Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Dàn ý : Mã Giám Sinh mua Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.02 KB, 2 trang )

Mã Giám Sinh mua Kiều
I/ MỞ BÀI :
Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống của con người bị chà đạp. Tiêu biểu cho tình
trạng bị chà đạp đó là cảnh mua bán người thật thương tam trong truyện. “ Mã Giám Sinh
mua Kiều” là đoạn trích minh chứng cho điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã tố cáo thế lực
đồng tiền tàn bạo, phơi bày tình trạng con người bị biến thành hàng hóa; bày tỏ niềm đau
đớn, căm phẫn trước tình cảnh con người bị hạ thấp và chà đạp.
II/ THÂN BÀI:
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu ngắn gọn quyết định bán mình của Kiều và âm
hưởng của quyết định đó. Quyết định được giới thiệu dưới hình thức ý nghĩ đau đớn của
Kiều về thân phận và tấm lòng hiếu thảo. Một tư tưởng đành phận chi phối hành động của
nàng “ Hạt mưa sá nghĩ phận hèn/ Liều đem tất cỏ quyết đền ba xuân”
Tư tưởng này không phải của riêng Kiều mà là chung cho biết bao thân phận người phụ nữ
phó mặc cuộc đời cho số phận may rủi như trong mấy câu ca dao “ Thân em như …ruộng
cày”/ “ Thân em … vào vườn hoa” / Mấy câu thơ mở đầu đoạn trích đã khơi gợi một
không khí chua sót khiến người đọc cảm nhận được toàn bộ cảnh mua người đau đớn đó.
Tiếp theo nhà thơ kẻ đến mua. Lời giới thiệu thật trang nhã “ Đưa người…vấn danh”/
Nhưng sự biểu hiện qua lời ăn tiếng nói của con người của nhân vật thì hoàn toàn trái
ngược, cộc lốc, thiếu giáo dục “ Hỏi tên …cũng gần” / Mã Giám Sinh là học sinh trường
Quốc Tử Giám – trường học lớn nhất kinh đô xưa nhưng ăn nói thì vô lễ thực chất là một
kẻ vô học. Vừa gới thiệu lả mốt viễn khách thì bây giờ là cũng gần, thế nói dối, “tiền hậu
bất nhất”.
Về ngoại hình, Mã Giám Sinh ăn mặt một cách trau chuốt, nhố nhăng : “ Quá niên …bảnh
bao” / “ Trạc ngoại tứ tuần” là người đã lớn tuổi, không còn trẻ tuổi. Tuổi ấy lẽ ra phải để
râu nhưng đây lại chẳng có dáng mày râu. Người xưa rất coi trọng hình thức mày râu. Hai
chữ “ bảnh bao” là chỉ áo quần tử tế, chải chuốt, phẳng phiu. Có người nói “ bảnh bao” là
từ dùng để chỉ quần áo trẻ em, nay dùng để khen người lớn do đó nó mang hàm ý m** mai.
Vậy là ngay cả tư cách đàn ông, trượng phu của MGS cũng bị phủ định. Tuy nhiên, ca7u
thơ cũng có thể hiểu một cách khác : mày râu nhẵn nhụi là được cắt xén t** tót, trai lơ, đi
đôi với bộ cách bảnh bao ra dáng một chú rể.
Về hành vi, cử chỉ thì MGS càng thiếu văn hóa “ Trước thầy …sỗ sàng”/ “lao xao” là từ


gợi tả âm thanh vang lên từi nhiều phía, lộn xộn l\không thứ tự: tớ thầy cùng nói, không ai
nhường ai. “ ghế trên” là chỗ dành cho bậc trưởng gia , cao tuổi trong nhà, nay MGS đi hỏi
vợ, bậc con cái lại dành ghế trên thật chướng mắt. Tóm lại, kẻ đi mua, dù được ngụy trang
bằng danh hiệu “ giám sinh” nhưng bản chất vô học hèn hạ vẫn bọc lộ trọn vẹn.
Phần còn lại của đoạn tích , tả cảnh mua người thật hiếm có. Ở đây có kẻ mua người bán.
Nhà thơ đã cực tả nỗi xót xanhu5c nhã của Kiều khi đem ra làm món hàng “ Nỗi mình …
mặt dày” / “ Nỗi mình” là mối tình đối với Kim Trọng vẫn còn canh cánh. “ nỗi nhà” là
việc cha, việc em bị hành hạ không thể không cứu. Hai nỗi đau chồng chéo đé nặng trong
lòng. Cho nên mỗi bước đi của nàng làm rơi bao nhiêu hàng lệ : khóc cho mình , khóc cho
tình, khóc cho cha và em. Ngoài nỗi đau và uất ức, Kiều còn có nỗi đau xót thẹn thùng.
Một người con gái khuê các, nay ra chào khách, sao khỏi sượng súng xấu hổ. Nhà thơ dùng
hình ảnh bông hoa với biện pháp ẩn dụ thật tái tình. Kiều ra với MGS ví như cành hoa đem
ra ngoài sương gió. Cho nên “ ngại ngùng..” Vì sương gió làm cho hoa tàn hoa rụng. Vì tự
ví mình là hoa nên Kiều nhìn hoa mà thấy thẹn, tự thấy mình không xứng với hoa. Đó là
tình cảm là đạo đức cao đẹp, thầm kín của Kiều mà chỉ mình Kiều cảm thấy.
Trong khi đó, thì bà mối cứ giới thiệu Kiều như một món hàng một đồ vật. Mụ vén tóc bắt
tay cho khách xem; ép nàng làm thơ đánh đàn cho khách thấy mà không hề biết gì đến nỗi
đau bên trong đang giày vò nàng :’ Nét buồn như cúc , điệu gầy như mai” / Quả đúng là
cảnh “ cành hoa đem bán cho phường lái buồn” hết sức đau xót. Khách xem xong hàng thì
ngã giá “ cò kè…bốn trăm” / Giá mua bốn trăm là một con số không lớnmà người mua còn
cò kè thêm bớt mất nhiều thời giờ. Từ đó người đọc cảm nhận được sự mua bán róng riết,
chi li biết chừng nào! Câu thơ “ cò kè…hai” bộc lộ rõ nhất bản chất con buôn của MGS
chứ không phải là người đi kiếm vợ lẽ, nàng hầu. Tính toán của hắn hoàn toàn đặt ở tiền,
chứ không đặt ở người.
Kết thúc cảnh mua bán là lời tổng kết chua chát của Nguyễn Du về sức mạnh của đồng tiền
chi phối số phận con người: “ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật,
tác giả đạ vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện của MGS qua đó lên án những thế lực tàn bạo
chà đạp lên sắc đẹp tài năng và nhân phẩm của người phụ nữ.
III/ KẾT BÀI:

Đoạn thơ thật hay ; cạnh mua bán rất thật ; bộ mặt kẻ mua người bán cũng được khắc họa
đậm nét ; phơi bày hết bản chất, địa vị , nỗi lòng của từng loại người. Đoạn thơ là tiếng
khóc cho con người lương thiện, là một lời tố cáo công phẫn cháy bỏng.

×