Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ti ểu luận Lịch sử tiền tệ Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.89 KB, 7 trang )

~ 1 ~
Tiểu luận
Lịch sử tiền tệ Việt Nam
Từ các đời Đinh, Lê, Lý, Trân, Hồ, Mạc, Nguyễn…. cho đến nay, khi trải qua các cuộc đấu tranh
gian khổ từ thời kỳ Bắc thuộc đến Pháp thuộc thì đồng tiền Việt Nam đất nước ta đã nhiều lần
thay đổi đơn vị tiền tệ cũng như tên gọi của đồng tiền, đó là một hiện thực chứng minh cho tinh
thần độc lập tự cường dân tộc không chịu làm nô lệ, là hiện thân của một quá khứ tự hào, là
chứng nhân lịch sử chói lòa.
~ 2 ~
Lịch sử
Thời Bắc thuộc
Thời điểm này nước ta chưa dành được độc lập chủ quyền, vẫn đang chịu ách đô hộ
của nhà Hán, vì vậy tiền tệ lưu hành trong nước là tiền đồng Trung Quốc.Căn cứ vào
những đồng tiền thu được khi tiến hành khảo cổ, từ thời Bắc thuộc tiền đồng Trung
quốc đã được sử dụng ở Việt Nam như tiền Hán nguyên thông bảo của nhà Hán,
đồng Khai nguyên thông bảo của nhà Đường. Bên cạnh đó, những đĩnh vàng,
đĩnh bạc của Trung quốc cũng được lưu hành.
Thời Quân chủ độc lập
~ 3 ~
Ngoài những đĩnh vàng, đĩnh bạc, tiền tệ Việt Nam chủ yếu là tiền đồng, tiền kẽm.

• Thời Đinh, Lê: Đinh Tiên Hoàng cho đúc tiền đồng hiệu Thái bình thông bảo sau
đó Lê Đại Hành cho đúc tiền đồng Thiên phúc trấn bảo.
• Thời Lý: dưới triều vua Lý Thái Tông, tiền đồng có hiệu Minh đạo thông bảo,
sang đến triều Lý Thần Tông, tiền đồng hiệu là Thuận thiên thông bảo.
• Thời Trần, Hồ: các triều vua quân chủ cũng cho đúc tiền đồng, đến đời Trần
Minh Tông (1323) thì chuyển sang đúc tiền kẽm, tuy nhiên do tiền kẽm sử dụng
không được thuận tiện nên nhanh chóng bị bãi bỏ. Dưới triều vua Trần Thuận
Tông, Hồ Quý Ly chấp chính đã bắt đầu cho phát hành tiền giấy gọi là Thông
bảo hội sao. Tiền giấy Thông bảo hội sao có các loại mệnh giá sau: 1 quan vẽ
rồng, 30 đồng vẽ sóng nước, 10 đồng vẽ cây đào, 5 tiền vẽ chim phượng,


3 tiền vẽ kỳ lân, 2 tiền vẽ rùa, 1 tiền vẽ mây. Dân cư có tiền cũ phải nộp hết vào
kho của Nhà nước và cứ 1 quan tiền đồng đổi thành 1 quan 2 tiền giấy, ai tàng
trữ sẽ bị tử hình nhằm loại bỏ hẳn tiền đồng và bắt buộc sử dụng tiền giấy.
• Thời Lê, Mạc: trải qua giai đoạn bị nhà Minh đô hộ, khi Lê Thái Tổ lật đổ ách
thống trị của nhà Minh và lên ngôi vua, tiền đồng trong nước không còn, ông cho
đúc tiền đồng Thuận thiên thông bảo và quy định 1 tiền bằng 50 đồng. Triều
vua Lê Thái Tông đúc tiền đồng hiệu Thiệu bình và quy định 1 tiền bằng
60 đồng. Năm 1528, Mạc Đăng Dung cho đúc tiền kẽm và cả tiền sắt, đến
năm 1658, tiền kẽm và tiền sắt bị cấm sử dụng. Dưới triều vua Lê Hiển
Tông (niên hiệu Cảnh Hưng), do những cuộc nội chiến liên miên tốn kém chi phí
nên nhà vua cho mở rất nhiều sở đúc tiền để đúc tiền kẽm. Năm 1726 (Cảnh
~ 4 ~
Hưng thứ 37), tiền đồng niên hiệu Cảnh Hưng thuận bảo lại được đúc từ binh
khí và đại bác bằng đồng không sử dụng nữa.
• Thời Nguyễn: Sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho mở các sở đúc tiền ở Bắc
thành, Gia Định để đúc tiền đồng Gia Long thông bảo. Các triều vua sau của nhà
Nguyễn tiếp tục đúc tiền đồng và có lúc đúc cả tiền kẽm. Song song với tiền
đồng, các loại thoi bạc, thoi vàng và tiền bạc, tiền vàng cũng xuất hiện từ khoảng
năm 1820, cuối triều Gia Long, đầu triều Minh Mạng. Vàng được định giá gấp 17
lần bạc và mỗi lạng bạc giá 2 quan 3 tiền đồng.
Thời kỳ Việt Nam là một phần của Đông Dương thuộc
Pháp
~ 5 ~
Trong thời kỳ này, đơn vị tiền tệ của cả khu vực Đông Dương là piastre, được dịch
ra tiếng Việt là "đồng" hay đôi khi là "bạc". Tiền tệ do chính quyền trong giai đoạn này
lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền của các triều vua nhà Nguyễn vẫn được lưu
hành chủ yếu ở các vùng nông thôn mặc dù bất hợp pháp. Tiền đúc lúc đầu có đồng
bạc Mexico nặng 27 gam 073 (độ tinh khiết 902 phần nghìn), sau đó là đồng bạc Đông
Dương được đúc ở Pháp nặng 27 gam (độ tinh khiết 900 phần nghìn). Tiền giấy thời kỳ
này được Ngân hàng Đông Dương phát hành và có thể đem đến ngân hàng đổi thành

