Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.79 KB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Để thực hiện sứ mệnh “trồng người” cao cả, mỗi trường học ngay từ bậc học
đầu tiên phải xây dựng môi trường sư phạm tích cực, thân thiện. Thân thiện giữa
thầy với thầy, trò với trò, giữa thầy với trò và giữa nhà trường với cộng đồng
theo nguyên lý “giáo dục tay ba” nhà trường – gia đình – xã hội. Mục tiêu của
mô hình xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” là chú trọng giáo
dục cho học sinh kỹ năng sống, tâm hồn trong sáng, hiểu biết và trân trọng
những giá trị lịch sử văn hoá cách mạng của chính quê hương mình. Đồng thời
có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học trong toàn cấp học; kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc
đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo
tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có
thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng
sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua
những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có
nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và
nhóm kĩ năng quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và
cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có
tầm quan trọng.
Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy, cô giáo. Với học sinh
tiểu học đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em
có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này và đây cũng là một vấn đề mà xã
hội và phụ huynh hết sức quan tâm.
Xác định tầm quan trọng đó trong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 3 tôi đã
đúc kết được một số kinh nghiệm “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức ”.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
- Rèn kỹ năng sống cho HS lớp 3 thông qua môn Đạo đức .
- Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn về rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh,
dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học, đề tài hướng tới đề xuất một số biện


pháp giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
- Các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc dạy đạo
đức cho học sinh lớp 3A trường Tiểu học Thiệu Vân.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
*Nghiên cứu lý luận:
- Đọc tham khảo các tài liệu có liên quan đến giáo dục kĩ năng sống ở Tiểu
học. Tìm hiểu những cơ sở khoa học trong tài liệu nói trên và các vấn đề đưa
ra mà chưa được ứng dụng.
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp
điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số
liệu.
1


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của
Bộ giáo dục và đào tạo Về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 20082016, trong đó nội dung: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa
tuổi của học sinh.
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2017-2018 của ngành, của trường về việc chú
trọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết, các em
không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được rèn luyện những kĩ năng
sống qua đó tạo cho các em một môi trường sống lành mạnh, an toàn, tích cực,
vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào
đời tự tin hơn. Xuất phát từ mục tiêu của môn học, dạy Đạo đức là dạy học sinh
những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền trẻ

em trong các tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Nội dung
của môn Đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm bổn
phận của học sinh. Chính vì vậy, tôi luôn lồng ghép việc thực hành kỹ năng
sống vào trong các giờ học đạo đức để giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1.Đặc điểm tình hình:
Trong năm học 2017- 2018, tôi được ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp
3A có 32 học sinh. Thoạt nhìn các em, tôi nhận thấy đa số các em đều khoẻ
mạnh, khá nhiều em có khuôn mặt xinh xắn, sáng sủa, dễ thương nhưng khi vào
chương trình học một tuần lễ, đứng trên bục giảng tổ chức dẫn dắt truyền đạt để
các em lĩnh hội kiến thức cơ bản của các môn học, quan sát nề nếp sinh hoạt
hàng ngày cũng như các kĩ năng sống của các em tôi nhận thấy:
- Các em chưa biết cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực và chưa biết biến
nhận thức thành hành vi chuẩn mực.
- Các em chưa biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống
hàng ngày.
- Các em đôi khi còn có những biểu hiện tiêu cực như gây gổ, đánh nhau, nói
năng tuỳ tiện trong giờ học, chế giễu các bạn, lấy cắp đồ dùng học tập của các
bạn, xưng hô chưa phù hợp, việc vận dụng các kiến thức các em đã học vào
thực tế còn máy móc.
- Nhiều em học giỏi nhưng chưa có khả năng tự vấn, tự chủ còn rụt rè, kĩ năng
giao tiếp rất hạn chế.
2.2.2.Nguyên nhân:
- Do sự phát triển tâm sinh lý của các em chưa ổn định, các em thích tìm tòi cái
mới lạ, song các em còn quá non nớt nên nghĩ sao là nói và làm vậy.
- Nhiều phụ huynh quá bận rộn với việc mưu sinh không có thời gian để trò
chuyện với con, có phụ huynh quá nuông chiều thoả mãn mọi nhu cầu của con
và cho rằng như thế là đã quan tâm, chăm sóc chúng một cách đầy đủ, hoặc có
phụ huynh quá kì vọng vào con cái để buộc con phải đạt được những mục tiêu
2



