Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Công tác dạy học tích hợp chủ đề bảo vệ môi trường ở trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.78 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD & ĐT HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
TRƯỜNG THCS HOẰNG KIM

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Kim
SKKN thuộc lĩnh vực : Quản lý

THANH HOÁ , NĂM 2018.
1


I. MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con
người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mục tiêu giáo dục nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội đã làm
đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng
cao, đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được cải thiện. Tuy vậy sự phát
triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, vì vậy môi
trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng,


ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy
thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất.
Nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
nhiều chủ trương biện pháp tích cực, đồng bộ. Hoạt động bảo vệ môi trường
được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước
đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Đối với lĩnh vực giáo dục, ở cấp
Trung học cơ sở nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được đề cập trong nhiều
môn học như Giáo dục Công dân, Địa lý, Ngữ văn, Công nghệ,...
Nhận thức được vấn đề này, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu
đề tài: “Công tác dạy học tích hợp chủ đề bảo vệ môi trường ở trường THCS
Hoằng Kim” Sau đây tôi xin trình bày lại những điều mà chúng tôi đã dám nghĩ,
những việc chúng tôi đã dám làm, cũng như những thành quả chúng tôi đã gặt
hái được. Song kỳ vọng lớn nhất của bản thân là được lắng nghe ý kiến góp ý
thẳng thắn chân tình từ phía các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Từ đó tôi rút ra
được bài học quý báu để hoàn thiện mình hơn nữa.
I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra giải pháp tốt nhất giảng dạy bài học có yêu cầu tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường trong các môn học Giáo dục Công dân, Địa lý, Ngữ văn,
Công nghệ, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,... cấp THCS.
Giúp học sinh có ý thức, kĩ năng thái độ đúng đắn trong việc góp phần
cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giáo viên, học sinh trường THCS Hoằng Kim - Hoằng Hóa - Thanh Hóa
I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu dùng để nghiên cứu các tài liệu, các đề
tài về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS, phân tích, đánh giá, tổng
hợp tài liệu về vấn đề liên quan đến đề tài.
1.4.2. Phương pháp khảo sát, phỏng vấn qua bảng hỏi
2



Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS. Để đo mức độ hình thành kiến thức
bảo vệ môi trường cho học sinh THCS.
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học dùng để xử lý các kết quả khảo sát bằng
phiếu hỏi và bảng biểu.
1.4.4. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp xử lý thông tin để xây dựng các luận cứ, khái quát hoá để
phục vụ cho việc chứng minh.
1.4.5. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà
nước về vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS, phân tích, tổng
hợp những tư liệu, tài liệu lý luận về giáo dục bảo vệ môi trường.
1.4.6. Phương pháp trải nghiệm thực tế
Thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn ( các tiết chuyên đề, qua dự
giờ giáo viên.)
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1.1.Thế nào là dạy học "tích hợp, liên môn"?
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học
phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội,
đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn
học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan
vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống;
giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo

dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông...
Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần
cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức
liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương
trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra
thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp,
song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
II.1.2. Bảo vệ môi trường là gì?
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3


II.1.3. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất
quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi
trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu
khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi
trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi
trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ
môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách
nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".
II.1.4. Mục tiêu bảo vệ môi trường.
Nhằm đảm bảo cho chúng ta và cả thế hệ tương lai, được sống trong một
thế giới hạnh phúc và lành mạnh.

Cung cấp cho mỗi học sinh những kiến thức cần thiết về bảo vệ môi
trường để các em sống sao cho lành mạnh, hạnh phúc và có ý nghĩa.
Giúp các em hiểu và trải nghiệm việc bảo vệ môi trường từ các câu hỏi,
các bài tập, tình huống đời thường của chính các em.
II.1.5. Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
THCS. [8]
Từ xa xưa, ông cha ta đã sớm nhận thấy vai trò của môi trường và có câu
tục ngữ “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”...
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn mọi người giữ gìn vệ sinh trong
sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ môi trường. Người nói: rừng là vàng, rừng rât quý
mọi người phải bảo vệ rừng. Người khởi xướng phong trào Tết trồng cây, gây
rừng.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh
vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Giữ gìn tài nguyên và
môi trường là tiêu chí quan trọng để phát triển kinh tế, một yếu tố của hội nhập
quốc tế.
Bảo vệ môi trường là bảo đảm quyền con người sống trong khoẻ mạnh, an
toàn. An ninh môi trường là một bộ phận của an ninh quốc gia; bảo vệ môi
trường là góp phần giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia.
Sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ gây tác động đáng kể đối
với các hệ sinh thái. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xã hội gắn với xoá đói,
giảm nghèo ở mỗi nước, với đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ xã hội và sự sống của
nhân loại.
Sự bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết cho mỗi quốc gia mỗi con
người, và đây là trách nhiệm không của riêng ai, nếu chúng ta không có ý thức
bảo vệ môi trường thì đến một lúc nào đó trái đất sẽ hoàn toàn biến mất trong hệ
mặt trời.
II.1.6. Một số biện pháp bảo vệ môi trường
Tái chế: Bằng việc phân loại các đồ tái chế như nhựa, bìa và giấy, chúng
ta có thể làm giảm sự phân huỷ rác đồng thời ngăn chặn tác hại của nạn chặt phá

rừng.
Giảm sử dụng túi nilon
Bảo vệ và tiết kiệm nước, tiết kiệm giấy
4


Khuyến khích đi bộ và đạp xe: điều này không chỉ tốt cho môi trường
mà còn giúp ích cho con người giữ được sức khoẻ và sự năng động.
Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn
đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống.
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Rút các phích khỏi ổ cắm khi không sử dụng.
Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái
tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời... Đây là các
loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí
thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
Sử dụng các tiến bộ của khoa học
II.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
II.2.1. Thực trạng chung bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
- Những thành tựu chủ yếu:
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các
vấn đề bảo vệ môi trường.
Nhận thức về bảo vệ môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường của các
cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu
triển khai và đạt kết quả nhất định. Đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt
về bảo vệ môi trường. Việc phòng ngừa, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môỉ
trường được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Đã có tỉến bộ trong ngăn chặn nạn
phá rừng, làm tăng độ che phủ rừng.

