Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.48 KB, 20 trang )

UBND HUYỆN NINH SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT
NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC NHÀ
TRƯỜNG
…………………………
Họ và tên : Hà Thị Oanh
Chức vụ: Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện
Đơn vị công tác : Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Ninh Sơn
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Như chúng ta đã biết: Thi đua - Khen thưởng có vị trí rất quan trọng trong
công tác dạy và học trong các nhà trường cũng như ở các cơ quan đơn vị nói chung,
vì Thi đua - Khen thưởng kích thích năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác. Ngành
Giáo dục – Đào tạo Huyện Ninh Sơn, thầy thi đua dạy tốt, trò thi đua học tốt, cán bộ,
Công nhân viên thi đua công tác tốt sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy
và học cũng như kết quả đào tạo của Ngành. Điều đó đã được khẳng định cả về mặt
lý luận và thực tiễn, nhưng để Thi đua - Khen thưởng thực sự trở thành động lực nâng
cao chất lượng đào tạo thì Thi đua - Khen thưởng phải đi vào thực chất, phải là động
lực thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị trường học và của từng cán bộ, giáo viên,
1
công nhân viên, để làm được điều đó thì đòi hỏi phải có tiêu chí đánh giá chính xác,
khoa học, đồng thời phải tổ chức bình xét trung thực, khách quan, công khai theo một
quy trình chặt chẽ từ các tổ lên cấp trường đến cấp ngành, đánh giá đúng thực chất
những phấn đấu, đóng góp của từng cá nhân, từng đơn vị trong quá trình thực hiện
chức năng nhiệm vụ được giao trong năm học. Từ đó giới thiệu với các cấp có thẩm
quyền xét công nhận các danh hiệu thi đua tương xứng với thành tích mà các tập thể,
cá nhân đã đạt được.
Để các danh hiệu thi đua thực sự xứng đáng là sự tôn vinh của nhà trường, xã
hội đối với từng cá nhân, từng đơn vị trường học đã có những thành tích xuất sắc


trong công tác dạy và học cũng như trong công tác quản lý giáo dục thì quá trình tổ
chức cho các đơn vị đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học và việc bình xét thi đua
cuối mỗi năm học phải được nhận thức lại thật đầy đủ và sâu sắc, phải nghiên cứu,
phải đổi mới cách đăng ký thi đua cho mỗi cá nhân, tập thể tổ, tập thể nhà trường một
cách thật cụ thể, tránh hiện tượng đăng ký cho có hình thức, khi bình xét tránh cào
bằng bình quân, nể nang, xét qua loa.
Thực trạng công tác đăng ký thi đua và bình xét Thi đua - Khen thưởng ở ngành
Giáo dục- Đào tạo Ninh Sơn trong thời gian qua đã có những cải tiến, đổi mới. Các
đơn vị trường học trong huyện đã căn cứ vào Luật thi đua - Khen thưởng, căn cứ vào
Quyết định 262/SGD-ĐT về việc ban hành Quy chế thi đua khen thưởng của Sở Giáo
dục Đào tạo Ninh Thuận, Quyết định 3053/QĐ-UBND huyện ban hành Quy chế thi
đua khen thưởng của Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn để từ đó xây dựng, ban hành
tiêu chí đánh giá thi đua năm học cho phù hợp với thực tế của đơn vị mình, qui định
về thang điểm và điều kiện bình xét thi đua. Các đơn vị đã bám sát các tiêu chí đánh
giá để bình xét, tôn vinh các danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân để các cấp có
thẩm quyền xem xét công nhận và khen thưởng.
Có thể nói: Công tác tổ chức các phong trào thi đua, đăng ký thi đua và bình xét
thi đua ở Ngành giáo dục Ninh Sơn trong những năm gần đây đã thực sự đi vào nề
nếp, thực sự dân chủ, công khai và thực chất hơn. Song ở các đơn vị trường học một
2
vài trường vẫn còn hiện tượng bình quân chủ nghĩa, né tránh, việc đăng ký thi đua
của từng cá nhân, tập thể chưa gắn sát với chức năng, nhiệm vụ được giao của từng
cán bộ, giáo viên, công nhân viên và của ngành đề ra, cho nên khi bình xét thi đua
chưa đưa ra được những con số thực tế để so sánh chất lượng đầu năm đăng ký và
chất lượng cuối năm đạt được, dẫn đến việc bình xét thi đua còn qua loa, chiếu lệ,
tinh thần đấu tranh phê và tự phê trong xét Thi đua - Khen thưởng chưa cao, có đơn
vị còn nghe ngóng, xem xét các đơn vị khác tổ chức, bình xét như thế nào để làm
theo, chưa gắn kết quả công việc của mỗi cá nhân vào để xem xét đánh giá. Cũng vì
vậy chất lượng các hoạt động giảng dạy của giáo viên, và chất lượng học tập cũng
như trong công tác quản lý của từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên ở một số đơn