vượt xa khả năng của chúng. Đặc biệt là trong học tập quan niệm việc dạy dỗ
con em là việc của nhà trường: “trăm sự nhờ thầy cô”.
- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình
hình thành nhân cách cho trẻ đến tuổi trưởng thành. Thế nhưng đa số giáo viên
dành quá nhiều thời gian để dạy kiến thức Toán, Tiếng Việt chưa quan tâm
nhiều đến việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.
2.2.3. Kết quả của thực trạng:
Qua điều tra về một số hoạt động của học sinh lớp 3A tôi thu được kết quả đầu
năm học 2017-2018 qua bảng tổng hợp sau:
Sĩ số
Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
32 em

5 em = 15,6%

22 em = 68,8 %

5 em = 15,6%

Số học sinh hoàn thành mới chỉ ở mức độ đạt được.
- Từ việc nhận thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là dạy cho các em các
kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức,
giải quyết các vấn đề liên quan như: có những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và
con người, có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em,
kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn, biết giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ,
yêu lao động, có kỉ luật và nếp sống văn hoá, có thói quen rèn luyện thân thể và

giữ gìn vệ sinh chung, yêu quê hương đất nước,… sẽ giúp các em tự tin, chủ
động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư
duy sáng tạo cho các em…
- Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường và gia đình, sự hỗ trợ đắc lực của các bậc phụ huynh mới đem lại
hiệu quả cao.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1: Thực hiện việc dạy lồng ghép kỹ năng sống vào môn Đạo đức lớp 3.
2.3.2: Tìm hiểu nội dung giáo dục kỹ năng sống qua môn Đạo đức lớp 3
2.3.3: Hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học
Đạo đức lớp 3.
2.3.4: Các hình thức tổ chức dạy học để lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh
lớp 3 đạt hiệu quả.
* TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU:
2.3.1:Thực hiện việc dạy lồng ghép nội dung kĩ năng sống vào môn Đạo đức
lớp 3.
- Trong những năm qua, trường Tiểu học Thiệu Vân chúng tôi đã được Ban
giám hiệu chú trọng, quan tâm và chỉ đạo sâu sắc, thường xuyên trong việc rèn,
dạy kĩ năng sống cho học sinh. Bản thân tôi, trong quá trình giảng dạy cũng rất
quan tâm đến việc hình thành kĩ năng sống cho học sinh lớp mình phụ trách. Tuy
nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc rèn kĩ năng sống cho các em còn
nhiều hạn chế. Từ khi được Ban giám hiệu tổ chức tập huấn và tạo điều kiện như
mua sách tham khảo dạy kĩ năng sống cho trẻ và sách giáo khoa kĩ năng sống ở
Tiểu học do Bộ giáo dục ban hành cho giáo viên nghiên cứu và vận dụng vào
giảng dạy thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn bàn bạc, trao đổi về việc
3


giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thông qua tiết chuyên đề giúp tôi có thêm
nhiều hiểu biết về kĩ năng sống, nội dung, cách thức giáo dục cũng như việc

lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh trong các môn học. Từ đó, giúp tôi thực
hiện tốt hơn việc nâng cao chất lượng giáo dục và bước đầu đã đáp ứng được
yêu cầu của ngành đề ra.
2.3. 2:T ìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng sống qua các bài Đạo đức lớp 3.
Tên bài dạy
Các KNS
-Kĩ năng tự tin có khả năng thức hiện lời hứa.
Bài 2.
-Kĩ năng thương lượng với người khác để thực
Giữ lời hứa
hiện được lời hứa của mình.
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của
mình
-Kĩ năng tư duy phê phán ( Biết phê phán đánh
giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại,
Bài 3.
không chịu tự làm lấy việc của mình)
Tự làm lấy việc của mình -Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình
huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.
-Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của
bản thân.
-Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.
Bài 4.
-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ,
Quan tâm, chăm sóc ông cảm xúc của người thân.
bà, cha mẹ, anh chị em
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người
thân trong những việc vừa sức.
Bài 5.
-Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn

Chia sẻ vui buồn cùng bạn -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn
vui, buồn
Bài 6.
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình
Tích cực tham gia việc lớp về các việc trong lớp.
việc trường
-Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi
nhận việc của lớp giao
Bài 7.
-Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, sự
Quan tâm, giúp đỡ hàng cảm thông với hàng xóm.
xóm láng giềng
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp
đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về
Bài 8.
những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
Biết ơn thương binh, liệt sĩ -Kĩ năng xác định giá trị về những người đã
quên mình vì Tổ quốc.
Bài 9.
Đoàn kết với thiếu nhi
quốc tế

-Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.
-Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.
-Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến
quyền trẻ em.
4



Bài 11.
Tôn trọng đám tang
Bài 12.
Tôn trọng thư từ, tài sản
của người khác

Bài 13.
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn
nước

Bài 14.
Chăm sóc cây trồng, vật
nuôi

-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau
buồn của người khác.
-Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
-Kĩ năng tự trọng
-Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết
định.
-Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
-Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo
vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lý các thông tin liên
quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà
và ở trường.
-Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các
giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn
nước ở nhà và ở trường.
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo

vệ nguồn nước ở nhà và ở trường
-Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
-Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây
trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
-Kĩ năng thu thập và xử lý các thông tin liên
quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và
ở trường.
-Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt
nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở
trường.

2.3.3:Hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình dạy
môn Đạo đức
- Môn Đạo đức lớp 3 nhằm giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về
một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi lớp 3.Từng
bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá đối với những quan niệm, hành vi,
việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học, kĩ năng lựa chọn và
thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản,
cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của em. Bước đầu hình thành thái độ có trách
nhiệm đối với việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, biết yêu
thương ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè, biết ơn các thương binh liệt sĩ,
quan tâm, tôn trọng mọi người….
- Các bài học môn đạo đức lớp 3 có rất nhiều tình huống gần gũi với thực tế
cuộc sống hằng ngày của các em. Chính vì vậy, khi giảng dạy môn đạo đức, tôi
luôn tích cực đổi mới phương pháp kết hợp với các kĩ thuật mới, chú trọng cho
các em sắm vai để thể hiện cách ứng xử của mình trong mỗi tình huống.Trong
quá trình giảng dạy tôi luôn yêu cầu các em luân phiên nhau sắm vai.Tôi thường
cho các em thảo luận theo nhóm rồi lên đóng vai thể hiện cách ứng xử trong mỗi
5



