Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

nhu cầu dinh dưỡng cho từng đối tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872 KB, 22 trang )

I. KHÁI QUÁT VỀ DINH DƯỠNG VÀ CÁC NHU CẦU DINH DƯỠNG
Mọi hoạt động sống của con người điều cần có năng lượng, vậy năng lượng từ đâu
có? Đó là do chế độ ăn hằng ngày cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho chúng ta, nói
cách khác nếu đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng thì mọi hoạt động của quá trình trao
đổi chất sẽ diễn ra bình thường, con người sẽ phát triển cân đối, toàn diện cả thể lực và trí
lực.
Dinh dưỡng là chức năng mà cơ thể sử dụng để duy trì sự sống, sinh trưởng và phát
triển. Từ khi sinh ra đến lúc mất đi, nhu cầu dinh dưỡng của con người là liên tục. Các
chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate…được cung cấp dưới dạng thức ăn. Tuy
nhiên, ở mỗi giai đoạn phát triển của con người là nhu cầu dinh dưỡng không giống nhau
nên lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể cũng có sự khác biệt. Ngoài ra nhu cầu dinh dưỡng
của các cá thể còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt, nghề nghiệp.
Chính vì nhu cầu không giống nhau về dinh dưỡng đó mà ta cần tìm hiểu đặc điểm
sinh lý, nhu cầu về năng lượng, dinh dưỡng… từ đó có thể xây dựng một chế độ dinh
dưỡng hợp lý, đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người.
II. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TỪNG ĐỐI TƯỢNG
1. TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường bên ngoài có
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Dinh dưỡng không hợp lí, dù thiếu hay thừa cũng có
thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Sự phát triển nói chung phụ thuộc vào yếu tố như di truyền, nội tiết, thần kinh thực
vật và dinh dưỡng, trong đó di truyền, nội tiết và thần kinh đảm bảo sự phát triển nhất
định của cơ thể. Bên cạnh đó, vai trò của yếu tố dinh dưỡng là không hề nhỏ, tầm vóc và
cả trí tuệ có thể phát triển một cách toàn diện nếu được cung cấp một nguồn dinh dưỡng
đầy đủ các chất và hợp lý ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời.
1.1. Đặc điểm của trẻ em và thanh thiếu niên
1.1.1. Trẻ em dưới một tuổi
Trẻ bắt đầu quen và thích nghi với môi trường sống ngoài bụng mẹ. Các hệ cơ quan
bắt đầu hoạt động: bộ tiêu hóa bắt đầu làm việc, hệ thần kinh bị ức chế nên có hiện tượng
ngủ nhiều giờ trong ngày. Đây là giai đoạn mà mọi hoạt động sinh hoạt, dinh dưỡng của
trẻ đều phụ thuộc vào người mẹ, khá nhạy cảm với môi trường. Nguồn dinh dưỡng cần


nhất là sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất cho trẻ trong tháng đầu,
chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và an toàn cho trẻ sơ sinh. Lượng sữa mẹ sẽ giảm dần
từ tháng thứ 6 nên một chế độ ăn bổ sung là rất cần thiết cho sự phát triển.

1


1.1.2. Trẻ em trên một tuổi và thanh thiếu niên
Là giai đoạn quyết định đối với thể lực và trí lực của cả đời người, đồng thời sự hình
thành nhân cách cũng phần lớn bắt đầu ở giai đoạn này.
Từ một tuổi trở đi, cơ thể trẻ em bắt đầu độc lập về ăn uống, nguồn sữa mẹ đóng vai
trò là yếu tố bổ sung chứ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của một cơ thể lớn
lên hàng ngày. Việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thông qua việc cung cấp nguồn thức ăn
hợp lý cả về số lượng lẫn chất lượng phải dựa vào đặc điểm sinh lý và hoạt động trao đổi
cht động của não hay được nhắc đến là tryptophan,
lysin, methonin, phenylalanin, taurin.

