Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 9 rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lý góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.87 KB, 24 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Cùng với các môn học khác trong nhà trường môn Ngữ văn có vai trò
quan trọng giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn hào Nga Mácxim
Gor-ki nói: “Học văn là học làm người” học sinh học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác
động tốt đến việc học các môn khác và ngược lại. Chương trình đã nêu rất rõ
mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn: “Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình
thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở”.[1] Môn Ngữ văn
luôn luôn là phương tiện, là người bạn tốt trên đường đời của mỗi học sinh, giúp
các em sống tốt hơn, đẹp hơn.
Dạy môn Ngữ văn không chỉ đơn thuần là trang bị kiến thức làm nền tảng,
cơ sở đề các em học sinh bước vào đời, tiếp xúc với xã hội hoặc tiếp tục học lên
cao hơn; học văn các em sẽ hoàn thiện hơn về phẩm chất đạo đức hướng tới
“chân, thiện, mỹ”. Sản phẩm thu được trong quá trình dạy không chỉ là hệ thống
kiến thức mà các em còn được bồi đắp về tâm hồn, hình thành kĩ năng, vốn sống
cho học sinh. Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện
kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong
phú về những vấn đề xã hội, để các em có những hiểu biết về những vấn đề xã
hội đã và đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta.
Để đảm bảo được chức năng này văn nghị luận có một vai trò đặc biệt.Cũng
chính vì thế mà được chú trọng rèn luyện cho học sinh. Xuất phát từ tầm quan
trong ấy Văn nghị luận được đưa vào chương trình trở thành tiêu chí đánh giá
đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào
lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Hơn thế nữa nếu
học sinh không có nguyện vọng học tiếp thì những kiến thức học từ văn nghị
luận sẽ là một hành trang quý giá cung cấp kiến thức, kĩ năng mọi mặt đời sống
cho học sinh giúp các em ứng xử giao tiếp trong cuộc sống. Song có thể thấy
một mâu thuẫn trong quá trình dạy học là hoc sinh quá quen với tư duy văn học ,
Các em chỉ nhạy bén với những vấn đề gần gũi đặc biệt là các hiện tượng liên
quan đến các em. Còn việc rèn luyện kĩ năng vốn sống bồi dưỡng tư tưởng tình


cảm, các quan hệ chuẩn mực xã hội thường là những vấn đề xa vời với các em.
Kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý phạm vi bao hàm nghĩa của
nó rất đa dạng phong phú, muôn hình muôn vẻ mà thời lượng dành cho các tiết
học lý thuyết còn ít dẫn đến kỹ năng làm bài còn hạn chế. Trong khi đó cuối
năm khi đi thi lại yêu cầu đòi hỏi học sinh phải thuần thục cách làm các dạng
văn nghị luận này để các em làm tốt bài thi vào THPT nên đây là vấn đề trăn trở
đối với giáo viên trực tiếp dạy Văn, nhất là Văn 9 làm thế nào các em hiểu đề
bài, xác định được các luận điểm của bài văn đảm bảo đủ ý, các ý sắp xếp theo
trình tự hợp lí, bài nghị luận của các em đủ sức thuyết phục người khác vấn đề
mà đưa ra bàn luận. Bên cạnh đó dung lượng bài viết không được quá dài, trên
thực tế, học sinh quá quen với tư duy văn học, kiến thức về xã hội còn hạn chế,
kĩ năng làm bài chưa thuần thục.Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó
khăn cho học sinh.
1


Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài nghị luận xã hội
ở trường TH &THCS Thiệu Minh hiện nay, để tạo tiền đề cho việc học và làm
văn của các em ở các bậc học tiếp theo, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề
tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 9 rèn kĩ năng làm bài Nghị luận xã
hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí góp phần nâng cao chất lượng dạy –học
môn Ngữ văn ở Trường TH & THCS Thiệu Minh ”. Với sáng kiến này nhằm
trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong việc dạy đồng thời giúp cho
học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm bài, góp phần nâng cao chất
lượng bài văn nghị luận xã hội cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm nhằm
mục đích giúp giáo viên có những phương pháp hiệu quả rèn luyện văn nghị
luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của
mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội, để

các em có những hiểu biết về những vấn đề xã hội đã và đang diễn ra trong cuộc
sống của chúng ta.
Kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó
mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy
nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu
thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận...Vì những yêu cầu trên mà
việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị luận xã hội
là một việc làm rất cần thiết. Qua đó, giúp các em mở rộng vốn sống rèn luyện
tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẫm mỹ, từ đó hình thành và phát triển
nhân cách cho các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
Đề tài nghiên cứu: nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Nghiên cứu đề tài giúp học sinh nắm được một số biện pháp nâng cao kỹ
năng làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 9 trường TH &THCS Thiệu Minh,
Thiệu Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết về văn nghị luận.
- Điều tra, vấn đáp khảo sát tình hình thực tế về viết kĩ năng viết văn nghị
luận ở học sinh.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1. Nghị luận.
Nghị luận là văn bản trình bày ý kiến bàn luận, đánh giá theo một quan
điểm nhất định những sự kiện, vấn đề chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa, tư tưởng
...nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) theo quan điểm nào đó.
2.1.2. Văn Nghị luận
Văn bản nghị luận dùng để trình bày trực tiếp một tư tưởng quan điểm bằng
luận cứ và lập luận trước một vấn đề trong cuộc sống.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 các em được tiếp cận với dạng nghị
luận xã hội và nghị luận văn học. Nghị luận văn học bao giờ cũng là nội dung và
phương thức biểu đạt (nghệ thuật) là trình bày những nhận xét, đánh giá của
mình về nhân vật, sự kiện chủ đề…thì nghị luận xã hội là bộc lộ những quan
điểm của mình trước vấn đề xã hội. Mà vấn đề xã hội không giống vấn đề văn
chương, Goethe đã từng nói: “Nếu coi văn chương là lí thuyết thì xã hội chính là
cuộc đời. Mọi lí thuyết đều màu xám chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”[1]. Ở
đây màu xám ta hiểu theo một nét nghĩa nào đó là cái chuẩn mực có đơn vị kiến
thức cơ bản đã được cung cấp, còn cây đời- cuộc đời xã hội thì muôn màu muôn
vẻ, phong phú, đa dạng có rất nhiều góc độ để soi chiếu. Văn nghị luận nói
chung là dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó từ đó thuyết
phục người đọc người nghe.
2.1.3. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh
vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của
con người. Về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải
thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích...để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ
sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. Về hình
thức: bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận chặt
chẽ, mạch lạc. Lời văn: rõ ràng, sinh động.[2]
Dựa trên cấu trúc và nội dung kiểu bài, giáo viên không chỉ nắm chắc kĩ
năng làm bài mà còn biết tận dụng, phát huy vốn kinh nghiệm đời sống và năng
lực tư duy của học sinh bằng những câu hỏi gợi mở thích hợp và tổ chức viết từ

đoạn văn ngắn đến bài văn ngắn. Với từng kiểu bài cần đưa ra những vấn đề
trong quá trình dạy để học sinh biết cách nhận diện bài và liên hệ thực tế cho
đúng yêu cầu.
2.1.4. Các bước làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Được rèn kĩ năng qua 4 bước:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: Tức là tìm hiểu dạng nghị luận, đối tượng
nghị luận, phạm vi nghị luận. Tìm ý: là thao tác đặt câu hỏi để tìm các luận điểm
chính: câu hỏi để giải nghĩa, câu hỏi bàn luận, câu hỏi tìm bài học nhận thức.
Bước 2: Lập dàn bài: Phần mở bài phải dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận.
Phân thân bài: Chủ yếu làm rõ 3 ý : Tìm ra tư tưởng đạo lý. Bàn luận về tư
tưởng đạo lý. Bài học nhận thức được rút ra.
Bước 3:Viết bài: Triển khai các ý ở phần mở bài, thân bài kết bài thành
các đoạn văn đảm bảo rõ luận điểm và liên kết.
3


