Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 94 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG MÔI TRƢỜNG PHỤC VỤ
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TẠI DẢI VEN BIỂN CỦA TỈNH THÁI BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

DƢƠNG ANH TUẤN

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG MÔI TRƢỜNG PHỤC VỤ
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TẠI DẢI VEN BIỂN CỦA TỈNH THÁI BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301

DƢƠNG ANH TUẤN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh
PGS.TS. Lƣu Thế Anh

HÀ NỘI, NĂM 2019




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh
Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS. Lưu Thế Anh

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Vũ Thanh Ca
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Lê Tuấn

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 17 tháng 01 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Dương Anh Tuấn.
MSHV: 1798020004.
Hiện đang là học viên lớp CH3A.MT1, khoa Môi trường, Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nghiên cứu phân vùng môi trường
phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển
của tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào.
HỌC VIÊN


Dƣơng Anh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn An
Thịnh và PGS.TS. Lưu Thế Anh đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giảng dạy chương trình cao học
chuyên ngành Khoa học Môi trường - Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đề tài KH&CN độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu,
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất vùng đồng bằng sông
Hồng và đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó”, mã số ĐTĐLCN.48/16 đã cung
cấp số liệu và hỗ trợ để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và các đơn vị, cá nhân đã
hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
Trân trọng cảm ơn./.
HỌC VIÊN

Dƣơng Anh Tuấn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN
CỨU PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƢỜNG ............................................4
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường trên thế
giới và ở Việt Nam ......................................................................................................4
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................4
1.1.2. Tại Việt Nam .....................................................................................................7
1.2. Cơ sở lý luận về phân vùng chức năng môi trường ...........................................12
1.2.1. Quan niệm về phân vùng.................................................................................12
1.2.2. Phân vùng môi trường và chức năng môi trường ...........................................14
1.2.3. Phân vùng chức năng môi trường và vùng chức năng môi trường .................15
1.2.4. Mối quan hệ phân vùng môi trường và phân vùng chức năng môi trường ...........16
1.2.5. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường ................................................16
1.2.6. Nội dung phân vùng chức năng môi trường ...................................................17
CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
.......................................................................................................................................................... 19
2.1. Tiếp cận phân vùng chức năng môi trường........................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .....................................................................20
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................20
2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................26
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................28
3.1. Xác định các yếu tố áp lực môi trường ..............................................................28


iv


3.1.1. Các áp lực môi trường do khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.............28
3.1.2. Áp lực môi trường do chất thải từ các hoạt động phát triển kinh tế ...............33
3.1.3. Áp lực môi trường từ tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu .......................40
3.2. Hiên trạng và diễn biến môi trường ...................................................................44
3.2.1. Môi trường nước mặt ......................................................................................44
3.2.2. Môi trường nước biển ven bờ .........................................................................47
3.2.3. Môi trường nước dưới đất ...............................................................................49
3.2.4. Môi trường không khí .....................................................................................51
3.3. Xác định bộ tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trường dải ven biển
của tỉnh Thái Bình .....................................................................................................53
3.4. Đặc trưng và các vấn đề môi trường nổi cộm tại các tiểu vùng chức năng môi
trường dải ven biển tỉnh Thái Bình ...........................................................................55
3.4.1. Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven bờ Tiền Hải - Thái Thụy ..............55
3.4.2. Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp ven bờ Thái Thụy .............57
3.4.3. Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp và du lịch ven biển Tiền Hải .58
3.5. Định hướng chức năng của các tiểu vùng môi trường dải ven biển tỉnh Thái
Bình ...........................................................................................................................62
3.6. Định hướng không gian quản lý môi trường dải ven biển tỉnh Thái Bình .............68
3.6.1. Mục tiêu và nguyên tắc xác định không gian bảo vệ môi trường dải ven biển
tỉnh Thái Bình ...........................................................................................................68
3.6.2. Các không gian quản lý môi trường dải ven biển tỉnh Thái Bình ...................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

THÔNG TIN LUẬN VĂN


Họ và tên học viên: DƢƠNG ANH TUẤN
Lớp: CH3A.MT1

Khóa: 3 (2017-2019).

Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh
Cán bộ hướng dẫn 2: PGS.TS. Lƣu Thế Anh
Tên đề tài: “Nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi
trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh Thái Bình”.
Tóm tắt luận văn:
1. Đặt vấn đề
Bảo vệ môi trường tại các dải ven biển là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm
phát triển bền vững khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước
biển dâng. Mỗi khu vực ven biển có đặc trưng riêng biệt về vị thế, tự nhiên, kinh tế
xã hội, sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, quy định các giải pháp quản lý môi
trường khác nhau. Điều này dẫn thiết cần thiết phải phân vùng môi trường để áp
dụng các biện pháp quản lý môi trường phù hợp với từng phân vùng môi trường.
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, là vựa
lúa lớn nhất của miền Bắc gắn với tên gọi “Quê lúa”. Những năm gần đây, tỉnh Thái
Bình đang trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ gắn liền với hiện đại hóa,
công nghiệp hóa. Dải ven biển của tỉnh cũng đã được Chính phủ chấp thuận chủ
trường cho xây dựng khu kinh tế biển, trở thành khu kinh tế biển thứ 15 của cả
nước. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các áp lực tới áp lực môi trường có xu
hướng gia tăng từ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên vùng ven
biển (khai thác sử dụng rừng ngập mặn, nước mặn lợ, bãi và cồn ven biển), khai
thác tài nguyên thiên nhiên (khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản, khí
đốt), từ các hoạt động phát triển kinh tế và từ tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu.
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung căn cứ cho các nhà quản lý sử dụng khi
tiến hành lập quy hoạch bảo vệ môi trương hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển
tỉnh Thái Bình nói chung và khu vực dải ven biển của tỉnh Thái Bình nói riêng.