Môi trường được quan tâm bảo vệ và gìn giữ đã đáp ứng yêu cầu về
không gian, nguồn lực cho các ngành kinh tế, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân
sách nhà nước; góp phần cải thiện cuộc sống của người dân.
- Hạn chế, khuyết điểm:
Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa
được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả. Rừng bị tàn phá nặng nề,
khoáng sản bị khai thác bừa bãi. Đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đều
bị suy giảm. Nguồn nước mặt và nước ngầm, nước biển đang bị ô nhiễm và cạn
kiệt.
Ý thức tự giác thi hành pháp luật bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa trở
thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường chưa
được thường xuyên và rộng rãi.
- Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế:
Việc giáo dục nâng cao nhận thức về sự cần thiết bảo vệ môi trường cho
toàn dân chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương
còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thiêu thống nhất.
Tư duy coi trọng tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trường vẫn phổ
biến.
Đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu.
5


Nhiều cơ sở chưa khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.
II.2.2. Thực trạng nhà trường
- Thuận lợi:
Vị trí nhà trường nằm trên trục đường liên xã, xen kẽ với nhà dân, là nơi
tập trung đông người, số lượng cây xanh đảm bảo cho bóng mát và môi trường.
Diện tích của nhà trường là 9560 m2. Số lượng học sinh của nhà trường

229 em.
Nhà trường được sự quan tâm của địa phương, cha mẹ học sinh trong việc
bảo vệ môi trường
Thường xuyên tuyên truyền bảo vệ môi trường cho học sinh
Phong trào xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp được áp dụng, đây
chính là tiêu chí thi đua của các lớp. Việc quét dọn vệ sinh trường lớp đã trở
thành việc làm thường xuyên hàng ngày của học sinh
- Khó khăn:
Diện tích quy hoạch sân chơi còn ít, sân thể chất đang phải chia làm 2
khu.
Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ,công tác
tuyên truyền còn mang tính hình thức.
Ý thức của học sinh chưa cao, chưa thấy được tác hại của sự ô nhiễm môi
trường
Gia đình chưa cùng giáo dục học sinh, còn xem đây là việc của nhà nước
của người khác
II.2.3. Thực trạng đối với địa phương nơi học sinh đang sống
- Thuận lợi:
Đa số gia đình các em đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường
Chính quyền địa phương đã tổ chức mít tinh, tuyên truyền và tổ chức dọn
vệ sinh thôn xóm trong những dịp lễ, Tết
- Khó khăn:
Đại đa số các gia đình chưa có sọt rác gia đình, hàng ngày gom rác thải
vào túi nilon rồi chờ đến ngày người gom rác đến thì đem ra
Một số người vứt bừa bãi dọc đường đi hoặc xuống sông nào là bọc, giấy,
lá cây, xác chết động vật, chai nhựa, thủy tinh,...Những việc làm này đang gây ô
nhiễm môi trường trực tiếp đến những người sống xung quanh như gây bệnh về
đường ruột, hô hấp…
Một số gia đình ý thức chưa cao trong việc bảo vệ môi trường, chưa thấy
được hậu quả gây ra của những việc làm như trên, còn có tư tưởng sạnh mình

bẩn ở đâu mặc kệ, mình không bệnh là được,...
Xung quanh các em sống có nhiều hố rác, nhiều nơi để rác
II.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
Về phía học sinh: chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để nhận thức
về bản thân và đối phó với các tình huống đến từ các mối quan hệ xã hội và sự
biến đổi tâm sinh lý của bản thân và sự biến đổi của môi trường.
Về phía gia đình: chưa nhận thức được đầy đủ về nhiệm vụ giáo dục bảo
vệ môi trường cho học sinh, chưa thật sự gương mẫu cho các em noi theo, phó
mặc nhiệm vụ cho giáo viên và nhà trường.
6


Về phía nhà trường: chưa quan tâm đầy đủ đến công tác giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh, chưa đưa công tác này thành kế hoạch cụ thể, chưa có
công tác tổ chức và hướng dẫn thực hiện cho giáo viên. Giáo viên thì chưa được
trang bị đầy đủ về kỹ năng sống và tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh, chưa biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống phù hợp
cho từng lứa tuổi.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
III.1. Quan điểm chỉ đạo của nhà trường
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện
và phải được quán triệt trong trong tất cả các môn học; quán triệt trong mọi khâu
của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích
hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương
pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh;
tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm
trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của
học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em
mới tự tin và học tốt được.

III.2. Biện pháp thực hiện khi dạy học bài có giáo dục bảo vệ môi
trường:
III.2.1. Xác định các bài học có nội dung, mức độ, từng phần hoặc
toàn phần tích hợp về bảo vệ môi trường.
Môn Giáo dục công dân: [6] , [7]
Mức
Lớp
Bài
Phần
Nội dung tích hợp
độ
Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong
Bài 1: Tự
sạch môi trường sống ở gia đình, trường
chăm sóc,
Bộ Mục
học, khu dân cư.
rèn luyện
phận
a
Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến
thân thể
sức khoẻ của con người.
Bài 7. Yêu
Thiên nhiên là một bộ phận của môi
thiên nhiên,
trường tự nhiên.
Toàn Cả
sống hoà
Các yếu tố của thiên nhiên. Vai trò quan

Lớp
phần bài
hợp với
trọng của thiên nhiên nhiên đối với cuộc
6
thiên nhiên
sống của con người.
Bài 10: Tích
HS cần tích cực, tự giác tham gia các
cực, tự giác
hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về
trong hoạt
bảo vệ môi trường và vận động các bạn
Bộ Mục
động tập thể
cùng thực hiện.
phận
c
và trong
hoạt động
xã hội
Lớp Bài 9. Xây
Bộ
Mục HS góp phần xây dựng gia đình văn hoá
7 dựng gia
phận
d
bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch
đình văn
đẹp và tham gia các hoạt động bảo vệ môi

