Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thiết kế sân khấu để áp dụng một số quy trình dạy học mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ SÂN KHẤU ĐỂ ÁP DỤNG MỘT SỐ
QUY TRÌNH DẠY HỌC MĨ THUẬT

Người thực hiện: Lê Sĩ Điệp
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Trung
SKNN thuộc môn: Mĩ thuật

THANH HÓA NĂM 2018

1


MỤC LỤC

STT
1. 1. Mở đầu

Tên từng mục

Trang
1

2. 1.1. Lý do chọn đề tài:


1

3. 1.2. Mục đích nghiên cứu

1

4. 1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

5. 1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

6. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

7. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

8. 2.2. Thực trạng khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2

9. 2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

3


10.
11.
12.
13.

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục
3. Kết luận – Kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

17
17
17
18

2


1- MỞ ĐẦU
1.1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Quý thầy cô kính mến! Là một trong những giáo viên chuyên trách dạy mĩ thuật,
may mắn được tham gia khóa bồi dưỡng tại chức đầu tiên kéo dài 4 ngày tại Hà
Nội. Khóa đào tạo này là một phần của chương trình hợp tác về văn hóa giữa Việt
Nam và Đan Mạch với tên gọi “ Hỗ trợ Giáo dục mĩ thuật cấp Tiểu học” năm 2010.
Dự án phát triển này sẽ diễn ra trong phạm vi 6 tỉnh trong đó có tỉnh Thanh Hóa
chúng ta. Hoạt động của dự án này nhằm phát triển và tiến hành thí điểm phương
pháp mới, trong đó học sinh là trọng tâm và các tiết dạy mĩ thuật dựa trên các hoạt
động cụ thể. Khi được tham gia học tập và trải nghiệm tôi thấy đây là một chương
trình mang tính khoa học, bổ ích theo phương pháp đổi mới có thể hỗ trợ, kết hợp
trong dự án thay sách chính thức từ năm 2015 tới nay của ngành giáo dục.

Trong quá trình 7 năm được trải nghiệm (thử nghiệm cũng như chính thức) với
nhiều nội dung quy trình học khác nhau như : Giới thiệu phương pháp cốt truyện;
Vẽ cùng nhau; Con rối; Biến phế liệu thành các tác phẩm nghệ thuật; Tạo hình
bằng thép giấy bồi; Chân dung biểu đạt hay Vẽ theo nhạc…vv..Tất cả các nội dung
hoạt động trên tôi đã lần lượt trải nghiệm nơi tôi công tác và đúc rút ra được nhiều
bài học quý báu.
Trong lần chia sẻ này tôi muốn được trải nghiệm nội dung hoạt động là “ Thiết kế
sân khấu để áp dụng một số quy trình dạy học Mĩ thuật” ´bởi nó là một nội dung lý
thú và bổ ích, mong quý vị và các bạn đồng nghiệp cùng vui lòng chia sẻ.. . để bộ
môn mĩ thuật có hướng đi mới tích cực hơn, hiệu quả hơn.
1.2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Như chúng ta đã thấy, hiện nay môn Mĩ thuật gần như cả nước đều áp dụng
phương pháp dạy học theo phương pháp Đan Mạch, biết rằng phương pháp này rất
tích cực, rất thiết thực và kết quả giáo dục thẩm mỹ cho các em là rất tốt, song khó
khăn cũng không phải là ít cho một số địa phương, cho một số đơn vị cũng như một
số giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn này như cơ sở vật chất thiếu thốn,
trình độ kiến thức giáo viên có hạn, sự quan tâm của cán bộ cấp trên cũng như gia
đình học sinh chưa đúng mức.
3