13


Nguồn cung cấp chất đạm vừa phải đậu nành, bắp, hạt hướng dương, hạt điều và các
loại đậu, nấm. Nguồn cung cấp đạm chất lượng cao: gạo lức, bí ngô, cá ngừ, cá hồi, gà
trứng, yaourt, bơ động vật.
Nhu cầu về vitamin & khoáng chất là 2 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho não và cơ
thể hoạt động
Nhiều vitamin có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động của hệ thần kinh
qua cơ chế thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng và các chất dinh dưỡng.
Nguồn cung cấp vitamin: Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, thịt, cá và các sản phẩm từ sữa
trứng…
Bảng 7: Nguồn cung cấp vitamin


Các chất dinh dưỡng
giúp trí thông minh

Vitamin A, axit folic, vitamin nhóm B (B1, B3, PP, B5, B6,
B12), vitamin C, vitamin H (biotin), kẽm, Mg, iod, Ca, sắt,
đồng, selen

Nhóm chống mệt
mỏi làm giảm stress

Ca, Mg, kẽm, vitamin nhóm B, vitamin C và coenzym Q10
(giúp các tế bào tạo năng lượng: cá thu, mè, đậu hạt, đậu
Hà Lan 30-100mg/ ngày)

Nhóm chống trầm
cảm phục hồi màng
tế bào não

DHA, acid arachidonic

Nhóm thực phẩm
làm tăng trí nhớ

Các nhóm chống oxy
hóa, ngăn chặn quá
trình lão hóa tế bào

Colin (có trong lòng đỏ trứng, súp lơ, đậu nành, bắp cải,
đậu phọng), boron (táo, lê, bông cải xanh), selen (tôm, cà

chua), lycopene (gấc, cà chua, tôm), axit glutamit (có nhiều
trong bí đỏ).
Vitamin E, C, β-caroten, selen, kẽm, lycopene, glutathione
(từ cá ngừ, đậu hạt, tỏi, củ hành), coenzym Q10, lipoic acid
(thịt đỏ, cà chua, cà rốt, khoai mỡ, rau bina, củ cải đường),
anthocyanidins (quả mọng, đào, nho đỏ, mận).

Nhu cầu về oxy
Ngoài ra còn có một chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu đó là oxy. Não tuy
có trọng lượng khoảng 1300g, chỉ bằng khoảng 2% của trọng lượng cơ thể nhưng đến
20% nhu cầu oxy của cơ thể.
3. DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI
3.1. Đặc điểm của người cao tuổi
Ở giai đoạn này các hoạt động chuyển hóa và dinh dưỡng có nhiều biến đổi. Khái
niệm già thường gắn với sự suy yếu. Các hoạt động trao đổi chất của các cơ quan và hệ
thống trong cơ thể giảm sút, trí nhớ suy giảm, mắt nhìn kém, tai nghe kém, mũi ngửi
14


kém, vị giác và xúc giác ảnh hưởng đến việc ăn không còn ngon miệng. Cơ nhai bị teo,
răng bị long, xương hàm teo gây khó khăn cho việc ăn uống. Tuyến nước bọt bị teo, dạ
dày và ruột teo đi. Trọng lượng gan chỉ còn 65% dẫn đến chức năng giải độc cho cơ thể
kém đi. Đơn vị thận giảm 1/3 đến 1/2 so với lúc mới sinh, làm ảnh hưởng đến khả năng
lọc suy giảm xuống còn 60% gây ứ đường, ứ urê ở máu. Ảnh hưởng đến việc hấp thu các
chất dinh dưỡng.
Xét về mặt dinh dưỡng, con người là một cỗ máy cần tiêu thụ năng lượng để hoạt
động, trong quá trình sử dụng cũng bị hao mòn. Thông qua ăn uống để duy trì và cung
cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường.
Đặc biệt đối với người cao tuổi thì ăn uống càng quan trọng hơn vì cỗ máy hoạt động
nhiều năm cũng có những thay đổi đáng kể. Vì vậy, cần có cần có một chế độ ăn đầy đủ,

cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng, duy trì tỷ lệ protein: lipid: carbohydrate là
1:0,8:3 trong khẩu phần ăn hàng ngày, kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp với người
cao tuổi. Từ đó có thể phòng và ngừa một số bệnh ở tuổi già và góp phần làm tăng tuổi
thọ.
3.2. Nhu cầu năng lượng
Do các hoạt động sống của con người ở giai đoạn này bị suy giảm, một phần vì lớn
tuổi ít hoạt động hơn, khối cơ của người cao tuổi cũng giảm 1/3 so với người trẻ. Theo
tính toán, ở độ tuổi 70 nhu cầu năng lượng giảm xuống 30% so với người 20 tuổi. Do đó
người cao tuổi phải ăn ít hơn so với lúc còn trẻ. Vì thế, chế độ ăn cần phải xây dựng phù
hợp, để duy trì sự hoạt động nhịp nhàng của các cơ quan tương ứng. Về số lượng và tỷ lệ
thực phẩm đưa vào cơ thể phải sử dụng đúng vị trí, phải hiểu tầm quan trọng để từ đó đưa
ra một danh mục dinh dưỡng cần thiết, tốt nhất cho cơ thể ở giai đoạn này, góp phần điều
trị và phòng ngừa các bệnh tuổi già hay gặp phải, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài
tuổi thọ.
Nhu cầu năng lượng của người lớn tuổi được FAO đề nghị (cho người trên 60 tuổi)
khoảng 1800 – 1900 kcal/ngày (nữ) và 2300 kcal/ngày (nam).
3.3. Dinh dưỡng cho người cao tuổi
Nhu cầu về protein
Các quá trình chuyển hóa các chất đều liên quan mật thiết với protein. Đặc biệt đối
với người cao tuổi là rất cần thiết vì khả năng đồng hóa và hấp thu protein giảm cùng với
sự trao đổi chất, cần duy trì một lượng protein nhất định trong khẩu phần ăn hàng ngày
Trung bình người cao tuổi cần 65 g protein mỗi ngày. Tương đương 2 ly sữa ít chất
béo, 200 g thịt nạc, thịt gà hay cá là có thể cung cấp đủ số lượng protein này. Lượng
protein không nên dùng thừa đối với người cao tuổi, nhất là trong thịt động vật chứa
nhiều chất béo bão hòa (saturated) và cholesterol. Thay vào đó, dùng nhiều hơn chất béo
thực vật chưa bão hòa để tránh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Tốt nhất cần duy trì
15


tỷ lệ protein động vật và thực vật ở mức 1. Có thể sử dụng cá thay thịt vì ít chứa chất

