luôn sạch sẽ,
…với số tiền là 3.500.000 đồng.
- Huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất như nâng cấp sân trường,
làm mới công trình vệ sinh cho học sinh, khơi thông cống rãnh trước và sau
trường với tổng số tiền là : 158.500.000 đồng.
- Hợp đồng với công ty nước sạch Thăng Long để mua nước uống tinh
khiết đóng chai cho giáo viên và học sinh uống đảm bảo vệ sinh.
- Đầu tư mua dụng cụ để sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường như : các
loại chổi quét lớp học, trần nhà, sân trường,..; các loại dụng cụ thu gom rác thải như
rỏ đựng rác ở các lớp, thùng rác lớn, …. Với số tiền 1.550.000 đồng/ năm.
- Hợp đồng với các công ty môi trường thu gom rác thải của nhà trường
theo tuần.
Nhờ có sự đầu tư cơ sở vật chất một cách đúng mục đích và hiệu quả,
công tác tuyên truyền và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường
chúng tôi thu được kết quả tốt.
Biện pháp 6: Đẩy mạnh phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác ”
Với mục tiêu bồi dưỡng tình yêu trường lớp, tình yêu thiên nhiên đất nước
cho học sinh cũng như góp phần phát triển ý thức, kĩ năng của học sinh về bảo
vệ môi trường sống, ứng phó với biến đổi khí hậu, hằng năm nhà trường đều
phát động phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và được tất cả giáo
viên và học sinh hưởng ứng rất nhiệt tình và hiệu quả. Các lớp trồng thêm cây, hoa
vào bồn hoa lớp mình phụ trách. Chăm sóc vườn cây thuốc nam, trồng thêm cây
lấy bóng mát tại sân trường,… Năm học; 2017 - 2018 nhân dịp xuân Mậu Tuất
trường tôi đã được trồng thêm 35 cây lấy bóng mát phía sau trường và sau các
dãy lớp học. Trồng hoa và cây cảnh dọc hai bên cổng trường. Nhà trường phát
động mỗi học sinh trồng và chăm sóc cây tại gia đình.
“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” không chỉ giúp nhà trường có được
một khung cảnh đẹp, tăng thêm số lượng cây xanh mà còn tạo cho học sinh có

được một môi trường “Xanh - sạch - đẹp” và an toàn. Với nét đẹp truyền thống
văn hóa của phong trào “Tết trồng cây” đã mang lại cho các em học sinh trường
Tiểu học Xuân Hòa một dấu ấn, một ý nghĩa rất lớn. Hiểu được điều đó em Lê
Bùi Tiến Dũng - học sinh lớp 5A đã thay mặt cho học sinh toàn trường phát biểu
cảm nghĩ : “Cây xanh đã mang lại cho con người: Cây cho ta hoa thơm, trái
ngọt, cho bầu không khí trong lành, cho môi trường, cho cuộc sống của chúng ta
thêm tươi đẹp….Mỗi chi đội, mỗi đội viên chúng em sẽ chăm sóc thật tốt những
cây xanh ở trường, ở nhà, ở khu dân cư... Em xin nhắn nhủ tới các bạn học sinh
trên khắp mọi miền: Chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức bảo vệ môi
trường để đất nước ta mãi thắm tươi và hành tinh của chúng ta mãi mãi một màu
xanh, bạn nhé!”.
14


Không chỉ vậy, mỗi học sinh trường tiểu học Xuân Hòa sẽ là một tuyên
truyền viên tích cực cho bạn bè, cho người thân và mọi người xung quanh về ý
nghĩa của tết trồng cây và lợi ích của cây xanh, để không chỉ trường tiểu học
Xuân Hòa mà trên cả đất nước Việt Nam nơi nào cũng Xanh - Sạch - Đẹp.

Giáo viên và học sinh cùng lao động trồng cây ven đường
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua hai năm áp dụng kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi
trường ở trường tiểu học Xuân Hòa - Thọ Xuân - Thanh Hóa, khuôn viên của
nhà trường ngày càng “Xanh - Sạch - Đẹp” và An toàn, thoáng mát. Đội ngũ
giáo viên nắm một cách sâu sắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng
được các phương pháp phù hợp để giáo dục học sinh gắn với cuộc sống thực tế
của các em. Trong việc thường xuyên bảo vệ môi trường ở trường, ở nhà,…Học
sinh biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,
vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Các em chăm
sóc bồn hoa, cây cảnh một cách tự giác và thường xuyên.