Với tôi, thật sự thấy mình may mắn khi được công tác cho một đơn vị được sự
quan tâm của tất cả các ban ngành, cơ sở vật chất của địa phương không giàu
nhưng cũng đủ để tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện việc truyền tải kiến thức
đến với mỗi học sinh, qua sự may mắn đó bản thân nghĩ rằng sẽ phải phấn đấu cố
gắng hơn nữa để kết quả dạy và học đạt kết quả đúng như mong đợi, cho nên đã
được dạy theo phương pháp mới thì bản thân cũng phải luôn tự làm mới mình theo
chiều hướng tích cực.
1.3- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Được trải nghiệm gần chục năm dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan

Mạch là thời gian chưa dài song cũng không phải là ngắn, tất cả các kiến thức cơ
bản đều nắm chắc gần như đã ngấm vào xương máu của mình, từ cơ sở của những
kiến thức cơ bản bản đó cho phép người giáo viên như mình và nhất là giáo viên
dạy nghệ thuật sẽ luôn sáng tạo không ngừng, tìm tòi những gì mới mẻ, hiệu quả để
áp dụng vào mỗi tiết học. Đối tượng lần này tôi sử dụng là các nguyên vật liệu sẵn
có là những phế liệu, biến chúng thành những sản phẩm có thể nói vui là ‘‘tàn
nhưng không phế” vì nó được trọng dụng, nhào nặn được thổi hồn và trở thành
phương tiện dạy học hữu ích cho tất cả các đối tượng học sinh khi tham gia hoạt
động mĩ thuật.
1.4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Các phương pháp sử dụng như:
- Phương pháp thực nghiệm chứng minh
- Phương pháp xây dựng cơ sở thực hành
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế…

2 - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Như quý vị cũng đã biết – Sân khấu có thể coi là một ‘‘đạo cụ” không thể thiếu
trong một số quy trình dạy học theo phương pháp Đan Mạch như:
- Quy trình: Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện
- Quy trình: Xây dựng cốt truyện
- Quy trình: Tạo hình 2D, 3D và tiếp cận theo chủ đề
- Quy trình: Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian
- Quy trình: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
Cho đến thời điểm này tôi tin chắc rằng trong phòng học – Giáo dục mĩ thuật
của tất cả các thầy cô đều đã có một sân khấu tự làm để học sinh trình diễn cho mỗi
quy trình phù hợp với nội dung bài học. Với bản thân, trong thời gian 2 năm trải
4



nghiệm cho sản phẩm mới này từ năm học 2016- 2017 tới nay và tự nhận thấy nó
rất phù hợp và hiệu quả, chính vì vậy tôi sẽ viết lại để làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm, biết đâu nó cũng phù hợp và đem lại hiệu quả tốt cho quý thầy cô dạy môn
mĩ thuật, mạnh dạn xin được trình bầy và rất mong quý thầy cô cùng trải nghiệm và
chia sẻ.
2.2- THỰC TRẠNG KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Thực trạng cho thấy từ khi áp dụng phương tiện dạy học này thì học sinh tích
cực hơn trong các hoạt động dạy học, nhiều học sinh trước kia còn nhút nhát, tự ti,
kể cả học sinh yếu nay đã mạnh dạn trao đổi, tranh luận, cùng nhóm xây dựng nội
dung sản phẩm hay đại diện cho nhóm trình bầy kết quả thảo luận. Đa số các em
đều tham gia trong hoạt động học tập, vui chơi một cách tích cực sôi nổi.
Qua khảo sát cho thấy tỉ lệ khi học sinh tham gia hoạt động này của khối 4; 5:
Tỉ lệ hoàn thành tốt- Hoàn thành và chưa hoàn thành
Chất lượng
Khối lớp
Khối
4- 5

SL
120

Hoàn thành tốt
SL
40

Tỉ lệ %
33,3

Hoàn thành
SL

80

Tỉ lệ %
66,7

Chưa hoàn thành
SL
0

Tỉ lệ %
0

2.3 – GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Đây là chiếc sân khấu đơn giản, gọn nhẹ, chất liệu dễ kiếm nhưng hiệu quả sử
dụng thì tuyệt vời, dễ sử dụng, tính linh hoạt cao vì nó có thể xoay được 360 độ và
trình bầy các hoạt cảnh một cách liên tục, sân khấu bền đẹp, bắt mắt, thu hút sự chú
ý của học sinh. Chất liệu là các vật liệu rẻ, đơn giản dễ kiếm như:
- Đế của quạt cây bị hỏng, xốp, giấy nhăn màu, vải, que nan nứa, tre, băng
dính, keo, màu, dây thép hoặc dây đồng để buộc….