tình huống. Như vậy học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin và nhớ cách ứng xử trong các
tình huống để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
- Ngay từ đầu năm học 2017 – 2018, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo đổi
mới phương pháp dạy môn Đạo đức để giáo dục đạo đức cho học sinh.Tôi luôn
bám sát chỉ đạo nhà trường để thực hiện sao cho việc dạy chữ, dạy người đạt
hiệu quả cao. Khi dạy môn Đạo đức, tôi luôn bám sát mục tiêu của bài, vận dụng
thực tế đưa vào bài giảng cho phù hợp và hiệu quả. Trong chương trình Đạo đức
lớp 3 có 14 bài ( bài Tôn trọng khách nước ngoài giảm tải) thì 12 bài mang nội
dung giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Điều quan trọng là ta phải biết đưa
những kiến thức này vào bộ nhớ của học sinh để các em vận dụng vào thực tế
một cách hiệu quả nhất.
* Do đặc trưng môn học nên môn Đạo đức có khả năng giáo dục nhiều kinh
nghiệm sống cho HS, cụ thể là:
- Kĩ năng giao tiếp (bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ; bày tỏ ý kiến, lắng nghe ý
kiến, ứng xử khi gặp đám tang, ..). Cụ thể là các bài: Chia sẻ vui buồn cùng bạn;
Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em; Tôn trọng đám tang…
Ví dụ: Khi dạy bài: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Tôi đưa ra các tình huống rất gần gũi cho HS thảo luận nhóm và bày tỏ các ý
kiến của mình như:
Theo em các bạn trong mỗi tình huống sau đây xử sự đúng hay sai ?Vì sao?
1.Mẹ bị ốm, bố phải đi công tác xa ở nhà chỉ có hai anh em Tú trông mẹ.Thế mà
hai anh em Tú nhiều lúc còn tị nhau, xem ai là người trông mẹ nhiều hơn.
2.Em Huy ốm, bố mẹ tập trung vào chăm sóc cho em. Huyền hay giận dỗi để bố
mẹ quay ra quan tâm chú ý tới mình vì Huyền sợ bố mẹ quá quan tâm tới em
Huy mà quên mất Huyền.
3.Thủy giúp mẹ nấu cháo cho bà em đang bị ốm.
4.Hai chị em Mai cùng nhau thổi cơm, giúp mẹ đang bị mệt phải nằm nghỉ ở
trên giường.
Sau đó, tôi cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và

cho nhóm khác bổ sung, tôi chốt lại ý đúng rồi cho HS làm việc cá nhân để các
em tự bày tỏ ý kiến của mình như:
Giả sử em bị ốm và được mọi người trong gia đình quan tâm, chăm sóc, em
sẽ cảm thấy như thế nào? Từng HS trả lời theo ý của mình.
- Từ đó các em có thể biết thể hiện sự quan tâm của mình với người thân, với
mọi người xung quanh:

6


- Kĩ năng tự nhận thức (biết xác định và đánh giá bản thân; đặc điểm, sở thích,
thói quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu… của bản thân)
Cụ thể là các bài: Tự làm lấy việc của mình
Khi dạy bài: Tự làm lấy việc của mình bằng những tình huống, những hoạt
động thực tế tôi giúp các em có kĩ năng tự phục vụ không phải nhờ vả hay trông
chờ, dựa dẫm vào người khác và giúp các em mau tiến bộ.
- Kĩ năng xác định giá trị (có tình cảm và niềm tin vào các chuẩn mực hành vi
đạo đức đã học) Cụ thể là bài: Giữ lời hứa.

Khi dạy xong bài này, tôi cho các em làm thực hành xác định các hành vi đạo
đức đã học bằng cách đúng giơ thẻ đỏ, sai giơ thẻ xanh.
1.Người lớn không cần phải giữ lời hứa với trẻ con.
2.Khi không thực hiện được lời hứa với ai đó, cần xin lỗi và nói rõ lí do với họ.
3.Bạn bè cùng tuổi không cần giữ lời hứa với nhau.
4.Đã hứa với ai điều gì bạn cần phải cố gắng thực hiện được lời hứa đó.
5.Giữ lời hứa sẽ luôn được mọi người quý trọng.
Sau đó tôi nhận xét kết quả thực hành của các em.
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (bước đầu biết lựa chọn và thực
hiện cách ứng xử phù hợp với một số tình huống đạo đức đơn giản, phổ biến
trong cuộc sống hằng ngày) Cụ thể là các bài: Chăm sóc cây trồng vật nuôi.