7


hoá

Bài 14. Bảo
vệ môi
trường và tài Toàn
nguyên
phần
thiên nhiên

Cả
bài

Bài 15. Bảo
vệ di sản
văn hoá

Bộ
phận

Mục
b, c

Lớp Bài 3. Tôn
8 trọng người
khác

Bộ

phận

Mục
1

Bài 7. Tích
cực tham
gia các hoạt
động chính
trị- xã hội

Bộ
phận

Mục
1,3

Bài 9. Góp
phần xây
dựng nếp
Bộ
sống văn
phận
hoá ở cộng
đồng dân cư
Bài 15.
Bộ
Phòng ngừa phận
tai nạn vũ
khí, cháy, nổ

và các chất
độc hại

Mục
2,4

trường tại khu dân cư (làm vệ sinh, trồng
cây xanh, ...).
Môi trường là gì, tài nguyên thiên nhiên
là gì?
Các yếu tố của môi trường và tài nguyên
thiên nhiên .
Tầm quan trọng đặc biệt của môi trường
và tài nguyên thiên nhiên đối với đời
sống của con người.
Một số quy định cơ bản của pháp luật
nước ta về bảo vệ môi trường, tài nguyên
thiên nhiên .
Trách nhiệm của công dân nói chung,
của HS nói riêng trong việc bảo vệ môi
trường, tài nguyên thiên nhiên.
Di sản văn hoá vật thể (di tích lịch sửvăn hoá, danh lam thắng cảnh ...) là một
bộ phận của môi trường ; bảo vệ di tích
lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh là
bảo vệ môi trường.
Quy định của pháp luật nước ta về bảo
vệ di sản văn hoá liên quan đến vấn đề
bảo vệ môi trường.
Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường
là tôn trọng lợi ích của mình và của người

khác, là thể hiện sự tôn trọng người khác
Hoạt động bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên là một loại hoạt động
chính trị - xã hội.
Ý nghĩa của việc tích cực tham gia các
hoạt động bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường là góp phần xây dựng
nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
Thực hiện và vận động bạn bè, người
thân thực hiện bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của học sinh.

Mục Tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại
1,2 gây ra không những làm thiệt hại về
người, về của mà còn gây ô nhiễm môi
trường.
Quy định của pháp luật về quản lí, sử
dụng vũ khí, các chất cháy, nổ và độc hại.
8


Bài 17.
Nghĩa vụ
tôn trọng,
Bộ
bảo vệ tài
phận
sản nhà
nước, lợi ích

công cộng
Bài 18:
Quyền
Bộ
khiếu nại tố
phận
cáo của
công dân
Bài 6. Hợp
Bộ
tác cùng
phận
phát triển
Lớp Bài 18.
9 Sống có đạo
đức và tuân
theo pháp
luật

Bộ
phận

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là
tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
Trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà
Mục
nước và lợi ích công cộng của học sinh
1,2
cần được thể hiện bằng những hành vi,
việc làm cụ thể.

Công dân có quyền và trách nhiệm tố cáo
với cơ quan có trách nhiệm về những
Mục
hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hại
4
tài nguyên thiên nhiên.
Mục
2

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên. Ý nghĩa của sự hợp tác quốc tế
trong việc
Luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người
Mục sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
1,2
HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên đồng thời vận
động bạn bè, người thân cùng thực hiện.

Môn Địa lý: [2], [7]
Lớp

Bài

Lớp Bài 24: Biển
6 và Đại
dường

Mức

Phần
độ

Toàn
phần

Cả
bài

Nội dung tích hợp
- Biết được vai trò của biển và đại dương
đới với đời sống, sản xuất của con người
trên Trái Đất. Biết được nguyên nhân, hậu
quả của ô nhiễm nước biển và đại dương.
Có ý thức hành động bảo vệ môi trường
biển, đại dương không bị ô nhiễm.
Phản đối các hoạt động làm ô nhiễm môi

Lớp Bài 17 : Ô
7 nhiễm môi
trường ở đới
ôn hòa

Toàn
phần

Cả
bài

trường nước biển, đại dương

Biết được hiện trạng ô nhiểm không khí
và nước; Nguyên nhân và hậu quả ô
nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở các
nước đang phát triển; tác hại của mưa
axit
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.Ủng
hộ các biện pháp bảo vệ môi trường.
Không có hành động tiêu cực ảnh hưởng
xấu đền môi trường.
9


Bài 38: Bảo
vệ tài
Lớp
nguyên sinh
8
vật Việt
Nam

Toàn
phần

Lớp
9

Bài 12: Sự
phát triển và
phân
bố Bộ

Công nghiệp phận

Bài 28 :
Vùng Tây
Nguyên

Bộ
phận

Cả
bài

Biết giá trị của tài nguyên sinh vật nước
ta; Biết hiện trạng, nguyên nhân suy giảm
tài nguyên sinh vật và sự cần thiết phải
bảo vệ tài nguyên sinh vật của nước ta;
Biết nhà nước đã ban hành nhiều chính
sách và luật bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừngViệt Nam.
Có ý thức bảo vệ các loài động vật, thực
vật ở địa phương, đất nước, không đồng
tình không tham gia các hoạt động phá
hoại cây cối, săn bắt chim thú...Có ý thức
tìm hiểu và chấp hành chính sách, pháp
luật của Nhà nước về bảo vệ động vật,
thực vật
Bảo vệ rừng là một trong những biện
pháp hạn chế sự BĐKH.