vi

2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là vùng bờ hai huyện
Thái Thụy và Tiền Hải thuộc dải ven biển của tỉnh Thái Bình, tính từ đường
ven biển về đất liền.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các phân vùng chức năng
môi trường trong phạm vi không gian nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu phân vùng môi trường khu vực dải ven biển của tỉnh Thái Bình,
bao gồm:
- Tổng quan về lý luận và thực tiễn nghiên cứu phân vùng chức năng môi
trường trên thế giới và ở Việt Nam; phương pháp luận phân vùng chức năng môi
trường và xác định quan điểm, cách tiếp cận trong phân vùng hai huyện Thái Thụy
và Tiền Hải thuộc dải ven biển của tỉnh Thái Bình.
- Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường hai
huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải.
- Xác định và phân tích các yếu tố áp lực môi trường.
- Phân tích hiện trạng và diễn biến môi trường tại các khu vực khác nhau
trong dải ven biển.
- Xác định các tiêu chí, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, phân vùng chức năng
môi trường và phân tích các vấn đề môi trường nổi cộm tại các tiểu vùng chức năng
tại hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải.
- Đề xuất định hướng quản lý môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu theo
các tiểu vùng chức năng và các không gian phát triển.
4. Kết quả đạt đƣợc
1. Đề tài đã chỉ ra và giới thiệu các công trình nghiên cứu về phân vùng chức
năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó rút ra được những cơ sở lý luận,

kinh nghiệm thực tiễn trong việc phân vùng chức năng môi trường.
2. Nêu lên những khái niệm về phân vùng môi trường, chức năng môi trường;
mối quan hệ giữa phân vùng môi trường và phân vùng chức năng môi trường. Từ đó


vii

xác định các nguyên tắc trong việc phân vùng chức năng môi trường và nội dung
thực hiện phân vùng chức năng môi trường.
3. Đã xác định các áp lực môi trường đang tác động đến khu vực dải ven biển
thông qua các tài liệu thu thập được và thực địa vào trung tuần tháng 10/2018 như
trong việc khai thác sử dụng: rừng ngập mặn, sử dụng bãi cồn ven biển, tài nguyên
nước mặt, nước ngầm, khoáng sản. Bên cạnh đó, còn đến từ các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hoạt động công nghiệp, hoạt động y tế,
du lịch, sản xuất làng nghề. Các áp lực khác từ tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu.
4. Đánh giá được các tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trường
cho dải ven biển của tỉnh Thái Bình.
5. Đã phân khu vực dải ven biển của tỉnh Thái Bình thành 3 tiểu vùng:
+) Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven bờ Tiền Hải - Thái Thụy,
+) Tiểu vùng môi trường nông nghiệp sinh thái và công nghiệp ven bờ Thái Thụy,
+) Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp và du lịch ven bờ Tiền Hải,
6. Đã định hướng chức năng cho từng tiểu vùng môi trường nhằm khai thác,
sử dụng hiểu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường cho mỗi tiểu vùng.
7. Đã định hướng chức năng cho từng tiểu vùng môi trường nhằm khai thác,
sử dụng hiểu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường cho mỗi tiểu vùng.
- Không gian bảo vệ:
+) Không gian bảo tồn nghiêm ngặt,
+) Không gian bảo vệ,
- Không gian quản lý môi trường tích cực:
+) Không gian nuôi trồng thủy sản,

+) Không gian phát triển du lịch biển,
+) Không gian phát triển cảng biển,
+) Không gian phát triển diêm nghiệp,
+) Không gian phát triển công nghiệp,
- Không gian phát triển thân thiện môi trường:
+ Không gian BVMT khu dân cư nông thôn và sản xuất nông nghiệp.