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết nhận xét đánh giá các ý kiến hành động lời nói,
việc làm, các hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày đối chiếu với các chuẩn
mực đạo đức đã học) Cụ thể là các bài: Tự làm lấy việc của mình
- Kĩ năng hợp tác (biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực
hiện các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng)
Cụ thể là bài:Tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Khi dạy bài này, tôi luyện cho các em khả năng hợp tác như cho các em tham
gia các trò chơi đóng vai, đánh giá các hành vi của bạn, thảo luận nhóm, xử lí
7


tình huống. Sau đó cho HS vận dụng các kĩ năng đã biết để xử lí bài tập vào
phiếu :
Theo em những việc làm nào dưới đây thể hiện sự hợp tác với những
người xung quanh( Đánh dấu x vào ô trống em cho là đúng)
Việc của ai người ấy làm.
Biết phân công việc làm cho nhau.
Khi thực hiện công việc chung, luôn bàn bạc với mọi người.
Để người khác làm còn mình thì đi chơi.
Làm thay công việc của người khác.
Phối hợp, hỗ trợ với nhau trong công việc.
HS làm bài, giáo viên thu phiếu. Yêu cầu một số học sinh nêu cách giải quyết
từng tình huống. Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm bài của học sinh.
- Kĩ năng từ chối (biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều sai trái). Cụ
thể là các bài: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác:

Khi dạy bài này tôi cho các em đóng các vai trong câu truyện: Bác đưa thư.
Sau đó cho HS nêu các ý kiến.
+ Cách giải quyết nào hay? Em thử nghĩ xem bác Hải nghĩ gì nếu bạn An
không từ chối mà vẫn bóc thư khi bạn Hạnh rủ rê bóc thư để xem? Bằng những

hoạt động cụ thể các em sẽ dần lĩnh hội được những kĩ năng đó và áp dụng vào
thực tế của bản thân.
- Kĩ năng đặt mục tiêu (biết đặt kế hoạch học tập, rèn luyện theo các chuẩn
mực đã học). Cụ thể là các bài: Biết ơn thương binh, liệt sĩ.
8


- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề hiện tượng trong đời sống
thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học. Cụ thể là
các bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Sau khi học xong tiết 1, tôi tiến hành cho các em thực hành tìm hiểu thực tế
sử dụng nước ở nơi mình đang ở bằng các phiếu điều tra.

Phiếu điều tra
Hãy quan sát nguồn nước nơi em đang sống và cho biết.
1.Những việc làm tiết kiệm nguồn nước ở nơi em sống.
2.Những việc làm gây lãng phí nguồn nước ở nơi em sống.
3.Những việc làm bảo vệ nguồn nước ở nơi em sống.
4.Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước ở nơi em sống.
Từ đó, các em nêu được những việc cá nhân tự làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn
nước.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết nhận và thực hiện trách nhiệm của bản thân).
Cụ thể là bài: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Khi dạy bài này, tôi giúp các em phân biệt được các hành vi, việc làm đúng,
chưa đúng và biết thực hiện trách nhiệm của bản thân trong việc Quan tâm chăm
sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em như:
Cho HS thảo luận nhóm đánh giá các hành vi, việc làm đúng và chưa đúng của
mỗi bạn trong mỗi tình huống dưới đây:
a,Sau bữa ăn, Hiền luôn giúp mẹ lau bàn, quét nhà sạch sẽ.

9


b,Bố mẹ đi làm, Hương ở nhà mải chơi nhảy dây với bạn bè để em ngã sưng cả
chân.
c,Hôm nay, mẹ bị ốm, Bích không đi chơi mà ở nhà chăm sóc mẹ.
d,Bố đi làm về trời nóng nực,Vinh vội vàng lấy nước mời bố uống.
e,Bố mẹ đi làm, Lan ở nhà mải chơi điện tử, trời mưa to để ướt hết quần áo phơi
ngoài sân.
Tôi cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung, sau đó rút
ra kết luận: Việc làm của các bạn Hiền, Bích, Vinh thể hiện sự quan tâm chăm
sóc ông bà, cha mẹ.Việc làm của của các bạn Hương, Lan là chưa quan tâm
chăm sóc ông bà, cha mẹ. Qua những hoạt động cụ thể đó các em sẽ có trách
nhiệm, bổn phận phải yêu thương chăm sóc, quan tâm tới ông bà, cha mẹ, anh
chị em để cuộc sống gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm và hạnh phúc.
2.3.4.Các hình thức tổ chức dạy học để lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh
lớp 3 đạt hiệu quả.
* Sau đây là ví dụ minh họa về các kĩ năng sống được chuyển tải trong quá
trình dạy học Đạo đức