vị trường học không được quan tâm đánh giá đúng mức và sâu sát, một số cán bộ,
giáo viên không chịu học hỏi, tiếp cận những thông tin mới để nâng cao kiến thức và
kỹ năng thực hành, phương pháp quản lý, trong năm chỉ cần đăng ký các danh hiệu
thi đua như LĐTT hoặc CSTĐ để cuối năm có cơ sở bình xét, còn chất lượng dạy và
học, hiệu quả công việc có đạt được chỉ tiêu theo ngành yêu cầu hay không thì thực
sự chưa quan tâm sát sao, bởi lẽ ở những đơn vị này việc hướng dẫn cho cán bộ, giáo
viên, công nhân viên đăng ký thi đua chưa thực sự nghiêm túc, khoa học, vẫn biết
rằng trong các Quy chế hướng dẫn thi đua của Sở Giáo dục- Đào tạo, của UBND
huyện đều có mẫu để các cá nhân, tập thể dựa vào để đăng ký các chỉ tiêu thực hiện
nhiệm vụ, nhưng ở một số trường việc hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên của mình
chưa khoa học, còn tùy tiện, không thống nhất cách đăng ký vì thế cuối năm bình xét
hầu hết đều đạt lao động tiên tiến, những người có SKKN, hoặc áp dụng SKKN có
hiệu quả và được Hội đồng khoa học Phòng GD – ĐT xếp loại từ đạt yêu cầu trở lên
thì công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở. Chính những nhận thức không đúng
về bản chất cốt lõi của thi đua khen thưởng trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên ở
một vài đơn vị trong những năm trước đây đã làm cho kết quả bình xét thi đua ở một
số trường còn chạy theo danh hiệu, không thúc đẩy được phong trào dạy và học đi
3
vào thực chất, phong trào thi đua từ đó chưa là động lực tích cực thúc đẩy mọi cá
nhân và tập thể hăng hái vươn lên giảng dạy đạt hiệu quả chất lượng cao nhất.
Trước thực trạng về công tác thi đua khen thưởng trong những năm vừa qua, bản
thân là Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện, thường trực thi đua của ngành từ năm
2004 trở lại đây tôi nhận thấy rằng mình cần phải tìm ra một số giải pháp phù hợp để
cùng các nhà trường cũng như Ngành có những đánh giá thực chất, khách quan trong
bình xét thi đua hàng năm và cũng qua bình xét đánh giá giúp cho mỗi cán bộ, giáo
viên, công nhân viên trong toàn ngành có trách nhiệm hơn với công việc được phân
công, gặt hái được những thành quả cao hơn trong công tác cũng như trong giảng
dạy.
Để công tác bình xét thi đua các danh hiệu thi đua đi vào thực chất, trong những
năm học vừa qua nhất là 2 năm trở lại đây (năm học 2008-2009, năm học 2009-2010)

bản thân tôi đã trao đổi với Hội đồng thi đua phòng Giáo dục đi đến thống nhất một
số quy định trong đăng ký thi đua từ đầu năm học để các cá nhân, tập thể ở mỗi đơn
vị trường học nắm bắt mà xem xét đăng ký các chỉ tiêu phấn đấu sao cho phù hợp
với tình hình chung của ngành nhưng cũng thể hiện được đặc thù của từng đơn vị.

II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP :
1. Hướng dẫn tổ chức đăng ký thi đua:
Vào mỗi đầu năm học trước khi tổ chức Hội nghị CB-CC, từng cá nhân, từng tổ
và đơn vị trường phải nghiên cứu kỹ tiêu chí thi đua năm học, căn cứ vào hướng dẫn
chi tiết về từng nội dung đăng ký cho các tập thể, cá nhân cho mỗi danh hiệu thi đua
trong các quy chế thi đua khen thưởng của Sở Giáo dục- đào tạo và của Ủy ban nhân
dân huyện, điều kiện và quy trình đăng ký, bình xét thi đua trong năm học để quán
triệt sâu sắc đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Tất cả các chỉ tiêu đăng ký
phải thể hiện bằng các con số cụ thể không chung chung, những nội dung nào chưa rõ
4
thì trao đổi trong tổ, trong trường để hiểu thống nhất hoặc phản hồi về thường trực
Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành để được hướng dẫn.
Ví dụ:
* Đầu năm khi đăng ký Thi đua Thực hiện nhiệm vụ năm học : Ngoài các nội
dung đã hướng dẫn trong (Mẫu I) Quyết định 262/QĐ-SGD-ĐT ngày 03/10/2008 về
việc Ban hành Quy chế thi đua khen thưởng ngành Giáo dục đào tạo tỉnh Ninh
Thuận; Số 3053/2009/QĐ-UBND huyện về ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng
huyện Ninh Sơn thì:
Trong mục I. Thực hiện các nhiệm vụ chỉ tiêu được giao các đơn vị (tập thể, cá
nhân) phải nêu rõ mức đăng ký phấn đấu (ghi rõ số lượng, tỷ lệ %).
- Huy động học sinh ra lớp: Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %;
- Duy trì sĩ số : Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %;
- Học sinh tốt nghiệp : Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %;
- Học sinh lên lớp thẳng: Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %;
- Học sinh lên lớp sau thi lại : Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %;