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CTR : Chất thải rắn
CCN : Cụm công nghiệp
CNG : Khí nén thiên nhiên (Compressed Natural Gas)
HST : Hệ sinh thái
KCN : Khu công nghiệp
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NNK : Nhóm nghiên cứu
PTBV : Phát triển bền vững
PVMT : Phân vùng môi trường
PVCNMT : Phân vùng chức năng môi trường
QHBVMT : Quy hoạch bảo vệ môi trường
QHMT : Quy hoạch môi trường
QLMT : Quản lý môi trường
QĐ : Quyết định
QCCP : Quy chuẩn cho phép
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TVN : Thực vật nổi

TVMT : Tiểu vùng môi trường
VMT : Vùng môi trường


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của 2 huyện ven biển tỉnh Thái Bình năm 2015 ....... 24
Bảng 3.1. Nhu cầu khai thác nước mặt phục vụ công nghiệp ................................... 30
Bảng 3.2. Lượng nước dưới đất khai thác theo mục đích sử dụng ........................... 31
Bảng 3.3. Hiện trạng khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Bình ..................................... 32
Bảng 3.4. Tải lượng chất thải phát sinh từ chăn nuôi ............................................... 34
Bảng 3.5. Tổng lượng nước thải công nghiệp tại khu vực nghiên cứu ..................... 35
Bảng 3.6. Khối lượng chất thải y tế trên địa bàn nghiên cứu ................................... 35
Bảng 3.7. Lượng nước sử dụng và nước thải đến năm 2020 .................................... 38
Bảng 3.8. Khoảng cách xâm nhập mặn trên các sông............................................... 42
Bảng 3.9. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cấp B1 (cm) ....................... 43
Bảng 3.10. Mức tăng xâm nhập mặn giữa hiện trạng với các kịch bản .................... 43
Bảng 3.11. Hàm lượng BOD5 và COD trên sông Hồng ........................................... 44
Bảng 3.12. Hàm lượng BOD5 và COD trên sông Hóa .............................................. 45
Bảng 3.13. Hàm lượng BOD5 và COD trên sông Trà Lý ......................................... 46
Bảng 3.14. Hàm lượng COD trung bình trong nước ngầm tỉnh Thái Bình năm 201450
Bảng 3.15. Hàm lượng Cl- trung bình trong nước ngầm năm 2014 ......................... 51
Bảng 3.16. Hàm lượng Fe và NH4+ trong nước ngầm năm 2013-2014 .................... 51
Bảng 3.17. Hàm lượng TSP tại KCN Tiền Hải, CCN Phong Phú và Vũ Thư năm
2013-2014.................................................................................................................. 52
Bảng 3.18. Hệ thống PVMT dải ven biển của tỉnh Thái Bình .................................. 55
Bảng 3.19. Định hướng chức năng và đánh giá các giải pháp QLMT và ứng phó
biến đổi khí hậu phù hợp tại khu vực ven biển ......................................................... 63
tỉnh Thái Bình ........................................................................................................... 63

Bảng 3.20. Ma trận phân bố các không gian QLMT trong các tiểu vùng môi trường70
Bảng 3.21. Các không gian BVMT dải ven biển của tỉnh Thái Bình ....................... 72


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình các bước nghiên cứu ................................................................. 18
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy trong tỉnh Thái Bình ........ 21
Hình 3.1. Nuôi trồng thủy sản ven biển .................................................................... 37
Hình 3.2. Khảo sát tàu thuyền hoạt động trên biển ................................................... 37
Hình 3.3. Biểu đồ hàm lượng COD và BOD5 trên sông Hồng ................................ 45
Hình 3.4. Biểu đồ hàm lượng COD và BOD5 trên sông Hóa ................................... 46
Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng COD và BOD5 trên sông Trà Lý ............................... 47
Hình 3.6. Hàm lượng SO2, NOx trong không khí qua các đợt quan trắc năm 2012 53
Hình 3.7. Hàm lượng CO trong không khí qua các đợt quan trắc năm 2012 ........... 53
Hình 3.8. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường dải ven biển tỉnh Thái Binh .... 61
Hình 3.9. Bản đồ định hướng không gian BVMT dải ven biển tỉnh Thái Bình ....... 71


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ môi trường (BVMT) vùng ven biển là yêu cầu cấp thiết hiện nay
nhằm phát triển bền vững khu vực này trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và
chiến lược phát triển kinh tế biển, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH)
và nước biển dâng. Mỗi khu vực ven biển có đặc trưng riêng biệt về vị thế, tự nhiên,
KT-XH, sinh thái, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, từ đó cần các giải pháp
quản lý môi trường (QLMT) khác nhau. Điều này cần thiết phải phân vùng môi

trường (PVMT) để áp dụng các biện pháp QLMT phù hợp với từng PVMT.
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, là vựa
lúa lớn nhất của miền Bắc gắn với tên gọi “Quê lúa”. Những năm gần đây, tỉnh
Thái Bình đang trong quá trình phát triển KT-XH mạnh mẽ gắn liền với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dải ven biển của tỉnh cũng đã được Chính phủ
chấp thuận chủ trương cho xây dựng khu kinh tế biển, trở thành khu kinh tế biển
thứ 15 của cả nước. Cùng với sự phát triển KT-XH, các áp lực môi trường có xu
hướng gia tăng từ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên vùng
ven biển (khai thác và nuôi trồng thủy sản, rừng ngập mặn, bãi bồi và cồn cát ven
biển, khoáng sản, khí đốt,...). Bên cạnh đó, các tác động của tự nhiên như tai biến
thiên nhiên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng đã và đang tạo ra các áp lực và
thách thức lên môi trường. Kết quả quan trắc môi trường năm 2015 cho thấy, tại
khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường: Hàm lượng COD vượt Quy chuẩn
cho phép (QCCP) cao nhất đến 1,33 lần; BOD5 vượt 2 lần QCCP tại khu vực sông
Hồng đoạn chảy qua xã Tân Đệ - Vũ Thư; nồng độ dầu trong nước biển khu vực
cửa Diêm Điền vượt QCCP đối với bãi tắm và nuôi trồng thủy sản. Xâm nhập mặn
gây thiệt hại đối với một số vùng nuôi trồng thủy sản (Sở TN&MT Thái Bình).
Việc áp dụng các giải pháp QLMT cho các khu vực ven biển tỉnh Thái Bình hiện
nay là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm đảm bảo được mục tiêu phát triển
bền vững KT-XH của địa phương.