5


Đây là một chiếc sân khấu đa năng có 2 mặt riêng biệt, nó rất linh hoạt. Khi bạn
của nhóm đang trình bày hoạt cảnh đầu, thì các bạn trong nhóm có thể sắp đặt sẵn
các tuyến nhân vật mới, đến khi kết thúc màn thì có thể xoay để bạn có thể trình
bày hoạt cảnh 2, 3 hoặc 4… mà không phải mất thời gian và làm gián đoạn câu
chuyện. Chiều cao sân khấu mình tuỳ chỉnh cho phù hợp với đối tượng và nó nhẹ
nên các bạn có thể di dời đến nơi khác dễ dàng.
6



Sau đây là các vật liệu và công đoạn để thiết kế sân khấu:

Đây là 2 đế quạt cây bị hỏng chất liệu bằng nhựa cứng ( kinh nghiệm cho thấy
muốn kiếm được ta ra cửa hàng “ đồng nát” và nói là kiếm để làm đồ dùng học tập
cho học sinh thì có thể chủ cửa hàng sẽ cho không hoặc bán với giá cực rẻ), một đế
còn trụ và một đế không còn trụ để ta kết hợp làm giá đỡ sân khấu.

Ấn định chiều cao bao nhiêu cho phù hợp với đối tượng học sinh để thực hiện,
ta tạo ngàm giữ đế quạt bằng cách quấn băng dính đủ độ dày và đặt ngửa đế quạt
không có trụ làm giá đỡ sân khấu và có thể xoay quanh trục một cách linh hoạt mà
không cần vòng bi. Chiếc đế quạt để đặt mặt sân khấu đã có sẵn lỗ ở giữa ta chỉ
việc đút vào trục của đế quạt kia và có thể xoay quanh trục thoải mái.

7


Khi đã tạo xong giá đỡ sân khấu, bước tiếp theo là ta chuẩn bị mặt sân khấu, nên
dùng chất liệu là xốp vì giá thành rẻ, dễ mua, dễ làm, nhẹ và thuận tiện cho học
sinh khi trình bày sản phẩm 2D, 3D… ta chỉ việc vót nhọn nan que dẹt để gắn sản
phẩm và cắm vào xốp, cắm vào cũng dễ mà rút ra cũng nhẹ nhàng êm ái. Kinh
nghiệm cho thấy, ta kiếm loại xốp có hạt nhỏ thì độ rắn cao và bền, độ dày cỡ 10
cm là lý tưởng. Kích cỡ của mặt sân khấu rộng dài bao nhiêu cho phù hợp để trưng
bày sản phẩm và nơi đặt để sân khấu cho thuận không gian phòng học ta cắt xốp
như ý, có thể tạo sân khấu hình chữ nhật, hình tròn hay hình lục lăng tuỳ thầy cô.
Nếu như có sẵn miếng xốp liền bản thì tốt còn nếu phải ghép thì ta dùng giấy ráp
mài nhẵn cạnh xốp và dùng keo sữa dính lại cũng tốt. Cắt một lỗ tròn giữa tâm với
kích cỡ vừa chu vi trục và đặt tấm xốp lên đế quạt làm giá đỡ, nên để trục cao
ngang bằng mặt sân khấu vừa đẹp và giữ được độ cân bằng cho sân khấu mà không

bị lung lay, nghiêng đổ.