Bài 3: Tự làm lấy việc của mình
I.MỤC TIÊU :
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Kể được tên một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy;
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình;
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những thái độ, việc làm thể
hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình).
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện sự ý thức tự làm

lấy việc của mình
- Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của mình.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP.
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai xử lý tình huống.
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Một số đồ dùng chuẩn bị cho đóng vai (hoạt động 2).
- Các thẻ màu xanh, đỏ, trắng ( hoạt động 3).
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Khám phá
1.Giáo viên yêu cầu: Mỗi em hãy nêu một việc làm ở nhà hay ở trường mà các
em có thể tự làm lấy được.
2.HS nêu các việc theo yêu cầu.
3.Giáo viên ghi các công việc học sinh nêu thành nhóm trên bảng.
4.Kết luận: Có rất nhiều việc ở nhà, ở trường, lớp mà các em có thể tự làm lấy
được. Chẳng hạn: Tự học, tự làm bài tập, rửa mặt, đánh răng và vệ sinh thân thể;
làm sạch đẹp trường, lớp, quét nhà, rửa ấm chén và các công việc khác phù hợp
với lứa tuổi….
10


2.Kết nối
Hoạt động 1. THẢO LUẬN NHÓM XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Mục tiêu: Học sinh biết một biểu hiện của tự làm lấy việc của mình.
Cách tiến hành:
1.Giáo viên nêu tình huống:
Trong giờ luyện tập, có một bài toán khó, Thành loay hoay mãi chưa làm được.
Thấy vậy, Minh đưa bài làm của mình cho bạn chép. Nếu là Thành, em có suy
nghĩ gì và sẽ làm gì?
2.Các cặp trao đổi, bày tỏ quan điểm của cá nhân.

3. Cả lớp thảo luận, lựa chọn cách giải quyết đúng là Thành cần phải cố gắng tự
làm lấy bài tập, không nên chép bài bạn.
4.Kết luận: Trong cuộc sống hàng ngày, ai cũng có công việc của mình và mỗi
người cần phải biết tự làm lấy việc của mình.
3.Thực hành- Luyện tập
Hoạt động 2. ĐÓNG VAI XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Mục tiêu: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết
định thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình
Cách tiến hành:
1.Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai xử
lý một trong các tình huống dưới đây:
Tình huống 1: Hùng đang viết báo tường chuẩn bị cho kỉ niệm ngày Nhà giáo
Việt Nam 20/11 thì Hà đến chơi. Hà bảo Hùng: Tớ khá môn Tiếng Việt hơn để
tớ viết hộ, cậu giỏi Toán thì cậu giúp tớ giải các bài tập Toán.
Em suy nghĩ gì về lời đề nghị của Hà? Nếu em là Hùng thì em sẽ làm gì? Vì sao?
Tình huống 2: Bích và Thắng được phân công trực nhật lớp. Bích nói với
Thắng: Tuần này, tớ sẽ làm trực nhật giúp cậu nếu cậu nhắc bài cho tớ trong giờ
kiểm tra toán hôm nay.
Theo em, bạn Thắng nên ứng xử như thế nào trong tình huống này?
Tình huống 3: Ăn cơm xong mẹ phân công Minh quét nhà, nhưng mải xem ti
vi nên Minh nhờ chị làm hộ.
- Nếu là Minh, em sẽ làm gì?
- Nếu cần một lời khuyên, em sẽ nói gì với bạn Minh?
2.Học sinh thảo luận theo nhóm
3.Đại diện các nhóm đóng vai xử lý tình huống trước lớp, các nhóm khác trao
đổi, bổ sung.
4.Kết luận:Cần phải tự làm lấy công việc của mình, cố gắng tự làm lấy việc của
mình để giúp em mau tiến bộ.
Hoạt động 3: BÀY TỎ THÁI ĐỘ
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ về một số ý kiến liên quan (Kĩ năng tư duy