HS biết việc phát triển không hợp lí một

số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự
cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi
trường.
Thấy được sự cần thiết phải khai thác tài
nguyên một cách hợp lí và bảo vệ môi
trường trong quá trình phát triển công
nghiệp.
Mục
Nguyên nhân cơ bản làm cho môi trường
2
bị ô nhiễm trong quá trình khai thác và
(mức
chế biến.
độ
Xác định được địa bàn phân bố của các
liên
Vấn đề chất thải độc hại ở các khu công
hệ)
nghiệp, bệnh viện …đang hàng ngày,
hàng giờ rình rập đe dọa đến môi trường
sống của con người. Từ nhận biết được
những tác hại đó các em cũng sẽ thấy
rằng trong một phạm vi hẹp trong nhà
trường mức độ rác thải của các em hằng
ngày cũng góp phần làm cho môi trường
xung quanh các em không trong lành.
Mục Học sinh biết được vùng Tây Nguyên có
2
một lợi thế để phát triển kinh tế: địa hình
cao nguyên, đất ba dan, rừng chiếm diện

tích lớn…
Học sinh phải biết được rằng việc chặt
phá rừng quá mức để làm nương rẫy và
10


Bài 38, 39.
Phát triển
tổng hợp kinh
Toàn
tế và bảo vệ
phần
tài nguyên,
môi trường
Biển – Đảo

Cả
bài

Môn Ngữ văn: [5] , [7]
Mức
Lớp
Bài
Phần
độ
Tiết 125126:
Lớp
Toàn
Bức thư của
6

phần
Thủ lĩnh Da
đỏ

Cả
bài

Tiết 40:
Lớp Thông tin về Toàn
8 ngày Trái
phần
đất

Cả
bài

Môn Công nghệ: [4], [7]
Mức
Lớp
Bài
Phần
độ
Bài 56:
Bảo vệ môi
Lớp
trường và
7
nguồn lợi
thủy sản


Toàn
phần

Cả
bài

trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang
dã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường…
Vì vậy việc bảo về môi trường tự
nhiên,khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt
là thảm thực vật rừng là một nhiệm vụ
quan trọng. Còn đối với mức độ liên hệ
thì có điều kiện liên hệ một cách logic.
HS cần biết Việt Nam là quốc gia có
đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có
nhiều điều kiện để phát triển các ngành
kinh tế biển.
HS hiểu việc phát triển các ngành kinh tế
biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển nhằm phát
triển bền vững.

Nội dung tích hợp
Giáo dục ý thức tôn trọng thiên nhiên,
sống hòa hợp thân thiện, gắn kết với thiên
nhiên.
Phản đối lối ứng xử thô bạo với thiên
nhiên, đặc biệt dùng các phương tiện và
vũ khí hiện đại để hủy hoại thiên nhiên.
Hiểu được tác hại của bao bì nilon đối

với sức khỏe con người và những ảnh
hưởng tiêu cực, nghiêm trọng của bao bì
nilon đối với môi trường sống.
Có ý thức giảm thiểu dùng bao bì nilon
để bảo vệ môi trường.

Nội dung tích hợp
Sự ô nhiễm môi trường nước đã gây ra
hậu quả rất xấu đối với nghề nuôi thủy
sản và sức khỏe con người.
Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng
đến nguồn lợi thủy sản và môi trường
Tìm được các biện pháp bảo vệ môi
trường.
11


Môn Hóa học:
Lớp

[1] , [7]

Bài
Bài 2:
Chất

Mức
độ
Toàn
phần


Bài 12:
Sự biến đổi
chất

Toàn
phần

Bài 13:
Phản ứng hóa
học

Toàn
phần

Bài 24:
Tính chất của
oxi
Lớp
8
Bài 25:
Sự oxi hóa ,
phản ứng hóa
hợp. Ứng
dụng của oxi
Bài 28:
Không khí,
sự cháy

Một

phần

Một
phần

Phần
Cả bài

Nội dung tích hợp
Cần biết cách sử dụng chất thích
hợp, tránh gây hại cho con người và
gây ô nhiễm môi trường sống

Đôi khi trong tự nhiên dưới tác
động của con người, một số chất bị
Cả bài
biến đổi gây hại tới môi trường và con
người.
Trong công nghiệp, khi sử dụng các
phản ứng hóa học để sản xuất các
chất
Cả bài
cần thiết cho cuộc sống đôi khi tạo ra
các sản phẩm không mong muốn gây
hại cho môi trường như CO2, SO2,…
Khi oxi phản ứng với các chất khác
Tính
gây ra một số chất gây hại cho môi
chất
trường, gây độc cho cơ thể người như

hóa học
CO, SO2,…
của oxi
Vai trò của oxi trong quá trình hô
III.
hấp, sự sống của con người và môi
Ứng
trường. Tạo môi trường không khí
dụng
trong sạch
của oxi

Tác hại của tình trạng không khí bị ô
nhiễm, bảo vệ không khí trong sạch là
nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc
Toàn
gia.
Cả bài
phần
Sự cháy gây ô nhiễm không khí khi
tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính
như CO2
SO2,…
Bài 36: Nước
Phần Giáo dục ý thức cải tạo và bảo vệ
Một III: Vai nguồn
nước,
hạn
chế
tình

phần trò của trạng ô nhiễm nước như hiện nay.
nước ...
Lớp Bài 2:
Một Phần I: Lưu huỳnh đioxít là chất khí độc, gây
9 Một số oxít
phần
Tính ô nhiễm không khí, mưa axít,...
quan trọngchất
Lưu huỳnh
của
12


đioxít
Bài 4:
Một số axít
quan trọng
(axítSunfuric)
Bài 11:
Phân bón hóa
học
Bài 20:
Hợp kim sắt:
Gang, Thép
Bài 28:
Các oxít của
Cacbon
Bài 36:
Mê tan


Bài 40:
Dầu mỏ và
khí
thiên nhiên

Lưu
huỳnh
đioxít
Toàn
phần

Cả bài

Toàn
phần

Cả bài

Một
phần

II. Sản
xuất
Gang,
Thép

Hàm lượng các oxit của Cacbon trong
Một
Phần không
khí

lớn
gây
ô
phần củng cố nhiễm không khí, hiệu ứng nhà
kính…
III, IV: Biết cách bảo vệ môi trường, tránh
Tính các sự cố để rò rỉ khí Metan dễ gây ra
chất
cháy nổ, ô nhiễm môi trường. Sử dụng
Một
Ứng các sản phẩm thải của các loại động
phần
dụng vật để tạo ra khí Biogas
của mê
tan
Môi trường và gây hại cho sức
Khai
khỏe con
người,
động
vật.
Một thác và
Cần lưu ý trong việc khai thác các mỏ
phần
chế
khí, trong việc vận chuyển dầu mỏ,
biến
tranh gây ô nhiễm môi

Môn Sinh học: [3] , [7]

Mức
Lớp
Bài
Phần
độ
Bài 24: Sự
đa dạng của
sinh vật
Lớp Bài 46:
6
Thực vật
góp phần
điều hòa
không khí

Axit Sunfuric có thể tác dụng với kim
loại và một số chất gây hại cho môi
trường, gây mưa axit, ảnh hưởng xấu
đến cây trồng,...
Cải tạo đất trồng, làm phân bón,
tránh việc sử dụng các hợp chất hóa
học gây ô nhiễm môi trường
Những khí thải như CO2,SO2,
….trong quá trình sản xuất gang thép
gây
ô nhiễm
môi
trường.