8


Để mặt sân khấu bền, đẹp ta nên dùng màu vẽ lên bề mặt cho thẩm mĩ ( Khi cắm
sản phẩm vào mặt xốp đã được vẽ màu mà rút lên nó sẽ hạn chế hạt xốp bị bong
theo), kinh nghiệm cho thấy, ta dùng màu Acrylic là phù hợp, nếu ta dùng sơn dầu
để quét nền thì nó sẽ ăn mòn xốp. Dùng bút phớt dầu để kẻ trang trí là thích hợp.

Thiết kế khung sân khấu: Ta dùng que tre hoặc nứa vót nhẵn và cắt đúng kích cỡ dự
tính. Do sân khấu có cấu trúc 2 mặt nên ở giữa phải đặt một xà ngang sẽ là ranh
giới giữa 2 sân khấu có chung một phông nền bằng vải, các trụ cũng như xà dọc, xà
ngang được buộc bằng thép để tạo khung sau đó cắm xuống nền xốp.

9


Khi đã tạo khung vững chắc rồi ta cũng nên dùng màu quét một lớp cho khung
không những đẹp còn bền nữa. Dùng vải để làm phông nền vì vải mềm mại dễ tạo
sóng, ta có thể tận dụng những ri- đô cũ của phòng học khi thay hay những tấm vải
xốp nỉ bọc bó hoa ngày lễ tết, ta tận dụng rửa sạch, phơi khô và là phẳng, cắt đủ
kích thước dùng dây thép sâu lại và căng thành phông. Còn các phông cánh gà nên
dùng giấy màu nhăn để tạo vừa phù hợp với học sinh tiểu học, sặc sỡ nhiều màu bắt
mắt vừa dễ tạo hình và giá thành cũng rất rẻ, vì là chất liệu giấy nên ta không dùng
dây thép để sâu qua và căng lên khung được mà ta nên dùng súng bắn keo nến gắn
vào khung …rất dễ làm và vững chắc.

10



Trên đây là ta nhìn sân khấu từ diện ngang hông và thấy được sân khấu có 2 mặt,
mỗi lần sử dụng xong một hoạt cảnh ta sẽ xoay sang mặt sau mà học sinh đã chuẩn
bị sẵn hoạt cảnh tiếp theo.

11


Hình a

Hình b

* Hình a - sân khấu nhìn ở diện ngang thấy được cả 2 mặt đều được sắp đặt sẵn nội
dung hoạt cảnh, khi sang hoạt cảnh tiếp theo ta chỉ việc đặt tay lên mặt sân khấu và
xoay tròn.
* Hình b - mỗi lần thay hoạt cảnh khác, tranh nền khác, ta dùng 2 chiếc cắp để cắp
cạnh tranh phía trên vào xà ngang, xong rồi ta tháo ra khá dễ dàng.
Một số hình ảnh trong quá trình dạy học Mĩ thuật của thầy và trò có chủ đề bài học
được sử dụng sân khấu tự làm.

12


Hình a

Hình b

*Hình a - Chủ đề 13: Câu truyện em yêu thích- Đối tượng lớp 3
Sử dụng hình ảnh: Các sản phẩm được tạo ra từ vật liệu sẵn có như vỏ con trai,
chai, lon nước, hộp sữa chua, xốp nỉ, giấy màu, đất nặn…

*Hình b - Chủ đề 8- Trang trí sân khấu và sáng tác câu truyện- đối tượng lớp 5
Hoạt cảnh của tổ Sơn ca: Ngày mùa trên quê em
Sử dụng hình ảnh: Tạo hình con rối cốt thép giấy bồi( để nhân vật đứng được ta
dùng đoạn thép 1ly cắm phía sau lưng tạo thế: kiềng ba chân)

13


Hình a

Hình b

*Hình a - Chủ đề 8- Sáng tác câu truyện – Đối tượng lớp 5
Phần trình bầy của nhóm Hoạ my- với hoạt cảnh: Chúng em với an toàn giao thông.
Sử dụng hình ảnh: Tạo hình 3D
*Hình b - Chủ đề 13: Câu truyện em yêu thích- Đối tượng lớp 3
Sử dụng hình ảnh: Các sản phẩm được tạo ra từ vật liệu sẵn có