phê phán)
Cách tiến hành:
1.GV lần lượt nêu nội dung từng ý kiến và hướng dẫn HS cách giơ thẻ màu bày
tỏ thái độ (thẻ xanh-nếu tán thành, thẻ đỏ- nếu không tán thành, thẻ trắng –nếu
phân vân, lưỡng lự).
11


a.Tự làm lấy việc của mình là giúp em mau tiến bộ.
b.Biết lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong nhóm là một biểu hiện tự làm
lấy việc của mình .
c.Chỉ tự làm lấy việc của mình nếu đó là việc mình thích.
d.Trẻ em có thể tự quyết định lấy việc của mình.
e.Vì mỗi người đều tự làm lấy việc của mình nên không cần giúp đỡ hay hợp
tác với người khác.
2.HS giơ thẻ hay bày tỏ thái độ.
3.Trao đổi về lí do vì sao lại tán thành/không tán thành/lưỡng lự
4.GV gắn các ngôi sao màu xanh trước các ý kiến a, b, c, d, gắn các bông hoa
màu đỏ trước các ý kiến c, d, e và kết luận.
Nên tán thành các ý kiến a, b, d, không tán thành các ý kiến c, d, e,
Hoạt động 4: LIÊN HỆ THỰC TẾ:
Mục tiêu: HS tự đánh giá được về những công việc mà bản thân đã làm được
(Kĩ năng tư duy phê phán)
Cách tiến hành:
1.GV nêu yêu cầu
- Mỗi em hãy nêu công việc mà bản thân đã tự làm.
- Các em đã thực hiện công việc đó như thế nào?
- Nêu cảm nghĩ của các em khi hoàn thành công việc.
2.HS thực hiện hoạt động
3.GV mời một số HS trình bày trước lớp.

4.GV kết luận.
- Nhiều em đã biết và đã làm được những việc của mình rất tốt.
- Còn một số em đã làm được nhưng còn ít. Các em cần phải cố gắng thêm để
mau tiến bộ.
Kết luận chung: Trong học tập, lao động, sinh hoạt ở nhà, ở trường, ở lớp,
các em cần tự làm lấy các công việc của mình. Như vậy, các em mới mau
tiến bộ và được mọi người yêu quý.
4.Vận dụng:
Hoạt động 5. LẬP KẾ HOẠCH TỰ LÀM LẤY CÔNG VIỆC Ở GIA ĐÌNH.
Mục tiêu: HS biết lập kế hoạch để tự làm lấy những công việc trong gia đình.
Cách tiến hành:
1.GV yêu cầu HS lập danh sách và nêu cụ thể những công việc sẽ tự làm ở nhà
và lập kế hoạch cụ thể để thực hiện các công việc đó.
- HS lập kế hoạch theo nhiệm vụ được giao.
- Chia sẻ trong nhóm nhỏ .
- GV mời một vài HS trình bày trước lớp. Cả lớp cùng trao đổi rút kinh nghiệm.
- GV nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện tốt Tự làm lấy công việc của mình ở
nhà theo kế hoạch đã xây dựng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến:
Đầu năm học, tôi nhận thấy lớp tôi có một số học sinh chưa ngoan, hay nói
bậy, gây gổ, đánh nhau, tự tiện lấy đồ của bạn, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
lớp chưa tốt, chưa biết tự làm lấy việc của mình. Nhưng đến cuối học kì I, tôi
12


nhận thấy học sinh của mình ngày càng ngoan hơn, biết cách ứng xử một số tình
huống thường gặp một cách hợp lý hơn. Cụ thể các em đã biết tôn trọng tài sản
của bạn, không tự ý lấy đồ của bạn khi chưa hỏi mượn và học sinh đã chấm dứt
hẳn tình trạng nói bậy, gây gổ, đánh nhau. Các em đã biết yêu thương, giúp đỡ
nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Từ ý thức cùng với các