2

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu phân
vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
tại dải ven biển của tỉnh Thái Bình” đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ PVMT và đề xuất các giải
pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, QLMT và thích ứng với
BĐKH phù hợp với mỗi vùng chức năng môi trường tại hai huyện ven biển Thái
Thụy và Tiền Hải của tỉnh Thái Bình.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ đã được thực hiện
bao gồm:
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu phân vùng môi trường
(PVMT) và phân vùng chức năng môi trường (PVCNMT) trên thế giới và ở Việt
Nam; phương pháp luận PVCNMT và xác định quan điểm, cách tiếp cận trong
PVMT hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải thuộc dải ven biển của tỉnh Thái Bình.
- Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT-XH hai huyện ven biển Thái
Thụy và Tiền Hải.
- Phân tích hiện trạng và diễn biến môi trường tại các khu vực khác nhau
trong dải ven biển.
- Phân tích và xác định các áp lực, thách thức môi trường.
- Xác định các tiêu chí, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, PVCNMT và phân tích
các vấn đề môi trường nổi cộm tại các tiểu vùng chức năng tại hai huyện ven biển
Thái Thụy và Tiền Hải.
- Đề xuất định hướng QLMT và thích ứng với BĐKH theo các tiểu vùng
chức năng và các không gian phát triển.


3

3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Phạm vi không gian nghiên cứu là hai huyện Thái
Thụy và Tiền Hải thuộc dải ven biển tỉnh Thái Bình, gồm vùng biển ven bờ và
vùng đất ven biển.

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các chức năng môi trường
của các vùng trong phạm vi không gian nghiên cứu nêu trên.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp cơ sở lý luận
cho hướng nghiên cứu PVCNMT phục vụ QLMT và thích ứng với BĐKH tại các
khu vực ven biển.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý ra quyết định về công tác quy hoạch bảo vệ môi trường (QHBVMT), quy
hoạch phát triển KT-XH tại vùng ven biển tỉnh Thái Bình.

5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được cấu trúc trong 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu phân vùng
chức năng môi trường.
- Chương 2: Cách tiếp cận, phương pháp và khu vực nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƢỜNG
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu phân vùng chức năng môi
trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô
thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Australia,... Ở Châu Âu, kiểm soát

phát triển ở các thành phố được thực hiện từ cuối thể kỷ 19 mà ngày nay được biết
như phân vùng chức năng. Ở Mỹ, thành phố New York thực hiện phân vùng đầu
tiên vào năm 1916. Vào cuối những năm 1920, nhiều nước đã thực hiện việc điều
chỉnh phân vùng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển. PVMT là công cụ được các
chính quyền sử dụng nhằm tối ưu hóa việc tổ chức sử dụng không gian lãnh thổ,
cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên [10].
Bộ Môi trường và Tài nguyên Paraguay đã tiến hành PVMT nhằm bảo vệ
thượng nguồn lưu vực sông Paraguay. Dựa trên các yếu tố địa chất, hình thái địa
hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, lưu vực sông được chia thành 34 đơn vị môi
trường tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình cao và 10 đơn vị có địa hình
đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ. Dựa vào các yếu tố KT-XH như hiện trạng sử dụng
đất, tình hình sản xuất, cơ sở hạ tầng và tổ chức trong vùng, lưu vực sông được chia
thành 33 đơn vị môi trường - kinh tế - xã hội [10].
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc đã đưa ra phương pháp tiếp
cận quy hoạch không gian mới. Nếu trước đây sự phân vùng là theo định hướng
kinh tế thì sau này, vùng được chia theo cách tiếp cận định hướng chức năng. Cách
tiếp cận này cố gắng hợp lý hóa sự phát triển vùng của Trung Quốc và khẳng định
rằng mỗi vùng nên có chức năng riêng biệt để tập trung phát huy tinh chất, điều
kiện và yêu cầu của nó. Với cách tiếp cận định hướng chức năng của vùng, chính
phủ có thể giám sát sự phát triển của vùng và địa phương, vì vậy phân vùng chức
năng được coi là một công cụ để hướng quy hoạch không gian tới sự phát triển bền


5

vững dài hạn. Việc phân vùng được chia cho 2 cấp thực hiện: Cấp quốc gia và cấp
tỉnh. Quốc gia thực hiện phân vùng 2/5 diện tích lãnh thổ, các tỉnh thực hiên phân
vùng diện tích còn lại. Kết quả phân vùng gồm có 4 loại vùng: (1) Vùng tối ưu phát
triển, (2) Vùng ưu tiên phát triển, (3) Vùng hạn chế phát triển, gồm vùng chức năng
sinh thái và vùng sản xuất nông nghiệp và (4) Vùng cấm phát triển [30].