Hình ảnh tham khảo
14


* Sau đây xin mời quý vị và các bạn đến với các hoạt cảnh của câu truyện: Thỏ và
Sư tử của nhóm Sóc nâu – Lớp 4A( phỏng lại cử chỉ và lời trình bầy của các em
khi các em sử dụng sân khấu )
Chủ đề 2: Chúng em với thế giới động vật
Câu truyện: THỎ VÀ SƯ TỬ

Ở một khu rừng già khi muôn loài vật đang sống vui vẻ hoà thuận cùng đại gia đình
nhà thú thì…

15


16


Xuất hiện một con sư tử rất hung dữ. Mỗi ngày sư tử bắt các loài thú phải hiến
cho nó một con thú để ăn thịt. Đại gia đình nhà thú bỗng trở nên u buồn thảm thiết.

17


Hôm ấy, đến lượt thỏ phải nộp mình cho sư tử, trên đường đi nó gặp một cái
giếng, nhìn xuống thấy bóng mình ở đó, nó chợt nghĩ cách lừa sư tử. Nó rảo chân
đi gặp sư tử.

Thấy vậy sư tử ra oai hách dịch quát thỏ ầm ĩ. Thỏ làm bộ sợ sệt đáp:
- Thưa ông lẽ ra tôi đến từ lâu, nhưng có một ông sư tử khác giữ lại, định ăn
thịt tôi, tôi van mãi ông ấy mới tha.

18


Ông ấy còn bảo tôi rằng: Thằng sư tử mà mày đến nạp mạng chỉ quen bắt nạt loài
thú nhỏ. Nó có giỏi đến đây gặp ta.!!! Nghe vậy, sư tử bắt thỏ dẫn đến gặp kẻ dám
hỗn xược với nó. Khi đến nơi thỏ bảo sư tử: “ Thưa ông, ông ấy ở trong hang này
ạ!”. Sư tử nhảy lên thành giếng.

19



Nhìn xuống, nó thấy dưới đáy giếng có một con sư tử khác gườm gườm nhìn
nó. Tức quá sư tử gầm lên, nhảy tòm xuống giếng. Vùng vẫy, giãy giụa một lúc thì
sư tử chìm nghỉm.
Thỏ thích chí nghĩ thầm: Thật đáng đời con vật hung ác.

20


Sau đó nó chạy đi báo tin vui cho tất cả các con thú khác biết. Cả khu rừng trở nên
yên vui hạnh phúc.
Câu truyện em trình bầy, xin phép được kết thúc!!!
2.4- HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC:
Minh chứng qua thời gian trải nghiệm cho thấy, từ khi học sinh được sử dụng
sản phẩm sân khấu mới này để áp dụng trình bầy nội dung bài học của mình, các
em đã nhận được sự thúc đẩy tạo cảm hứng, lập kế hoạch và thực hiện quy trình
hợp nhất kết hợp giữa quá trình biểu diễn và thưởng thức cảm thụ với các giác quan
vận động và quá trình xây dựng nội dung bài học.
Biết cách sử dụng và sử dụng sân khấu làm sao hợp lý, linh hoạt và đạt chất
lượng cao nhất.
* Kết quả : Sau khi thực hiện nội dung này HS có thể:
- Tự tin trong quá trình sắp đặt và trình diễn
- Hình thành thói quen làm việc theo nhóm
- Học sinh thích thú và tích cực tham gia các hoạt động chung, không còn tình trạng
ỷ lại hoặc làm việc riêng trong giờ học
- HS phát huy được sự sáng tạo trong trong quá trình tạo hình, sắp đặt và ứng xử
linh hoạt trong mỗi tình huống nội dung cốt truyện.
- HS tạo được ý thức đoàn kết mang tính tập thể, biết chia sẻ với các thành viên
trong nhóm.

- Học sinh được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy, được
bổ sung kiến thức nhờ học hỏi lẫn nhau.

