Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

LỊCH SỬ TIỀN TỆ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.6 KB, 6 trang )

Thời Bắc thuộc
Thời điểm này nước ta chưa dành được độc lập chủ quyền, vẫn đang chịu ách đô hộ
của nhà Hán, vì vậy tiền tệ lưu hành trong nước là tiền đồng Trung Quốc
Căn cứ vào các hoạt động khảo cổ, thời kỳ này tiền đồng Trung Quốc được lưu
hành tại Việt Nam như Hán nguyên thông bảo của nhà Hán, Khai nguyên thông
bảo của nhà Đường và cả những đĩnh vàng, đĩnh bạc cũng được lưu hành.
Thời phong kiến độc lập
Mỗi triều đại nước ta thường cho đúc một loại tiền riêng, bao gồm tiền đồng, tiền
kẽm, tiền sắt, tiền giấy như Đồng Thiên phúc trấn bảo thời Tiền Lê, Thuận Thiên
đại bảo thời Lý Thái Tổ. Cuối năm 1820 (cuối triều Gia Long), song song với tiền
đồng, các thoi vàng, thoi bạc, đồng vàng, bạc cũng được sử dụng. ví dụ như:

Hình 1:Đồng Thiên Phúc trấn bảo,mặt trước (trái) và mặt sau ghi chữ Lê (phải) (tiền nhà Lê)

Hình 2: Thuận Thiên đại bảo (1010-1028) dưới thời Lý Thái Tổ

Thời kỳ Việt Nam là một phần Đông Dương thuộc Pháp
Đơn vị tiền tệ cả khu vực là Piastre, thường gọi là “bạc”. Lúc đầu có đồng
bạc Mexico nặng 27,73 gam, sau đó có đồng bạc Đông Dương nặng 27 gam. Ngân
hàng Đông Dương cũng phát hành cả tiền giấy nữa.

Hình 3:Đồng bạc Mexico đúc năm 1838.

Hình 4:Đồng bạc Đông Dương đúc tại Pháp.


Tờ tiền giấy đầu tiên được lưu thông ở Việt Nam là đồng Đông Dương mệnh giá 100
đồng bạc, được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm 1885 đến
năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của 3 nước Lào,
Campuchia và Việt Nam.


Hình 5:Tờ 100 bạc Đông Dương.

Giấy bạc Cụ Hồ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền
đồng cũng chính thức được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước tự
do. Bắt đầu từ thời điểm này cho tới nay, chúng ta đã thay đổi tiền cả về hình thức,
chất liệu đến mệnh giá 7 lần. Trước khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời, trên
mỗi tờ tiền đều in chữ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán
và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau của tờ tiền thường in các hình ảnh khác về
giai cấp Nông - Công - Binh. Các con số ghi mệnh giá đều được viết theo số Ả- Rập
hoặc bằng chữ Hán, Lào, Campuchia. Người Việt Nam thời ấy luôn gọi tiền giấy là
“giấy bạc Cụ Hồ”.

Hình 6:Tờ giấy bạc tài chính 100 đồng với chữ Hán ngay bên dưới ảnh Bác Hồ.

Tiền giấy do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành năm 1951
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam, với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện
chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và
đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp.
Từ đó tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành chính thức được đưa vào
sử dụng. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ), và gồm nhiều


mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá
giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi
mệnh giá tiền.

Hình 7:Tờ giấy bạc ngân hàng 20 đồng


Hình 8:Tờ giấy bạc ngân hàng 100 đồng.

Hình 9:tờ 5.000 đồng, tờ giấy bạc có giá trị nhất lúc bấy giờ.

Sau đó, do có nhiều khó khăn trong liên lạc, Trung Bộ và Nam Bộ được phát hành tiền
riêng. Tiền này có mệnh giá 1, 5, 20, 50 và 100 đồng. Hình ảnh trang trí tương tự
nhưng có thêm chữ kí của Chủ tịch Uỷ Ban kháng chiến Nam Bộ, đại diện Bộ trưởng
Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam Bộ
Tiền đồng những năm 1975
Thời kỳ từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai miền Nam - Bắc, mỗi miền
lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”. Ở miền Nam, từ 1953,
lưu hành Đồng (tiền Việt Nam Cộng hoà). Năm 1953, tiền kim loại 10, 20, 50 xu được
đưa vào lưu thông. 1960, có thêm tiền kim loại 1 đồng, và 10 đồng năm 1964, 5 đồng
năm 1966 và 20 đồng năm 1968. 50 đồng đúc năm 1975 .
Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã xuất hiện nhiều tổ chức chuyên in tiền giả, nên
trên tờ bạc 200 còn ghi thêm dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả
mạo giấy bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra".


Hình 10:Tờ bạc 200 với dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do Ngân
hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra”

Tiền giải phóng sau năm 1975
Sau thống nhất đất nước 30/4/1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi tên
thành tiền giải phóng, Từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, 500 đồng miền Nam đổi
lấy 1 đồng giải phóng. Từ Huế trở ra, 1000 đồng miền Nam đổi 3 đồng giải phóng.

Hình 11: tờ 10 xu

Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam

tiếp tục thay đổi. Ở miền Bắc, 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam
1 đồng giải phóng đổi 8 hào thống nhất. Đồng thời nhà nước cũng phát hành thêm các
loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.

Hình 12: 1 đồng in hình nhà máy Gang thép Thái Nguyên.

Tiền đồng những năm 1985


Năm 1985, trước diễn biễn phức tạp của nền kinh tế và tình hình khan hiếm nghiêm
trọng tiền mặt trong thanh toán, Nhà nước công bố đổi tiền theo tỉ lệ 10 đồng thống
nhất đổi 1 đồng tiền mới phục vụ cho cuộc cách mạng về giá cả và lương. Ngân hàng
quốc gia Việt Nam đã ban hành các loại tiền 10, 20, 50 đồng.

Hình 13: tờ 50 đồng

Tiền giấy thế kỷ XX
Các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 10.000 và 20.000 được in năm 1990, tờ 50.000
được phát hành từ 15/10/1994 còn tờ 100.000 từ ngày 1/9/2000.

Tiền polymer hiện tại
Tiền polymer tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành năm 2003,
có giá trị lưu hành song song với các đồng tiền cũ, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu lưu
thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá (thêm loại tiền có mệnh giá lớn), chủng loại.
Tiền polymer có nhiều ưu điểm hơn tiền cotton, như khó làm giả, độ bền cao hơn 3 –
4 lần, khó rách… Loại tiền này không thấm nước, phù hợp khí hậu của Việt Nam mà
vẫn thích ứng với các máy xử lí tiền như máy ATM, máy đếm tiền… Chi phí tính toán
để in tiền polymer cao gấp đôi tiền cotton.
Kể từ khi tiền polymer được đưa vào sử dụng, bắt đầu từ ngày 1/9/2007, tiền giấy
mệnh giá 50.000 -500.000 đã hết giá trị lưu hành, và từ ngày 1/1/2013, các loại tiền

cotton mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng cũng đã ngừng lưu hành trên lãnh thổ Việt


Nam. Hiện nay chỉ còn các tờ tiền giấy mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng (1.000 đồng,
2.000 đồng, 5.000 đồng …) còn giá trị lưu hành tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Việt Nam cho in tiền kim loại mệnh giá nhỏ (nhưng không
phù hợp với phong cách tiêu tiền của người Việt Nam, nên nhanh chóng bị xếp thành
loại vật dụng lưu niệm.)



×