Bước 4: Đọc và sửa chữa: Sửa chữa các lỗi nhỏ như chỉnh tả, liển kết câu
2.1.5. Cách làm nghi luận về một vấn đề tưởng đạo lý.
Ở kiểu bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí, học sinh qua những trải
nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh
giá, thái độ...của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận thức
và hành động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận
dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình
kiến thức về đời sống xã hội. Bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn
chứng thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn
chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận.
Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí, học sinh cần
làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học
cho bản thân. Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ

vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị
luận.... Phân biệt nghị luận xã hội về sự việc, hiện tượng dời sống và nghị luận
về tư tưởng, đạo lí. Nghị luận về một vấn đề trực tiếp và gián tiếp. Vì những yêu
cầu trên mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị
luận xã hội là một việc làm rất cần thiết.
Văn nghị luận là một dạng văn khó với học sinh. Khác hoàn toàn với cách
viết văn tự sự, miêu tả, biểu cảm hay dạng văn theo khuôn mẫu có sẵn như văn
thuyết minh. Do vậy giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để có phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với đặc
điểm môn học giúp các em học tập tích cực sáng tạo và chủ động nhằm đạt kết
quả tốt nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công dạy môn Ngữ văn 9.
Tôi đã tiến hành ra đề nghị luận xã hội dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng
đạo lý: “Một mùa xuân nho nhỏ.
Lặng lẽ dâng cho đời”
Từ ý thơ của Thanh Hải viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của
em về ước nguyện cống hiến.
Kết quả được thể hiện qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm
của các em như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
SL

%
SL
%
9
31
1
3.2
5
16.1
18
58.1
7
22,6
Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy thực trạng trong quá trình dạy và học
của giáo viên và học sinh đó là:
Giáo viên dạy: Dạy Tập làm văn thường khô và khó nên tâm lý giáo viên
không đầu tư vào phân môn này. Giáo viên đã có ý thức ra bài tập rèn luyện kĩ
năng làm văn cho học sinh tuy nhiên hệ thống bài tập chưa nhiều, đôi khi chưa
cung cấp đầy đủ cách làm các dạng văn nghị luận dẫn đến học sinh lúng túng
khi xác định hệ thống luận điểm.
4


Về phía học sinh học: Những năm gần đây học sinh có xu thế ngại học văn,
sợ học văn hầu hết các em không hứng thú với việc học văn mà chủ yếu thiên về
các môn tự nhiên dẫn đến kĩ năng làm văn của nhiều học sinh còn hạn chế nên
khi viết bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lý các em thường lúng túng, diễn đạt
chung chung, sơ sài chưa thể hiện được những suy nghĩ của mình trước một hiện
tượng đời sống, thậm chí không có bố cục của bài Tập làm văn, nghĩa là các em
chưa biết cách trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề tư tưởng đạo lý. Từ đó các

em khó có thể xác định và tìm được hướng đi của bài, thậm chí các em chỉ làm
qua loa, đại khái cho xong có em còn làm lạc đề hoặc kết cấu bài làm thiếu ý,
đoạn văn thiếu mạch lạc rõ ràng. Cá biệt nhiều em không cần suy nghĩ cách làm,
khi giáo viên giao đề văn thì ngay lập tức đi tìm sách tham khảo để xem để chép
hoặc dựa vào dàn ý cô giáo cho sẵn để làm dẫn đến bài viết không linh hoạt khô
cứng, không chân thật có phần gượng ép.
Từ kết quả bài kiểm tra đầu tiên tôi nhận thấy học sinh nhiều em chưa biết
cách làm bài nghị luận hầu hết bài làm của các em thiếu ý, các ý sắp xếp theo
trình tự chưa hợp lí, hết một ý, một luận điểm học sinh không biết tách ý, tách
đoạn chuyển ý, chuyển đoạn. Về hành văn thì chưa lưu loát, lí lẽ dẫn chứng chưa
đủ tính thuyết phục, chưa biết liên hệ và nêu bài học cho bản thân… Cá biệt còn
có em không hiểu được đề bài cần phải triển khai những ý chính nào? Xuất phát
từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số giải pháp
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Kiểm tra và hệ thống lí thuyết làm văn nghị luận về kiểu bài
nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí cho học sinh
2.3.1.1 Sự cần thiết của kiểm tra và hệ thống lí thuyết: Trong 6 kiểu
văn bản mà học sinh được tiếp cận và học trong chương trình THCS thì văn bản
nghị luận chiếm một vị trí quan trọng. Thực chất văn bản nghị luận đã được học
trong chương trình lớp 7, học sinh đã được làm quen và thực hành ở dạng đơn
giản chứng minh hay giải thích. Lên lớp 9 hai dạng bài đặc trưng được học trong
chương trình là văn hai dạng bài nghị luận: nghị luận về hiện tượng xã hội và
nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Trong hai dạng nghị luận này thì nghị
luận về một tư tưởng đạo lý khó hơn. Mặc dù các em đã được làm quen ở lớp 7
nhưng thời gian sẽ làm các em nhanh chóng lãng quên nên muốn học sinh làm
tốt trước hết phải cho học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết về văn văn đặc biệt
là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Khắc sâu cho học sinh từ tìm hiểu
đề, tìm ý, lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh
2.3.1.2 Cách kiểm tra và hệ thống: Sử dụng các kĩ thuật điền khuyết, ghép
đôi, trình bày 1 phút để kiểm tra và hệ thống kiến thức cho học sinh. Cụ thể:

* Cách kiểm tra:
- Sử dụng kĩ thuật điền khuyết để kiểm tra khái niệm
Gv dùng bảng phụ hoặc máy chiếu sẵn ngữ liệu khuyết để học sinh điền khuyết.
VD: Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm dưới đây:
“ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là............. về một vấn đề thuộc
lĩnh vực .....có ý nghĩa quan trọng đối .........”
- Dùng kĩ thuật ghép đôi để kiểm tra những yêu cầu làm bài nghị luận:
5


VD: Em hãy nối cột A với nội dung của cột B sao cho phù hợp để
thể hiện những yêu cầu khi làm bài nghị luận về vấn đề tư
tưởng đạo lí:
Cột A
Cột B
Nội dung
Rõ ràng, sinh động.
Hình thức
Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích,
chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích...để chỉ ra chỗ đúng
(hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư
tưởng của người viết
Lời văn
Bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập
luận chặt chẽ, mạch lạc
* Cách hệ thống lí thuyết về bài nghị luận về tư tưởng đạo lí
Sau khi kiểm tra xong kiến thức GV sẽ dùng hệ thống kiến thức bằng cách sử
dụng kĩ thuật “Trình bày 1 phút”. Để hệ thống toàn bộ lí thuyết về làm văn nghị
luận GV đặt câu hỏi khái quát để HS trả lời 1 phút.
VD: Thế nào là văn nghị luận? Bài nghị luận cần nắm vững những yêu cầu