béo bão hoà nên không làm tăng cholesterol trong máu.
Christine M.Albert (Boston, Hoa Kỳ) được công bố năm 1998 thì mỗi tuần ăn cá một
lần sẽ giảm được 52% nguy cơ chết đột ngột vì bệnh tim, nhưng nguy cơ lên cơn đau tim
thì không thay đổi.
Hay sử dụng các loại rau tươi họ đậu (đậu đũa, đậu côve, đậu Hà Lan, đậu rồng…)
có tác dụng nhuận tràng, chống thối rửa trong ruột, giảm cholesterol huyết. Các nguồn
thức ăn từ thực vật có nhiều chất xơ, chất xơ từ thực vật có tác dụng giữ lượng
cholesterol thừa trong ống tiêu hóa và sau đó thải ra ngoài.
Tóm lại, người cao tuổi nên giảm thịt nhất là thịt mỡ trong bữa ăn hàng ngày, thay
vào đó là sử dụng cá nhiều bữa ăn trong tuần, tăng cường sử dụng nguồn đạm từ thực vật
như đậu phụ, sữa đậu nành, các loại đậu đỗ và lạc. Các nguồn đạm này ít gây thối rửa
trong ruột, chứa nhiều chất xơ, giúp giữ lại và thải cholesterol thừa ra ngoài.
Nhu cầu về lipid
Cần phải hạn chế lượng lipid trong khẩu phần ăn của người cao tuổi vì có thể gây xơ
vữa động mạch và cần hạn chế một lượng lớn lipid gây khó tiêu đối với người già. Hạn
chế sử dụng mỡ bão hòa, nên sử dụng dầu cá và dầu thực vật vì chúng chứa nhiều acid
béo chưa no, dễ tiêu hóa, giảm xơ vữa động mạch và chống lão hóa. Cần hạn chế calo
trong khẩu phần ăn, giảm mỡ động vật, tăng ăn dầu thực vật, hạn chế đường, bớt muối,
ăn nhiều rau quả.
Nhu cầu về carbohydrate
Tuổi càng cao thì sức chịu đựng đối với các chất ngọt càng giảm. Ở độ tuổi 60–74 là
70% và trên 75 tuổi là 85% bị giảm mức chịu đựng của chất ngọt.
Nhu cầu carbohydrate đủ cung cấp năng lượng nhu cầu cho cơ thể là 20 g một ngày.
Người cao tuổi cần hạn chế ăn đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều bánh kẹo vì
những thứ này sẽ được hấp thu vào máu rất nhanh tạo ra một đỉnh cao đường huyết, buộc
tuyến tụy phải hoạt động đột xuất tiết ra insulin để điều chỉnh đường huyết. Nếu cứ diễn
ra nhiều lần trong ngày và trong một thời gian dài như vậy thì tuyến tụy hoạt động quá tải
là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở những người lớn tuổi.
Người cao tuổi nên tránh chất ngọt cung cấp cho cơ thể. Thay những thứ đó bằng
nguồn chất bột: cơm, bánh mì,… Vì những chất ngọt này được tiêu hóa, hấp thụ, dự trữ

trong cơ thể và chỉ giải phóng ra từ từ vào máu theo nhu cầu hoạt động của cơ thể nên
không làm cho đường huyết tăng đột ngột.
Nhu cầu về vitamin
Vitamin có tác dụng chống lại các lại sự phát triển của quá trình già, tạo cảm giác
ngon miệng, dễ tiêu hóa, duy trì hoạt động bình thường của của hệ thống tim mạch, não
bộ. Bổ sung vitamin C và PP duy trì tình trạng bình thường của các mạch máu. Ngoài ra
16


vitamin C còn có tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu, tăng tính phản
ứng của cơ thể, ảnh hưởng tốt với tuyến nội tiết và cơ quan tiêu hóa. Cần cung cấp đủ,
cân đối các vitamin B1, B2, B6 và vitamin A để duy trì chức năng thần kinh, não, tim hoạt
động bình thường.
Nhu cầu về khoáng
Ở Hoa Kỳ, Viện Hàn lâm khoa học quốc gia khuyến cáo nên giữ mức tiêu thụ
khoáng chất hằng ngày như sau đối với người cao tuổi:
Calci
800 mg
Phospho
800 mg
Magie
350 mg
Sắt
10 mg
Kẽm
15 mg
Iod
150 mcg
Selen
70 mcg