Toàn

phần

Cả
bài

Toàn
phần

Cả
bài

Nội dung tích hợp
Từ việc phân tích giá trị của sự đa dang,
phong phú của thực vật trong tự nhiên và
trong đời sống con người, giáo dục học
sinh ý thức bảo vệ thực vật.
Thực vật góp phần điều hòa không khí
làm giảm ô nhiễm môi . Giáo dục học
sinh ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây
xanh, tham gia tích cực vào sản xuất nông
nghiệp góp phần làm giảm nhiệt độ, tăng
độ ẩm, giữ ổn định hàm lượng khí oxi,
13


Lớp Bài 13:
7 Giun đũa

Toàn
phần


Cả
bài

Lớp Bài 22: Vệ
8 sinh hô hấp

Toàn
phần

Cả
bài

Bài 53: Tác
động của con Toàn
người đối với phần
Lớp
môi trường
9

Cả
bài

Bài 54: Ô
nhiễm môi
trường

Toàn
phần


Cả
bài

cacbonic.
Giun đũa kí sinh trong ruột non người.
Trứng giun đi vào cơ theerr qua đường ăn
uống. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ
môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Học sinh nắm được hậu quả của việc chặt
phá cây xanh, phá rừng và các chất thải
công nghiệp ảnh hưởng thế nào đối với hô
hấp. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cây
xanh, trồng cây gây rừng , giảm thiểu chất
thải độc vào không khí.
Nhiều hoạt động của con người gây hậu
quả xấu đến môi trường: biến đổi số loài
sinh vật , giảm hệ sinh thái hoang dã, hủy
hoại thảm thực vật …gây nên xói mòn, lũ
lụt…Mỗi người phải có trách nhiệm trong
việc bảo vệ môi trường
Thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường; biện pháp bảo vệ môi trường

III.2.2: Chọn phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng lớp, từng
đối tượng học sinh, sao cho hiệu quả nhất. [9]
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học rất phong phú, đa
dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy, giáo viên
cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung,
tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo
viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mình.

Các tình huống, phương pháp được sử dụng phải gắn với nội dung bài
học, giáo viên giúp tự đánh giá, xử lí các tình huống đi đến kết luận để giáo dục
học sinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học và ý thức
bảo vệ môi trường .
Các phương pháp thường được sử dụng và mang lại hiệu quả cao như:
thảo luận nhóm, sắm vai tình huống, giải quyết vấn đề, trực quan, trò chơi,
nghiên cứu trường hợp điển hình...
III.2.3. Chuẩn bị phương tiện, các điều kiện cần thiết đặc biệt là
nguồn tư liệu phục vụ bài học. [9]
Đây là là một bước vô cùng quan trọng giúp cho tiết học thành công. Máy
chiếu sẽ giúp cho qua trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhất
đến với học sinh. Bên cạnh đó nguồn tư liệu hiện nay vô cùng phong phú qua
báo chí, truyền hình, đặc biệt là Internet sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháp
trực quan dễ dàng và hiệu quả hơn.

14


Việc chuẩn bị tư liệu phải được tiến hành trong thời gian dài, được tích
lũy và sắp xếp khoa học theo từng chủ đề: hình ảnh, Video clip, câu chuyện,
gương điển hình... để khi cần có thể sử dụng ngay.
III.2.4. Những công việc nhà trường đã làm nhằm nâng cao hiệu quả
cho công tác giáo dục môi trường trong trường học: [9]
Phát động phong trào trồng chăm sóc cây xanh, các lớp học, hàng ngày
học sinh có tổ chức chăm sóc, vun sới khu vực mình phụ trách (bồn hoa cây
cảnh). Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cây xanh và trồng cây xanh trong
nhà trường và gia đình.
Mỗi lớp có một chậu cảnh, có một bồn hoa trước cửa để tạo không gian
“xanh” trong lớp học và cũng tạo ý thức bảo quản cho học sinh, mỗi lớp đều
thực hiện tốt công tác vệ sinh chung có quy ước rõ ràng, hàng ngày đổ rác thải

đúng nơi quy định.
Tiết sinh hoạt đầu tuần đều có nhận xét, đánh giá biểu dương những lớp,
những học sinh có thành tích giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ý thức bảo vệ
cây, bảo vệ môi trường tốt và phê bình các cá nhân, các lớp chưa thực hiện tốt.
Nhà trường có thùng đựng rác, có hố đổ rác. Hàng ngày xử lý các hố rác
được thu gom trong quá trình vệ sinh.
Vận động cha mẹ học sinh tặng cây cảnh cho nhà trường
Có hệ thống thoát nước liên hoàn, không gây tắc ngẽn, không ứ đọng.
Nước sử dụng là nguồn nước khoan đã được kiểm nghiệm đảm bảo các tiêu
chuẩn. Để đảm bảo vệ sinh sức khỏe học đường cho học sinh, các lớp đều có
bình nước lọc để mỗi học sinh đều được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh.
Có công trình vệ sinh cho giáo viên và học sinh đúng tiêu chuẩn quy tắc
vệ sinh, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
- Trong giảng dạy: Việc giáo dục môi trường được gắn với các bộ môn
liên quan như: Ngữ văn, Sinh học, Địa lý, GDCD, Công nghệ, Hóa học
Kiến thức về thành phần môi trường gồm không khí, nước, cây cối, đất
đai, động thực vật học sinh có ý thức bảo vệ và được tuyên truyền giáo dục nâng
cao nhận thức đúng đắn toàn diện về vị trí, vai trò, ý nghĩa to lớn của giáo dục
môi trường và học sinh phải hiểu nếu những thành phần trên bị ô nhiễm thì cuộc
sống của loài người sẽ kéo theo nhiều bất ổn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người
liên quan đến việc xóa đói giảm nghèo. Trồng cây tăng thu nhập kinh tế cho
nhân dân.
Học sinh phải hiểu những thành phần của môi trường do thiên nhiên ban
tặng song không phải là vĩnh hằng tồn tại mà có lúc sẽ hết và cạn kiệt, nên phải
có ý thức tu tạo, nâng cấp.
Kiến thức về sử dụng tài nguyên: Hợp lý đúng khoa học tránh khai thác
bừa bãi ồ ạt, khai thác phải gắn liền với phần trồng (trồng rừng, cải tạo đất, giữ
nguồn nước sạch).
Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
nhằm phát triển bền vững, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về các