nào? (HS sẽ trình bày 1 phút để hệ thống lí thuyết)
2.3.2. Rèn cho học sinh kĩ năng phân biệt hai kiểu bài: Nghị luận về sự việc,
hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lí
2.3.2.1 Sự cần thiết của việc rèn kĩ năng phân biệt hai kiểu bài:
Khắc sâu để học sinh nắm được kiến thức của từng kiểu bài là hết sức
quan trọng để các em vận dụng tốt trong quá trình làm bài cụ thể. Việc nắm
vững các kiểu bài sẽ giúp học sinh các em không bị nhầm lẫn các kiểu bài dẫn
đến trình trạng viết nhầm dạng nhầm bài.Thường thường khi giáo viên dạy chỉ
chú ý đến cho hoc sinh trình bày hai khái niệm và nhắc nhở các em phân biệt
kiểu bài cách nắm khái niệm như vậy sẽ rất chung chung. Học sinh sẽ vẫn nhầm
lẫn hai kiểu bài này. Chỉ cần học sinh xác định sai kiểu bài thì toàn bộ quá trình
lập luận tiếp theo của các em sẽ không được chấp nhận. Để khắc phục tình trạng
này trong quá trình dạy tôi giúp học sinh phân biệt hai kiểu bài bằng cách sau
2.3.2.2. Cách rèn kĩ năng phân biệt hai kiểu bài
Lập bảng so sánh hai kiểu bài
Căn cứ phân
Kiểu bài
biệt
NL về sự việc hiện tượng đời
NL về tư tưởng đạo lí
sống
Dạng đề và - Vấn đề thường xuất hiện ở sự - Vấn đề là lối sống, đạo đức,
tính chất của việc, sự kiện có tính thời sự cao cách cư xử..
đề
- Yêu cầu HS bàn luận trực tiếp - Yêu cầu học sinh bàn luận
về chính những sự việc, sự kiện về ý kiến, cách đánh giá nào
đã được đề cập.
đó
- Những sự việc hiện tượng xuất - Những vấn đề đã được xác
hiện trong đề bài có thể thấy định thậm chí đã được coi là

hoặc sờ được.
chân lý ( danh ngôn, châm
ngôn tục ngữ), cũng có thể
là vấn đề bức xúc cập nhật
do cuộc sống hiện đại đặt ra
6


VD: Suy nghĩ của em về ô
nhiễm môi trường hiện nay.
Tình trạng nghiện điện tử ở lứa
tuổi học đường…
Phương pháp Xuất phát từ hiện tượng sau đó
lập luận
phân tích các biểu hiện nguyên
nhân, biện pháp-> Rồi lại rút ra
ý kiến người viết được khái quát
thành chân lý.
Ví dụ : Từ việc chỉ ra
hiện tượng rác thải, phân tích
nguyên nhân, mặt hại, ý kiên,
người viết phải đưa ra nhận thức
hành động về tư tưởng tốt đẹp
đó là thói quen văn minh văn
hóa trong cộng đồng
Định hướng Theo các ý: Biểu hiện, nguyên
khi làm bài
nhân, tác dụng/ tác hại, biện
pháp


VD: Trách nhiệm của con
cháu với tổ tiên. Tinh thần
đoàn kết. Tình yêu quê
hương. Lòng vị tha.
Xuất phát thì chân lý đã có
sẵn. Người viết lấy dẫn
chứng trong thực tế trong
văn chương để chứng minh,
bàn luận về chân lý ấy
Ví dụ : Để làm rõ tinh
thần đoàn kết thì người viết
phải lấy dẫn chứng trong
thực tế, dẫn chứng được mọi
người thừa nhận để chứng
minh tính chân lý của tư
tưởng đạo lý.
Theo cách đặt câu hỏi: Là
gì? Tại sao? Thế nào? như
thế để làm gì? Phải làm như
thế nào?
2.3.3. Rèn luyện các kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo

Thứ nhất: Kĩ năng tìm hiểu đề
Bước tìm hiểu đề nếu các em xác định tốt thì bài làm đúng hướng, đủ ý còn
ngược lại nhiều em vội vàng hấp tấp chưa chú ý cẩn trọng khi tìm hiểu đề nên
dẫn đến làm bài thiếu ý hoặc làm lạc đề, không đúng yêu cầu của đề bài. Để
khắc phục tình trạng trên tôi đã hướng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi và tự trả lời.
Các đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý rất đa dạng đặc biệt nếu nó nằm
dưới dạng những ý kiến cần giải nghĩa từ hay nằm dưới dạng câu chuyện, câu
danh ngôn... nếu không đọc kỹ xác định sai nội dung nghị luận thì quá trình lập

luận sau đó cũng sai. Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề giáo viên
cũng chỉ nhắc nhở chung chung các em đọc kĩ đề nhưng chưa có cách thức hay
một con đường dễ nhát cho các em tìm hiểu. Cách làm của bản thân giúp học
sinh nhận diện như sau:
Cách 1 : Tìm hiểu đề thể hiện ở nội dung nghị luận
Những vấn đề tư tưởng đạo lý hết sức phong phú và đa dạng. Học sinh rất dễ
nhầm lẫn và khó xác định. Nên trong quá trình dạy đặc biệt là các bài mở đầu tôi
thường quy về các dạng nội dung nghị luận và đặt câu hỏi Đề thuộc dạng đề gì?
Vấn đề nhận thức :lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ
Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách : Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha,
bao dung độ lượng, tính trung thực dũng cảm chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã,
khiêm tốn, thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi.
Vấn đề về quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em.
Vấn đề về quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trồ, tình bạn.
Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống
7


Với cách làm này học sinh có thể dễ dàng nhận diện các nội dung nghi luận
trong từng đề.
Cách 2 : Tìm hiểu đề thể hiện trong dạng thức đề thi:
Dạng thức đề thi được thể hiện ở mệnh lệnh làm bài. Khi cho học sinh
tiếp xúc với đề tôi luôn nhắc nhở các em xác định yêu cầu của đề bởi:
Có đề thể hiện rõ yêu cầu nghị luận, có đề chỉ đưa ra yêu cầu nghị luận
mà không đưa ra một yêu cầu cụ thể nào.
Có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị
luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện...Chú ý các
bước cơ bản của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Đây cũng là trình tự
thể hiện hệ thống lập luận trong bài viết. Học sinh cần tranh thủ những hướng
dẫn quan trọng trong sách giáo khoa để nắm chắc kĩ năng làm bài như ở trên.

Bước 2: Kĩ năng tìm ý
Bất kì bài văn nào cũng cần tìm ra các ý chính- tìm ra hệ thống luận điểm
chính, khung sườn cho bài văn. Vậy làm thế nào để tìm được ý? Sau khi các em
xác định được kiểu dạng bài nghị luận thì các em bám vào từ khóa để lập ý, các
từ khóa của từng kiểu bài nghị luận học sinh. Để thực hiện bước tìm ý học sinh
bắt buộc tự đặt câu hỏi và lập ý cho bài văn.
Ví dụ: Để tìm cho đề bài về tình yêu quê hương có thể đặt hệ thống câu hỏi
? Quê hương là gì?vì sao quê hương có vai trò quan trọng trong cuộc sống
cuar con người? Muốn thể hiện tình yêu với quê hương con người phải làm gì?
Phê phán những con người có thái độ gì với quê hương? Bài học nhận thức được
rút ra như thế nào?
Bước 3: Kĩ năng lập dàn ý
Làm bài văn giống như dựng một ngôi nhà trước hết phải đủ vật liệu cần
thiết, vật liệu ở đây chính là các luận điểm, luận cứ, các ý lớn, ý nhỏ, các dẫn
chứng. Sau khi chuẩn bị để viết bài người viết tiến hành dựng khung cho ngôi
nhà hay còn gọi làm đề cương, lập dàn ý cho bài viết. Đây là bước quan trọng vì
không thể viết bài mà không lập dàn ý. Ngay cả những cây bút chuyên nghiệp
cũng phải có đề cương trước khi viết. Đành rằng phải hiểu đề cương một cách
linh hoạt dàn ý có thể viết ra giấy nháp nhưng cũng có thể là ý ở trong đầu người
viết. Miễn là trước khi viết mô hình bài viết cần được hình thành với những ý và
sự sắp xếp các ý để làm nổi bật vấn đề mà mình muốn làm sáng tỏ. Trong nhà
trường học sinh đang ở giai đoạn học tập và rèn luyện vì thế bắt buộc phải lập
dàn ý ra giấy. Không thể làm tắt hoặc bắt chước một số cây bút chuyên nghiệp.
Thực chất mục đích của lập dàn ý ra giấy là buộc người viết phải động não suy
nghĩ trước khi viết.
Dàn bài của bài văn nghị luận có ba phần, nhiệm vụ của từng phần rất rõ, tuy
nhiên các phần nhiều khi rất linh hoạt. Sau đây giáo viên cung cấp dàn ý chỉ
mang tính chất gợi ý tham khảo, học sinh có thể thay đổi thêm bớt, đảo vị trí sao
cho phù hợp với yêu cầu nghị luận.
Đối với mỗi dạng, mỗi đề bài có một cách tiến hành lập dàn ý khác nhau.