Úc là quốc gia đã thực hiện phân vùng chức năng của hệ sinh thái (HST) tại
khu vực vịnh Moreton. Phương pháp phân vùng chức năng của HST được xây dựng
không chỉ nhằm bản đồ hóa dịch vụ HST theo cách tiếp cận đơn giản về sử dụng đất
đai mà còn nhằm nâng cao nhận thức về sự phụ thuộc giữa phúc lợi của con người
với khả năng cung cấp các dịch vụ HST theo các chức năng của HST. Để xây dựng
các bản đồ phân vùng các HST, Úc đã dựa trên mô tả về từng chức năng HST và
xây dựng thành 19 bản đồ tương ứng với 19 chức năng. Các bước thực hiện cơ bản
bao gồm: Xác định và thu thập các bộ dữ liệu thông tin địa lý (GIS) đại diện cho 19
hợp phần về sinh học, địa hóa học và vật lý trong các HST; thành lập bản đồ chức
năng sinh thái đơn lẻ; thành lập bản độ chức năng sinh thái tổng hợp. Trong khi các
chuyên gia và các nhà quản lý có thể thu được lợi ích từ các lớp chức năng HST độc
lập, riêng biệt thì các nhà ra quyết định chính sách ở cấp địa phương và vùng lại
muốn có được thông tin tổng hợp về các cấp độ chức năng. Do đó, Moreton đã xác
định xây dựng hai loại bản đồ là bản đồ chồng lớp các chức năng sinh thái và bản
đồ chính sách. Các bản đồ đươc xây dựng đã hỗ trợ và bổ sung các giá trị, thông tin
cho quy hoạch và quản lý hiện tại về các khu vực cung cấp chức năng HST tại Vịnh
Moreton. Đây được coi là bộ sản phẩm hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định tại
khu vực này.
Chính phủ Brazil đã ban hành Luật số 6938 về chính sách môi trường quốc
gia năm 1981, tại điều 9, khoản II đưa ra nội dung: “Phân vùng môi trường - The
Environmental zoning”. Sau đó, ngày 10/07/2002, Chính phủ nước này đã ban hành
Nghị định số 4297 quy định cụ thể điều 9, khoản II, Luật số 6938. Nghị định này
gồm 5 chương, trong đó: Chương I - Mô tả mục tiêu và nguyên tắc; Chương II Chuẩn bị phân vùng; Chương III - Nội dung của phân vùng; Chương IV - Sử dụng,


6

bảo quản, lưu, quảng cáo dưa liệu và thông tin; Chương V - Các điều khoản khác.
Tại điều 12 của Nghị định đã quy định về việc xác định từng vùng/khu vực phải dựa
trên: (i) Đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khuôn khổ KT-XH và pháp lý,

thể chế. (ii) Hệ thống thông tin địa lý và (iii) Kịch bản và lựa chọn thay thế [31].
Trên cơ sở đó, trong quy hoạch chiến lược và hành động của thành phố Belo
Horizonte, Brazil, các nhà quản lý đã tích hợp các vấn đề môi trường vào trong quy
hoạch chung của thành phố. Trong đó, hai kiểu PVMT đã được sử dụng, bao gồm:
Các vùng bảo vệ cảnh quan và môi trường nhằm bảo tồn chất lượng của các nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong khu vực; và các vùng BVMT nhằm duy trì các khu vực
hỗ trợ cho sự cân bằng môi trường của thành phố [32].
Từ năm 2006, các nhà khoa học ở Cục Môi trường Trung Quốc (Qinhua Fang
và nnk, 2008) đã tiếp cận phân vùng chức năng sinh thái, mà bản chất là PVCNMT
để lập QHMT ở các cấp khác nhau nhằm lồng ghép vấn đề BVMT vào các hoạt
động phát triển KT-XH. Trong đó, các tác giả đã coi phân vùng chức năng sinh thái
như là bước chìa khóa để thực hiện lập QHMT và thí điểm cho TP. Hạ Môn. Đồng
thời, một phương pháp hiệu quả cho phân vùng chức năng sinh thái cũng được đề
xuất [30]. Nghiên cứu đã nêu rõ, phân vùng chức năng sinh thái không chỉ đóng vai
trò quan trọng góp phần nâng cao khả năng thích ứng và sự chấp nhận các QHMT
mà trong cả công tác QLMT và ra quyết định. Kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy,
các phương pháp phân vùng chức năng sinh thái có thể áp dụng như một nguyên tắc
trong quản lý thích ứng, dựa vào nguồn tài nguyên và cộng đồng. Do vậy, nó có thể
cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình ra quyết định nhằm hạn chế quan điểm chủ
quan của nhà quy hoạch và sự mẫu thuẫn trong sử dụng tài nguyên giữa các bên liên
quan. Những vấn đề môi trường cần giải quyết trong tương lại cũng được chỉ ra dựa
trên tiếp cận phân vùng chức năng sinh thái.
Như vậy, trên thế giới PVMT hay phân vùng chức năng sinh thái (bản chất là
PVCNMT) được sử dụng như một công cụ phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên trong một không gian lãnh thổ, hoặc QHMT. Cơ sở để PVMT là
tổng hợp các yếu tố tự nhiên và KT-XH tại mỗi vùng.