- Về học lực: + Học sinh giỏi: Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %;
+ Học sinh khá (HSTT): Số lượng bao nhiêu em; tỷ lệ %;
- Học sinh giỏi văn hóa (thi học sinh giỏi các cấp) : Số lượng bao nhiêu em; tỷ
lệ %;
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : Số lượng bao nhiêu GV; tỷ lệ %;
- Giáo viên dạy giỏi tỉnh : Số lượng bao nhiêu GV; tỷ lệ %;
- CSTĐCS: Số lượng bao nhiêu GV; tỷ lệ %;
- LĐTT: Số lượng bao nhiêu GV; tỷ lệ %;
- Chi bộ phấn đấu ntn?: (TSVM,VM);
- CĐCS phấn đấu ntn? (Vững mạnh,VMXS…);
- Đội thiếu niên: phấn đấu ntn ?
- Đoàn thanh niên : phấn đấu ntn ?
5
2. Hồ sơ đề nghị xét các danh hiệu thi đua cuối năm:
* Cuối năm làm báo cáo thành tích tập thể, cá nhân: Các cá nhân, tập thể phải
nêu rõ chỉ tiêu cuối năm đạt được so với chỉ tiêu đầu năm đăng ký (Số lượng, tỷ lệ
%);
Cụ thể:
* Đối với tập thể nhà trường phải thể hiện được trong hồ sơ thi đua đề nghị
khen thưởng những chỉ tiêu trọng tâm như sau:
+ Tập thể trường có tinh thần đoàn kết như thế nào, nề nếp nhà trường có được
thường xuyên giữ vững không, tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động
do các ban ngành tổ chức đạt kết quả ra sao?
+ Điểm chấm của Phòng Giáo dục khi đi thanh tra xếp loại nhà trường: Chỉ tiêu:
….; Kế hoạch đề ra:… ; Kết quả đạt được:……; Vượt chỉ tiêu bao nhiêu: …… Xếp
loại: ……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ Huy động học sinh ra lớp: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt
chỉ tiêu : ……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ Duy trì sĩ số: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu :
……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)

+ Lên lớp thẳng: Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……… (Nêu rõ
số lượng, tỷ lệ %)
+ Lên lớp sau thi lại: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu :
……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ HS tốt nghiệp: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu :
…… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ HS giỏi: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……
(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ HSTT: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu
rõ số lượng, tỷ lệ %)
6
+ CSTĐCS: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……
+ LĐTT: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:…… ; Vượt chỉ tiêu : ……
(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ Chi bộ : Đạt trong sạch vững mạnh cấp
+ CĐCS : Vững mạnh xuất sắc cấp ….
+ Đội thiếu niên: Vững mạnh cấp …….
+ Đoàn thanh niên : Vững mạnh cấp ……
+ Tập thể đoàn kết, tham gia tốt các phong trào thi đua.
* Đối với tập thể tổ nếu đề nghị khen thưởng cũng phải thể hiện được các nội
dung trong báo cáo như sau:
+ Huy động học sinh ra lớp : Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt
chỉ tiêu : ………(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %).
+ Duy trì sĩ số : Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu :
……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %).
+ Lên lớp thẳng : Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……… (Nêu rõ
số lượng, tỷ lệ %)
+ Lên lớp sau thi lại: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu :
……….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %).
+ HS tốt nghiệp : Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu :

…….(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %).
+ HS giỏi: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……
(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ HSTT: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu
rõ số lượng, tỷ lệ %).
+ Học sinh giỏi văn hóa :
+ CSTĐCS: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……
(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %).
7
+ LĐTT: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu
rõ số lượng, tỷ lệ %).
* Đối với từng cá nhân phải nêu được:
+ Tham gia tích cực các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành;
+ Tỉ lệ tốt nghiệp của lớp (đối với lớp 5, lớp 9): Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết
quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ Duy trì sĩ số : Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu :
…… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ HS lên lớp thẳng : Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu :
…… (Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ HS giỏi: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : ……
(Nêu rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ HSTT: Chỉ tiêu:….; Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu
rõ số lượng, tỷ lệ %)
+ HSG văn hóa: Kế hoạch:… ; Kết quả:……; Vượt chỉ tiêu : …… (Nêu rõ số
lượng, tỷ lệ %)
+ HS giỏi cấp tỉnh : (Số lượng, tỷ lệ)
+ Đạt GVdạy giỏi cấp :
+ SKKN Xếp loại :
+ Đạt danh hiệu LĐTT (CSTĐ):
+ Đạt danh hiệu ĐVCĐ :