Tùy thuộc vào mỗi dạng đề bài để có dàn ý khái quát cho phù hợp.rèn luyện khả
năng ghi nhớ cho học sinh bằng cách đặt ghi nhớ cho các phần.[1]
8


Mở bài
- Giới thiệu về tư tưởng đạo lý
Đặt từ khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn, như sau: phần mở bài gồm
có 3 ý: Gợi - Đưa - Báo
+ Gợi: là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận.
+ Đưa: sau khi gợi thì Đưa vấn đề cần nghị luận ra.
+ Báo: là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận.
Thân bài:
Giải nghĩa- nhận xét đánh giá- bài học nhận thức
Thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề
chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì ta có thể dùng công thức sau đây để đặt
câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều, càng dồi dào thì càng tốt.
Giải – Phân – Bác- Đánh
)+ Giải: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (bằng cách giải thích các từ
ngữ, khái niệm...)
+ Phân: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dúng dẫn chứng cuộc
sống và văn học để chứng minh.
+ Bác: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng đạo lí (Dùng
dẫn chứng từ cuộc sống và và văn học để chứng minh)
+ Đánh: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận
Kết bài: Theo công thức Tóm - Rút - Phấn
+ Tóm: Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận.
+ Rút: Rút ra ý nghĩa, bài học từ vấn đề đã nghị luận
+ Phấn: Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân vấn đề tư tưởng đạo lý
Bước 4 Kĩ năng viết bài : Đây là bước cuối cùng đẻ học sinh hoàn thiện

bài viết của mình hay chính là cách hoàn thành sản phẩm. Để có những bài viết
hay giáo viên cần cho học sinh luyện nhiều cách viết phần mở bài, các đoạn
trong phần thân bài, viết phần kết bài.
Viết mở bài: Có thể dẫn dắt từ vấn đề nghị luận từ chung đến riêng. Hoặc
viết dạng phản đề.
Viết phần thân bài : Tập viết thành các đoạn: đoạn giải thích, đoạn bàn
luận , đoạn bài học nhận thức và hành động
Viết phần kết bài: Cần hô ứng với phần mở bài.
2.3.4.Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận tư tưởng đạo lý theo từng dạng
bài (trực tiếp và gián tiếp)
Như chúng ta đã biết trong nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý có hai
dạng đề thường được nói tới đó là những đạo lý được nhắc tới trực tiếp và đạo lý
được nói tới gián tiếp. Nên trong quá trình dạy học giáo viên cần nắm kĩ để giúp
học sinh nhận diện được dạng đề trên.
2.3.4.1 Đối với dạng bài trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách trực
tiếp.
Với dạng đề này các ý kiến thường được nằm ở đề bài nên học sinh
thường nhận biết được dễ dàng. Nên trong cách rèn luyện kĩ năng này cơ bản
hướng đến, các em các hình thức trình bày nội dung lập luận cũng như dàn ý
9


chung của kiểu bài. Với dạng bài trực tiếp này giáo viên chỉ cần hướng dẫn học
sinh phát hiện từ ngữ cần phải giải thích. Đó là các từ ngữ mang tính chất khái
niệm
Ví dụ: Đề bài : Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy
thi) trình bày suy nghĩ về đức tính tự tin trong cuộc sống.[3]
Phân tích đề: Đề bài yêu cầu học sinh viết một văn bản nghị luận (không
quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về đức tính tự tin.
Tìm ý và lập dàn bài

- Giải thích: Khái niệm cần giải thích là tự tin: Tự tin là tin vào chính mình, vào
năng lực của bản thân trước mọi hoàn cảnh.
- Bàn luận
Đức tính tự tin: Nhưng con có tính người tự tin thường chủ động, bản lĩnh
trước mọi tình huống, luôn có ý thức khẳng định mình trước mọi người, tin ở
khả năng ở chính mình.
Sự tự tin giúp con người dễ đi đến thành công hơn tự tin thường là người
có khả năng giao tiếp tốt, có những quyết định nhạy bén sáng suốt, nắm bắt
được cơ hội cho mình. Thiếu tự tin là phần lớn nguyên nhân của sự thất bại.
Cần phân biệt tự tin với tự cao tự đại. Để tự tin con người phải có thái độ
cầu tiến, không ngưng học hỏi.Trái ngược với tự tin là tự ti.
Phê phán những con người tự cao tự đại, tự ti.
- Bài học nhận thức và hành động
Tự tin cần được rèn luyện từ những việc nhỏ nhất như phát biểu ý kiến xây dựng
bài, tha, gia các hoạt động tập thể... và được rèn luyện qua cả một quá trình.
Tuổi trẻ cần phải tích cực học tập, rèn luyện bồi đắpvới những gí trị đạo đức:
chân thành, trung thực, tự tin.
Kết bài: Khẳng định lại vai trò của tự tin
2.3.4.2. Dạng bài trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp.
Ở dạng này vấn đề tư tưởng, đạo lí: xuất phát từ ngữ liệu - được ẩn trong
một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn. Xuất
xứ của một câu danh ngôn, ngạn ngữ, câu chuyện, văn bản ngắn này cũng rất đa
dạng: Trong sách giáo khoa, trên báo chí, trên internét, đặc biệt trong cuốn “Quà
tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta, bài học cuộc đời, hạnh phúc ở quanh ta...”.
Chính vì thế giáo viên cần hướng cho học sinh biết đọc tham khảo, kể cho các
em nghe những câu chuyện có liên quan, có nội dung thiết thực với các em hàng
ngày. Nhưng một thực tế cho thấy nếu giáo viên không có cách định hướng ngay
từ đầu cho các em thì học sinh sẽ xa vào phân tích câu chuyện, ý kiến hay câu
danh ngôn biến bài văn nghị luận thành bài văn phân tích. Khi làm bài cần chú ý
cách nói bóng bẩy, hình tượng thường xuất hiện trong những câu danh ngôn, tục

ngữ, thành ngữ..., ý nghĩa ẩn dụ, triết lí sâu sắc của những câu chuyện, văn bản
ngắn.Vì thế để rút ra được vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn bạc, cần chú ý :
Thứ nhất: Giải thích từ ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng) từ đó rút ra nội
dung câu nói (nếu đề bài có dẫn chứng câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...)
Tóm tắt nội dung và ý nghĩa câu chuyện, văn bản (nếu đề bài có
dẫn chứng câu chuyện, văn bản ngắn).
Rút ra tư tưởng đạo lý và khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
10


Thứ hai: Nhận xét đánh giá( phần bình) : Sau khi học sinh rút ra được
tư tưởng đạo lý. Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi vì sao? Thế nào? Dùng
lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh. Đạo lý ấy đã được thể hiện trong văn chương
và trong cuộc sống như thế nào? (dẫn chứng).
Thứ ba: Mở rộng vấn đề Thông thường khi làm bài, học sinh chỉ chú ý
đến tính chất đúng đắn của vấn đề được đưa ra nghị luận mà ít chú ý thao tác bổ
sung, bác bỏ...Những khía cạnh chưa hoàn chỉnh của vấn đề hoặc trái ngược với
vấn đề cần quan tâm.
Thứ tư: Bài học nhận thức và hành động: Đây là phần quan trọng trong
dạng bài này vì mục đích cuối cùng là định hướng hành động cho học sinh. Sau
mỗi nội dung cần rút ra những bài học cho bản thân cho mọi người và cho mình
Ví dụ 1: Vấn đề tư tưởng đạo lý được nói gián tiếp qua một câu thơ ,
đoạn thơ
“Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ… mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng”
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)
Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài văn ngắn về
tình yêu và lòng biết ơn mẹ.[6]