Ngoài ra, kali cũng là chất khoáng quan trọng đối với tuổi già vì kali tham gia vào
cấu tạo acetylcholine là chất chuyển các kích thích thần kinh cho các tế bào cơ. Khoai tây
là nguồn cung cấp kali thích hợp nhất ở người trưởng thành và người lớn tuổi.
4. DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
4.1. Đặc điểm của phụ nữ mang thai và cho con bú
Thai nghén là một trạng thái sinh lý bình thường nhưng dễ mất ổn định do có nhiều
thay đổi trong cơ thể người mẹ. Nhìn chung, khi mang thai và nuôi con bú nhu cầu dinh
dưỡng của người mẹ tăng cao hơn bình thường.
Mức độ nhận thức về các vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mang thai cần phải được lưu
ý và hiểu rõ hơn vì nó có thể gây ra những tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi,
đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Phụ nữ có thai hay cho con bú gặp các vấn đề
về tiêu hóa và hấp thu như táo bón, đi ngoài phân sống, tiêu chảy, ăn không tiêu, chán ăn,
đầy hơi, hấp thu kém... Các rối loạn này tuy không nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ
gây tình trạng mệt mỏi đồng thời ảnh hưởng đến dinh dưỡng của mẹ khiến cho cả mẹ và
con đều thiếu chất. Đứa trẻ được sinh ra sẽ kém phát triển so với những đứa trẻ bình
thường, có biểu hiện như thiếu cân, chậm lớn, sức đề kháng yếu, dễ mất bệnh…
Những thay đổi sinh lý ở phụ nữ mang thai và cho con bú:
Thay đổi ở tuyến vú: tuyến sữa và ống dẫn sữa phát triển làm cho vú to và căng lên,
người phụ nữ có cảm giác cương vú, quầng vú sẫm màu.
Thay đổi ở da: da có thể có vết nám, nhất là ở mắt và hai bên gò má hoặc có thể bị
rạn nứt da ở bụng, đùi…
17


Thay đổi về hô hấp vào những tháng cuối, tử cung to đẩy cơ hoành lên phía trên,
người phụ nữ thở nông và nhanh. Ở những người có tử cung quá to như trường hợp thai
to, song thai thường hay khó thở, thở nhanh.
Thay đổi về tiêu hóa: thai phụ thường hay bị nôn, buồn nôn, thích ăn thức ăn lạ và
thường hay bị táo bón…
4.2. Nhu cầu năng lượng

Về năng lượng, các nghiêm cứu cho thấy ở bà mẹ có thai, các thời kỳ 6 tháng cuối
cần tăng thêm 300 – 350 calo/ngày, có nghĩa là nhu cầu năng lượng trong một ngày cần
phải có từ 2400 – 2500 calo/ngày. Với bà mẹ cho con bú, năng lượng cần thiết tỷ lệ với
lượng sữa mẹ tiết ra, nhìn chung trong 6 tháng đầu cho con bú cần tăng thêm từ 500 –
550 calo/ngày, nghĩa là cần đảm bảo năng lượng từ 2600 – 2700 calo/ngày.
4.3. Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Nhu cầu protein
Protein trong giai đoạn này không những cung cấp năng lượng mà là cấu tử tạo nên
tế bào mới (lúc có thai, lượng máu trong cơ thể của người mẹ tăng lên, các cơ quan mang
chức năng sinh đẻ và nuôi con như: tử cung… đều phát triển, thai nhi và nhau thai mỗi
ngày một lớn, hàng loạt tế bào mới được tạo thành), tạo máu.
Các tính toán cho thấy khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai nên có khoảng 60 – 70 g
lượng protein trong bữa ăn hằng ngày, còn giai đoạn cho con bú cần một lượng cao hơn
vì trong sữa mẹ một lượng lớn là protein. Với phụ nữ có thai (3 tháng cuối), nhu cầu bổ
sung là 350 kcal và 15 g protein, và phụ nữ cho con bú (6 tháng đầu) nhu cầu bổ sung là
550 kcal và 28 g protein.
Nhu cầu lipid
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy acid béo thiết yếu lineoleic và alphalinolenic (một trong 3 acid béo) đóng vai trò quan trọng đối với thai nghén. Những acid
béo này cần cho sự phát triển thần kinh và thị giác ở thai nhi và có thể giúp giảm nguy cơ
sinh non. Những thức ăn có chứa các acid béo này gồm dầu thực vật, dầu đậu nành và
dầu cá, ví dụ cá hồi.
Ngược lại với các acid béo thiết yếu, các trans acid được tạo ra khi dầu thực vật
hydrogen hoá lại có tác dụng không có lợi cho sức khoẻ và phụ nữ có thai và không có
thai nên tránh. Có một số bằng chứng cho thấy các trans acid giảm cân nặng của thai nhi
và vòng đầu.
Phụ nữ có thai cần hướng tới việc đảm bảo khẩu phần chất béo vào khoảng 20%
trong tổng calo. Carbonhydrate cần chiếm 50% tổng calo cần thiết cho cơ thể trong thời
kỳ thai nghén.