3. Quá trình xét danh hiệu thi đua ở cấp Phòng GD&ĐT:
Trong quá trình thực hiện, đơn vị (tập thể, cá nhân) nào không thực hiện đúng
theo hướng dẫn bộ phận thường trực thi đua Phòng Giáo dục sẽ không nhận hồ sơ
hoặc cuối năm sẽ không xét thi đua.
Ví dụ: Trong năm 2009-1010: Trường TH Quảng Sơn A đạt TTLĐXS trong báo
cáo thành tích trường đó phải nêu được những thành tích nổi bật trong năm như:
8
- Tập thể đoàn kết, nề nếp nhà trường giữ vững, tham gia tốt các phong trào thi
đua.
- Điểm Phòng GD-ĐT thanh tra chấm : 91,5/100; Xếp loại: Tốt
- Huy động học sinh ra lớp: 337 em, chỉ tiêu huyện giao 330 em ( tăng 07 em);
- Duy trì sĩ số : 337/339 tỷ lệ 99,4%, chỉ tiêu đăng ký đầu năm 339 em;
- HS tốt nghiệp (HTCTTH): 70/70 em, tỷ lệ: 100%, chỉ tiêu đăng ký đầu năm
70/70 em, tỷ lệ :100%;
- Học sinh giỏi : 171/337 em, tỷ lệ 50,7%, đăng ký đầu năm 151/339 em, tỷ lệ
44,5%;
- Học sinh tiên tiến: 95/339 em, tỷ lệ 28,2%, đăng ký đầu năm 115/339 em, tỷ lệ
33,9%;
- Học sinh giỏi văn hóa cấp huyện : 01 em, đăng ký đầu năm 02 em;
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 01/18 GV, tỷ lệ 0,6% ;
- SKKN : 05 SKKN được xếp loại cấp huyện, tỷ lệ 20,8%;
- LĐTT: 21/24 CB-GV, tỷ lệ 87,5%;
- CSTĐCS: 05/24 CB-GV, tỷ lệ 20,8%;
- Chi bộ : (trực thuộc thôn: Trong sạch vững mạnh)
- CĐCS: Vững mạnh xuất sắc (LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen)
- Đội thiếu niên: Vững mạnh xuất sắc
- Đoàn thanh niên : Vững mạnh
Hay Trường TH Nhơn Sơn A nhiều năm liên tục đạt TTLĐXS, trong báo cáo
thành tích phải nêu được:
- Tập thể đoàn kết, nề nếp nhà trường giữ vững, tham gia tốt các phong trào thi

đua.
- Điểm chấm : 92/100.; Xếp loại: Tốt
- Huy động học sinh ra lớp: 317/317 em, tỷ lệ 100%. So với chỉ tiêu huyện giao:
330 em, đạt 96,1% kế hoạch);
- Duy trì sĩ số : 311/317 em, tỷ lệ : 98,1%; (chỉ tiêu đăng ký đầu năm : 99,7%)
9
- HS tốt nghiệp (HTCTTT) : 61/61, tỷ lệ : 100%;
- Học sinh giỏi : 156/311 em, tỷ lệ: 50,2%, chỉ tiêu đăng ký: 60/311 em, tỷ lệ :
18,9% (vượt: 31,3%)
- Học sinh tiên tiến: 89/311 em, tỷ lệ: 28,6%, chỉ tiêu đăng ký đầu năm: 85/317
em, tỷ lệ 26,8% (vượt 1,8%);
- Học sinh giỏi văn hóa : cấp huyện : 03 em, đăng ký đầu năm 01 em (vượt 02
em);
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 02 người; đăng ký đầu năm 03 người;
- Giáo viên dạy giỏi tỉnh : 01người;
- SKKN : 03 SKKN được xếp loại cấp huyện; 01 loại B cấp tỉnh;
- LĐTT: 19/21 người, tỷ lệ : 95%;
- CSTĐCS: 03/21 người, tỷ lệ : 14,3%
- Chi bộ : Đạt trong sạch vững mạnh
- CĐCS Vững mạnh xuất sắc
- Đội thiếu niên: Vững mạnh
- Đoàn thanh niên : Vững mạnh.
Hay đối với cá nhân cô Phạm Thị Lục là Hiệu trưởng của một trường hầu hết là
con em dân tộc (TH Mỹ Sơn C) nhưng kết quả dạy và học của trường đều đạt và vượt
các chỉ tiêu đăng ký đầu năm và chỉ tiêu ngành giao, bản thân cô nhiều năm liên tục
đạt danh hiệu CSTĐCS, trong báo cáo thành tích cá nhân của cô phải nêu được công
tác được giao trong năm như:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao:
- Đạt chỉ tiêu số lượng, chất lượng của đơn vị;
- Huy động học sinh ra lớp 198/199, tỉ lệ 99,5% Tuyển sinh lớp 1: 34/34, tỉ lệ