Với đề bài này có thể triển khai các kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý như sau
*Phân tích đề:
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội (nghị luận về một vườn đề tư tưởng đạo lí)
- Nội dung nghị luận: tình yêu và lòng biết ơn mẹ.
- Phạm vi kiến thức: hiểu về ý thơ của Nguyến Duy, những hiểu biết và suy
nghĩ của cá nhân về tình mẹ trong cuộc sống của mỗi người.
* Tìm ý và lập dàn ý:
- Giải thích ý thơ của Nguyễn Duy và xác định vấn đề cần bàn luận
* Công lao của người mẹ với con là vô cùng lớn lao:
- Sữa nuôi phần xác: Nuôi dưỡng con về thể chất
- Hát nuôi phần hồn: Nuôi dưỡng con về tinh thần
* Lẽ phải ở đời là: Làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn mẹ.
Vậy vấn đề bàn luận: Đạo làm con là yêu thương và biết ơn mẹ.
- Nội dung bàn luận:
- Khẳng định: Đạo làm con phải yêu thương, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng
đắn và mang tính nhân văn cao đẹp vì:
+ Mẹ là người trao cho con cuộc sống, đưa con đến với thế giới này.
+ Mẹ chắt lọc sự sống của thể chất mình cho con và chăm lo cho con bằng
tất cả tình yêu và đức hi sinh của mình.
+ Tình yêu và sự chăm lo của mẹ cho con bền bỉ, tận tuỵ và vị tha, vượt
mọi khoảng cách thời gian, không gian... không đòi hỏi đền đáp bao giờ....
- Những biểu hiện về tình yêu và lòng biết ơn của con với mẹ
+ Cảm nhận và thấm thía những khát vọng mẹ gửi gắm ở con.
+Cố gắng học tập và rèn luyện để thực hiện những khát vọng ấy của mẹ,
xứng đáng với tình yêu và sự hi sinh của mẹ.
11


+ Thương yêu và biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể hàng ngày: giúp
đỡ việc gia đình, chăm sóc khi mẹ đau ốm, động viên an ủi mẹ khi mẹ buồn....

- Liên hệ mở rộng : Dân tộc ta vốn có truyền thống coi trọng tình yêu và sự
biết ơn của con với mẹ: nhiều câu ca dao tục ngữ khẳng định điều này: Nghĩa
mẹ như nước .... Nghĩa mẹ bằng trời..... Và các nhà thơ nhà văn hiện đại đã tiếp
tục nguồn cảm hứng vô tận ấy...
- Phê phán : những thái độ vô ơn, vô cảm trước tình yêu và sự hi sinh của
mẹ, có những thái độ việc làm sai trái với mẹ....
- Bài học nhận thức: đạo làm con đối với cha mẹ
Ví dụ 2: Vấn đề tư tưởng đạo lý được nói gián tiếp qua câu chuyện
Dạng bài này học sinh thường xa vào kể tóm tắt câu chuyện. Mà không có
ý thức tìm tư tưởng đạo lý trong câu chuyện. Vậy cần hướng dẫn học sinh cụ thể
như sau:
Những bàn tay cóng.
Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái 6
tuổi thì phát hiện ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi
cũng đủ giữ tay ấm rồi, tôi hỏi con: “Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong
túi áo?”. Con tôi trả lời: “Con làm như vây lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi
học không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn
và tay bạn sẽ không bị lạnh” [4].
(Theo “Tuổi mới lớn”, NXB Trẻ).
Suy nghĩ của em về ý nghĩa, bài học được rút ra từ câu chuyện trên
*Phân tích đề:
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội (nghị luận về một vườn đề tư tưởng đạo lí)
- Nội dung nghị luận: Tình yêu thương, sự sẻ chia đùm bọc
- Phạm vi kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện và vận dụng trong thực tế
cuộc sống, văn chương về tinh thần tương thân tương ái.
* Tìm ý và lập dàn ý:
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Tình yêu thương, sự sẻ chia đùm bọc giữa
con người với con người được thể hiện qua những suy nghĩ, việc làm rất hồn
nhiên của em bé.
- Bàn luận và chứng minh:

+ Suy nghĩ và việc làm của em bé là hoàn toàn đúng vì trong xã hội của chúng ta
có không ít những người gặp những hoàn cảnh khó khăn, hoặc éo le, bất hạnh.
Họ rất cần sự quan tâm, sẻ chia giúp đỡ của những người xung quanh để có cuộc
sống bình thường như bao người khác, để họ vươn lên vượt qua số phận (VD)
+ Tình yêu thương đó cần được thể hiện ra bằng những hành động cụ thể, thiết
thực.Ở đây việc làm của em bé tuy nhỏ nhưng ý nghĩa lại vô cùng lớn lao, chứng
tỏ em đã biết quan tâm và giúp đỡ các bạn xung quanh mình. Việc làm của em
đã đánh thức, khơi dậy ở mỗi chúng ta những tình cảm tương tự như vậy. (VD)
+ Tình yêu thương, lòng nhân ái là tình cảm tốt đẹp của người Việt Nam. Biết
yêu thương, quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, cuộc sống sẽ ngày
càng tốt đẹp hơn.
+ Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn của
người khác.
12


- Bài học nhận thức và hành động:
+ Xã hội của con người không thể thiếu tình yêu thương, nhất là khi chúng ta
gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Hãy yêu thương tất cả mọi người và
bằng những việc làm nhỏ nhất giúp đỡ nhau để làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn.
+ Cuộc sống hiện đại phức tạp, nền kinh tế thị trường phần nào ảnh hưởng đến
suy nghĩ, lối sống của nhiều người, nên tình yêu thương, tính cộng đồng càng có
ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay. Đặc biệt là lớp trẻ cần không
ngừng tu dưỡng về đạo đức để có một lối sống đẹp.
Ví dụ 3: Vấn đề tư tưởng đạo lý được nói gián tiếp qua một ý kiến
Dạng đề về nhận định, ý kiến cần lưu ý để nhấn mạnh cho học sinh khi làm bài
phải gạch chân những từ quan trọng để giải thích.và dạng bài này khi bàn luận
cần nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, có thể một ý kiến có một
tư tưởng đạo lý. Nhưng một ý kiến có nhiều tư tưởng đạo lý. Phải hướng dẫn
học sinh cách nhận diện để lập luận đầy đủ.