bạc. Một sắc lệnh ngày 16 tháng 5 năm 1900 cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền
giấy gấp ba lần số bạc đảm bảo nhưng khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra thì
tỷ lệ này không còn giữ được nữa, tiền giấy phát hành gấp nhiều lần số bạc đảm bảo.
Sau một số biện pháp cải cách tiền tệ, ngày 31 tháng 5 năm 1930, Tổng thống Phápcó
sắc lệnh quy định đồng bạc Đông Pháp (Đông Dương) có giá trị là 655 miligam vàng
(độ tinh khiết 900 phần nghìn), từ đó chấm dứt chế độ bản vị bạc mà chuyển sang bản
vị vàng.
Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám
~ 6 ~

Từ 1945-1954: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 31
tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nghị định phát hành tiền Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Và ngày 31 tháng 11 năm 1946, giấy bạc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời. Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Hồ Chí Minh; một mặt in
hình Nông - Công - Binh. Các loại giấy bạc đều có số Ả Rập, chữ quốc
ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá, có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài
chính (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và Giám đốc Ngân khố trung ương.
~ 7 ~
Do đó ngoài tên gọi là giấy bạc cụ Hồ, nhân dân còn gọi là giấy bạc tài chính.
Ngày 5 tháng 6 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định thành lập Ngân
hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành giấy bạc ngân hàng. Giấy bạc ngân
hàng đổi lấy giấy bạc tài chính theo tỷ lệ 1 đồng ngân hàng đổi 10 đồng tài
chính. Giấy bạc ngân hàng có các loại mệnh giá: 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50
đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng. Một mặt in
chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Hán và chữ quốc ngữ) và hình Hồ Chí
Minh; một mặt in hình Công - Nông - Binh, hình bộ đội ở chiến trường. Trên tờ
giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Ả Rập, chữ quốc ngữ và chữ Hán.
Sau đó, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn, nên
chính quyền trung ương cho phép Trung Bộ và Nam Bộ phát hành tiền riêng.

Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng. Hình ảnh
trang trí cũng tương tự như giấy bạc ngân hàng chỉ khác là trên giấy bạc có
chữ ký của Chủ tịchỦy ban kháng chiến Nam Bộ (Phạm Văn Bạch), đại
diện Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam Bộ. Một số tỉnh được
phát hành tín phiếu, phiếu đổi chác, phiếu tiếp tế hoặc giấy bạc chỉ lưu hành
trong tỉnh. Thời kỳ đó, ở Nam Bộ nền kinh tế chia ra hai vùng, sử dụng hai loại
tiền khác nhau, vùng thuộc sự kiểm soát của Pháplưu hành tiền do Pháp phát
hành. Mặt khác, mặc dù Chính phủ phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, nhưng do phương tiện giao thông còn khó khăn nên loại tiền này không
lưu hành đến Nam Bộ. Chính vì thế, sau Cách mạng tháng Tám, nhân
dân Nam Bộ vẫn sử dụng các loại tiền giấy, tiền kim loại do chế độ cũ phát
hành.
Từ 1954-1975: Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có hai
chế độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, đều gọi là đồng. Ở miền Nam, từ
năm 1953, lưu hành Đồng (tiền Việt Nam Cộng hòa).
Sau 30 tháng 4 năm 1975: tiền miền Nam phải đổi thành tiền giải phóng với
giá 500 đồng miền Nam cho mỗi đồng giải phóng từ Quảng Nam-Đà Nẵng trở
vào, ở Thừa Thiên-Huế trở ra, 1000 đồng tiền miền Nam đổi được 3 đồng giải
phóng. Vào năm 1978, sau khi thống nhất hai miền về mặt hành chính, đã có
một cuộc đổi tiền nữa. Tỷ giá đổitiền miền Bắc là 1 đồng cũ thành 1 đồng
~ 8 ~
thống nhất trong khi tại miền Nam 1 đồng giải phóng thành 8 hào tiền thống
nhất. Lần đổi tiền thứ ba xảy ra vào năm 1985, khi 10 đồng tiền cũ đổi thành 1
đồng tiền mới.
Trong tiếng Việt, "đồng" cũng có thể dùng để chỉ đến những đơn vị tiền tệ
nước ngoài, đặc biệt là những đơn vị ít người biết đến. Trong một số cộng
đồng dùng tiếng Việt ở hải ngoại, đồng cũng có thể dùng để chỉ đến đơn vị tiền
tệ địa phương.
Những năm gần đây, Việt Nam cho ra đời tiền kim loại có mệnh giá nhỏ kết
hợp với việc in tiền mới (đổi chất liệu in từ giấy cotton sang polymer), nhưng

một số tờ tiền mới in đã gặp vài lỗi kỹ thuật

×