100%
- Duy trì sĩ số : 193/198, tỉ lệ 97,5%; chỉ tiêu : 194/198;
- Hoàn thành chương trình TH: 37/38, tỉ lệ 97,4%;
- Tỉ lệ PCGDTH : 92,7% đạt chỉ tiêu đầu năm;
10
- HS lên lớp thẳng:176/193, tỉ lệ 91,2% vượt chỉ tiêu: 2,8%;
- HS giỏi: 41/193 tỉ l ệ 21,2%; chỉ tiêu : 11,1%;
- HSTT: 54/193 tỉ lệ 28% ; chỉ tiêu : 20,2%, vượt 7,8%;
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 02 (16,7%)
- Giáo viên dạy giỏi cấp trường : 11/12 (91,7%)
- CSTĐCS: 04 (20%)
- LĐTT: 16/20 (80%)
- Đạt ĐVCĐXS
- SKKN xếp loại: loại C cấp huyện
- Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- GVT-ĐVN 5 năm (2005-2009)
III/ HIỆU QUẢ CỦA SKKN:
Kết quả trong 2 năm gần đây công tác xét thi đua của ngành đã có nhiều khởi
sắc, các đơn vị trường học đã không còn hiện tượng làm qua loa, việc đăng ký thi đua
cũng như bình xét thi đua và hoàn tất thủ tục các loại hồ sơ thi đua gửi về cấp trên
cũng như chất lượng dạy và học của các nhà trường ngày càng được chú trọng và
nâng cao rõ rệt ở từng bậc học;
Cụ thể:
Năm học 2008-2009:
* Về Giáo dục Mầm non :
Hội thi đồ dùng dạy học: có 50 bộ đồ dùng dạy học của 10/11 trường trong
huyện tham gia dự thi, kết quả có 17 ĐDDH được công nhận, Ban tổ chức đã chọn 09
đồ dùng dạy học dự thi vòng tỉnh, kết quả Ninh Sơn đạt 02 giải ( 01 giải ba và giải
KK); có 24 giáo viên Mầm non dự thi giáo viên giỏi cấp huyện, số GV được công
nhận : 13 GV.

11
- Kết quả thể lực của trẻ. Kênh A : 2114, tỷ lệ 88,37%; kênh B&C : 279, tỷ lệ
11,66%
* Về Giáo dục tiểu học:
+ Về mặt hạnh kiểm : Thực hiện đầy đủ : 7681, tỷ lệ 99,96%, so với năm
trước tăng 0,48%; thực hiện chưa đầy đủ : 03, tỷ lệ 0,04%.
+ Về học lực, xếp loại giỏi : 1752/7684, tỷ lệ : 22,8%; Khá: 2361 em, tỷ lệ
30,73%, TB: 2954 em, tỷ lệ 38,44%;
Môn tiếng Việt tỷ lệ khá giỏi chiếm 72,64%, tăng so với năm học trước
3,95% tỷ lệ yếu 5,99% so với năm học trước giảm 1,59%. Môn Toán tỷ lệ khá giỏi
chiếm 72,58%, tăng so với năm học trước 4,41%, tỷ lệ yếu 6,18% so với năm học
trước giảm 2,55%:
Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học 99,93%
(1430/1431), tăng so với năm học trước 0,56%.
* Về Giáo dục trung học :
+ Xếp loại hạnh kiểm :
- Tốt : 3073, tỷ lệ : 56,6 % - Khá : 1897, tỷ lệ : 35,0 %
- TB : 421, tỷ lệ : 7,8% - Yếu : 34, tỷ lệ : 0,6%
( So với năm trước tỷ lệ khá tốt tăng 2,1%, tỷ lệ yếu giảm 0,6% )
+ Xếp loại học lực :
- Giỏi : 680, tỷ lệ : 12,5% - Khá : 1309, tỷ lệ : 24,1 %
- TB : 2109, tỷ lệ : 38,9%
( So với năm trước tỷ lệ khá, giỏi tăng 0,8%;)
+ Số học sinh dự xét tốt nghiệp THCS : 1338/762 nữ. Số học sinh được công
nhận : 1211/728 nữ, tỷ lệ tốt nghiệp : 90,5%;
+ Số học sinh dự xét tốt nghiệp bổ túc THCS : 13/10 nữ. Số học sinh được
công nhận : 13/10 nữ, tỷ lệ tốt nghiệp : 100%.
Năm học 2009-2010:
* Kết quả Giáo dục mầm non :
12

- Kết quả thể lực của trẻ. Kênh A : 2151, tỷ lệ 88,51%; kênh B&C : 279,
tỷ lệ 11,48% (So với năm học trước Kênh A tăng 37 cháu, tỉ lệ tăng 0,14%; Kênh
B&C giảm 0,18%)
Tỷ lệ suy dinh dưỡng :
- Đầu năm học 2009-2010 : 431/2246, tỷ lệ : 19,19%
- Cuối năm học : 250/2430, tỷ lệ : 10,28% (Giảm 8,91%)
* Về Giáo dục tiểu học:

TỔNG
SỐ

Chia ra
Ghi
chú
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 ( Tỷ lệ
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% toàn
Xếp loại
hạnh kiểm 7563
164
8 1512 1355
158
3 1465 cấp )
Chi
a
-Thực
hiện
đầy
đủ 7563
164
8 100% 1512 100% 1355 100%