Ví dụ :R.Ta-go, nhà thơ Ấn Độ, cho rằng:
“Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy,
còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”
*Phân tích đề:
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội (nghị luận về một vườn đề tư tưởng đạo lí)
- Nội dung nghị luận:Vấn đề về sống cống hiến và nhút nhát thụ động
- Phạm vi kiến thức: Hiểu ý kiến và vận dụng trong thực tế cuộc sống, văn
chương để làm rõ tư tưởng đạo lý.
* Tìm ý và lập dàn ý:
- Giải thích ý nghĩa của lời nhận định
- “Hoa sen”: ủ mầm trong bùn
đất, tối khuất, nhơ bẩn nhưng mạnh mẽ vươn lên. Hoa sen là biểu tượng cho
phẩm chất thanh sạch, biết vươn lên trong cuộc sống của con người.
+ “Mặt trời”: Đó là ánh sáng vĩnh cửu đem lại sự sống cho vạn vật. Mặt trời
tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự huy hoàng. - “Nụ búp”: ẩn dụ cho cái
non nớt, nhút nhát, e sợ của con người.
+“Sương lạnh vĩnh cửu”: là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải
ẩn mình, thu mình, không thể sinh sôi phát triển. Vì thế nó tượng trưng cho
những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
-> Ý nghĩa câu nói:
Ý kiến của Ta-go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ. Trong cuộc
sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết
mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ động thì
cuộc đời thật nhạt nhẽo, vô nghĩa. Tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta: “Sống làm
sao để khi ta chết, ta cười, người khóc”
- Bàn luận, mở rộng vấn đề
+Tại sao nên chọn cách sống như “bông hoa sen” ?
Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần.
Ta phải sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì
những tháng năm đã sống hoài, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt huyết

để sống hết mình, để cảm nhận từng hơi thở trong khoảnh khắc của đời mình.
13


Đã là con người thì cần phải có ước mơ, lý tưởng và khát khao thực hiện
những điều đó. Tuy nhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách và
những điều tốt đẹp không bỗng dưng mà có. Thay vì để khó khăn đánh bại, ta
hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình, để ta
thêm trưởng thành.
Khi ta chọn làm “bông hoa sen nở trong ánh mặt trời” đó là lúc ta sống
hết mình và cống hiến hết mình. Ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng
định, lưu lại dấu chân trên con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu
mà cuộc sống mang lại. Đó cũng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý
nghĩa và trở nên có ích. Đó mới là cuộc sống đích thực của con người. dẫn
chứng: Ví dụ như tinh thần chiến đấu quả cảm của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi,
Nguyễn Viết Xuân, Võ Thị Sáu... Cách sống và tình yêu nước của nhân vật văn
học; cách sống cống hiến hết mình của Bác Hồ, hi sinh cuộc đời riêng cho đất
nước... ”.
+ Tại sao không nên chọn cách sống như “nụ búp” ?
Nếu ta không dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc
sống vì ta sợ sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê… để rồi mãi mãi ta sống
trong vỏ bọc hèn nhát của mình. Đó là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà
không được ai biết đến. Một “cuộc sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đang nổi
váng.”
Cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hoài bão thật vô vị. Sống như thế
thực chất chỉ là tồn sự tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống.
Ví dụ: Cách sống của những kẻ phản quốc làm tay sai cho giặc thù; cách
sống của một bộ phận giới trẻ dựa dẫm vào sự bao bọc của bố mẹ và gia đình... ”
Mở rộng, nâng cao : Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình ? Nếu
cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta kiệt sức. Vậy ta cần phải biết lượng sức mình,

không phải lúc nào cũng nên lao về phía trước. Để đối mặt với mọi thử thách
trên đường đời trước tiên ta phải trân trọng chính bản thân ta. Đừng nôn nóng
theo đuổi mục đích mà quên mất bản thân mình.
Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy
không phải ta đang hèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn,
tìm được lại ý chí, lòng quyết tâm để tiếp tục tiến lên phía trước.
- Bài học nhận thức và hành động:
Phê phán lối sống yếu mềm, thụ động, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự
thuận lợi
Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh
và nghị lực vươn lên không ngừng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết
mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ.
2.3.5 Hướng dẫn học sinh kĩ năng tìm và trình bày dẫn chứng
* Kĩ năng tìm dẫn chứng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nguồn dẫn chứng được hình thành và
tích lũy trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin
đại chúng, tìm hiểu từ chính trong thực tế cuộc sống.
- Sau khi tìm hệ thống dẫn chứng cần có thói quen ghi lại những nhân vật
tiêu biểu, những sự kiện, con số chính xác về một sự việc nào đó. Sau một thời
14


gian tích luỹ cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa nhất cho một số dẫn
chứng tiêu biểu.
- Khi tìm dẫn chứng cần biết phân loại dẫn chứng bởi một dẫn chứng có
thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau. Quan trọng là phải có lời phân tích
khéo léo. (Ví dụ lấy dẫn chứng về Bác Hồ hay Nguyễn Ngọc Ký vừa có thể
dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng của con người, hoặc vừa là đề
bài về khả năng ý chí vươn lên trong cuộc sống hay về niềm đam mê, bài học về
sự thành công, tấm gương về một lòng nhân ái...).

Dẫn chứng trong cuộc sống
Ví dụ 1. Hồ Chí Minh: Một lãnh tụ vĩ đại, một nhà cách mạng lỗi lạc
đồng thời là một nhà văn, nhà thơ. Để có được điều đó Người phải tự học, ý chí
vươn lên trong cuộc sống, quan trọng hơn Bác còn là người biết hy sinh mình
cho tổ quốc nhân dân.( Dùng dẫn chứng cho ước mơ, nghị lực, thông minh, sáng
tạo...)[1]
Ví dụ 2. Thầy Nguyễn Ngọc Ký: Bị bẩm sinh bị liệt cả hai bàn tay đã
kiên trì luyện tập, nuôi dưỡng ước mơ nên đã biến đôi bàn chân thành đôi bàn
tay kì diệu, sau này trở thành nhà giáo ưu tú-> Chiến thắng bản thân là chiến
thắng vĩ đại nhất.( Dùng dẫn chứng cho nghị lực sống, ước mơ, niềm tin, vượt
lên trên số phận...)[1]
Ví dụ 3. Nick VuJicic: Người đàn ông không tay chân nổi tiếng với nghị
lực phi thường đã truyền niềm tin và sức mạnh cho hàng triệu người trên thới
giới đã đến Việt Nam vào hồi tháng 5 năm 2014 vừa qua. Anh bị hội chứng bẩm
sinh có tay chân nhưng chỉ là các chi rất nhỏ.Nhưng nhờ những nỗ lực phi
thương, vượt qua trở ngại, khó khăn tâm lý anh không gục ngã, đánh máy tính
bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Khi 17 tuổi Nick VuJicic đã tự mình lập
nên tổ chức phi chính phủ Life without Limits (cuộc sống không giới hạn). Từ
đó anh được mời đi diễn thuyết khắp thế giới về cuộc sống của người khuyết tật
với hy vọng và quá trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Đến nay, anh đã diễn
thuyết trước hơn 3 triệu người trên 24 quốc gia và 5 châu lục, anh còn viết văn
và xuất bản thành sách.Trở thành vận động viên bơi nổi tiếng[1]
Dẫn chứng trong văn chương về các chủ đề :
- Chủ đề quê hương:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.[2]
- Chủ đề về mẹ:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.[2]
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”- Nguyễn Duy

Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.[2]
“ Con cò ”- Nguyễn Khoa Điềm
- Chủ đề tình bạn: Sưu tầm những câu danh ngôn, châm ngôn, tục ngữ, thơ...
“Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời” (Ci-ce-ro)[1]
- Chủ đề về ý chí nghị lực: “Có chí thì nên”” Phải biến mình thành ngọn lửa thì
mới thấy được ánh sáng của thành công” “ Không có việc gì khó...
15


Dn chng v chựm ch : Quờ hng, gia ỡnh, anh em, Tỡnh bn,
tỡnh thng, s s chia, tớnh khiờm tn, v tha, t lp, t ch, trung thc...
* K nng trỡnh by dn chng: cú th trỡnh bi theo thi gian, khụng
gian, theo la tui theo mt trỡnh t lo gic hp lý.
Vớ d Theo khụng gian vờ ch ờ ý chớ ngh lc cú th vit dn chng
trong nc (Nguyn Ngc Ký) v m rng ra th gii (Nick VuJicic).
Theo thi gian: ch ờ tinh thn on kt cú th ly trong thc t t xa
n nay, trong vn hc cú th t vn hc trung i n vn hc hin i
C nh vy trong quỏ trỡnh dy giỏo viờn bng cỏc kinh nghim ca mỡnh
giỳp hoc sinh lp cỏc nhúm dn chng, nhúm ch ờ khỏc nhau Vi vic ly dn
chng trong vn hc giỏo viờn cn hng dn hc sinh ht sc chỳ ý: khụng ly
nhiờu dn chng v nht l khụng sa vo phõn tớch dn chng.
Sau khi hng dn hc sinh su tm cỏc dn chng, tụi nhn thy cỏc em
lm bi tt hn. Bi vit lp lun cht ch, xỏc thc vi nhng dn chng c th
trong cuc sng i thng. Nhng tm gng giỳp cỏc em hon thin mỡnh
hn; nhng s liu lm cỏc em phi suy ngh v bit a ra hnh ng tớch cc;
li th, cõu vn giỳp cho em thờm kin thc to nờn sc hỳt cho bi lm.
* Giỏo ỏn thc nghim
Tiết 113 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề t tởng,
đạo lý