vấn đề này. Một môi trường trong lành hết sức cần thiết cho con người để sống
và phát triển bình thường. Sống trong môi trường không khí trong lành, con
người và mọi sự sống trên trái đất sẽ dần bị hủy diệt. Học sinh hiểu tài nguyên
15


thiên nhiên nhiều nhưng không phải là vô tận. Ta cần khai thác để phát triển
kinh tế, song cần khai thác có mức độ.Các thế hệ tương lai rất cần tài nguyên và
họ có quyền được hưởng tài nguyên như chúng ta. Trong quá trình sử dụng tài
nguyên, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm, chỉ khai thác vừa đủ và nên tận dụng
nguyên liệu tái chế.
Để bảo vệ môi trường, chỉ có nhận thức chưa đủ mà còn phải có kiến
thức. Có kiến thức mới bảo vệ có hiệu quả: Ví như, có hiểu rừng không chỉ cho
gỗ mà rừng còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, ta mới
không phá rừng, chặt gỗ bừa bãi; không đốt nương làm rãy tùy tiện làm cho núi
trống, đồi trọc. Có hiểu bảo vệ đàn cá, bảo vệ các loài động vật quý hiếm ta mới
không săn bắn bừa bãi, không dùng thuốc nổ để đánh cá, không làm ô nhiễm
sông, hồ v.v
- Chỉ đạo:
Chọn giáo viên dạy mẫu
Chọn bài có kiến thức môi trường phương pháp giảng dạy:
Lồng ghép giữa kiến thức bộ môn với kiến thức bảo vệ môi trường một
cách hài hòa.
Tổng hợp các nội dung quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ý
thức và trách nhiệm của mình với môi trường mình đang sống, sử dụng nó.
Qua các giờ dạy đó có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể.
- Ngoại khóa:
Học sinh được tham gia cắm trại, thăm khu di tích lịch sử, thăm các công
trình vui chơi giải trí.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường vào dịp 26/3.

- Những việc chưa làm được:
Việc bố trí cho học sinh đi thăm quan, tìm hiểu môi trường còn quá ít,
chưa có chuyên gia môi trường trao đổi và hướng dẫn học sinh.
Quy hoạch của nhà trường không hợp lý về sân thể chất nên việc bảo vệ
môi trường gặp nhiều khó khăn.
III.2.4. Ví dụ minh họa: (Giáo án đính kèm)
III.3. Những kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường
Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào kế hoạch từ đầu
năm thông qua Hội nghị Công chức, Viên chức.
Thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong qua các đợt phát động
thi đua đã giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường và qua các buổi sinh hoạt
của giáo viên chủ nhiệm đã lồng ghép sinh hoạt theo chủ điểm.
Tuyên truyền và thực hiện trong mọi lúc, mọi nơi.
Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện từng tuần, tháng và theo chủ
điểm (tùy theo từng đợt phát động)
Liên hệ phối hợp với địa phương và có ý kiến đề xuất kịp thời.
III.4. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực hiện:
Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường
mà điều quan trọng là hình thành thái độ tích cực và làm thay đổi hành vi của
học sinh nên trong quá trình thực hiện cần chú ý:
16


Tạo những cơ hội để học sinh được tự do bày tỏ, trao đổi quan điểm, tìm
kiếm giải pháp cho những vấn đề mà bài học đặt ra và lựa chọn cách ứng xử
đúng đắn, tối ưu bằng cách sử dụng các phương pháp cùng tham gia như động
não, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích xử lí tình huống, sắm vai.....
Cần tạo môi trường trong lành để học sinh phát triển toàn diện, phát huy
mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học tập. Nếu môi trường
xung quanh ô nhiễm nó ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, dẫn đến các mặt

giáo dục sẽ hạn chế. Vì vậy mỗi nhà trường cần tổ chức phong trào thi đua bảo
vệ môi trường trong tập thể và toàn thể học sinh, lấy bảo vệ môi trường làm tiêu
chí đánh giá thi đua giữa các lớp, điều đó sẽ tạo thêm khí thế trong phong trào,
vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Giáo dục bảo vệ môi trường chỉ là hoạt động lồng ghép, do đó thời gian
giành cho việc lồng ghép không kéo dài. Tình huống mà giáo viên đưa ra phải
luôn gắn liền với nội dung kiến thức bài học, có tính thực tế sẽ có hiệu quả giáo
dục cao
Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học làm tăng tính hấp dẫn của giờ học
và sử dụng
IV. KẾT LUẬN:
1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài SKKN.
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài “Công tác dạy học tích hợp
chủ đề bảo vệ môi trường ở trường THCS Hoằng Kim” đã mang lại những hiệu
quả đáng kể:
Học sinh đã hiểu được bản chất của môi trường: tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
Những điều tốt đẹp mang lại từ những nỗ lực bảo vệ môi trường của bản thân và
những người xung quanh.
Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi
trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân,
cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, tình cảm yêu quý, tôn trọng
môi trường thiên nhiên; có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn
hoá; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề
môi trường nảy sinh; có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của
cá nhân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ
đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí; biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, không
vứt rác bừa bãi, biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không
bẻ cành vặt lá mà còn góp phần bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống...
Có kĩ năng đánh giá hiện trạng môi trường, phương pháp hành động để

nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng hợp lí
và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; kĩ năng tuyên truyền vận động
mọi người cùng tham gia; kĩ năng phát hiện, ngăn chặn những hành vi làm ô
nhiễm môi trường.
2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng.
Qua 3 năm tiến hành thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường tôi
nhận thấy rằng nhận thức của học sinh về môi trường ngày càng được cải thiện,
từ việc tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường như: phong trào giữ vệ sinh
17