18



Nhu cầu vitamin và các chất khoáng
Vitamin A
Ở phụ nữ có thai là 850 µg/ngày (đương lượng retinol/ngày), ở phụ nữ cho con bú là
850 μg/ngày (đương lượng retinol/ngày). Không được dùng vitamin A liều cao trên
15.000 U.I hàng ngày (đôi khi dùng để điều trị trứng cá) có liên quan tới dị dạng khi sinh
và không nên dùng trong khi mang thai.
Vitamin D
Ở phụ nữ có thai là 10 μg/ngày (400 IU/ngày), nhu cầu này gấp đôi so với lúc phụ nữ
không có thai. Nhu cầu đó đảm bảo cho vitamin D đi qua nhau thai tham gia vào quá
trình chuyển hoá xây dựng xương của thai nhi. Vitamin D là loại tan trong chất béo và
được thấy có trong sản phẩm sữa ở nhiều quốc gia. Chuyển hoá vitamin D cần được thực
hiện dưới tia cực tím (ánh nắng mặt trời).
Vitamin B1 (Thiamin)
Là loại B tổng hợp tan trong nước liên quan tới việc giải phóng năng lượng khỏi tế
bào. Vitamin B có trong sữa và hạt thô. Nhu cầu hàng ngày là 1,1 mg. Trong thời gian
mang thai và cho bú, nhu cầu tăng lên 1,5 mg/ ngày.
Vitamin B2 (Riboflavin)
Là loại B tổng hợp hoà tan trong nước, cũng liên quan tới việc giải phóng năng
lượng từ tế bào. Nguồn B2 bao gồm rau xanh, sữa, trứng, pho mát, và cá. Nhu cầu hàng
ngày cần 1,3 mg. Nhu cầu trong giai đoạn mang thai tăng tới 1,6 mg/ngày, và giai đoạn
cho bú lên tới 1,8 mg/ngày.
Vitamin C
Nhu cầu về vitamin C còn khác nhau giữa các nước. Nhu cầu vitamin C ở phụ nữ có
thai được đề nghị tăng thêm 10 mg/ngày, ở phụ nữ cho con bú nên được tăng thêm 30
mg/ngày (theo WHO). Vitamin C tan trong nước và có nhiều chức năng bao gồm giảm
các gốc tự do và hỗ trợ việc hình thành procollagen. Vitamin C có trong hoa quả và rau
tươi.
Thiếu vitamin C mãn tính sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp collagen và dẫn tới

bệnh sco-bút. Nhu cầu hàng ngày là 60 mg. Thời kỳ thai nghén cần 70 mg/ngày và tăng
tới 95 mg/ngày trong giai đoạn cho bú.
Acid folic (vitamin B9)
Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu cơ thể người mẹ bị thiếu hụt acid folic, nó có ảnh hưởng
tiêu cực đến cả cơ thể mẹ và thai nhi, có thể sẽ gây ra: dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống
19