I. Mục tiêu BI HC

a. Kiến thức:
- Cỏch lm bi ngh lun vờ t tng, o lớ
b. Kỹ năng:
- Vn dng kin thc ó hc lm c mt bi ngh lun vờ t tng,
o lớ
c. Thỏi : cú thỏi vn dng tt khi lm bi
II. CHUN B:

1. GV: SGV - SGK - Son giỏo ỏn
- Thit b dy hc: Bng ph, bỳt d
2. HS: SGK - Son bi- c thờm sỏch bỏo
III. TIN TRèNH T CHC CC HOT ễNG DY HC

1. n nh t chc lp:
2. Kiờm tra bi c:
? Th no l ngh lun vờ mt vn ờ, t tng o lý nhng yờu cu vờ ni
dung v hỡnh thc ca kiu bi ny( Vn dng k nng trỡnh by 1 phỳt)
3. Tin trinh gi dy [3]
HOT ễNG CA GV V HS

NễI DUNG CHNH

Hot ng 1:

I, bi bi ngh lun v mt vn
t tng, o lý.
- Yờu cu hs c to 10 ờ trong SGK
1, Ging nhau: Cỏc ờ ờu nờu yờu cu

Hoi: Cỏc ờ bi trờn cú im gỡ ging bi ngh lun vờ mt vn ờ t tng,
nhau chi ra s ging nhau ú?
o lý.
16


(HSKG)
Hỏi: Có điểm gì khác nhau?
( Vận dụng kĩ năng xác định đề, kiểu
bài)
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm.
Hỏi:Em hãy nêu loại đề (tính chất) mà
bài ra
Hỏi: Nội dung mà đề yêu cầu là gì?
Hỏi: Để viết được bài văn cần có
những tri thức nào?
- Tri thức cần có: Hiểu biết về tục ngữ
VN. Vận dụng các tri thức về đời sống.
?Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của
câư tục ngữ ( Kĩ năng tìm ý)
- Gv mở rộng
- Gv treo bảng phụ có nghĩa đen nghĩa
bóng câu tục ngữ

Hỏi: Nội dung câu tục ngữ thể hiện
truyền thống đạo lý gì của người việt?
(Kĩ năng rút ra tư tưởng đạo lý)
Hỏi: “Nhớ nguồn” thể hiện ở những
khía cạnh nào?


Hỏi: Ngày nay đạo lý ấy có ý nghĩa
gỡ?( Rèn kĩ năng nhận xét đánh giá,
mở rộng, bài học nhận thức)

2, Khác nhau
- Đề có kèm theo mệnh đề 1,3,10
- Đề không kèm theo mệnh đề (đề mở)
II, Cách làm bài bài nghị luận về
một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
1, Tìm hiểu đề và tìm ý:
a, Tìm hiểu đề
Tính chất của đề: bài nghị luận về một
vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Yêu cầu nội dung: Hiểu nội dung và
rút ra tư tưởng đạo lý
b, Tìm ý:
* Nghĩa đen:
- Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mát
cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình,
có vai trò đặc biệt trong đời sống.
Nguồn: Nơi bắt đầu của mọi dòng chảy
* Nghĩa bóng
Nước : những thành quả mà con người
được hưởng thụ, bao gồm các giá trị
vật chất (cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện
thắp sáng, phương tiện giao thông, tiện
nghi cuộc sống, thuốc men chữa bệnh)
các gía trị tinh thần (văn hoá nghệ
thuật, lễ tết, lễ hội …)
- Nguồn: Tổ tiên, tiền nhân, tiền bối,

những người, vô danh và hữu danh có
công tạo dựng nên đất nước, làng xã,
dòng họ bằng mồ hôi lao động và
xương máu chiến đấu trong kỳ lịch sử
của dân tộc.
* Bài học đạo lý
- Những người hôm nay được hưởng
thành quả (vật chất và tinh thần) phải
biết ơn những người đã làm ra nó trong
lịch sử lâu dài của dân tộc và nhân loại.
- Nhớ nguồn là lương tâm trách nhiệm
của mỗi người.
- Nhớ nguồn là phải biết trân trọng, giữ
gìn, bảo vệ phát huy những thành quả
đã có.
- Nhớ nguồn là không vong ân bội
nghĩa.
- Nhớ nguồn là học nguồn để sáng tạo
ra những thành quả mới.
17


Hoạt động 3 Hướng dẫn lập dàn bài
( Vận dụng kĩ năng lập dàn bài)
Hỏi: Em dự định trình bày những nội
dung gì gì ở phần mở bài
Hỏi: Các nội dung của phần thân bài
(2 nội dung)
Hỏi: Đặt câu hỏi để giải thích nội
dung câu tục ngữ?

( Vận dụng kĩ năng đặt câu hỏi)
Hỏi: Đánh giá như thế nào về câu tục
ngữ? Rèn kĩ năng nhận xét đánh giá,
nêu bài học
Hỏi: Kết bài làm nhiệm vụ gì?

Hướng dẫn kĩ năng viết bài
Hỏi: em thường gặp những cách mở
bài nào?
Gọi 2 hs đọc 2 mở bài SGK
Đọc lại phần dàn bài ở trên để tập viết
từng đoạn.
Hs viết → đọc cả lớp nhận xét, rút kinh
nghiệm
Hỏi: Kết bài bằng những cách nào?
cho vd?(rèn kĩ năng viết bài)
Gv nhấn mạnh; đây là công việc cần
thiết cần tuân thủ.
Gọi hs đọc “ghi nhớ”

* ý nghĩa của đạo lý:
Là một trong những nhân tố tạo nên
sức mạnh tinh thần của dân tộc
- Là một trong những nguyên tắc đối
nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoá của
dân tộc.
2, Lập dàn bài
a, Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung
đạo lý: đạo lý làm người, đạo lý cho

toàn xã hội.
b, Thân bài:
b1: Giải thích câu tục ngữ:
- “Nước” ở đây là gì? cụ thể hoá các ý
nghĩa của “nước”.
- “ưống nước” có ý nghĩa là gì?
- “Nguồn” ở đây là gì? cụ thể hoá nội
dung “nhớ nguồn”
b2: Nhận định đánh giá (tức bình luận)
- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
- Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy
trì và phát triển của xã hội.
- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với
những ai vô ơn.
- Câu tục ngữ khíchlệ mọi người cống
hiến cho xã hội dân tộc.
c, Kết bài:
- Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của
truyền thống và con người Việt Nam.
3, Viết bài:
a, Mở bài: Có nhiều cách
- Đi từ chung → riêng
- Đi từ thực tế → đạo lí
b, Thân bài:
-Lần được triển khai viết các luận điểm
theo tìm ý
c, Kết bài:
- Kết bài đi từ nhận thức đến hành

động.
vd: Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi
người ghi nhớ một đạo lí cảu dân tộc,
đạo lí của người được hưởng thụ. Hãy
sống và làm việc theo truyền thống tốt
18


đẹp đó.
- Kết bài có tính chất tổng kết.
“ Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu
xa, nói về nghĩa vụ của những người
đang được hưởng thành quả.
4, Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ (SGK )
Nêu yêu cầu của bước 4
IV. CỦNG CỐ

- Các bước làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý
- Các kĩ năng làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý.
V.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