phòng học, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ
sinh xung quanh trường học, không vứt rác nơi công cộng… ngoài ra các em
còn tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường , làm tuyên
truyền viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì
để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của
bản thân và gia đình.
Nhận thức của các em về môn Giáo dục Công dân cũng có nhiều thay
đổi, không phải là môn khô khan, khó học mà còn là môn học có nhiều ý nghĩa
giúp các em có những hiểu biết nhiều hơn về môi trường từ đó càng em còn
hăng hái xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp bảo vệ môi trường, các em
rất hăng hái thảo luận, đưa ra ý kiến, các nhóm tích cực đưa ra ý kiến về việc
bảo vệ môi trường, làm cho các buổi học thường đạt hiệu quả cao.
- Giáo dục bảo vệ môi trường ở nhà trường phổ thông nói chung và ở
trường THCS Hoằng Kim nói riêng đã trang bị cho học sinh một hệ thống kiến
thức tương đối đầy đủ về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường thông qua việc
tích hợp trong từng nội dung bài giảng. Bản thân tuy đã cố gắng nhưng chắc hẳn
vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp chia sẻ, quan tâm. Để đưa nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy ở bộ môn GDCD ngày càng tốt
hơn.

3. Những kiến nghị, đề xuất:
Để đảm bảo cho việc dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà
trường đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo như
sau:
Tạo không gian và môi trường sư phạm xanh- sạch- đẹp: bê tông sân
trường, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước tránh tình trạng ứ đọng, trồng thêm
cây xanh, đầu tư nguồn nước sạch,...
Quan tâm đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy học (máy tính, đèn
chiếu), tư liệu tuyên truyền bảo vệ môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết nhưng không quên mục tiêu
chính của tiết học là gì, phải đảm bảo tiến trình của một tiết học cũng như thời
lượng lồng ghép các hoạt động giáo dục.
Giáo dục bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, giúp các em có
những kiến thức cơ bản là góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Kim, ngày 28 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Thanh
18


Nhận xét đánh giá của HĐKH Trường
…………………………………… ……………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..……………
……………………………………………………………………………………………………..……………
……………………………………………………………………………………………………..……………

Nhận xét đánh giá của HĐKH Huyện
……………………………………………………………………………………………………..……………
………………………………………………………………………………………………..…………………
…………………………………………………………………………………………..………………………
……………………………………………………………………………………..……………………………
………………………………………………………………………………..…………………………………
…………………………………………………………………………..………………………………………
……………………………………………………………………..……………………………………………
………………………………………………………………..…………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..……………
…………………………………………………………………………………………………………………..

Nhận xét đánh giá của HĐKH Tỉnh
……………………………………………………………………………………………………..……………
………………………………………………………………………………………………..…………………
……………………………………………………………………………………………………..……………
………………………………………………………………………………………………….……………….
………………………………………………………………………………………………..…………………
…………………………………………………………………………………..………………………………
…………………………………………………………………………………..………………………………
……………………………………………………………………………………………………..……………

……………………………………………………………………………………………………..……………
……………………………………………………………………………………………………..……………
…………………………………………………………………………………………………..………………
……………………………………………………………………………………………………..……………
…………………………………………………………………………………………………..………………

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
TT

TÊN SÁCH

NHÀ XUẤT BẢN

1

Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế
bài giảng Hóa học 8, 9
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế
bài giảng Địa lý 6, 7, 8, 9
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế
bài giảng Sinh học 6, 7, 8, 9
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế
bài giảng Công nghệ 7
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế
bài giảng Ngữ văn 6, 8
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế
bài giảng GDCD

Chuẩn kiến thức THCS
Giáo dục môi trường trong các trường học
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học

NXB Giáo Dục.

2
3
4
5
6
7
8
9

GHI
CHÚ

NXB Giáo Dục.
NXB Giáo Dục.
NXB Giáo Dục.
NXB Giáo Dục.
NXB Giáo Dục.
NXB Giáo Dục.
INTERNETS
NXB Giáo Dục.

TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT


TÊN SÁCH

[1 Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài
giảng Hóa học 8, 9
]

[7]

Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài
giảng Địa lý 6, 7, 8, 9
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài
giảng Sinh học 6, 7, 8, 9
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài
giảng Công nghệ 7
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài
giảng Ngữ văn 6, 8
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài
giảng GDCD
Chuẩn kiến thức THCS

[8]
[9]

Giáo dục môi trường trong các trường học
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học

[2]
[3]
[4]

[5]
[6]

NHÀ XUẤT
BẢN
NXB Giáo
Dục.

GHI
CHÚ

NXB Giáo
Dục.
NXB Giáo
Dục.
NXB Giáo
Dục.
NXB Giáo
Dục.
NXB Giáo
Dục.
Internets
NXB Giáo
Dục.

20


MỤC LỤC:
TT


Danh mục

Trang

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Mục lục
I. Phần mở đầu:
I.1. Lí do chọn đề tài
I.2. Mục đích nghiên cứu
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
II. Phần nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II.2. Thực trạng của vấn đề

1
1
2
2
2

3
3
4

10
11
12

III. Các giải pháp tổ chức thực hiện
III.1. Quan điểm chỉ đạo của nhà trường.
III.2. Biện pháp thực hiện khi dạy học bài học có giáo

7
7
7

13

dục bảo vệ môi trường
III.3. Những kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi

16

14
15
13
14
15

trường

III.4. Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường
IV.Phần kết luận và kiến nghị.
1. Phần kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo.

16

Danh mục các đề tài SKKN được hội đồng cấp huyện

16
17
20
20

trở lên đánh giá

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI C TRỞ LÊN
(Năm gần nhất)
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường THCS Hoằng Kim, Hoằng
Hóa, Thanh Hóa.
ST

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá


Kết quả

Năm học
21


T
1

xếp loại
Hiệu trưởng với công tác
giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh THCS

Sở GD&ĐT tỉnh
Thanh Hóa

đánh giá xếp
loại

đánh giá
xếp loại

B

2014- 2015

GIÁO ÁN MINH HỌA:
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HÓA HỌC LỚP 9 BẬC
THCS

BÀI 36 - TIẾT 45 “MÊ TAN” TRONG HÓA HỌC .