Học sinh có thói quen tốt bảo vệ môi trường như: không khạc nhổ bừa
bãi, đi vệ sinh đúng chỗ…, biết tiết kiệm thức ăn, ăn hết suất, không làm rơi vãi,
biết phân loại rác thải sinh hoạt. Đặc biệt các em còn hưởng ứng tích cực làm
sản phẩm sáng tạo từ những nguyên vật liệu phế thải phục vụ học tập. Các em
còn hiểu biết về môi trường sống của con người, về mối quan hệ với động vật,
thực vật. Các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí. Có kiến thức đơn giản về
một số ngành nghề của địa phương.
- Học sinh biết tuyền truyền về bảo vệ môi trường có nhiều học sinh có
bài tuyên truyền rất ý nghĩa và thiết thực: “Môi trường sống ngày càng ô nhiễm,
nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng
này càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn và tôi hãy bảo vệ môi trường bằng
15


những cách làm thiết thực như: Trồng nhiều cây xanh, sử dụng các chất liệu từ
thiên nhiên, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm điện, giảm sử dụng túi nilông,
tận dụng ánh sáng mặt trời, ưu tiên sản phẩm tái chế, áp dụng khoa học hiện đại
vào đời sống…chúng mình cùng gia đình hãy thực hiện tốt nhé!” (trích bài
tuyền truyền của em Khánh Linh lớp 4A)
Trường, lớp khang trang, sạch đẹp
Đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp

Nhà trường tự hào là nơi thường
xuyên được đặt địa điểm cho các
cuộc giao lưu cấp Huyện

Bài báo viết về nhà trường
Báo văn hóa và đời sống
số 38 +39 ngày 26/4/2018


2.5. Bài học kinh nghiệm
Giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong
những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục ở nhà trường, việc làm này
đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với các em học sinh, đồng
thời tạo hiệu ứng cho toàn cộng đồng, hướng đến các mục tiêu phát triển môi
trường bền vững.
Để công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, trước
hết ban giám hiệu phải tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các
ban ngành, đoàn thể cùng chung tay bảo vệ môi trường tạo môi trường “Xanh Sạch - Đẹp” và an toàn cho giáo viên và học sinh. Xây dựng kế hoạch bảo vệ
môi trường của nhà trường theo tuần, tháng, năm học và triển khai có hiệu
quả.Tổ chức các hội thảo chuyên đề về bảo vệ môi trường ngay từ đầu năm học.
Hàng tuần bố trí học sinh lao động luân phiên các ngày từ thứ hai đến thứ
sáu.Thành lập câu lạc bộ xanh và tăng cường hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ
xanh.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm
quan trọng của việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, nắm chắc nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để lồng
ghép giáo dục học sinh thông qua các tiết học và các hoạt động ngoài giờ lên
lớp.Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường bằng nhiều hình thức: Treo băng rôn, áp phích, khẩu hiệu; tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về môi trường; phối hợp với địa phương tổ chức các hoạt
động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới; Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường; chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn…
16


- Luôn duy trì có hiệu quả phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, chú trọng
nâng cao chất lượng phong trào, tăng tần suất tổ chức thực hiện tổng dọn vệ
sinh, chăm sóc cây xanh cảnh quan như ngày chủ nhật xanh: Toàn thể cán bộ
giáo viên và học sinh tham gia cùng các đoàn thể và nhân dân địa phương quét