158
3 100% 1465 100% 100%
ra
-
Chưa
đầy
đủ 0
Xếp loại
học lực 7563
164
8 1512 1355
158
3 1465

-
Giỏi 2626 717 43.5% 561 37.1% 446 32.9% 453 28.6% 449 30.6% 34.7%
Chi
a
-
Khá 2299 377 22.9% 408 27.0% 432 31.9% 511 32.3% 571 39.0% 30.4%
ra
-
Trung
bình 2126 319 19.4% 422 27.9% 400 29.5% 548 34.6% 437 29.8% 28.1%
- 512 235 14.3% 121 8.0% 77 5.7% 71 4.5% 8 0.5% 6.77%
13
Còn
lại
Môn tiếng Việt tỷ lệ khá giỏi chiếm 77%, tăng so với năm học trước 3,24% tỷ
lệ yếu 5,05% so với năm học trước giảm 0,54%. Môn Toán tỷ lệ khá giỏi chiếm

75,1%, tăng so với năm học trước 3,5%, tỷ lệ yếu 5,15% so với năm học trước giảm
1,18%:
Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học : 1457/1465, tỷ lệ : 99,45 %,
số học sinh chưa được công nhận : 8/1465, tỷ lệ : 0,55% ( đợt I )
b) Về Giáo dục trung học : năm học 2009-2010, 100% CB-GV đã tham gia
các lớp tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học
ở tất cả các môn do Sở GD-ĐT Ninh Thuận tổ chức, đã thực hiện tốt hình thức tổ
chức dạy học, vận dụng trong kiểm tra đánh giá; thực hiện đánh giá xếp loại hạnh
kiểm và học lực đúnh qui chế. Tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính chủ động sáng tạo, tăng cường năng lực tự học tập của học sinh.
Kết quả chất lượng giáo dục năm học 2009-2010 ở cấp THCS cụ thể như sau :
TỔN
G
SỐ

Chia ra
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1. Xếp loại
hạnh kiểm 5068
138
6
127
7
122
4
118
1
Chia
ra



- Tốt 3282 856
61.8
% 745
58.3
% 773
63.2
% 908 76.9%
- Khá 1461 444
51.9
% 416
55.8
% 362
46.8
% 239 26.3%
- TB 293 84
18.9
% 105
25.2
% 76
21.0
% 28 11.7%
- Yếu 32 2 2.4% 11
10.5
% 13
17.1
% 6 21.4%
2. Xếp loại 5068 138 127 122 118
14

học lực 5 8 4 1
Chia
ra



-
Giỏi 718 200
14.4
% 164
12.8
% 157
12.8
% 197 16.7%
- Khá 1520 366
26.4
% 368
28.8
% 352
28.8
% 434 36.7%
- TB 2175 585
42.2
% 548
42.9
% 531
43.4
% 511 43.3%
- Yếu 644 227
16.4

% 197
15.4
% 181
14.8
% 39 3.3%
- Kém 11 7 0.5% 1 0% 3 0.2% 0 0.0%

- Số học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2009-2010 :
1189/1231, tỷ lệ : 96,6 %; số học sinh không được công nhận tốt nghiệp : 42/1231, tỷ
lệ : 3,4%
- Số học sinh tốt nghiệp BTTHCS : 19/19, tỷ lệ 100%
* Tổ chức thi học sinh giỏi THCS các môn văn hoá :
- Tổng số học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp huyện năm học 2009-
2010 : 53/114- tỷ lệ 46,5% tăng so với năm học trước là 21,4%, trong đó số học sinh
đạt giải từ khuyến khích trở lên : 23/114, tỷ lệ 20,2% tăng so với năm học trước là
9,2%. Số học sinh đạt giải cấp huyện đước Phòng GD-ĐT cử tham dự thi cấp tỉnh,
trong đó có 06 học sinh đạt giải ( 01 giải nhì, 05 giải ba )
* Tổ chức thi giải toán trên máy tính Casio : có 23 học sinh dự thi cấp huyện,
kết quả có 09 HS được công nhận, tỷ lệ 39,1% tăng so với năm học trước là 14,7,4%.
Có thể nói, trong những năm qua, ngành Giáo dục-Đào tạo Ninh Sơn đã nỗ lực
phấn đấu, phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn tạo nên những bước
phát triển về quy mô trường lớp, về chất lượng giáo dục, thực hiện tốt các nhiệm vụ
đề ra trong chiến lược phát triển giáo dục. Công tác thi đua, khen thưởng đã góp phần
huy động sức mạnh của toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong toàn
ngành. Từ phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” đã được triển khai giai đoạn trước,
đến nay ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới trong đánh giá công tác thi đua khen
15
thưởng, thông qua các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với đào tạo không đạt

chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là bước đột phá trong công tác thi đua của ngành,
tạo không khí mới, chấn chỉnh kỉ cương, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh,
thúc đẩy các hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần
vào những thành tựu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc
tế. Trong quá trình triển khai Chỉ thị số 33 và cuộc vận động “Hai không” của ngành
đã xuất hiện nhiều tập thể tiêu biểu như Trường TH Nhơn Sơn A, TH Quảng Sơn A,
TH Tân Sơn A, Tân Sơn B, THCS Quang Trung, Nguyễn Trường Tộ, Trần Quốc
Toản, Mẫu giáo Nhơn. Riêng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”, sau 2 năm triển khai thực hiện đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, với
100% các trường đăng ký tham gia, đơn vị làm tốt như THCS Quang Trung, THCS
Nguyễn Trường Tộ, TH Lâm Sơn, TH Lương Sơn C, TH Nhơn Sơn A. TH Nhơn Sơn
B, MN Hoa Hồng, Mẫu giáo Nhơn Sơn, TH Tân Sơn A, TH Quảng Sơn, TH Quảng
Sơn A, TH Quảng Sơn A. Cùng với phong trào thi đua, các cuộc vận động, phong
trào viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên
được triển khai mạnh mẽ, mỗi năm số cán bộ, giáo viên tham gia viết ngày càng
nhiều và kết quả xếp loại hàng năm đều đạt nhiều giải cao (năm 2008-2009 có:
SKKN được xếp loại cấp huyện; năm 2009-2010 có: 148 SKKN Đạt : 88 SKKN
(Trong đó loại A: 06 ; loại B : 13 ; loại C: 69, Đề nghị Sở GD-ĐT xét 13 SKKN đạt
10 SKKN (trong đó 06 loại B; 04 loại C) phong trào dạy tốt, học tốt và các hoạt động
văn nghệ, thể dục thể thao trong các nhà trường được đẩy mạnh hoạt động ngày càng
đa dạng, phong phú về cả nội dung và hình thức. Trong năm học 2009-2010, toàn
ngành đã có: Số tập thể LĐTT : 14 tập thể; Số tập thể LĐXS : 08 tập thể ; cá nhân
16
đạt danh hiệu: Lao động tiên tiến: 662 người; Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 77 người
(trong đó ; 02 cán bộ Phòng GD-ĐT); Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 01 người.
- Với phong trào thi đua nòng cốt là “Dạy tốt - Học tốt”, việc nhân rộng điển
hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới được chú trọng thông qua công tác tuyên
truyền dưới nhiều hình thức như nêu gương điển hình qua phong trào thi đua yêu

nước, thi đua thường xuyên hàng năm, nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời
nhất như: (cô Nguyễn Thị Hoa – Hiệu trưởng trường TH Nhơn Sơn A đã ba lần liên
tiếp được UBND tỉnh tặng Bằng khen và công nhận danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh, cô
Nguyễn Thị Cúc - Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Lợi nhiều năm liên tục đạt
CSTĐCS, năm 2010 đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh, cô Trần Thị Hiền - Hiệu trưởng
MG Nhơn Sơn, Cô Phạm Thị Lục - Hiệu trưởng trường TH Mỹ Sơn C, và nhiều thầy
cô khác nhiều năm liên tục đạt danh hiệu CSTĐCS.
- Năm học 2010- 2011, toàn ngành tiếp tục thực hiện thi đua theo từng cụm (bao
gồm 08 cụm). Nội dung thi đua, hình thức, cách thức tổ chức thi đua ngày càng
phong phú đa dạng hơn. Đầu năm học, ngành GD&ĐT đã tổ chức ký cam kết thi đua
giữa lãnh đạo ngành, Công đoàn ngành, các đơn vị, trường học. Các đơn vị nhà
trường, giáo viên, học sinh, đã ký cam kết thi đua thực hiện các nhiệm vụ trong năm
học. Tiến hành đăng ký thi đua, phát động thi đua, tổ chức các phong trào thi đua.
Đặc biệt là triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.Trong năm học, đã xuất hiện thêm những tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Nhiều CBQL, giáo viên, học sinh đã được
khen thưởng vì đã có nhiều đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp GD&ĐT. Có thể nói
trong những năm học qua, phong trào thi đua trong ngành GD&ĐT đã phát triển rộng
khắp cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Phong trào thi đua trong ngành đã và đang cổ vũ,
động viên cán bộ, giáo viên, học sinh vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học
được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
IV/ KẾT LUẬN:
17
Trong nhiều năm làm công tác công đoàn, trực thi đua khen thưởng của ngành
tôi nhận thấy rằng:
- Khi đăng ký thi đua hoặc bình xét các danh hiệu thi đua, các cá nhân, tập thể ở
mỗi nhà trường đều phải có tinh thần trách nhiệm cao trong tổ chức đăng ký thi đua ở
các tổ, khối trước khi đưa ra thống nhất trong Hội nghị CB-CC, việc bình xét thi đua
cuối năm cũng phải thực hiện tuần tự từ tổ lên, Ban thi đua của nhà trường phải thu
thập được những thông tin cơ bản, cần thiết về khối lượng, chất lượng giảng dạy,