3 - KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1- KẾT LUẬN:
Quý Thầy, cô kính mến! Với kinh nghiệm và thâm niên hơn 20 năm của một
giáo viên chuyên trách dạy môn mĩ thuật. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm
tòi, sáng tạo và học hỏi không ngừng, nhằm nâng cao kiến thức để đem lại cho HS
những trải nghiệm mới mẻ để gợi mở, khơi nguồn các giác quan, tính ham học hỏi,
trí nhớ và óc tưởng tượng của các em, đồng thời cũng kích thích tính sáng tạo và
khả năng biểu lộ cảm xúc của các em. Với “ Đạo cụ dạy học” là sân khấu mà tôi tự
thiết kế, thoạt nhìn thì chúng ta xem nó đơn giản dễ làm nhưng thực tế để thiết kế
được “Đạo cụ” ấy không phải là điều đơn giản mà nó là cả một quá trình tìm tòi
sáng tạo cộng lòng nhiệt huyết yêu nghề, tôi mới có một sản phẩm tạm gọi là như
ý. Nhìn nhận một cách khách quan, nó đảm bảo tính khoa học, thiết thực trong việc
21


áp dụng các bài học, nhất là hiện nay môn Mĩ thuật đang áp dụng dạy học theo
phương pháp Đan Mạch. Nhận thấy sản phẩm này mang tính khả thi cao cho bản
thân, cho các bạn đồng nghiệp dạy môn Mĩ thuật, tôi mạo muội lấy đấy làm đề tài
viết sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn cùng được chia sẻ và cùng nắm tay để
phấn đấu nỗ lực đưa kết quả dạy học bộ môn mĩ thuật đạt được kết quả cao nhất và
hy vọng nó sẽ là niềm vui cho mỗi giáo viên chúng ta khi đến trường.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ của cấp trên, đồng nghiệp, các
bạn đọc để bài viết này hoàn thiện hơn và được ứng dụng rộng rãi góp phần mang
lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
3.2- KIẾN NGHỊ:
Với sản phẩm “Đạo cụ dạy học” là chiếc sân khấu này, biết rằng nó nhẹ, nó

bền nhưng nếu di chuyển liên tục theo mỗi lớp nếu như chưa có phòng giáo dục mĩ
thuật riêng thì điều này sẽ rất là khó khăn và cực kỳ hạn chế hiệu quả. Qua điều này
kính đề nghị nhà trường cũng như các cơ quan cấp trên tạo điều kiện để mỗi giáo
viên dạy mĩ thuật, mỗi trường đều có phòng giáo dục mĩ thuật riêng để chúng tôi có
“ đất diễn” đúng với chức năng đặc thù bộ môn, nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho
mỗi tiết dạy và học.
Tôi xin cảm ơn và ghi nhận những góp ý quý báu của đồng nghiệp!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Trung, ngày 28 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết:

Lê Sĩ Điệp

22


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GIÁO DỤC CẤP HUYỆN CẤP TỈNH
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
STT

TÊN SÁNG KIẾN

XẾP
LOẠI


NĂM HỌC

CẤP
TỈNH HUYỆN

1

- Tự làm và sử dụng đồ dùng dạy
học( Số 138/ QĐKH- GDCNngày 29/ 6/ 2004)

C

2002- 2003

2

- Kỹ năng cần thiết khi hướng dẫn
học sinh vẽ theo mẫu

A

2005- 2006

x

3

- Phát triển kỹ năng- Thường thức
Mĩ thuật cho học sinh


B

2008- 2009

x

4

- Điêu khắc- Một công trình nghệ
thuật khi áp dụng tạo hình bằng
cốt thép, giấy bồi

A

2011- 2012

x

5

- Xây dự quy trình vẽ tranh theo
nhạc ở cấp Tiểu học ( Số: 753/
QĐ- SGD và ĐT ngày 03/ 11/
2014)

B

2013- 2014


x

x

23


24



×