dọn đường làng ngõ xóm, thu gom rác,..ở địa phương nơi cư trú và nơi công tác.
triển khai nhiều hoạt động giáo dục thiết thực với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú với nhiều phần thi vui nhộn như: thi cột bao cát phục vụ chống bão
lũ, vẽ tranh hay hùng biện về tác hại thiên tai…thi “Rung chuông vàng”, thi vẽ
tranh về bảo vệ môi trường; thi vẽ tranh “Em yêu quê hương”; ngày hội “Học
sinh chung tay bảo vệ môi trường”,… Tổ chức các buổi ngoại khóa đã góp phần
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trong trường.
- Đầu tư cơ sở vật chất để tạo điều kiện tổ chức thực hiện công tác bảo vệ
môi trường.
- Làm tốt công tác kiểm tra đánh giá công tác giáo dục bảo vệ môi trường
coi việc xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí đánh
giá thi đua hàng đầu của đơn vị. Khen thưởng kịp thời các lớp và giáo viên thực
hiện tốt “Giáo dục bảo vệ môi trường” cho học sinh của lớp mình và lớp có
thành tích, hiệu quả trong việc tham gia bảo vệ môi trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường chúng tôi đã hình thành cho các
em những hiểu biết về môi trường sống của con người. Các em có những kỹ
năng, thói quen bảo vệ môi trường và có thái độ tình cảm tốt biết yêu quý, gần
gũi với thiên nhiên…tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở
lớp học, ở trường và ở gia đình.
Về phía đội ngũ giáo viên: nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường, tích cực năng nổ trao đổi kinh nghiệm, cải tiến và vận dụng linh hoạt các
phương pháp giảng dạy. Có ý thức tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
vào các bài dạy trong chương trình quy định và trong các hoạt động ngoài giờ
lên lớp. Phối hợp với các bậc phụ huynh tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ
năng giáo dục bảo vệ môi trường tại cộng đồng.
Về phía cán bộ quản lý: đẩy mạnh triển khai tổ chức, thực hiện giáo dục
bảo vệ môi trường trong trường đến 100% giáo viên và học sinh. Thường xuyên
theo dõi, đôn đốc nhắc nhở trong mọi hoạt động và các phong trào thi đua. Chú

trọng việc xây dựng môi trường “xanh - sạch - đẹp” và an toàn.
Giáo dục môi trường trong các trường tiểu học cần phát triển hơn nữa,
xứng đáng với tầm cao chiến lược của đất nước ta là đào tạo con người phát
triển toàn diện, vì học sinh bậc Tiểu học còn nhỏ ý thức về vệ sinh môi trường
còn hạn chế, ý thức tự giác chưa cao nên để nâng cao dần nhận thức và giáo dục
các em ý thức bảo vệ môi trường phải đi từ những việc làm rất nhỏ, rất cụ thể từ
biết giữ gìn vệ sinh chung, biết thu gom rác bỏ đúng nơi quy định, biết chăm sóc
bảo vệ cây xanh, biết vệ sinh lớp học… chắc chắn cùng với sự lớn dần của các
17


em sẽ ý thức ngày càng rõ về môi trường và biết tham gia bảo vệ môi trường. “Mỗi
người cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay từ trong ý thức”.
3.2. Kiến nghị
+ Địa phương tiếp tục quan tâm hơn đến vấn đề: “Đảm bảo vệ sinh và an
toàn môi trường xung quanh trường học”
+ Nhà trường tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ môi
trường ngày một tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm
2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Lý Thị Bình


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lý Thị Bình
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu phó.

STT

1.

Tên đề tài SKKN

Hướng dẫn học sinh lớp 4
giải bài toán về phân số
Hướng dẫn học sinh lớp 5

2.

giải bài toán về chuyển
động đều

Kết quả
Cấp đánh
đánh
Năm học
giá xếp loại giá xếp
đánh giá xếp
(Phòng,

loại (A,
loại
Sở, Tỉnh...) B, hoặc
C)
Huyện

C

Huyện

B

2006 – 2007
2009 2010

18


Hướng dẫn học sinh lớp 5
3.

giải toán về diện tích hình

Huyện

C

Huyện

B


Huyện

C

Huyện

B

tam giác.
Biện pháp chỉ đạo công tác
4.

5.

bồi dưỡng HSG trường tiểu
học
Một số biện pháp bồi dưỡng
đội ngũ đồi ngũ giáo viên
Một số biện pháp chỉ đạo

6.

công tác giáo dục bảo vệ
môi trường ở trường tiểu

2010 2011
2012 2013
2014 - 2015


2017 2018

học

19



×