kĩ năng sống được trang bị tôi thấy học sinh của mình ngoan hơn, chăm chỉ hơn,
và cũng tích cực hơn trong học tập. Tôi thấy rất đáng tự hào với kết quả đạt
được của các em.
Sau đây là kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh lớp 3A đã đạt được
trong năm học. Mức độ hoàn thành ở cuối năm là tất cả học sinh đều thực hiện
và vận dụng tốt các kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống.
Thời gian
Lớp Số HS
T
H
C
Đầu năm học
3A
32
5 em = 15,6% 22em = 68,8% 5em=15,6%
Cuối HKI
3A
32
8 em = 25%
22 em = 68,8% 2em =6,2%
Cuối năm học 3A
32
12 em = 37,5% 20 em = 62,5%
0
3. KẾT LUẬN. KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Bằng các nội dung, biện pháp, phương pháp thực hiện như trên, tôi nhận thấy
học sinh lớp tôi ngày càng ngoan hơn, biết cách ứng xử vào các tình huống hàng
ngày một cách hợp lý.Tôi tin tưởng: Việc giáo dục nội dung kĩ năng sống thông
qua môn Đạo đức đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy

học và giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo ở học sinh tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng. Việc lồng
ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống vào từng môn học cần được tiến hành
thường xuyên ở tất cả các khối lớp. Bởi việc giáo dục một con người là trách
nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó nhà trường và gia đình luôn là động lực
thúc đẩy việc hình thành, phát triển nhân cách và thái độ học tập của trẻ. Tôi
luôn tâm niệm thầy, cô giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức cho các em
mà còn phải là người bạn lớn để cùng chia sẻ niềm vui với các em, hơn nữa ta
phải tôn trọng cả thế giới tuổi thơ mà các em đang có. Chúng ta hãy cố gắng góp
phần giáo dục đạo đức, tạo nên một số kĩ năng sống cơ bản để làm hành trang
vào đời cho các em. Từ tập thể nhỏ bé, chúng ta hãy nhân rộng ra nhiều tập thể
khác, tạo thành một xã hội với những con người có đủ đức, đủ tài để đất nước
mai sau đủ sức sánh vai với các cường quốc khác.
3.2. Kiến nghị:
Chương trình đạo đức lớp 3 có 14 bài thì 12 bài mang nội dung giáo dục kĩ
năng sống cần thiết trong cuộc sống cho học sinh.Vì vậy, phân phối chương
trình cho tiết luyện tập (tiết 2) bằng tiết thực hành ngoại khóa nên nhiều hơn.
Để từ đó, các em được tiếp xúc với thực tế xã hội nhiều hơn sẽ thuận lợi cho
việc hình thành kĩ năng sống.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã thực hiện và đúc kết
được trong quá trình giảng dạy. Tôi mong muốn được cùng trao đổi, học hỏi và
13


góp ý từ các bạn đồng nghiệp để phục vụ cho công việc giảng dạy của mình
ngày một tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thiệu Vân, ngày 16 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Trần Thị Phương

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Vở bài tập Đạo đức 3.
2.Sách giáo viên Đạo đức 3.
3.Thiết kế bài giảng Đạo đức 3.
4.Tài liệu tập huấn Giáo viên Tiểu học.
5.Tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho HS lớp 3.
6.Chấp cánh thiên thần tác giả Duy Tuệ.

15


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:

Trang 1

1.2. Mục đích nghiên
cứu: DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

SỞ GIÁO

Trang 1

PHÒNG
GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA Trang 1
1.3. Đối tượng
nghiên cứu:
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

Trang 1

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 2

2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trang 2

2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Trang 3

2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 12

3. KẾT LUẬN. KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3.2.Kiến nghị:

Trang 13
Trang 13

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Trang 15
CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Người thực hiện: Trần Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Thiệu Vân
SKKN thuộc môn: Đạo đức

16

THANH HOÁ NĂM 2018


17




×