công tác, đặc biệt những thông tin phản ánh chất lượng giảng dạy của từng cá nhân
cũng như từng tổ chuyên môn, để đối chiếu với chỉ tiêu đăng ký đầu năm, từ đó đánh
giá mức độ hoàn thành, hoàn thành xuất sắc công việc của từng cá nhân, tập thể để
xét các danh hiệu thi đua cho thật sự chính xác, công bằng. Chẳng hạn đối với cán bộ
quản lý, công nhân viên thì phải căn cứ vào những công việc mà họ đảm nhận, số
lượng, chất lượng công việc hoàn thành, tinh thần thái độ phục vụ, giúp đỡ đồng
nghiệp; Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp phải căn cứ vào mức độ hoàn thành công
việc (đối chiếu với chỉ tiêu đăng ký đầu năm) như chất lượng giảng dạy, thực hiện
quy chế giảng dạy, tinh thần chuẩn bị bài giảng, quan tâm đến lớp (nếu là giáo viên
chủ nhiệm), đổi mới phương pháp giảng dạy, tham gia các phong trào thi đua, tinh
thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Để bình xét thi đua chính xác, công tâm, khách quan, các nhà trường phải quán
triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên về vị trí vai trò của công tác thi
đua - khen thưởng, đó là thi đua để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, thi đua
là để nâng cao hiệu quả công tác và từ đó để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và
những cống hiến của từng cá nhân, tập thể cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Danh hiệu
thi đua được xét và trao tặng đúng cho những người thực sự tiên tiến, xuất sắc, có
như vậy mới động viên khích lệ mọi người cố gắng vươn lên hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, tạo được sự đoàn kết thống nhất thực sự trong đơn vị, từ đó tạo được bầu
không khí thực sự phấn khởi, tin tưởng xây dựng nhà trường ngày một phát triển.
18
Trong bình xét thi đua - khen thưởng mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải
nhận thức thật sâu sắc: chất lượng giảng dạy, hiệu quả công việc đạt được chính là
những tiêu chí cơ bản, chủ yếu để công nhận danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi
đua các cấp, tập thể LĐTT, TTLĐXS.
- Việc bình xét các danh hiệu: Lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua là những danh
hiệu yêu cầu mỗi thầy cô giáo phải có nỗ lực phấn đấu hết mình, phải có năng lực
thực sự để đảm nhận và hoàn thành tốt các công việc mà ngành giao cho, bởi vì họ là
những người liên quan trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường như:
chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy; sáng kiến cải tiến ứng dụng

vào thực tiễn giảng dạy, công tác có hiệu quả. Vì vậy mỗi cá nhân cũng như từng đơn
vị phải có ý thức xây dựng các điển hình tiên tiến cho từng năm học, cho từng đợt thi
đua, động viên, khích lệ những cán bộ, giáo viên có khả năng nhận và hoàn thành tốt
những công việc trên, tạo điều kiện để họ phấn đấu vươn lên và đăng ký ngay từ đầu
năm học, không nên bình quân chủ nghĩa, chia thành tích cho người này năm này,
năm sau lại chia cho người khác, bởi vì làm như vậy sẽ không nuôi được các điển
hình tiên tiến, bản thân mỗi người muốn cố gắng vươn lên họ cũng cảm thấy không
được khích lệ nên làm cầm chừng. Mỗi đơn vị phải kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở họ
hoàn thành đúng tiến độ. Từng cá nhân đã đăng ký, phải thấy đây là trách nhiệm của
mình đối với đơn vị, với nhà trường, với chất lượng dạy học mà quyết tâm vượt khó,
phấn đấu hoàn thành tốt công việc. Như vậy cuối năm học tổ chức bình xét các danh
hiệu này mới thuận lợi, phản ánh đúng thực chất của công tác thi đua khen thưởng và
việc công nhận danh hiệu cho những cá nhân trên thật xứng đáng để cho đồng nghiệp
trong đơn vị, trong trường học tập, noi theo.
Tổ chức đăng ký thi đua, phát động thi đua, theo dõi và đánh giá xếp loại thi đua
phải thực hiện ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học. Phong trào thi đua chỉ có
thể phát huy tối đa tác dụng, làm động lực thúc đẩy công tác chuyên môn, tạo tiền đề
để đội ngũ Nhà giáo và CBQLGD các cấp vươn lên khi chúng ta đặt đúng vị trí, tầm
quan trọng của công tác Thi đua, khen thưởng.
19
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã và đang thực hiện trong công tác
thi đua khen thưởng, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của ngành
ngày càng đi vào thực chất.Tuy nhiên đấy cũng mới chỉ là những việc làm còn hết
sức nhỏ bé, kinh nghiệm chưa nhiều. Vì vậy rất mong được sự góp ý chân tình của
các thành viên trong Hội đồng khoa học để bản thân đúc rút được nhiều kinh nghiệm
hơn nữa trong tổ chức các phong trào thi đua của Ngành.
Ninh Sơn, ngày tháng 4 năm 2011
NGƯỜI VIẾT

HÀ THỊ OANH

Ý KIẾN HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
20

×