7


1.1.2. Tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có công trình nào viết rõ về phương pháp luận
PVCNMT. Tuy nhiên, thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu, dự án liên quan đến
PVMT, PVCNMT phục vụ lập QHMT, QHBVMT đã được thực hiện.
Một số nghiên cứu liên quan đến PVCNMT đã được thực hiện, như đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KT-XH vùng đồng bằng sông
Hồng” và “Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”
thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu
khoa học và công nghệ phục vụ BVMT và phòng tránh thiên tai” (KC08), “Nghiên
cứu vấn đề QHMT vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví dụ”, “Nghiên
cứu xây dựng QHBVMT vùng đồng bằng sông Cửu Long”, “QHMT vùng Đông
Nam Bộ” [10].
Trên cơ sở nghiên cứu môi trường tự nhiên, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng
môi trường, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động, các cảnh quan sinh thái
có nguồn gốc tự nhiên, các yếu tố nổi trội trong phát triển KT-XH để tiến hành đánh
giá các biến đổi môi trường, kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng QHMT phục
vụ phát triển KT-XH vùng đồng bằng sông Hồng” đã phân đồng bằng sông Hồng
thành 3 phụ vùng và 10 tiểu vùng [14], bao gồm:
- Núi đồi, với các tiểu vùng: Núi có lớp phủ rừng; núi đá; gò đồi.
- Đồng bằng, với các tiểu vùng: Đồng ruộng; thủy vực; đô thị và KCN.
- Cửa sông ven biển, với các tiểu vùng: Rừng ngập mặn; đồng ruộng; bãi bồi
(có lớp phủ và chưa có lớp phủ thực vật); đô thị và KCN.
Một số địa phương đã tiến hành xây dựng QHBVMT. Để QHBVMT thì cần
thực hiện PVCNMT, ví dụ:
- Tỉnh Hải Dương, trong QHBVMT và định hướng phát triển kinh tế, được
phân thành 4 vùng chức năng môi trường: Vùng I - môi trường khu vực công
nghiệp với 4 tiểu vùng; Vùng II - môi trường đô thị với 7 tiểu vùng; Vùng III - môi
trường nông nghiệp và nông thôn với 5 tiểu vùng; Vùng IV - môi trường lâm nghiệp
và khu du lịch với 4 tiểu vùng [10].



8

- Tỉnh Hà Tây (cũ), trong QHBVMT và định hướng phát triển kinh tế đã tiến
hành phân chia lãnh thổ tỉnh thành 7 vùng chức năng môi trường: (i) Vùng bảo tồn
kết hợp du lịch sinh thái (vùng núi Ba Vì), phân thành 5 tiểu vùng; (ii) Vùng sản xuất
ven sông Hồng, phân thành 3 tiểu vùng (tiểu vùng sản xuất, tiểu vùng sản xuất gần
các khu dân cư và tiểu vùng nhạy cảm ven sông); (iii) Vùng phát triển ven thành phố
Hà Nội, phân thành 4 tiểu vùng; (iv) Vùng sản xuất ven sông Đáy; (v) Vùng đa sử
dụng giáp tỉnh Hưng Yên, phân bố cho các hoạt động sản xuất phát triển; (vi) Vùng
sản xuất giáp tỉnh Hà Nam, chia thành 2 tiểu vùng; (vii) Vùng cao núi đá vôi giáp
tỉnh Hòa Bình và khu du tích chùa Hương, chia thành 6 tiểu vùng [10].
- Theo Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang về
việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020, lãnh thổ tỉnh Tuyên Quang được phân thành 2 vùng chức
năng chính để bảo vệ. Vùng I là vùng có chức năng BVMT đất, nước, không khí
cho Tuyên Quang và vùng Đông Bắc, phòng hộ, ngăn ngừa các sự cố môi trường
(lũ lụt, lở đất, xói mòn). Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai
dễ bị xói mòn, lớp phủ mỏng, điều kiện phát triển giao thông, công nghiệp khó
khăn; mật độ dân cư thưa. Vùng II là vùng có thể gây ô nhiễm cao do quá trình phát
triển KT-XH, vì vậy cần phải có sự quan tâm và giải pháp BVMT trong quá trình
phát triển KT-XH. Ở vùng này các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông,
xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản, dịch vụ, du lịch,... diễn ra mạnh. Đây là
nơi tập trung dân cư chủ yếu của tỉnh (trên 80% dân số toàn tỉnh) [28].
- Thành phố Hồ Chí Minh (2008) và thành phố Hà Nội (2010) đã tiến hành
phân loại và phân vùng chất lượng nước các sông, hồ, kênh rạch áp dụng hệ thống
phân loại theo chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI) phù hợp với đặc
điểm nguồn nước của địa phương hoặc lưu vực. Mục đích của nghiên cứu là phân
vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước và mức độ ô nhiễm nguồn nước,
đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch cho mục đích khác

nhau như sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi,... của vùng nghiên cứu. Mục tiêu của
phân vùng là xác định rõ [12, 13]:


9

+) Vùng nào (đoạn sông nào) đạt yêu cầu về chất lượng nước an toàn cho cấp
nước sinh hoạt (lấy nước cho nhà máy nước).
+) Vùng nào đạt yêu cầu về chất lượng nước có khả năng nuôi trồng thủy sản
an toàn, có hiệu quả kinh tế.
+) Vùng nào có khả năng cấp nước thủy lợi an toàn, có chất lượng tốt.
+) Vùng nào có khả năng xây dựng cơ sở thể thao, du lịch dưới nước đủ
tiêu chuẩn.
+) Vùng nào không thể sử dụng các mục đích trên, cần ưu tiên xử lý, kiểm
soát ô nhiễm.
Trong quá trình xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn khí thải,
nước thải, Việt Nam cũng đã PVMT tiếp nhận trên cơ sở đánh giá khả năng chịu tải
của từng vùng đối với các chất ô nhiễm như các vùng đô thị khác nhau, vùng sinh
thái nhạy cảm, vùng nông thôn, vùng có ý nghĩa lịch sử văn hóa,...
Năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 65/2007/QĐUBND quy định PVMT tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn.
Theo Quyết định này, môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước
thải được phân thành 12 vùng sông, suối và 14 vùng hồ. Những khu vực thuộc vùng
này được áp dụng những hệ số khác nhau về lưu lượng nguồn thải, dung tích nguồn
tiếp nhận và phương pháp tính nồng độ cho phép các chất ô nhiễm trong khí thải
công nghiệp được quy định [16].
Phân vùng quản lý, bảo tồn rạn san hô và các HST liên quan đến vùng biển từ
hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà theo Quyết định số 54/2007/QĐUBND của UBND thành phố Đà Nẵng bao gồm 03 vùng chức năng: (i) Vùng bảo
vệ nghiêm ngặt (vùng lõi), là vùng bao gồm 36,2 ha rạn san hô; (ii) Vùng phục hồi
sinh thái; (iii) Vùng khai thác hợp lý, bao bọc các vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng
phục hồi sinh thái. Đối với mỗi vùng chức năng nói trên, đã quy định rõ các hoạt

động bị cấm, cũng như các hoạt động được khuyến khích tại các vùng này [15].
Phân vùng chức năng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ lần đầu tiên được thực
hiện ở Việt Nam thông qua sự giúp đỡ kỹ thuật của PEMSEA (2004) phục vụ cho


10

Kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng bờ thành phố Đà Nẵng. Theo đó, vùng
bờ thành phố Đà Nẵng được phân chia thành 11 vùng, gồm: Vùng bảo tồn; vùng
phục hồi (san hô); vùng nguồn cấp nước (hồ xanh); vùng phục hồi (cỏ biển); vùng
sử dụng với cường độ thấp; vùng phát triển du lịch; vùng hoạt động công nghiệp và
cảng biển; vùng công nghiệp; vùng đánh bắt cá (ven bờ); vùng đánh bắt cá (xa bờ);
vùng sử dụng đa mục tiêu [17].
Việc phân vùng chức năng sử dụng nguồn lợi và các HST của vùng bờ vịnh Hạ
Long được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành năm 1998. Kết quả là
vùng bờ vịnh Hạ Long được chia thành 04 vùng môi trường chính: (i) Vùng bảo tồn
đặc biệt, bao gồm khu di sản thế giới và các vùng đệm của nó; (ii) Vùng bảo tồn, bao
gồm những khu vực môi trường quan trọng nhưng chưa được đưa vào danh sách bảo
vệ chính thức; (iii) Vùng quản lý tích cực, bao gồm các bãi triều dọc đường bờ và vịnh
Bãi Cháy; và (iv) Vùng phát triển, bao gồm những vùng phát triển hiện thời và đã được
quy hoạch trong quy hoạch phát triển KT-XH của thành phố và của tỉnh [5].
Sau đó, kế thừa quan điểm của JICA, dự án quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh
Hạ Long của Việt Nam - Hoa Kỳ - IUCN đã lập bản đồ phân vùng chức năng sử
dụng vùng bờ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1:25.000 mang tính khả thi và phù hợp với thực
tiễn phát triển đa ngành của vùng bờ quản lý. Bản đồ thể hiện không gian phân bố
10 tiểu vùng chức năng khác nhau, thuộc 03 vùng chính: (I) Vùng BVMT, bao gồm
vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng bảo vệ và QLMT; (II) Vùng phát triển kinh tế
biển, bao gồm vùng phát triển kinh tế biển giới hạn và vùng phát triển kinh tế biển
tự do; (III) Vùng phát triển KT-XH vùng bờ, bao gồm vùng phát triển công nghiệp;
vùng phát triển kinh tế du lịch; vùng phát triển kinh tế lâm nghiệp; vùng phát triển

KT-XH và khu đô thị; vùng phát triển kinh tế nông nghiệp; và vùng phát triển kinh
tế thủy sản [5].
Từ thực tiễn nêu trên, có thể kể ra một số loại hình PVMT cụ thể ở Việt Nam
như sau:
- PVMT tổng hợp.
- Phân vùng sử dụng đất theo mức độ thích nghi đối với hoạt động phát triển.