thần kinh, khuyết tật dây cột sống và trường hợp xấu nhất là gây tử vong cho bé. Acid
folic có trong những thực phẩm có màu xanh đậm như các loại rau cải, xà lách… Đây là
những loại thực phẩm giàu acid folic nhất, tiếp đến là những trái cây như cam, bơ, nước
cà chua… Trung bình 1 cốc nước cam tươi chứa khoảng 77 mg acid folic, do đó cam
được sử dụng thường xuyên trong khẩu phần ăn cho bà bầu để nạp dinh dưỡng bà bầu 3
tháng đầu là điều dễ hiểu. Ngoài ra những loại đậu đỗ, hạt hướng dương, súp lơ, bánh mì
và ngũ cốc cũng là nguồn cung cấp dồi dào acid folic cho cơ thể của bà bầu. Tuy nhiên,
các bà bầu phải sử dụng với lưu lượng vừa đủ chứ không nên quá dư hoặc thiếu đều
không tốt cho cơ thể của cả mẹ và bé. Nhu cầu acid folic cho phụ nữ mang thai là 200
mcg/ngày.
Calci
Cần thiết cho phụ nữ mang thai để cung cấp cho thai nhi xây dựng xương, người mẹ
chuyền calci cho trẻ từ khi bắt đầu mang thai đến khi sinh khoảng 30 g. Người mẹ có tình
trạng dinh dưỡng tốt dự trữ có trên 1000 g calci dự trữ sẽ chuyển 9 g từ bản thân người
mẹ. Nhu cầu calci ở những tháng đầu khi mang thai chỉ cần tăng lên 110 mg/ngày, từ thai
kỳ thứ hai sẽ tăng thêm 350 mg/ngày, số nhu cầu calci của phụ nữ mang thai 3 tháng cuối
và cho con bú 3 tháng đầu là 1000 - 1200 mg/ngày. Để đáp ứng nhu cầu calci, người phụ
nữ cần dùng những sản phẩm cung cấp calci hàng ngày. Calci có trong những thực vật họ
lá xanh như cải xoăn, củ cải, mù tạt. Vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ calci.
Sắt
Cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin, thành phần của hồng cầu có chức năng
vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến dự trữ sắt trong cơ thể và cuối cũng

là thiếu máu. Nhu cầu sắt trong khẩu phần ăn cho bà mẹ mang thai là 30 - 40 mg/ngày sắt
để tăng cường hồng cầu. Nhu cầu sắt của phụ nữ trong thời gian cho con bú thấp hơn thời
kỳ mang thai. Nhu cầu sắt của phụ nữ cho con bú là 1,31 mg/ngày. Từ tháng thứ 6 sau
khi có thai người mẹ nên uống thêm sắt và acid folic, ngày uống 2 viên sau bữa ăn, uống
liền trong 3 tháng.
Kẽm
Nhu cầu kẽm ở phụ nữ có thai tăng lên vì để cung cấp cho toàn bộ quá trình hình
thành thai nhi, tạo mô của người mẹ là 100 mg cho cả thời kỳ mang thai. Nhu cầu kẽm
cho phụ nữ bình thường là 12 mg ngày, để đảm bảo nhu cầu người phụ nữ mang thai cần
được thêm 6 mg kẽm/ngày. Kẽm được tìm thấy trong thịt, cá, thức ăn biển nguồn giàu
nhất là con hàu. Ngũ cốc, rau khô và hạt có dầu cũng chứa kẽm, nhưng như sắt, nó khó
được hấp thu từ thực vật. Sợi có trong bắp hạt, mầm đậu nành chống lại khả năng hấp thu
của kẽm. Sắt cũng là một chất ức chế mạnh khả năng hấp thu của kẽm.

20


5. KẾT LUẬN
Với sự tiến bộ và phát triển của ngày nay việc “ăn no mặc ấm” không còn phù hợp
nữa, thay vào đó nhu cầu của con người đã dần phát triển. Khi thức ăn được cung cấp cho
cơ thể phải có dinh dưỡng hợp lý, và việc cung cấp dinh dưỡng cho mỗi cá nhân, mỗi đối
tượng là khác nhau tùy thuộc vào tốc độ phát triển, khả năng hấp thu, hoạt động chuyển
hóa, cường độ lao động vận động, chế độ sinh hoạt, tập luyện,... Nên mỗi cá nhân phải có
sự hiểu biết về thực phẩm và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, để cung cấp dinh dưỡng cho
cơ thể một cách khoa học, hợp lý. Việc thiết lập chế độ ăn, uống sau cho hợp lý là rất cần
thiết để cơ thể có thể có được sự phát triển cân đối, toàn diện cả về thể lực và trí lực.

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[a] Hà Huy Khôi – Từ Giấy. 2012. Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. NXB Y học Hà Nội.
[b] Nguyễn Ý Đức. 2009. Dinh dưỡng và thực phẩm. NXB Y học.

22



×