-Tiếp tục rèn luyện cách viết các luận điểm ở phần thân bài
VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DAY.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi áp dụng đề tài vào dạy học năm học 2017-2018. Cũng với đề khi
khảo sát cho học sinh làm tôi thu được kết quả sau:
Lớp


Sĩ số

9

31

Giỏi
SL
6

%
19.4

Khá
SL
12

%
38.7

Trung bình
SL
%
13
41.9

Yếu
SL
0


%
0

Qua bảng số liệu về chất lượng dạy học kiểu bài nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí được nâng cao rõ rệt. Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế giảng
dạy, các em làm bài đúng hướng, có nhận xét đánh giá đúng kiểu bài, biết rút ra
những bài học cho bản thân mình. Các em đã hiểu bản chất của kiểu văn này,
không thấy khó và viết văn không bị khô khan như trước nữa.Rèn luyện được
các kĩ năng cơ bản của người học sinh. Biết lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống
đời thường để đưa vào bài; nhiều bài đã có sức hút và lay động được người đọc,
người nghe. Đặc biệt các em đã biết phân biệt hai kiểu bài nghị luận xã hội: nghị
luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Hơn thế nữa đã trang bị cho các em các kiến thức từ thực tiến cuộc sống.
Đối với bản thân: đã nhận thức sâu sắc về kiểu bài và biết cách vận dụng
giảng dạy kiểu bài phù hợp.Không còn lúng túng trong quá trình lên lớp.
Đối với đồng nghiệp: trao đổi thêm một cách dạy mới phong phú và hiệu
quả. Sáng kiến kinh nghiệm là tài liệu tham khảo cho giáo viên bộ môn Ngữ
văn.
.
Đối với nhà trường: Sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục qua các bài kiểm tra định kỳ, bài khảo sát học kỳ, thi học sinh
giỏi, thi vào THPT ở môn Ngữ văn năm sau cao hơn năm trước
3. KẾT LUẬN
19


Tóm lại, đối với học sinh lớp 9 về tâm sinh lí chưa phát triển toàn diện, khả
năng suy luận chưa cao, vì vậy việc cung cấp các bài lí thuyết này không phải
dễ dàng. Do đó, đối với giáo viên đứng lớp phải sáng tạo trong cách dạy, phải

bằng mọi phương pháp hình thành trong nhận thức của các em, giúp cho các
em sau khi học xong phần văn nghị luận giúp các em có một cái nhìn và cách
sống toàn diện hơn. Dạy phương pháp làm bài văn nghị luận hiệu quả cũng là
một quá trình giáo dục về nhân cách cho các em, giúp các em thấy yêu văn thơ
hơn. Không chỉ học để nắm tốt các bài giảng trên lớp mà các em còn biết vận
dụng vào thực tế đời sống, biết chuyển lí thuyết thành việc làm, hành động cụ
thể. Biết yêu quê hương, yêu con người, yêu cuộc sống; biết vượt lên trên hoàn
cảnh khó khăn; có tinh thần tự học để thành công trong cuộc sống và biết cách
bảo vệ môi trường sống xung quanh... Phù hợp chung với xu thế xã hội.
Trên đây là kết quả tìm tòi nghiên cứu và khảo nghiệm về một vấn đề mang
tính cấp thiết, tìm hướng đi hiệu quả cho việc hướng dẫn các em có kỹ năng làm
bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý có hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt,
đây là một phần hết sức quan trọng trong rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản, là
một phần không thể thiếu trong bài thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT sau
này của học sinh. làm bước đệm vững chắc và khắc sâu kiến thức cho các em
sau này. Qua nghiên cứu đề tài bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Tư tưởng đạo lý thuộc về lối sống, đạo đức bên trong của con người nên
chủ đề rất rộng và dạng bài cũng rộng nên trong quá trình dạy giáo viên cần dạy
theo nhóm chủ đề và cách thức làm bài theo từng nhóm áp dụng đề tài này vào
Khi dạy phải giúp học sinh nắm chắc dạng bài này, đồng thời rèn luyện
các kĩ năng cần thiết để làm bài, các kĩ năng diễn đạt tốt các luận điểm, kĩ năng
chuyển tiếp, liên kết các luận điểm, các phần, các đoạn trong bài, sử dụng các
dẫn chứng phù hợp.
Cần phân biệt được giữa nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và
nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
Cung cấp, đồng thời hướng dẫn cho học sinh tìm dẫn chứng cụ thể .Đặc
biệt vào giai đoạn ôn luyện cho các kì thi, giáo viên nên có thao tác hệ thống bài
tập theo chủ đề và rèn luyện theo dạng bài cụ thể cho học sinh rèn thành thạo kĩ
năng và vững kiến thức.
Đề tài này chỉ là do bản thân học hỏi, đúc rút kinh nghiệm qua giảng dạy

và có sự tham khảo thêm từ bên ngoài, nên chắc chắn cũng không tránh khỏi
những sai sót. Rất mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý chân thành để
nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn.
Xác nhận của Hiệu trưởng
Thiệu Hoá, ngày 20 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
do mình viết, không sao chép của người khác.
Người viết SKKN.
Hoàng Thị Xinh.

MỤC LỤC
20


PHẦN

NỘI DUNG

TRANG

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2 Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Đối tượng nghiên cứu


2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

Mở đầu

Nội dung
của sáng 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 4
kinh nghiệm
kiến
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với
19
hoạt động giáo dục
3. Kết luận

20

Kết luận,
Kiến nghị


TÀI LIỆU THAM KHẢO
21


[1] Một số bài viết trên các tạp chí điện tử- Nguồn Internet.
[2] Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2 - NXB Giáo dục- năm 2009.
[3] Sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 2 - NXB Giáo dục - năm 2009.
[4] Những bài văn nghị luận đặc sắc- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[5] Rèn luyện kỹ năng nghị luận - Bảo Quyến - NXB Giáo dục - 2003.
[6] Sách ôn thi vào lớp 10- NXB Giáo dục Việt Nam.

DANH MỤC
22


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Xinh
Chức vụ và đơn vị công tác:
TT

1.

2.

Tên đề tài SKKN
Phương pháp giúp học sinh
tiếp cận văn bản nhật dụng
Phương pháp dạy tốt dạng bài

tập tình huống trong môn

Trường TH &THCS Thiệu Minh
Kết quả
Cấp đánh giá
đánh giá
Năm học
xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
PGD

C

2004-2005

PGD

B

2005-2006

PGD

B


2008-2009

PGD

B

2012-2013

PGD

B

2013-2014

PGD

C

2014-2015

PGD

A

GDCD
Đổi mới phương pháp dạy
3.

học văn bản kịch trong
trường THCS

Một số kinh nghiệm hướng
dẫn học sinh làm kiểu bài

4.

Nghị luận về tác phẩm
truyện(hoặc đoạn trích)môn
Ngữ văn 9
Một số biện pháp giúp học

5.

sinh lớp 8 học tốt tiết luyện
nói
Mộ số biện pháp giáo dục kĩ

6.

năng sống cho học sinh lớp 9THCS Thiệu Minh thông qua
công tác chủ nhiệm
Một số biện pháp giúp học

7

8

sinh lớp 7 trường THCS
Thiệu Minh học tốt tiết luyện
nói thể loại văn biểu cảm
Một số biện pháp giúp học


2015-2016
SGD

B

PGD
SGD

A
C

2016-2017
23


sinh lớp 6 làm tốt bài văn tả
cảnh góp phần nâng cao chất
lượng dạy - học văn tả cảnh ở
Trường TH &THCS Thiệu
Minh
“Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 9 rèn kĩ năng làm bài
Nghị luận xã hội về một vấn
9

đề tư tưởng, đạo lí góp phần

PGD


A

2017-2018

nâng cao chất lượng dạy –học
môn Ngữ văn ở Trường TH &
THCS Thiệu Minh

24



×