11

- Phân vùng theo chất lượng môi trường.
- PVMT tiếp nhận chất thải (nước thải, khí thải,...).
- Phân vùng theo mức độ nhạy cảm môi trường.
- Phân vùng quản lý tổng hợp lưu vực sông.
- Phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ.
Qua các nghiên cứu trên, có thể nhận thấy những năm vừa qua, việc PVMT đã
được áp dụng trong nhiều hoạt động về lập quy hoạch và quản lý tài nguyên và môi
trường. Tuy nhiên, trong các chương trình, đề tài, dự án nêu trên, các tác giả chưa
thực sự tập trung vào việc nghiên cứu phương pháp luận hoàn chỉnh về PVMT.
Năm 2009, với mục tiêu góp phần hoàn thiện phương pháp luận PVMT phục
vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững,
Tổng cục Môi trường đã được Bộ TN&MT đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, xây
dựng phương pháp luận PVMT phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch
theo định hướng phát triển bền vững”. Sau gần hai năm thực hiện, kết quả nghiên
cứu của đề tài này đã hoàn thành những nội dung quan trọng, đó là: Xây dựng
phương pháp luận PVMT trên cơ sở phân chia vùng lãnh thổ dựa vào chức năng cơ
bản của môi trường trong điều kiện tự nhiên, KT-XH của chúng; xây dựng các tiêu
chí làm căn cứ để phân vùng; kết quả PVMT thử nghiệm cho tỉnh Bình Định [15].
Năm 2014, trong kỳ họp Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật BVMT, tại
khoản 21, điều 3 của Luật đã nêu rõ “Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc PVMT

để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT gắn với hệ thống
giải pháp BVMT trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH nhằm bảo đảm phát triển bền vững”.
Năm 2015, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo; tại điều 33 mục 2 của Luật này cũng đã nêu rõ
về việc quy hoạch, khai thác sử dụng tài nguyên vùng bờ một cách có hiệu quả;
nguyên tắc phân vùng khai thác, sử dung tài nguyên vùng bờ.
Năm 2017, tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Quy
hoạch; trong điều 3 của Luật đã nêu rõ các khái niệm về vùng; quy hoạch vùng. Tại


12

điều 23 đã nêu rõ quy hoạch không gian cần phải thực hiện trước là việc phân vùng
chức năng, sắp xếp, phân bổ và tổ chức không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng
đất ven biển.
Đây thực sự là những kết quả hết sức ý nghĩa về khoa học cũng như thực tiễn
tạo cơ sở pháp lý cho công tác phân vùng nói riêng và quản lý tài nguyên môi
trường phục vụ phát triển bền vững nói chung ở Việt Nam.
Tuy nhiên, PVMT là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ ở Việt Nam và
trên thế giới, vẫn còn những ý kiến khác nhau về quan niệm, phương pháp tiếp cận
của các chuyên gia. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa các phương
pháp luận PVMT và đánh giá sự phù hợp của PVMT với quy hoạch phát triển
ngành, quy hoạch phát triển KT-XH.

1.2. Cơ sở lý luận về phân vùng chức năng môi trƣờng
1.2.1. Quan niệm về phân vùng
Trong quản lý tài nguyên và môi trường, phân vùng ban đầu được sử dụng để
quản lý sử dụng đất đai ở một khu vực nhất định, có thể là khu vực đô thị hoặc khu
vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Như vậy, về mặt lịch sử, khái niệm về phân
vùng có liên quan chặt chẽ đến việc quy hoạch sử dụng đất đai (Land use planning)

[18]. Quy hoạch sử dụng đất chính là một phương pháp đánh giá mang tính hệ
thống các tiềm năng đất, nước, các phương án sử dụng các tiềm năng này và các
điều kiện KT-XH cần thiết để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất, hiệu quả
nhất phục vụ cho mục đích phát triển. Nói cách khác, các biện pháp này chính là
phương án phân vùng kèm theo hệ thống các điều kiện và tiêu chuẩn quy định (đôi
khi mang tính pháp lý) và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực sử dụng đất theo đúng
định hướng đã đặt ra.
Hiện nay, phương pháp phân vùng nói trên được mở rộng phạm vi áp dụng
sang nhiều lĩnh vực hoặc các ngành sử dụng tài nguyên có liên quan.
Phân vùng (Zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành những thể tổng hợp
có ranh giới khép kín, có những đặc điểm riêng không giống các vùng khác và
không lặp lại trong không gian, tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục


×