22


Tiết Hóa học của HS trường THCS Hoằng Kim
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Môn Hóa học:
Nắm được công thức cấu tạo của Metan và có khái niệm về liên kết đơn.
Nắm được hai tính chất hóa học: Phản ứng cháy với oxi và phản ứng thế
bởi clo. Từ đó suy ra một số ứng dụng quan trọng.
Học sinh nắm được một số phương pháp điều chế Metan.
Bước đầu làm quen với việc phân tích kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét
về phản ứng hóa học.
Viết được phương trình phản ứng cháy và phản ứng thế.
Môn Hình học 8: Bài 1, tiết 1 - Tứ giác
Học sinh so sánh thành phần của khí thiên nhiên,làm bài tập 4 SGK
Vận dụng kỹ năng tính toán theo phương trình hóa học và thể tích mol
chất khí vào trường hợp các chất hữu cơ.
Môn Địa lý 6: Bài 1, tiết 17 - Các loại mỏ khí
Metan là loại khí tích tụ nhiều dưới lòng đại dương, trong bùn lầy dưới
đáy đầm ao. Khí Me tan cũng có nhiều trong hầm mỏ khai thác than và sinh ra
khi cây cối, xác động vật, các hợp chất hữu cơ phân hủy.
Học sinh nắm được Metan đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế đất nước.
Vật lý 8: Bài 9, tiết 9 - Áp suất các loại chất khí.
Nắm được tính chất vật lý,trạng thái tự nhiên của khí Me tan.Vận dụng
kiến thức trong các bài học “Áp suất, Lực đẩy” trong việc khai thác khí Metan.
Môn Sinh học 9:
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường;

Bài 54, 55: Ô nhiểm môi trường.
Biết cách bảo vệ môi trường, tránh các sự cố để rò rỉ khí Metan dễ gây ra
cháy nổ, ô nhiễm môi trường. Sử dụng các sản phẩm thải của các loại động vật
để tạo ra khí Biogas
Môn Khoa học đời sống: Học sinh biết được ứng dụng của các sản phẩm
được chế biến từ Metan
Giáo dục công dân 8: Bài 15, tiết 16 - Phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và
các chất độc hại.
Hình thành cho học sinh kỹ năng sống cẩn thận,đăc biệt là khi sử dụng sản
phẩm khí thiên nhiên ở nhà (khí Gas)
23


Môn Văn hoc: Học sinh sử dụng từ ngừ, ngữ pháp thích hợp và chính
xác trong bài học này.
2. Kỹ năng
Học sinh cần có những năng lực vận dụng những kiến thức liên môn:
Biết cách thu thập, xử lý các thông tin dữ liệu
Viết, trình bày báo cáo
Bước đầu biết tổ chức một chương trình hoạt động
Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết
các vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống
Biết cách bảo quản và phòng tránh cháy nổ khi sử dụng dầu, khí
Biết cách liên hệ thực tế giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Biết vận dụng,tổng hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề .
2. 3.Thái độ
Học sinh tự giác trong học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Tinh
thần tự giác trong hợp tác nhóm để làm việc. Bước đầu hình thành ý thức say
mê nghiên cứu khoa học
Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến

thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh. bằng những hành động cụ
thể. Có thái độ đúng đắn trong việc chấp hành luật pháp của nhà nước. Tích cực
tham gia các hoạt động xã hội
Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bồi
dưỡng lòng yêu nước, yêu biển đảo, tổ quốc
Phê phán và đấu tranh với những hành vi hủy hoại môi trường và tài
nguyên thiên nhiên, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
SGK, SGV, giáo án
Mô hình: Mêtan
Bảng trong hình 4.5, 4.6 (SGK – T114)
Hóa chất: Khí mêtan (Dùng CH 3COONa khan, NaOH, CaO) trộn đều rồi
nung để thu khí CH4, dd Ca(OH)2,
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, diêm, nút cao su có ống vuốt nhọn, giá
TN cải tiến
Máy chiếu
Hướng dẫn các em tìm tài liệu, tham khảo ý kiến của các nhà chuyên
môn, các thầy cô giáo bộ môn khi cần thiết.
2. Học sinh:
Nghiên cứu trước bài mới
Sưu tập các tranh ảnh liên quan đến bài học
Mỗi lớp chia thành 4 nhóm, chuẩn bị nghiên cứu ở nhà
Nhóm 1
Thu thập các địa điểm có chứa khí Metan
Nhóm 2: Vẽ hàm lượng metan trong khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. Viết
công thức cấu tạo khí Metan, trình bày cấu tạo khí Metan bằng mô hình dạng
24



rỗng và dạng đặc
Nhóm 3: Trình bày cách điều chế khí Metan, giới thiệu phản ứng cháy
với oxi và phản ứng Metan với clo.Các hình ảnh về các vụ nổ khí Metan.
Nhóm 4: Biết được CH4 được dùng làm nguyên liệu và nhiên liệu trong
đời sống và sản xuất.
III. Phương pháp
Trực quan, TN, đàm thoại
IV. Tổ chức dạy học:
1) Ổn định lớp: : 9A, 9B.
2) Kiểm tra bài cũ:
HS1: BT 2 trang 112 SGK
HS2: BT5 trang 112 SGK Đs: C2H6
3) Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv cho học sinh nhóm 1 lên trình bày I. Trạng thái tự nhiên, tính chất
các nơi chưa khí Metan mà các em đã vật lí
thu thập được trước cả lớp. Giáo viên
nêu câu hỏi.
1. Trạng thái tự nhiên:
Trong tự nhiên mêtan có ở đâu?
Trong tự nhiên, Metan có nhiều
Liên môn Địa lí 6
trong các mỏ khí, mỏ dầu, mỏ
Metan tồn tại dạng gì?
than, trong bùn ao (khí bùn ao),
Liên môn Vật lý 8
khí biogaz


Người ta có thể tạo ra khí Metan từ đâu?
Liên môn Sinh học

25


×